BÀI 1+2: CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG VÀ I. Cấp tế bào * Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của hệ sống, vì: + Tế bào là " đơn vị cấu trúc " đơn vị chức năng " đơn vị di truyền + Sự sống chỉ tồn tại khi xuất hiện tổ chức tế bào. + Các đại phân tử và bào quan chỉ thực hiện được chức năng sống trong mối tương tác lẫn nhau, trong tổ chức tế bào. * Các cấp tổ chức phụ trong tế bào: + Phân tử + Đại phân tử + Bào quan II. Cấp cơ thể: 1. Khái niệm: 2. Phân biệt cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào : (SGK) * Các cấp độ tổ chức phụ của cơ thể đa bào:+ Mô + Cơ quan + Hệ cơ quan III. Cấp quần thể - loài Khái niệm: (SGK) _ Quần thể giao phối là đơn vị sinh sản, và tiến hóa của loài Sự tương tác: Cá thể D Cá thể (cùng loài) Quần thể D Môi trường Tự điều chỉnh nhờ cơ chế điều hòa mật độ quần thể. IV Cấp quần xã: Khái niệm: (SGK) Sự tương tác: - Cá thể D Cá thể (cùng loài hay khác loài) - Quần xã D Môi trường _ Quần xã cân bằng nhờ sự tương tác giữa các tổ chức trong quần xã. V. Cấp hệ sinh thái – Sinh quyển 1. Khái niệm: (SGK) 2. Sự tương tác: Quần xã A D Quần xã B Quần xã D Môi trường _ Sinh quyển là cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ sống. Kết luận: Phân tử " Đại phân tử " Bào quan " Tế bào " Mô " Cơ quan " Hệ cơ quan " Cơ thể " Quần thể - Loài " Quần xã " Hệ sinh thái – Sinh quyển. GIỚI THIỆU CÁC GIỚI SINH VẬT. I. Các giới sinh vật: 1.Khái niệm về giới sinh vật: Giới là đơn vị phân loại lớn nhất, gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. Những năm gần đây, dưới ánh sáng của sinh học phân tử, người ta đề nghị một hệ thống phân loại 3 lãnh giới với 6 giới. Giới khởi sinh tách ra thành 2 giới riêng là giới vi khuẩn và giới SV cổ vì có sự khác nhau về cấu tạo thành tế bào, hệ gen. + Vi khuẩn: Thành tế bào là chất peptiđôglican, hệ gen không chứa intron + VSV cổ: Thành tế bào không phải peptiđôglican, hệ gen có chứa intron. _ Về mặt tiến hóa, giới VSV cổ đứng gần giới SV nhân thực hơn so với giới VK. 2. Hệ thống phân loại sinh vật: a. Hệ thống 5 giới sinh vật: - Giới khởi sinh (Monera): Đại diện là vi khuẩn, vi sinh vật cổ, là cơ thể đơn bào, tế bào nhân sơ, sống dị dưỡng, tự dưỡng. - Giới nguyên sinh (Protista): Đại diện là động vật đơn bào, tảo, nấm nhầy. Cơ thể đơn hay đa bào, tế bào nhân thực, sống dị dưỡng hay tự dưỡng. - Giới nấm (Fungi): Đại diện là nấm, cơ thể đơn hay đa bào phức tạp, tế bào nhân thực, dị dưỡng hoại sinh, sống cố định. - Giới thực vật (Plantae): Đại diện là thực vật, cơ thể đa bào phức tạp, tế bào nhân thực, tự dưỡng quang hợp, sống cố định. - Giới động vật (Animalia): Đại diện các động vật tế bào nhân thực, đa bào phức tạp, dị dưỡng, sống chuyển động. b. Hệ thống 3 lãnh giới: - Lãnh giới vi khuẩn (Bacteria): Giới vi khuẩn. - Lãnh giới vi sinh vật cổ (Archaea): - Lãnh giới sinh