Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kỳ I môn Sinh học Khối 10 - Phần 2: Sinh học tế bào - Năm học 2021-2022

doc 5 trang Người đăng hoaian2 Ngày đăng 07/01/2023 Lượt xem 300Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kỳ I môn Sinh học Khối 10 - Phần 2: Sinh học tế bào - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kỳ I môn Sinh học Khối 10 - Phần 2: Sinh học tế bào - Năm học 2021-2022
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I 
MÔN SINH HỌC KHỐI 10
( Năm học 2021 – 2022 )
Phần 2: Sinh học tế bào
Chương I: Thành phần hóa học của tế bào
Câu 1. Nhóm các nguyên tố nào sau đây là nhóm nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống?
A. C, Na, Mg, N	B. H, Na, P, Cl	C. C, H, O, N	D. C, H, Mg, Na
Câu 2. Trong các nguyên tố hoá học sau đây, nguyên tố nào chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ thể người?
A. Cacbon	B. Nitơ	C. Hidrô	D. Ô xi
Câu 3. Nguyên tố hoá học quan trọng nhất cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ là:
A. Cacbon	B. Hidrô	C. Ôxi	D. Nitơ 
Câu 4. Trong các cơ thể sống, tỷ lệ khối lượng của các nguyên tố C, H, O, N chiếm vào khoảng 
 A. 65%	 B. 70%	 C. 85%	 D. 96%
Câu 5. Trong các cơ thể sống, thành phần chủ yếu là:
A. Chất hữu cơ 	B. Nước	C. Chất vô cơ	 	D. Vitamin
Câu 6. Điều nào sau đây không đúng với vai trò của nước?
 A. Dung môi hoà tan nhiều chất. 	B. Thành phần cấu tạo của tế bào. 
 C. Là môi trường xảy ra các phản ứng sinh hoá.	D. Cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động. 
Câu 7. Cacbohiđrat là tên gọi dùng để chỉ nhóm chất nào sau đây?
A. Đường 	B. Đạm 	C. Mỡ 	D. Chất hữu cơ 
Câu 8. Thuật ngữ nào dưới đây bao gồm các thuật ngữ còn lại?
A. Đường đơn 	B. Đường đa	C. Đường đôi 	D. Cacbohiđrat
Câu 9. Chất nào sau đây tan được trong nước?
A. VitaminA	B. Vitamin C	C. Phôtpholipit	D. Dầu
Câu 10. Xenlulôzơ cấu tạo nên thành phần nào của tế bào?
 A. Màng tế bào. 	B. Thành tế bào nấm. 	C. Thành tế bào thực vật.	D. Màng tế bào động vật. 
Câu 11. Chức năng chủ yếu của đường glucôzơ là gì?
A. Tham gia cấu tạo thành tế bào.	B. Cung cấp năng lượng cho tế bào. 
C. Dự trữ năng lượng cho tế bào.	D. Cấu tạo nên màng tế bào.
Câu 12. Ý nào đúng với đặc tính của lipit?
A. Tan rất ít trong nước. B. Tan nhiều trong nước. 
C. Không tan trong nước. D. Có ái lực rất mạnh với nước. 
Câu 13. Photpholipit có chức năng gì? 
A. Tham gia cấu tạo nhân tế bào.	B. Là thành phần cấu tạo màng tế bào. 
C. Là thành phần cấu tạo thành tế bào thực vật. 	D. Dự trữ năng lượng cho tế bào. 
Câu 14. Dầu và mỡ có chức năng gì? 
A. Tham gia cấu tạo màng tế bào động vật.	B. Là thành phần cấu tạo của màng tế bào. 
C. Là thành phần cấu tạo thành tế bào thực vật. 	D. Dự trữ năng lượng cho tế bào. 
Câu 15. Đơn phân cấu tạo của Prôtêin là
	A. nucleotit	B. axit amin	C. photpholipit	D. stêrôit
Câu 16. Có bao nhiêu loại axit amin ở cơ thể sinh vật?	A. 20 	B.15	C.13	D.10
Câu 17. Loại liên kết hoá học chủ yếu giữa các đơn phân trong phân tử Prôtêin là 
	A. Liên kết hoá trị. 	B. Liên kết este.	C. Liên kết peptit.	D. Liên kết hiđrô.
Câu 18. Phân tử prôtêin có cấu trúc không gian 3 chiều ở bậc mấy?	A. 1, 2	C. 4 	B. 3	D. 3, 4 
Câu 19. Cấu trúc không gian của phân tử prôtêtin có thể bị phá vỡ bởi yếu tố nào?
