Thi chọn học sinh giỏi lớp 10 tỉnh Đồng Nai năm học 2013 – 2014 môn: Sinh học

pdf 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1746Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thi chọn học sinh giỏi lớp 10 tỉnh Đồng Nai năm học 2013 – 2014 môn: Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thi chọn học sinh giỏi lớp 10 tỉnh Đồng Nai năm học 2013 – 2014 môn: Sinh học
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỒNG NAI
THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10
NĂM HỌC 2013 – 2014
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 180 phút
Ngày thi: 04/04/2014
(Đề thi này có 10 câu, 01 trang)
Câu 1. (2,0 điểm) : Dựa vào cấu tạo hóa học và đặc tính của nước, hãy giải thích các hiện tượng sau:
a) Rau củ quả muốn bảo quản lâu thì để ở ngăn mát của tủ lạnh chứ không để ở ngăn đá.
b) Khi người đang ra mồ hôi mà ngồi trước quạt thì cảm thấy mát lạnh.
Câu 2. (2,0 điểm) :
a) Trình bày về các bậc cấu trúc của protein.
b) Những yếu tố nào có thể làm cho protein biến tính? Sau khi bị biến tính một số prôtêin có thể phục hồi cấu 
trúc không gian của nó nếu điều kiện thích hợp trở lại. Điều này cho phép kết luận gì?
Câu 3. (2,0 điểm): Trong quá trình truyền đạt và dịch thông tin di truyền từ ADN sang prôtêin cần có nhiều loại 
ARN khác nhau. Hãy cho biết cấu trúc và chức năng của các ARN tham gia vào quá trình nói trên.
Câu 4. (2,0 điểm) :
a) Nêu cấu trúc và chức năng của nhân tế bào ở sinh vật nhân thực?
b) Ngoài nhân của tế bào, hãy cho biết trong tế bào ở sinh vật nhân thực còn có những bào quan nào chứa axit 
nuclêic? Nêu chức năng các bào quan đó.
Câu 5. (2,0 điểm) :
a) Hãy nêu các đặc điểm khác biệt giữa tế bào vi khuẩn và tế bào người khiến vi khuẩn có khả năng sinh sản 
nhanh hơn tế bào người?
b) Dựa trên sự khác biệt nào giữa tế bào vi khuẩn và tế bào người mà người ta có thể dùng thuốc kháng sinh 
đặc hiệu để chỉ tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể người nhưng lại không làm tổn hại các tế bào 
người?
Câu 6. (2,0 điểm) :
a) Hô hấp tế bào có thể chia thành những giai đoạn chính nào? Mỗi giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào diễn 
ra ở đâu?
b) Giai đoạn nào của hô hấp tế bào, thì các nguyên liệu sẽ bị phân giải hoàn toàn thành CO2 ? Giai đoạn này 
diễn ra ở đâu trong tế bào? Năng lượng thu được trong giai đoạn này được tế bào xử lí như thế nào? 
Câu 7. (2,0 điểm) :
a) Pha tối của quang hợp diễn ra ở đâu? Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là gì? Tại sao người ta lại 
gọi con đường C3 là chu trình?
b) Trong quang hợp, tại sao pha tối không sử dụng ánh sáng nhưng nếu không có ánh sáng thì pha tối lại không 
diễn ra được?
Câu 8. (2,0 điểm) :
a) Trong giảm phân, các nhiễm sắc thể kép có hiện tượng bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng. Hiện 
tượng này diễn ra ở kì nào? Hiện tượng các nhiễm sắc thể tương đồng bắt đôi với nhau có ý nghĩa gì?
b) Tại sao trong nguyên phân, các nhiễm sắc thể lại xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc tử nhưng 
sau khi phân chia xong, nhiễm sắc thể lại tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh ?
Câu 9. (2,0 điểm) :
a) Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục hiện 
tượng này không xảy ra?
b) Nêu đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục.
Câu 10. (2,0 điểm) : Bình thường nước thịt vẩn đục, khi thịt bị thủy phân thì nước thịt sẽ trở nên trong. Các ống 
nghiệm được đặt ở 37oC, tỷ lệ các chất và thời gian thích nghiệm đều thích hợp. 
- Ống nghiệm 1: nước thịt + trypsin + vài giọt HCl
- Ống nghiệm 2: nước thịt + trypsin + vài giọt NaOH
- Ống nghiệm 3: nước thịt + pepsin + vài giọt HCl
- Ống nghiệm 4: nước thịt + pepsin + vài giọt NaOH
- Ống nghiệm 5: nước thịt + papain (có trong quả đu đủ xanh)+ vài giọt HCl
- Ống nghiệm 6: nước thịt + papain+ vài giọt NaOH
Cho biết ống nghiệm 2, 5 và 6 sau thí nghiệm trở nên trong. Ống nghiệm 1 bị vẩn đục.
a) Hãy cho biết các ống nghiệm 3,4 trong hay vẩn đục. 
b) Giải thích kết quả thu được từ 6 ống nghiệm. Từ thí nghiệm có thể rút ra kết luận gì?
