Kiểm tra học kì II môn: Sinh học 10 cơ bản (Đề 2)

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2078Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì II môn: Sinh học 10 cơ bản (Đề 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì II môn: Sinh học 10 cơ bản (Đề 2)
Mã đề thi: 246
SỞ GD & ĐT TỈNH SÓC TRĂNG
Trường THPT Lương Định Của
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi có 04 trang)
KIỂM TRA HỌC KÌ II (Năm học: 2015 - 2016)
 Môn: SINH HỌC 10 Cơ bản
Ngày : / 5 / 2016
Thời gian làm bài: 45 phút.
Họ và tên học sinh: .......................................................................................Lớp 10A
Phần I/ Trắc nghiệm 28 câu (7đ): Học sinh chọn đáp án đúng nhất và tô đen vào ô bên dưới 
1
2
3
 4
 5
 6
 7
 8
 9
 10
 11
12
13
14
 15
16
17
18
19
 20
 21
 22
 23
24
25
26
27
28
1/ Virut xâm nhập từ ngoài vào tế bào thực vật bằng cách nào sau đây ?
	a Tự virut chui qua thành xenlulôzơ vào tế bào. 
	b Nhờ gai glicôprôtêin của virut. 
	c Tiết ra enzim phá huỷ thành tế bào. 
	d Qua sự chích hút của côn trùng hay qua các vết xây xát trên cây. 
2/ Virut di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác của cây nhờ vào 
	a	các chất bài tiết từ bộ máy gôngi. 	b	sự di chuyển của các bào quan. 
	c	các cầu sinh chất nối giữa các tế bào. 	d	hoạt động của nhân tế bào. 
3/ Bệnh nào sau đây không phải do virut gây ra ?
	a	Bại liệt. b Sốt rét. c Quai bị. d Viêm gan B. 
4 / Thanh trùng nước máy, bể bơi người ta thường dùng chất nào?
	a	Chất kháng sinh.	b	Clo. c Các hợp chất phênol. d	Cồn.
5/ Các loại cồn được sử dụng để làm gì?
a Thanh trùng nước máy	 b Thanh trùng trong y tế
c Diệt bào tử đang nảy mầm	d Dùng trong công nghiệp thực phẩm
6/ Giữ được thực phẩm tương đối lâu trong tủ lạnh vì
	a Nhiệt độ thấp làm thức ăn đông lại, vi khuẩn không phân hủy được.
	b Nhiệt độ thấp có tác dụng diệt khuẩn.
	c Nhiệt độ thấp ức chế sinh trưởng của vi sinh vật.
	d Trong tủ lạnh vi sinh vật mất nước nên không hoạt động được.
7/ Trong môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng thì quá trình sinh trưởng của vi sinh vật biểu hiện mấy pha ? 
	a	6	b	3	c	5	d	4
8/ Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vât ở pha suy vong là :
a Số lượng sinh ra cân bằng với số lượng chết đi b Số chết đi ít hơn số được sinh ra 
c Số lượng sinh ra ít hơn số lượng chết đi d Không có chết, chỉ có sinh.
9/ Ánh sáng có bước sóng dài sẽ ảnh hưởng như thế nào đến vi sinh vật?
	a	Quá trình thủy phân các chất.	b	Sự hình thành bào tử sinh sản.
	c	Tiêu diệt vi sinh vật. 	d	Tốc độ các phản ứng sinh hóa.
10/ Độ pH ảnh hưởng đến hoạt động nào của vi sinh vật?
	a	Quá trình thủy phân các chất.	b	Tính thấm qua màng.
	c	Tốc độ các phản ứng sinh hóa.	d	Sự hình thành bào tử sinh sản...
11/ Cấu tạo lõi nhân của virut gồm
	a	Prôtêin. b ADN và ARN. c Các nhiễm sắc thể. d	ADN hoặc ARN.
12/ Thời gian cần thiết để một tế bào vi sinh vật phân chia được gọi là 
	a	thời gian thế hệ. b thời gian sinh trưởng. c thời gian tiềm phát. d	 thời gian phát triển. 
13/ Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vật ở pha cân bằng là 
	a Số được sinh ra nhiều hơn số chết đi. 
	b Số lượng sinh ra bằng với số lượng chết đi. 
	c Chỉ có chết mà không có sinh ra.
	d Số chết đi nhiều hơn số được sinh ra. 
14/ Trong thời gian 100 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới . Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu ?
	a	2 giờ. 	b	30 phút. 	c	60 phút. 	d	20 phút.