	A. Độ pH không thích hợp, độ ẩm cao. 	B. Nhiệt độ cao, độ pH không thích hợp.
	C. Nhiệt độ cao, độ ẩm thấp.	D. Sự có mặt của khí CO2.
Câu 20. Prôtêin thực hiện được chức năng của nó chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào?
A. Cấu trúc bậc 1 và bậc 4 B. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2
C. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3 D. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4
Câu 21. Prôtêin tham gia trong thành phần của enzim có chức năng
A. Xúc tác các phản ứng trao đổi chất. 	B. Điều hoà các hoạt động trao đổi chất. 
C. Xây dựng các mô và cơ quan của cơ thể.	D. Cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động.
Câu 22. Đơn phân cấu tạo của phân tử ADN là 
A. axit amin 	B. nuclêotit	C. polinuclêotit	D. photpholipit
Câu 23. Loại liên kết hoá học nào xuất hiện giữa các đơn phân trong phân tử ADN?
	A. Liên kết hoá trị và liên kết peptit.	B. Liên kết hiđrô và liên kết peptit.
	C. Liên kết hoá trị và liên kết hiđrô.	D. Liên kết este và liên kết peptit.
Câu 24. Các loại Nuclêotit trong phân tử ADN là 
A. A, U, G, X. 	B. A, T, G, X.	C. A, U, T, G.	D. U, T, G, X.
Câu 25. ADN có chức năng của gì?
A. Cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào. 	B. Bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. 
C. Trực tiếp tổng hợp Prôtêin.	D. Là thành phần cấu tạo của màng tế bào. 
Câu 26. Cấu tạo của ARN khác với ADN ở điểm nào?
A. Đại phân tử, có cấu trúc đa phân. 	B. Có liên kết hiđrô giữa các nuclêôtit.
C. Có cấu trúc một mạch. 	D. Được cấu tạo từ nhiều đơn phân. 
Câu 27. Loại bazơ nitơ nào sau đây chỉ có trong ARN mà không có trong ADN?
A. Ađênin	C. Guanin	B. Uraxin	D. Xitôzin
Câu 28. mARN là kí hiệu của loại ARN nào sau đây?
A. ARN thông tin.	C. ARN ribôxôm.	B. ARN vận chuyển.	D. Các loại ARN.
Câu 29. Chức năng của mARN thông tin là: 
A. Quy định cấu trúc của phân tử prôtêin. 	B. Tổng hợp phân tử ADN.
C. Truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm.	D. Quy định cấu trúc đặc thù của ADN.
Câu 30. Cho một đoạn phân tử ADN có trình tự mạch thứ nhất là -A-T-T-X-A-T-G-A-X-G-
 Mạch thứ 2 tương ứng có trình tự như thế nào?
 A. -T-A-A-X-T-A-X-T-G-X-	B. -T-A-A-G-T-A-X-T-G-X-
 C. -A-A-A-G-T-A-X-T-G-X-	D. -T-A-A-G-T-A-X-T-G-G-
Câu 31. Một gen có 200A, 300G. Tổng số nucleotit gen này là bao nhiêu?
 A. 1000.	B. 500.	C. 1500.	D. 2000.
Câu 32. Một gen có 1500 nucleotit. Số nu A gấp 2 lần số nu G. Số nu từng loại của gen là?
 A. A = T = 600; G = X = 300	B. A = T = 500; G = X = 250	
 C. A = T = 400; G = X = 200	D. A = T = 700; G = X = 350
Câu 33. Một gen có 200A, 300G. Tổng số liên kết hiđro của gen này là bao nhiêu?
 A. 1300.	B. 1500.	C. 1200.	D. 1000.
Câu 34. Một gen có 3000 nucleotit. Số nu A gấp 2 lần số nu G. Gen có bao nhiêu liên kết hiđro?