--------Hết--------
HSG_ĐồngNai_2014 - 1 -
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỒNG NAI
THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10
NĂM HỌC 2013 – 2014
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM THI 
Môn: SINH HỌC
Câu 1. (2,0 điểm) : Dựa vào cấu tạo hóa học và đặc tính của nước, hãy giải thích các hiện tượng sau:
a) Rau củ quả muốn bảo quản lâu thì để ở ngăn mát của tủ lạnh chứ không để ở ngăn đá.
b) Khi người đang ra mồ hôi mà ngồi trước quạt thì cảm thấy mát lạnh.
a) Rau củ quả muốn bảo quản lâu thì để ở ngăn mát của tủ lạnh chứ không để ở ngăn đá. Vì khi để rau 
củ quả trong ngăn đá, nước ở trạng thái đóng băng, toàn bộ các liên kết hiđrô giữa các phân tử nước 
đều là mạnh nhất (các liên kết bị kéo căng) →phân tử nước phân bố trong cấu trúc lưới chuẩn làm cho 
thể tích nước đá trong tế bào tăng lên →phá vỡ tế bào → rau củ quả bị hỏng. 
0,75
b) Mồ hôi được tiết ra ở dạng lỏng, khi có gió, nó sẽ nhanh chóng bay hơi, quá trình bay hơi sẽ thu 
nhiệt rất lớn. Sự thu nhiệt của nước khi bay hơi sẽ làm cho bề mặt cơ thể giảm nhiệt độ → cảm giác 
mát.
0,75
Câu 2. (2,0 điểm) :
a) Trình bày về các bậc cấu trúc của protein.
b) Những yếu tố nào có thể làm cho protein biến tính? Sau khi bị biến tính một số protein có thể phục hồi cấu 
trúc không gian của nó nếu điều kiện thích hợp trở lại. Điều này cho phép kết luận gì?
Prôtêin có 4 bậc cấu trúc không gian:
+ Cấu trúc bậc 1: Là một chuỗi polipeptit do các axit amin liên kết với nhau tạo thành. 
+ Cấu trúc bậc 2: Do cấu trúc bậc 1 co xoắn (dạng α) hoặc gấp nếp (dạng β).
+ Cấu trúc bậc 3: Cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin do cấu trúc bậc 2 co xoắn hay gấp nếp.
+ Cấu trúc bậc 4: Do 2 hay nhiều chuỗi polipeptit cùng loại hay khác loại tạo thành. 
1,0
- Protein có thể bị biến tính bởi nhiệt độ, độ pH quá cao hoặc quá thấp.
- Kết luận: trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit tự thân nó đã đủ để xác định cấu hình không gian 
của protein.
0,5
0,5
Câu 3. (2,0 điểm): Trong quá trình truyền đạt và dịch thông tin di truyền từ ADN sang prôtêin cần có nhiều 
loại ARN khác nhau. Hãy cho biết cấu trúc và chức năng của các ARN tham gia vào quá trình nói trên.
Có 3 loại ARN là mARN, tARN và rARN thực hiện các chức năng khác nhau. 0,5
 mARN cấu tạo từ một chuỗi polinuclêôtit dưới dạng mạch thẳng và có các trình tự nucleotit đặc 
biệt để riboxom nhận biết ra chiều thông tin di truyền trên mARN và tiến hành dịch mã.
 mARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ ADN tới ribôxôm và được dùng như một 
khuôn để tổng hợp protein.
0,5
 tARN có cấu trúc với 3 thuỳ, giúp liên kết với mARN và với ribôxôm để dịch mã. 
 tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp nên prôtêin.
0,5
 rARN có cấu trúc mạch đơn nhưng nhiều vùng các nuclêôtit liên kết bổ sung với nhau tạo các 
vùng xoắn kép cục bộ. 
 rARN là thành phần cấu tạo nên ribôxôm.
0,5
Câu 4. (2,0 điểm) :
a) Nêu cấu trúc và chức năng của nhân tế bào ở sinh vật nhân thực?
b) Ngoài nhân của tế bào, hãy cho biết trong tế bào ở sinh vật nhân thực còn có những bào quan nào chứa axit 
nuclêic? Nêu chức năng các bào quan đó.