vật nhân thực (Eukarya): Gồm 4 giới (Nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật) II. Các bậc phân loại trong mỗi giới: 1. Sắp xếp theo bậc phân loại từ thấp đến cao: Loài - Chi (giống) - họ - bộ - lớp - ngành - giới. 2. Đặt tên loài: Tên kép (theo tiếng la tinh), viết nghiêng. Tên thứ nhất là tên chi (viết hoa).Tên thứ hai là tên loài (viết thường)VD: Loài người là Homo sapiens *VD:Bảng dưới đây mô tả hệ thống phân loại của 5 loài thú khác nhau ở Việt Nam: Lớp Mammalia Mammalia Mammalia Mammalia Mammalia Bộ Carnivora Carnivora Carnivora Artiodactyla Carnivora Họ Felidae Felidae Ursidae Cervidae Felidae Chi Panthera Neofelis Ursus Muntiacus Panthera Loài P. pardus (Báo hoa mai) N. nebulosa (Báo gấm) U. thibetanus (Gấu ngựa) M. vuquangensis (Mang Vũ Quang) P. tigris (Hổ) - Thứ tự: Báo hoa mai, hổ, báo gấm, gấu ngựa, mang Vũ Quang - Giải thích: + Dựa vào nguyên tắc phân loại: Các loài gần gũi xếp vào 1chi, các chi gần gũi xếp vào một họ, các họ gần gũi xếp vào một bộ. + Các loài cùng chi có quan hệ gần gũi nhất, sau đó đến các loài cùng họ khác chi, tiếp đến là các loài cùng bộ khác họ và cuối cùng là các loài cùng lớp khác bộ. III. Đa dạng sinh vật: Thể hiện rõ nhất là đa dạng loài, quần xã, hệ sinh thái. Mỗi một quần xã, một hệ sinh thái có đặc thù riêng trong quan hệ nội bộ sinh vật và quan hệ với môi trường. Loài, quần xã, hệ sinh thái luôn biến đổi, nhưng luôn giữ là hệ cân bằng, tạo nên sự cân bằng trong sinh quyển Dựa vào thông tin trong bảng, hãy sắp xếp các loài theo thứ tự quan hệ họ hàng từ gần đến xa. Giải thích tại sao lại sắp xếp như vậy? Bài 3: GIỚI KHỞI SINH, GIỚI NGUYÊN SINH, GIỚI NẤM. I. Giới khởi sinh: 1. Vi khuẩn: - Là những sinh vật nhỏ bé (1 – 3 m) - Cấu tạo đơn bào bởi tế bào nhân sơ - Có phương thức d2 đa dạng: Quang Tự dưỡng Dị dưỡng Hóa Tự dưỡng Dị dưỡng Tự dưỡng là phương thức sử dụng nguồn các bon từ các chất vô cơ để tổng hợp chất hữu cơ. Trong tự dưỡng, tùy theo cách sử dụng năng lượng mà phân biệt : + Hóa tự dưỡng: Là sử dụng năng lượng từ sự phân giải các chất hóa học + Quang tự dưỡng là sử dụng năng lượng từ ánh sáng. Phương thức dị dưỡng là sử dụng nguồn các bon từ các hợp chất hữu cơ. Trong đó nếu sử dụng năng lượng từ sự phân giải các hợp chất hữu cơ -> hóa dị dưỡng; sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời -> quang dị dưỡng. - Sống ký sinh 2. Vi sinh vật cổ: - Cấu tạo đơn bào bởi tế bào nhân sơ - Có nhiều điểm khác biệt với vi khuẩn về cấu tạo thành tế bào, bộ gen. - Sống được trong những điều kiện rất môi trường rất khắc nghiệt ( t0 :0 – 1000 C) nồng độ muối cao 20 – 25%) Về mặt tiến hóa, chúng gần với sinh vật nhân thực hơn là vi khuẩn + Vi khuẩn: Thành tế bào là chất peptiđôglican, hệ gen không chứa intron + VSV cổ: Thành tế bào không phải peptiđôglican, hệ gen có chứa intron. _ Điều này giống với sinh vật nhân thực