 A. 3400	B. 3600 C. 3200	D. 3300. 	
Chương 2: Cấu trúc tế bào
Bài 7: Tế bào có nhân sơ
Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không phải của tế bào nhân sơ?
A. Có kích thước nhỏ. 
B. Không có các bào quan như bộ máy Gôngi, lưới nội chất. 
C. Không có chứa phân tử ADN.
D. Nhân chưa có màng bọc. 
Câu 2. Cấu trúc nào sau đây thuộc loại tế bào nhân sơ?
A. Virut.
B. Tế bào thực vật 
C. Tế bào động vật 
D. Vi khuẩn. 
Câu 3. Tế bào nhân sơ được cấu tạo bởi 3 thành phần chính nào?
A. Màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân. 
B. Tế bào chất, vùng nhân, các bào quan. 
C. Màng sinh chất, các bào quan, vùng nhân. 
D. Nhân phân hoá, các bào quan, màng sinh chất. 
Câu 4. Thành phần nào sau đây không có ở cấu tạo của tế bào vi khuẩn?
A. Màng sinh chất 	B. Vỏ nhầy 	C. Mạng lưới nội chất 	D. Lông roi 
Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vi khuẩn?
A. Dạng sống chưa có cấu tạo tế bào. 
B. Cơ thể đơn bào, tế bào có nhân sơ. 
C. Bên ngòai tế bào có lớp vỏ nhầy và có tác dụng bảo vệ. 
D. Trong tế bào chất có chứa ribôxôm.
Câu 6. Nhận định nào sau đây đúng với tế bào vi khuẩn? 
A. Nhân được phân cách với phần còn lại của tế bào bởi màng nhân. 
B. Vật chất di truyền là ADN không kết hợp với prôtêin histon.
C. Nhân có chứa phân tử ADN dạng vòng. 
D. Ở vùng nhân không chứa nguyên liệu di truyền. 
Câu 7. Hình thái của vi khuẩn được ổn định nhờ cấu trúc nào sau đây?
A. Vỏ nhày 	B. Màng sinh chất 	C. Thành tế bào 	D. Tế bào chất 
Câu 8. Thành phần hoá học nào cấu tạo nên thành tế bào vi khuẩn? 
A. Xenlulôzơ 	B. Peptiđôglican	C. Kitin	D. Silic
Câu 9. Cụm từ "tế bào nhân sơ" dùng để chỉ 
A. tế bào không có nhân. 
B. tế bào có nhân phân hoá. 
C. tế bào chưa có màng ngăn cách giữa vùng nhân với tế bào chất.
D. tế bào nhiều nhân. 
Bài 8, 9, 10. Tế bào nhân thực
Câu 1. Ở tế bào nhân chuẩn, tế bào chất được xoang hoá là do
A. có màng nhân ngăn cách chất nhân với tế bào chất. 
B. có các bào quan có màng bọc phân cách với tế bào chất.
C. có hệ thống mạng lưới nội chất. 
D. có các ti thể.
Câu 2. Đặc điểm của cấu trúc màng nhân là 
A. không có ở tế bào nhân sơ. 
B. có cấu tạo gồm 2 lớp. 
C. có nhiều lỗ nhỏ giúp trao đổi chất giữa nhân và tế bào chất. 
D. cả a, b, c đều đúng. 
Câu 3. Cấu trúc nào dưới đây không có trong nhân của tế bào?
A. Chất dịch nhân. 	B. Nhân con. 	C. Bộ máy Gôngi. 	D. Chất nhiễm sắc. 
Câu 4. Thành phần hoá học của chất nhiễm sắc trong nhân tế bào là 
A. ADN và prôtêin.	B. ARN và gluxit.	C. Prôtêin và lipit.	D. ADN và ARN 
Câu 5. Trong dịch nhân có chứa 
A. Ti thể và tế bào chất.	B. Tế bào chất và chất nhiễm sắc. 
C. Chất nhiễm sắc và nhân con.	D. Nhân con và mạng lưới nội chất. 
Câu 6. Chất nhiễm sắc khi co xoắn lại sẽ hình hành cấu trúc nào sau đây?
A. Phân tử ADN	C. Nhiễm sắc thể 	B. Phân tử prôtêin	D. Ribôxôm
Câu 7. Hoạt động nào sau đây là chức năng của nhân tế bào?