 Nhân tế bào được bao bọc bởi 2 lớp màng, bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (gồm ADN 
liên kết với prôtêin) và nhân con. → 0,5đ
 Nhân có vai trò: Mang thông tin di truyền và là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế 
bào. → 0,5đ
1,0
 Bào quan chứa axit nuclêic: ty thể, lục lạp, ribôxôm. → 0,25đ
 Ti thể là nơi tổng hợp ATP: cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào. → 0,25đ
 Lục lạp là nơi diễn ra quá trình quang hợp (chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học 
trong các hợp chất hữu cơ). → 0,25đ
 Ribôxôm tham gia vào quá trình tổng hợp prôtêin cho tế bào. → 0,25đ
1,0
HSG_ĐồngNai_2014 - 2 -
Câu 5. (2,0 điểm) :
a) Hãy nêu các đặc điểm khác biệt giữa tế bào vi khuẩn và tế bào người khiến vi khuẩn có khả năng sinh sản 
nhanh hơn tế bào người?
b) Dựa trên sự khác biệt nào giữa tế bào vi khuẩn và tế bào người mà người ta có thể dùng thuốc kháng sinh 
đặc hiệu để chỉ tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể người nhưng lại không làm tổn hại các tế bào 
người?
 Tế bào VK có kích thước nhỏ hơn tế bào người nên tỉ lệ S/V ở tế bào vi khuẩn lớn hơn so với ở tế 
bào người nên trao đổi chất giữa tế bào với môi trường ở tế bào vi khuẩn sẽ xẩy ra nhanh hơn, 
đồng thời sự vận chuyển các chất bên trong tế bào VK cũng xảy ra nhanh hơn
 Tế bào VK không có màng nhân nên quá trình phiên mã và dịch mã xảy ra đồng thời do đó quá 
trình tổng hợp protêin cũng xảy ra nhanh hơn so với ở tế bào người dẫn đến sự sinh sản nhanh
0,5
0,5
 Tế bào VK có thành tế bào còn tế bào người thì không nên người ta có thể sử dụng các chất kháng 
sinh để ức chế các enzim tổng hợp thành tế bào VK.
0,5
Câu 6. (2,0 điểm) :
a) Hô hấp tế bào có thể chia thành những giai đoạn chính nào? Mỗi giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào diễn 
ra ở đâu?
b) Giai đoạn nào của hô hấp tế bào, thì các nguyên liệu sẽ bị phân giải hoàn toàn thành CO2 ? Giai đoạn này 
diễn ra ở đâu trong tế bào? Năng lượng thu được trong giai đoạn này được tế bào xử lí như thế nào? 
 Đường phân ; chu trình Crep và chuỗi chuyền electron hô hấp. 
 Đường phân diễn ra trong bào tương; chu trình Crep diễn ra trong chất nền ty thể và chuỗi 
chuyền electron hô hấp diễn ra ở màng trong ty thể.
0,5
0,5
 Đó là chu trình Crep, diễn ra ở chất nền của ty thể.
 Kết thúc giai đoạn Crep, thu được 4 phân tử ATP còn phần lớn năng lượng được tích luỹ dưới 
dạng NADH , FADH2. Một ít tỏa dưới dạng nhiệt năng.
0,5
0,5
Câu 7. (2,0 điểm) :
a) Pha tối của quang hợp diễn ra ở đâu? Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là gì? Tại sao người ta 
lại gọi con đường C3 là chu trình?
b) Trong quang hợp, tại sao pha tối không sử dụng ánh sáng nhưng nếu không có ánh sáng thì pha tối lại 
không diễn ra được?
 Pha tối của quang hợp diễn ra ở trong chất nền của lục lạp→ 0,25đ
 Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là hợp chất có 3 cácbon→ 0,25đ
 Con đường C3 là chu trình vì trong con đường này, chất kết hợp với CO2 đầu tiên là RiDP là được 
tái tạo trong giai đoạn sau để con đường tiếp tục quay vòng. → 0,25đ
1,5
Quang hợp diễn ra 2 pha là pha sáng và pha tối, trong đó pha sáng chỉ xảy ra khi có ánh sáng và sản 
phẩm của pha sáng(NADNPH và ATP) là nguyên liệu cho pha tối. Ở pha tối, NADPH và ATP được sử 
dụng để khử APG thành ALPG; ATP sử dụng để tái tạo chất nhận Ri-1,5DiP. Mặt các sản phẩm của 
pha tối lại được sử dụng làm nguyên liệu cho phá sáng.
Do vậy, mặc dù pha tối không sử dụng ánh sáng nhưng nếu không có ánh sáng thì pha tối lại không 
diễn ra được.
0,5
Câu 8. (2,0 điểm) :
a) Trong giảm phân, các nhiễm sắc thể kép có hiện tượng bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng. Hiện 
tượng này diễn ra ở kì nào? Hiện tượng các nhiễm sắc thể tương đồng bắt đôi với nhau có ý nghĩa gì?
b) Tại sao trong nguyên phân, các nhiễm sắc thể lại xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc tử 
nhưng sau khi phân chia xong, nhiễm sắc thể lại tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh ?
 Diễn ra ở kì đầu của giảm phân I.