II. Giới nguyên sinh ( Protista) Gồm các sinh vật nhân thực, đơn hay đa bào, rất đa dạng về cấu tạo và phương thức dinh dưỡng. Tùy theo phương thức dinh dưỡng, chia thành các nhóm: *ĐV nguyên sinh - Đơn bào - Không có thành xenlulôzơ - Không có lục lạp - Dị dưỡng - Vận động bằng lông hay roi (Trùng amip, trùng lông, trùng roi, trùng bào tử) *TV nguyên sinh - Đơn bào hay đa bào - Có thành xenlulôzơ - Có lục lạp - Tự dưỡng quang hợp (Tảo lục đơn bào, tảo lục đa bào, tảo đỏ, tảo nâu) *Nấm nhầy - Đơn bào hay cộng bào - Không có lục lạp - Dị dưỡng hoại sinh III. Giới nấm (Fungi): 1. Đặc điểm chính: - Là sinh vật nhân thực, đơn bào hay đa bào dạng sợi - Phần lớn thành tế bào chứa kitin - Không có lục lạp - Không có lông và roi - Sống dị dưỡng hoại sinh, ký sinh, cộng sinh. 2. Phân biệt nấm men và nấm sợi: Nấm men - Đơn bào - Sinh sản bằng nẩy chồi hay phân cắt (Nấm men) Nấm sợi - Đa bào hình sợi - Sinh sản vô tính và hữu tính (Nấm mốc, nấm đảm) IV. Các nhóm vi sinh vật: - Có các sinh vật thuộc 3 giới trên, nhưng có chung đặc điểm là: + Kích thước hiển vi + Sinh trưởng nhanh + Phân bố rộng + Thích ứng cao với môi trường -> như vi khuẩn, động vật nguyên sinh, vi tảo và vi nấm. - Nhóm vi sinh vật còn có virut. _ Có vai trò quan trọng đối với sinh quyển, cây trồng, vật nuôi, con người. Số lượng cầu khuẩn chiếm thể tích 1cm3 có diện tích bề mặt là 6 m2. Vi khuẩn lactic trong 1giờ có thể phân giải một lượng đường lactoza nặng hơn 1000 – 10.000 lần khối lượng cơ thể chúng. Có tốc độ sinh trưởng và sinh sôi nẩy nở rất nhanh (1E.coli sau 30’ lại tự nhân đôi. Sau 12h ->16 triệu tế bào) Có cơ chế điều hòa trao đổi chất để thích ứng được với các điều kiện bất lợi. *VD1:. a.Phân biệt giới khởi sinh và giới nguyên sinh. b. Vì sao nấm được tách ra khỏi giới thực vật? c. Tại sao xem tế bào là cấp tổ chức cơ bản của sự sống? HD: a./-Giới khởi sinh gồm những sinh vật đơn bào nhân sơ, giới nguyên sinh gồm những sinh vật đơn bào hoặc đa bào bào nhân thực.. -Giới khởi sinh gồm các nhóm vi khuẩn, giới nguyên sinh gồm thực vật nguyên sinh, động vật nguyên sinh và nấm nhày. b/.-Thành tế bào của nấm có vách kitin. -Sống dị dưỡng hoại sinh, kí sinh, cộng sinh. -Tế bào không có chứa lục lạp. -Sinh sản bàng bào tử, một số nảy chồi, phân cắt . . . c/.-Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản chức năng của tất cả cơ thể sống. -Tất cả các vi khuẩn, nguyên sinh vật, động thực vật, nấm đều được cấu tạo từ đơn vị tế bào. -Các hoạt động sống đều diễn ra trong tế bào. -Các quá trình sinh trưởng, sinh sản . . . đều bắt nguồn từ đơn vị tế bào. Bài 4+5: GIỚI T VẬT VÀ GIỚI Đ VẬT. I. Đặc điểm chung của giới thực vật: 1. Đặc điểm về cấu tạo: - Đa bào, tế bào nhân thực - Cơ thể phân hóa thành nhiều mô và cơ quan khác nhau. - Tế bào có thành xenlulôzơ - Nhiều tế bào có lục lạp, chứa sắc tố clorophyl. 