A. Chứa đựng thông tin di truyền. 
B. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào 
C. Vận chuyển các chất bài tiết cho tế bào. 
D. Duy trì sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường. 
Câu 8. Trong tế bào, ribôxôm có thể tìm thấy ở trạng thái nào sau đây?
A. Đính trên màng sinh chất.	B. Tự do trong tế bào chất. 
C. Liên kết trên lưới nội chất.	D. Tự do trong tế bào chất và liên kết trên lưới nội chất. 
Câu 9. Thành phần hoá học của ribôxôm gồm
A. ADN, ARN và prôtêin.	B. Prôtêin, ARN
C. Lipit, ADN và ARN.	D. ADN, ARN và nhiễm sắc thể 
Câu 10. Trong tế bào, hoạt động tổng hợp prôtêin xảy ra ở đâu?
A. Ribôxôm 	C. Nhân 	B. Lưới nội chất 	D. Nhân con 
Câu 11. Đặc điểm có ở tế bào thưc vật mà không có ở tế bào động vật gì?
A. Trong tế bào chất có nhiều loại bào quan. 
B. Có thành tế bào bằng chất xenlulôzơ.
C. Nhân có màng bọc.
D. Cả a, b, c đều đúng. 
Câu 12. Cấu trúc nào sau đây có ở tế bào động vật?
A. Không bào.	B. Thành xenlulôzơ.	C. Lục lạp.	D. Ti thể. 
Câu 13. Bào quan có chức năng cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào là 
A. Không bào. 	B. Nhân con. 	C. Trung thể.	D. Ti thể. 
Câu 14. Ở lớp màng trong của ti thể có chứa nhiều chất nào sau đây?
A. Enzim hô hấp. 	B. Kháng thể. 	C. Hoocmon.	D. Sắc tố. 
Câu 15. Tế bào nào trong các tế bào sau đây có chứa nhiều ti thể nhất?
A. Tế bào biểu bì. 	B. Tế bào cơ tim.	C. Tế bào hồng cầu. 	D. Tế bào xương. 
Câu 16. Sản phẩm chủ yếu được tạo ra từ hoạt động của ti thể là chất nào sau đây?
A. Pôlisaccarit.	B. Axit nuclêiC.	C. Các chất dự trữ.	D. Năng lượng dự trữ. 
Câu 17. Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lục lạp và ti thể trong tế bào?
A. Có chứa sắc tố quang hợp.	B. Có chứa nhiều loại enzim hô hấp. 
C. Được bao bọc bởi lớp màng kép.	D. Có chứa nhiều phân tử ATP.
Câu 18. Tên gọi strôma để chỉ cấu trúc nào sau đây?
A. Chất nền của lục lạp.	B. Màng ngoài của lục lạp. 
C. Màng trong của lục lạp. 	D. Enzim quang hợp của lục lạp. 
Câu 19. Sắc tố diệp lục có chứa nhiều trong cấu trúc nào sau đây?
A. Chất nền. 	B. Các túi tilacôit.
C. Màng ngoài lục lạp.	D. Màng trong lục lạp. 
Câu 20. Trong lục lạp, ngoài diệp lục tố và enzim quang hợp, còn có chứa 
A. ADN và ribôxôm.	B. ARN và nhiễm sắc thể 
C. Không bào. 	D. Photpholipit
Câu 21. Cấu trúc trong tế bào bao gồm các ống và xoang dẹt thông với nhau được gọi là
A. Lưới nội chất.	B. Chất nhiễm sắC.	C. Khung tế bào. 	D. Màng sinh chất. 
Câu 22. Trên màng lưới nội chất trơn có chứa nhiều loại chất nào sau đây?
A. Enzim.	B. Hoocmon.	C. Kháng thể. 	D. Pôlisaccarit.
Câu 23. Hoạt động nào sau đây xảy ra trên lưới nội chất hạt?
A. Ô xi hoá chất hữu cơ tạo năng lượng cho tế bào.
B. Tổng hợp các chất bài tiết. 
C. Tổng hợp pôlisaccarit cho tế bào. 
D. Tổng hợp prôtêin. 
Câu 24. Chức năng của lưới nội chất trơn là gì?