15/ Hình thức sống của vi rut là 
	a	Sống hoại sinh. 	b	Sống kí sinh nội bào bắt buộc. 
	c	Sống cộng sinh. 	d	Sống kí sinh không bắt buộc.
16/ Nuclêôcapsit là tên gọi dùng để chỉ :
a Phức hợp gồm vỏ capsit và axit nuclêic. b Các vỏ capsit của virut. 
c Bộ gen chứa ADN của virut. d Bộ gen chứa ARN của virut. 
17/ Virut trần là virut 
	a	chỉ có lớp vỏ ngoài, không có lớp vỏ trong. b có cả lớp vỏ trong và lớp vỏ ngoài.
	c	không có lớp vỏ ngoài.	 d có nhiều lớp vỏ prôtêin bao bọc.
18/ Thể thực khuẩn có thể sống kí sinh ở :
	a động vật nguyên sinh. 	b vi khuẩn. c xạ khuẩn. 	d nấm men, nấm sợi. 
19/ Loại virut nào sau đây được dùng làm thể truyền gen trong kỹ thuật cấy gen ?
	a	Thể thực khuẩn. 	b	Virut kí sinh trên thực vật. 
	c	Virut kí sinh trên người. 	d	Virut ki sinh trên động vật. 
20/ Bệnh truyền nhiễm sau đây không lây truyền qua đường hô hấp là 
	a	Bệnh SARS.	b	Bệnh cúm. 	c	Bệnh lao. 	d	Bệnh HIV.
21/ Virut nào sau đây vừa có dạng cấu trúc khối vừa có dạng cấu trúc xoắn?
a Phagơ. 	 b Virut gây cúm. c Virut HIV.	d Virut gây bệnh dại. 
22/ Hoạt động nào sau đây không lây truyền HIV?
	a Con bú sữa mẹ. b Sử dụng chung dụng cụ tiêm chích với người nhiễm HIV.
	c Bắt tay qua giao tiếp. d Truyền máu đã bị nhiễm HIV.
23/ Sinh tan là quá trình
	a	Virut sinh sản trong tế bào chủ. 	b	Virut nhân lên và làm tan tế bào chủ.
	c	Virut gắn trên bề mặt của tế bào chủ. 	d	Virut xâm nhập vào tế bào chủ. 
24/ Ở giai đoạn xâm nhập của virut vào tế bào chủ xảy ra hiện tượng nào sau đây ?
	a Virut di chuyển vào nhân của tế bào chủ. 
	b Axit nuclêic của virut được đưa vào tế bào chất của tế bào chủ. 	
	c Thụ thể của virut liên kết với thụ thể của tế bào chủ. 
	d Virut bám trên bề mặt của tê bào chủ. 
25/ Tế bào nào sau đây bị phá huỷ khi HIV xâm nhập vào cơ thể chủ?
	a	Hồng cầu. 	b	Limphô T - CD4	c	Nơron. d Cơ.
26/ Dựa vào hình thái ngoài, virut được phân chia thành các dạng nào sau đây?
	a Dạng cầu, dạng khối đa diện, dạng que. 
	b Dạng que, dạng xoắn.
	c Dạng xoắn, dạng khối đa diện, dạng hỗn hợp. 
	d Dạng xoắn, dạng khối đa diện, dạng que. 
27/Các bệnh cơ hội xuất hiện ở người bị nhiễm HIV vào giai đoạn nào sau đây ?
	a Giai đoạn thứ ba(AIDS).
 b Giai đoạn thứ hai.
	c Giai đoạn sơ nhiễm không triệu chứng.	
 d Giai đoạn có triệu chứng nhưng không rõ nguyên nhân. 
28/ Câu có nội dung đúng trong các câu sau đây là 
	a Virut gây bệnh ở vật nuôi không có vỏ capsit.
	b Virut gây bệnh ở thực vật thường bộ gen chỉ có ARN.
	c Thể thực khuẩn không có bộ gen.
	d Virut gây bệnh người trong lõi nhân có chứa cả ADN và ARN. 
Phần II/ Tự luận (3đ): 
Câu 1(2 đ): 
a) HIV / AIDS là gì? Bệnh cơ hội là gì?
b) Các đối tượng nào được xếp vào nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao?
 Tại sao nhiều người không biết mình bị nhiễm HIV. 
Câu 2(1 đ):
a) Nêu vai trò của Inteferon(IFN).
b) Viết tóm tắt quy trình sản xuất Inteferon(IFN).
.
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docde02 kt hk2-si10-20152016.doc