2. Đặc điểm về dinh dưỡng: - Tự dưỡng nhờ quang hợp - Sống cố định 3. Đặc điểm thực vật thích nghi với đời sống trên cạn + Lớp biểu bì có tầng cutin bảo vệ, chống thoát nước, có khí khổng nằm chủ yếu ở mặt dưới lá để trao đổi khí (Lấy CO2, thải O2) và thoát hơi nước -> làm mát cây... + Phương thức sinh sản hữu tính, kèm theo các đặc điểm thích nghi ở cạn như tinh trùng không có roi ( thụ tinh không cần có nước -> không lệ thuộc vào môi trường) thụ phấn nhờ gió, nhờ côn trùng, thụ tinh kép ( 1tinh tử kết hợp với trứng -> hợp tử 2n; 1 tinh tử kết hợp với nhân cực 2n -> Phôi nhủ 3n để nuôi phôi phát triển) II. Các ngành của giới thực vật: - Giới thực vật có nguồn gốc từ tảo lục đa bào nguyên thủy, đã tiến hóa theo hướng xâm chiếm các sinh cảnh ở cạn (các thực vật thủy sinh là hiện tượng thứ sinh.) - Tùy theo mức độ tiến hóa trong cấu trúc cơ thể và đặc điểm thích nghi ở cạn mà giới thực vật được chia thành các ngành: Rêu - Chưa có hệ mạch -Tinh trùng có roi -Thụ tinh nhờ nước Quyết - Có hệ mạch -Tinh trùng có roi -Thụ tinh nhờ nước Hạt trần -Có hệ mạch - Tinh trùng không roi - Thụ phấn nhờ gió - Hạt không được bảo vệ Hạt kín - Có hệ mạch - Tinh trùng không roi - Thụ phấn nhờ gió nước, côn trùng - Thụ tinh kép - Hạt được bảo vệ trong quả * Nhận xét : Các đặc điểm thích nghi của các ngành thực vật khác nhau là khác nhau và được hoàn thiện dần trong quá trình tiến hóa. - Rêu là nhóm nguyên thủy nhất còn giữ nhiều đặc điểm nguyên thủy gần với tảo như: Chưa có hệ mạch dẫn, tinh trùng có roi, thụ tinh nhờ nước.. - Đến quyết đã xuất hiện nhiều đặc điểm tiến hóa và thích nghi với đời sống ở cạn như đã có hệ mạch tuy rằng chưa thật hoàn hảo, vẫn còn giữ nhiều đặc tính nguyên thủy như tinh trùng có roi, thụ tinh nhờ nước. , hiệu quả hơn (thụ tinh nhờ gió, nhờ côn trùng, sự tạo hạt kín có quả bảo vệ và dễ phát tán, có khả năng sinh sản sinh dưỡng... tạo điều kiện thích nghi với nhiều điều kiện sống khác nhau. _ Thực vật hạt kín là nhóm đa dạng về cá thể và về loài nhất. III. Đa dạng giới thực vật: - Giới thực vật rất đa dạng về cá thể, về loài, về vùng phân bố. - Có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và đời sống con người: Tạo nên cân bằng hệ sinh thái, cung cấp O2, chất dinh dưỡng, nguồn năng lượng cho toàn bộ thế giới động vật và con người. (Mặt khác nguồn O2 khí quyển (21%) bảo đảm sự sống còn của thế giới động vật và con người, là sản phẩm của quang hợp.) Là sinh vật sản xuất trong hệ sinh thái. Thực vật cùng với tảo, nhờ quang hợp đã chuyển năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng trong chất hữu cơ _ Nguồn cung cấp năng lượng và chất hữu cơ cho toàn bộ thế giới sống. Cung cấp lương thực, thực phẩm, dược phẩm, nguyên vật liệu... I. Đặc điểm chung của giới động vật: 1. Đặc điểm về cấu tạo: - Gồm những sinh vật đa bào nhân thực - Cơ thể phân hóa thành các mô, các cơ quan và