A. Phân huỷ các chất độc hại đối với cơ thể. 
B. Tham gia chuyển hoá đường. 
C. Tổng hợp lipit.
D. Cả 3 chức năng trên. 
Câu 25. Chức năng của bộ máy gôngi trong tế bào là gì?
A. Thu nhận Prôtêin, lipit, đường rồi lắp ráp thành những sản phẩm cuối cùng. 
B. Phân phối các sản phẩm tổng hợp được đến các nơi trong tế bào.
C. Tạo chất tiết ra khỏi tế bào. 
D. Cả a, b và c đều đúng. 
Câu 26. Trong tế bào thực vật, bộ máy Gôngi còn thực hiện chức năng nào sau đây?
A. Tạo ra các hợp chất ATP.
B. Tham gia quá trình tổng hợp thành xenlulôzơ.
C. Tổng hợp prôtêin từ axít amin. 
D. Tổng hợp các enzim cho tế bào. 
Câu 27. Thành phần nào dưới đây chỉ được bao bọc bởi màng đơn?
A. Ti thể. 	C. Lục lạp. 	B. Nhân tế bào. 	D. Lizôxôm.
Câu 28. Hoạt động nào dưới đây không phải chức năng của lizôxôm?
A. Phân huỷ các tế bào cũng như các bào quan già.
B. Phân huỷ các tế bào bị tổn thương không có khả năng phục hồi. 
C. Phân huỷ thức ăn do có nhiều enzim thuỷ phân. 
D. Tổng hợp các chất bài tiết cho tế bào. 
Câu 29. Loại tế bào sau đây có chứa nhiều lizôxôm nhất là 
A. Tế bào cơ.	B. Tế bào hồng cầu. 
C. Tế bào bạch cầu.	D. Tế bào thần kinh. 
Câu 30. Điều nào sau đây đúng khi nói về không bào?
A. Là bào quan có màng kép bao bọc.
B. Có chứa nhiều trong tất cả tế bào động vật. 
C. Không có ở các tế bào thực vật còn non. 
D. Cả a, b và c đều sai.
Câu 31. Nội dung nào sau đây đúng khi nói về thành phần hoá học chính của màng sinh chất?
A. Một lớp photpholipit và các phân tử prôtêin
B. Hai lớp photpholipit và các phân tử prôtêin.
C. Một lớp photpholipit và không có prôtêin.
D. Hai lớp photpholipit và không có prôtêin.
Câu 32. Trong thành phần của màng sinh chất, ngoài lipit và prôtêin còn có những phần tử nào sau đây?
A. Axit ribônuclêic.	B. Axit đêôxiribônuclêic.	C. Cacbohyđrat.	D. Axitphophoric.
Câu 33. Ở tế bào động vật, trên màng sinh chất có thêm nhiều phân tử côlestêron có tác dụng 
A. Tạo ra tính cứng rắn cho màng. 
B. Làm tăng độ ẩm của màng sinh chất.
C. Bảo vệ màng. 
D. Hình thành cấu trúc bền vững cho màng. 
Câu 34. Bên ngoài màng sinh chất còn có một lớp thành tế bào bao bọc - cấu tạo này có ở loại tế bào nào sau đây?
A. Thực vật và động vật. 
B. Động vật và nấm. 
C. Nấm và thực vật. 
D. Động vật và vi khuẩn. 
Câu 35. Thành tế bào thực vật có thành phần hoá học chủ yếu bằng chất gì?
A. Xenlulôzơ. 	B. Côlesteron.	B. Phôtpholipit.	D. Axit nuclêic.
CÂU HỎI TỰ LUẬN:
Câu 1. Nêu đặc điểm chung của tế bào nhân sơ? Vì sao tế bào nhân sơ sinh trưởng rất nhanh?
Câu 2. Điểm khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật?
Câu 3. Trình bày cấu trúc và chức năng của ti thể và lục lạp. Từ đó nêu đặc điểm chung của 2 bào quan này?
Câu 4. Trình bày cấu trúc và chức năng của màng sinh chất? Vì sao cấu trúc màng sinh chất gọi là cấu trúc khảm - động? Vì sao màng sinh chất có tính thấm chọn lọc?

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_khoi_10.doc