Đề cương học kỳ 2 – Môn Sinh

docx 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1309Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kỳ 2 – Môn Sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương học kỳ 2 – Môn Sinh
Trường THCS – THPT Đức Trí
Tổ : Sinh
ĐỀ CƯƠNG HỌC KỲ 2 – NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN SINH
LÝ THUYẾT
CHU KỲ TẾ BÀO
Thế nào là một chu kỳ tế bào? Chu kỳ tế bào có giống nhau ở tất cả những loại tế bào không?
TL: - Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp.
Ở các loại tế bào khác nhau, chu kỳ tế bào ( thời gian phân chia khác nhau).
Trình bày tóm tắt diễn biến của kỳ trung gian.
TL: Kỳ trung gian gồm 3 pha:
Pha G1: Thời ky sinh trưởng chủ yếu của tế bào
Pha S: DNA và NST nhân đôi
Pha G2: Tổng hợp các chất còn lại cho quá trình phân bào.
Quá trình nguyên phân có ý nghĩa gì đối với tế bào và cơ thể sinh vật?
TL: - Sinh vật nhân thực đơn bào: NP là cơ chế sinh sản.
Sinh vật nhân thực đa bào: NP làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trường, phát triển
Sinh vật sinh sản sinh dưỡng: NP là hình thức sinh sản.
Mối quan hệ giữa 3 quá trình: nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
TL: - Nhờ nguyên phân mà các thế hệ tế bào khác nhau vẫn chứa đựng các thông tin di truyền giống nhau, đặc trưng cho loài.
 - Nhờ giảm phân mà tạo nên các giao tử đơn bội để khi thụ tinh sẽ khôi phục lại trạng thái lưỡng bội. 
- Nhờ thụ tinh đã kết hợp bộ NST đơn bội trong tinh trùng với bộ NST đơn bội trong trứng để hình thành bộ NST 2n, đảm bảo việc truyền thông tin di truyền từ bố mẹ cho con cái ổn định tương đối.
VI SINH VẬT HỌC
Người ta dựa vào đâu để phân chia các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật
TL: Dựa vào nhu cầu về nguồn năng lượng và nguồn các bon của VSV.
Đặc điểm 4 pha sinh trưởng của vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục?
TL: - Pha tiềm phát: VSV thích nghi với môi trường, không tăng lên về số lượng,tổng hợp mạnh mẽ ADN và các enzim
Pha lũy thừa: Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh, số lượng cá thể VSV tăng theo cấp số nhân, tốc độ sinh trưởng cực đại và không thay đổi.
Pha cân bằng: Số lượng cá thể tăng cực đại và không thay đổi theo thời gian, tốc độ sinh trưởng giảm dần
Pha suy vong: Số lượng tế bào giảm, tốc độ sinh trưởng giảm mạnh.
Tại sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục không có pha này?
Tl: Trong nuôi cấy liên tục, các chất dinh dưỡng liên tục được bổ sung, các chất được tạo ra qua quá trình chuyển hóa cũng được lấy ra một lượng tương đương, do đó môi trường nuôi cấy luôn ở trong trạng thái tương đối ổn định nên không có hiện tượng vi sinh vật bị phân hủyè không có pha suy vong.
ỨNG DỤNG
Người ta đã ứng dụng hình thức lên men nào trong muối dưa, muối cà? 
TL: Ứng dụng quá trình lên men lactic của VSV. 
Bình đựng nước thịt và bình đựng nước đường để lâu ngày, khi mở nấp có mùi giống nhau không? Vì sao?
TL: - Bình nước đường: có vị chua do VSV thiếu N, thừa C ® lên men tạo Axit
Bình nước thịt: có mùi thối, do thừa N, thiếu C ® khử amin tạo ra NH3
Vì sao trẻ em ăn nhiều kẹp thường bị sâu răng
TL: Khi ăn kẹo, nếu làm vệ sinh không sạch thì sau một thời gian (đặc biệt khi ngủ), các vi khuẩn trong miệng sẽ phân giải đường, các chất hữu cơ tạo ra các chất có tính axít cao nên nó làm răng của trẻ chóng hư.
Vì sao, đối với thực phẩm để bảo quản, chúng ta thường: phơi khô rau, củ; ướp muối thịt cá?
Đối với rau củ thường phơi khô để giảm hàm lượng nước (giảm độ ẩm) để ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn ( vì vi khuẩn cần nước để sinh trưởng). 
Đối với thịt cá: ướp muối để tăng nồng độ muối tạo sự chênh lệch áp suất thẩm thấu, nước trong tế bào vi sinh vật sẽ bị rút hết ra ngoài, làm VSV chết hoặc ức chế sinh trưởng và sinh sản. 
Các giai đoạn nhân lên của vi rus trong tế bào vật chủ
 Sự hấp phụ: Gai glicôprôtêin của virut đặc hiệu với thụ thể bề mặt tế bào à virut bám vào tế bào.
Xâm nhập: + Đối với virut động vật: virut đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nuclêic.
+ Đối với phagơ: enzim lizôzim phá huỷ thành tế bào để bơm axit nuclêic vào, vỏ nằm bên ngoài.
 Sinh tổng hợp: Virut sử dụng nguyên liệu và enzim của tế bào chủ để tổng hợp axit nuclêic và các loại prôtêin cho mình.
Lắp ráp: Lắp ráp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo thành virut hoàn chỉnh.
 Giải phóng: Virut phá vỡ tế bào vật chủ để ồ ạt chui ra ngoài.
Tại sao nhiều người không hay biết mình bị nhiễm HIV? Điều này nguy hiểm như thế nào đối với xã hội?
TL: Thời gian ủ bệnh của HIV rất lâu có thể đến 10 năm. Sau khi phơi nhiễm (cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây bệnh), người bệnh chỉ bị sốt nhẹ, đau đầu, đôi khi nổi hạch trong thời gian ngắn nên rất dễ nhầm với các bệnh khác. 
- Sau thời kì này là đến giai đoạn không biểu hiện triệu chứng. Chỉ khi nào cơ thể bị suy giảm miễn dịch trầm trọng, các vi sinh vật cơ hội mới tấn công cơ thể để gây triệu chứng AIDS. 
- Khi còn chưa biểu hiện triệu chứng, người bệnh có thể không biết mình đã bị nhiễm HIV nên không có biện pháp phòng ngừa, dễ lây lan cho người thân và cộng đồng.
BÀI TẬP
Trong bình nuôi cấy có 100 tế bào vi khuẩn Ecoli đang trong pha lũy thừa, hãy tính theo lý thuyết số tế bào vi khuẩn sau 2 giờ. Biết thời gian thế hệ của Ecoli là 20 phút.
Ở người bộ NST 2n = 46. TB sinh dục ở người đang ở kì trung gian (phân bào 1) 
a) Xác định NST kép và tâm động của TB
b) Kỳ cuối phân bào 1, số NST kép trong mỗi tế bào con là bao nhiêu?
c) Khi TB con chuyển sang lần phân bào 2 bình thường: 
- Số NST kép và tâm động ở kì giữa của 1 TB là bao nhiêu?
- Số NST đơn và tâm động ở kì sau của 1 TB là bao nhiêu?

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_cuong_Sinh_10_HK2.docx