hệ cơ quan khác nhau. - Có hệ cơ quan vận động và hệ thần kinh. 2. Đặc điểm về dinh dưỡng và lối sống: - Dị dưỡng - Có khả năng di chuyển - Phản ứng nhanh - Thích ứng cao với môi trường II. Các ngành của giới động vật - Giới động vật có nguồn gốc từ tập đoàn đơn bào dạng trùng roi nguyên thủy và tiến hóa theo hướng: + Ngày càng phức tạp về cấu tạo + Chuyên hóa về chức năng + Thích nghi cao với môi trường - Giới động vật được phân chia thành 2 nhóm chính: + Động vật không xương sống: Các ngành thân lỗ, ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thân mềm, chân khớp và da gai + Động vật có xương sống: (thuộc ngành động vật có dây sống) " Nhóm nguyên thủylà nửa dây sống, nhóm tiến hóa hơn là động vật có xương sống gồm các lớp " cá miệng tròn, cá sụn, cá xương, lưỡng cư, bò sát, chim và thú. * Phân biệt nhóm động vật không có xương sống và động vật có xương sống: ĐVKSX - Không có bộ xương trong Bộ xương ngoài (nếu có) bằng kitin - Hô hấp thẩm thấu qua da hoặc bằng ống khí - Thần kinh dạng hạch hoặc chuỗi hạch ở mặt bụng. ĐVCSX - Bộ xương trong bằng sụn hoặc bằng xương với dây sống hay cột sống làm trụ - Hô hấp bằng mang hoặc bằng phổi - Hệ thần kinh dạng ống ở mặt lưng. Từ tổ tiên tập đoàn đơn bào cổ xưa → 2 nhánh + Hướng phụ → nhóm đa bào chưa hoàn thiện là thân lỗ + Hướng chính → nhóm đa bào chính thức đã phân hóa thành mô → nhóm thứ nhất là động vật đối xứng phóng xạ (Ruột khoang → thủy tức, sứa) đã phân hóa thành mô đơn giản nhưng chưa phân hóa cơ quan; Nhóm thứ hai tiến hóa tiến hóa hơn, cơ thể đối xứng 2 bên, đã hình thành mô và cơ quan → phân hóa thành 2 nhóm khác → nhóm chưa có thể xoang (nội quan chưa nằm trong xoang cơ thể nên hoạt động kém hiệu quả, đại diện giun dẹp) và nhóm thể xoang → thể xoang giả (giun tròn), nhóm tiến hóa hơn là thể xoang thật với đặc điểm các nội quan chứa trong xoang cơ thể nên hoạt động rất hiệu quả. Từ nhóm thể xoang → nhóm thể xoang được tạo thành từ khối tế bào (thân mềm, giun đốt, chân khớp) và nhóm thể xoang hình thành từ ống tiêu hóa (da gai và dây sống). Nhóm da gai mà đại diện là cầu gai chiếm vị trí trung gian chuyển tiếp giữa ĐVKXS và ĐVCXS vì chúng vừa có đặc điểm của động vật có dây sống (có miệng thứ sinh), vừa có đặc điểm của ĐVKXS III. Đa dạng giới động vật: - Rất phong phú và đa dạng về cá thể, về loài, thích nghi với các môi trường sống khác nhau - Có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và đời sống con người. PHẦN II: SINH HỌC TẾ BÀO CHƯƠNG I: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC CỦA TẾ BÀO. I. Các nguyên tố hóa học cấu tạo nên tế bào: Nhóm Tên Vai trò Các nguyên tố chủ yếu C, H,O,N Là nguyên tố chủ yếu của các hợp chất hữu cơ xây dựng nên cấu trúc tế bào - Cacbon là nguyên tố quan trọng nhất " tạo bộ khung C của các chất hữu cơ. Các nguyên tố đa lượng là những nguyên tố có số lượng chứa lớn