 Các NST kép trong cặp tương đồng bắt đôi với nhau suốt theo chiều dọc có thể diễn ra tiếp hợp 
trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử không chị em. Sự trao đổi những đoạn tương ứng trong cặp 
tương đồng đưa đến sự trao đổi chéo (hoán vị của các gen tương ứng), do đó tạo ra tổ hợp gen 
mới. Đó là nguyên nhân làm tăng các biến dị tổ hợp→ nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống.
0,25
0,75
 Các NST xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc tử để dễ di chuyển trong quá trình 
phân bào và phân chia đồng đều vật chất di truyền mà không bị rối loạn.
 Sau khi phân chia xong, NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh giúp thực hiện việc nhân đôi ADN, 
tổng hợp ARN và các prôtêin, chuẩn bị cho chu kì sau.
0,5
0,5
HSG_ĐồngNai_2014 - 3 -
Câu 9. (2,0 điểm) :
a) Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục hiện 
tượng này không xảy ra?
b) Nêu đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục.
 Trong nuôi cấy không liên tục, các chất dinh dưỡng dần cạn kiệt, đồng thời các chất độc hại được 
tạo ra qua quá trình chuyển hóa vật chất được tích lũy ngày càng nhiều đã làm thay đổi tính thẩm 
thấu của màng làm chúng tự phân hủy ở pha suy vong. → 0,5đ
 Trong nuôi cấy liên tục, các chất dinh dưỡng liên tục được bổ sung, các chất được tạo ra qua quá 
trình chuyển hóa cũng được lấy ra một lượng tương đương, do đó môi trường nuôi cấy luôn ở 
trong trạng thái tương đối ổn định nên không có hiện tượng vi sinh vật bị phân hủy. → 0,5đ
1,0
+ Pha tiềm phát: Vi khuẩn thích nghi với môi trường, không có sự gia tăng số lượng tế bào, enzim cảm 
ứng hình thành để phân giải các chất. → 0,25đ
+ Pha luỹ thừa: Trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo cấp số nhân, tốc độ sinh 
trưởng cực đại. → 0,25đ
+ Pha cân bằng: Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian (số lượng tế bào sinh ra tương 
đương với số tế bào chết đi). → 0,25đ
+ Pha suy vong: Số lượng tế bào trong quần thể giảm dần (do chất dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt, chất 
độc hại tích luỹ ngày càng nhiều). → 0,25đ
1,0
Câu 10. (2,0 điểm) : Bình thường nước thịt vẩn đục, khi thịt bị thủy phân thì nước thịt sẽ trở nên trong. Các 
ống nghiệm được đặt ở 37oC, tỷ lệ các chất và thời gian thích nghiệm đều thích hợp. 
- Ống nghiệm 1: nước thịt + trypsin + vài giọt HCl
- Ống nghiệm 2: nước thịt + trypsin + vài giọt NaOH
- Ống nghiệm 3: nước thịt + pepsin + vài giọt HCl
- Ống nghiệm 4: nước thịt + pepsin + vài giọt NaOH
- Ống nghiệm 5: nước thịt + papain (có trong quả đu đủ xanh)+ vài giọt HCl
- Ống nghiệm 6: nước thịt + papain+ vài giọt NaOH
Cho biết ống nghiệm 2, 5 và 6 sau thí nghiệm trở nên trong. Ống nghiệm 1 bị vẩn đục.
a) Hãy cho biết các ống nghiệm 3,4 trong hay vẩn đục. 
b) Giải thích kết quả thu được từ 6 ống nghiệm. Từ thí nghiệm có thể rút ra kết luận gì?
 Ống nghiệm 3 trong, ống nghiệm 4 bị vẩn đục 
 Các ống nghiệm 2, 3, 5, 6 trong vì các enzim đã thủy phân nước thịt 
 Các ống nghiệm còn lại vẩn đục vì các enzim không hoạt động nên không phân giải được 
protein trong nước thịt. 
 Giải thích: vì enzim trypsin hoạt động trong môi trường kiềm nên ống 2 nước thịt mới được 
phân giải còn ống 1 có môi trường axit không phải là môi trường để trypsin hoạt động. Pepsin 
thì ngược với trypsin, pepsin hoạt động trong môi trường axit nên ống 3 nước thịt mới được 
phân giải còn ống 4 có môi trường kiềm không phải là môi trường để trypsin hoạt động. Đối với 
enzim papain có trong quả đu đủ, thì hoạt động ở mọi môi trường dù đó là axit hay kiềm.
 Kết luận: mỗi enzim chỉ hoạt động ở độ pH nhất định 
0,25
0,5
0,5
0,5
0,25
--------Hết--------
HSG_ĐồngNai_2014 - 4 -

Tài liệu đính kèm:

  • pdfSINH_10_DN_1314.pdf