hơn 0,01% trong khối lượng khô của cơ thể C,H,O,N,S, P,K,Ca,Mg,Na,Cl... Có trong thành phần chất hữu cơ Các nguyên tố vi lượng -> lượng chứa ít hơn 0,01% Zn, Mo, Cu, Mn... Là thành phần cấu trúc bắt buột của nhiều enzim, hay các vitamin Cacbon " cấu trúc nên các đại phân tử. Lớp vỏ êlectron vòng ngoài cùng của cacbon có 4 êlectron nên cùng một lúc có thể có 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tố khác " tạo ra số lượng lớn các bộ khung cacbon của các phân tử và đại phân tử khác nhau. - Dựa vào lượng chứa các nguyên tó nguyên tố chính), trong cơ thể mà các nhà khoa học " chia các nguyên tố thành mấy nhóm? - Phân biệt nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng? - Nêu vai trò của một số nguyên tố đa lượng và vi lượng? * Lưu ý: - Không phải mọi sinh vật đều cần tất cả các loại nguyên tố sinh học như nhau . VD: Lạc " cần rất nhiều lân (P), vôi (Ca) nhưng với cây lấy thân, lá (các loại rau) " cần nhiều đạm (N) - Vai trò của nguyên tố nào đó đối với sinh vật không hoàn toàn phụ thuộc vào nó là nguyên tố đa lượng hay vi lượng. . VD: Cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng nhỏ iốt nhưng nếu thiếu iốt trong thành phần của hoocmon tuyến giáp " bệnh bướu cổ, hani chế khả năng sinh sản và phát triển của cơ thể. Hay ở thực vật, trong chất khô của cây, Mo chỉ có một nguyên tử trong số 16 triệu nguyên tử hidro, nhưng nếu cây trồng bị thiếu Mo " chậm phát triển hay chết. II. Nước và vai trò của nước đối với tế bào 1.Cấu trúc và đặc tính hóa - lý của nước - Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxy kết hợp với 2 nguyên tử hidrô bằng các liên kết cộng hóa trị. Do đôi điện tử trong mối liên kết kéo lệch về phía ôxy, nên phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu nhau. + Điện tích (+) " gần nguyên tử hidrô + Điện tích âm " gần nguyên tử ôxy _ tính phân cực của nước. - Sự hấp dẫn tĩnh điện giữa các phân tử nước tạo nên mối liên kết yếu (liên kết hidrô) làm thành mạng lưới nước. - Nước có tính dẫn điện, dẫn nhiệt, bốc hơi cao... 2. Vai trò của nước đối với tế bào: - Nước là môi trường khuếch tán, môi trường phản ứng cho phần lớn các phản ứng trong tế bào. - Nước cung cấp các nguyên tố thiết yếu hidrô và ôxy. - Có vai trò điều hòa nhiệt độ. Do có khả năng dẫn nhiệt, tỏa nhiệt và bốc hơi nên nước có vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa nhiệt, đảm bảo sự cân bằng, ổn định nhiệt độ trong tế bào nói riêng và trong cơ thể nói chung. - Nhờ có tính phân cực của nước, nên nước là dung môi hoàn hảo cho tế bào, là dung môi hòa tan các chất - Nước liên kết có tác dụng bảo vệ cấu trúc tế bào. quan sát hình 7.2 SGV " So sánh kích thước khoảng trống giữa các phân tử nước ở hai loại nước đá và nước thường để giải thích tại sao nước đá lại nổi trong nước thường? Cho biết hậu quả gì có thể xãy ra khi ta đưa các tế bào sống vào ngăn đá của tủ lạnh? Dựa vào tính phân cực của nước ta có thể giải thích được một số hiện tượng trong cuộc sống. VD: Vì sao con nhện chạy rất nhanh trên mặt nước? " Các phân tử nước ở bề mặt tiếp xúc với không khí, nhờ các liên kết hidrô đã liên kết với nhau và với các phân tử bên dưới đã tạo ra một lớp màng phim mỏng liên tục làm cho nước có sức căng bề mặt. Mặt khác còn do cấu tạo chân nhện phù hợp và khối lượng cơ thể nhện nhỏ. VD: Nước chuyển từ rễ cây " thân " lá " thoát ra ngoài qua lổ khí tạo thành cột nước liên tục trong mạch gổ nhờ có sự liên kết giữa các phân tử nước. HS nghiên cứu hình 7.2 SGK thảo luận nhóm, hãy giải thích tại sao nước là một dung môi tốt? Nêu vai trò của nước trong tế bào, cơ thể? - Tại sao cần phải bón phân một cách hợp lý cho cây trồng? - Tại sao cần thay đổi món ăn sao cho đa dạng hơn là chỉ ăn một số ít món ăn yêu thích cho dù rất bổ? (Ăn các món ăn khác nhau sẽ cung cấp các nguyên tố vi lượng khác nhau cho cơ thể) * Kiến thức mở rộng: Các đặc tính lý học của nước và tầm quan trọng sinh học. Đặc tính Tầm quan trọng sinh học Tỷ trọng Khi di chuyển nước làm giá đỡ tốt cho các cơ thể ở nước. Sức căng mặt ngoài Màng mặt thoáng vững chắc cho phép các cơ thể nhỏ bám vào bên trên hoặc treo bên dưới màng Mao dẫn Vì chúng phân cực, nên các phân tử nước bám vào nhiều loại bề mặt, do đó nước có thể đi vào các khoảng không gian rất nhỏ bé. VD: Như khoảng giữa các tế bào, thậm chí thắng cả trọng lực. Hiện tượng đó gọi sự hút mao mạch hay mao dẫn và có vai trò trong sự vận chuyển nước trong các bó dẫn của thân cây. Tính chịu nén Nước không thể nén được. Điều đó quan trọng trong các hệ vận chuyển và là phương thức nâng đỡ cho các bộ xương “ thủy tĩnh”. Nhiệt bay hơi Nhiệt bay hơi lớn cho phép làm lạnh nhanh cơ thể bằng bay mồ hôi. Tính dẫn điện Nước tinh khiết có độ dẫn điện thấp, nhưng các ion hòa tan làm cho tế bào chất dẫn điện tốt, điều đó quan trọng cho họat động chức năng của nhiều tế bào. VD: Tế bào thần kinh. C©u1. V× sao níc lµ dung m«i tèt nhÊt trong tÕ bµo ? Níc lµ dung m«i tèt nhÊt trong tÕ bµo lµ v×: + Níc lµ ph©n tö ph©n cùc: §iÖn tÝch (+) ë gÇn mçi nguyªn tö hy®r«, ®iÖn tÝch (-) ë gÇn nguyªn tö oxy. + Ph©n tö níc dÔ dµng liªn kÕt víi ph©n tö chÊt tan Câu 2 a. Người ta cho chuối chín vào ngăn đá tủ lạnh để nó đông cứng lại, sau đó lấy ra để tan hết đá thấy quả chuối mềm hơn rất nhiều so với lúc chưa để vào tủ lạnh. Hãy giải thích? b. Nêu vai trò của mỗi nhóm nguyên tố hóa học có trong tế bào? a. Giải thích: - Quả chuối khi chưa cho vào tủ lạnh, các tế bào chưa bị vỡ liên kết với nhau tạo độ cứng nhất định. - Khi đưa vào ngăn đá tủ lạnh, nước trong tế bào quả chuối đông thành đá -> tế bào bị vỡ -> khi đá tan tế bào đã vỡ không còn liên kết với nhau như ban đầu nữa => quả chuối sẽ mềm hơn b. Vai trò của mỗi nhóm nguyên tố: - Nguyên tố đa lượng: Tham gia cấu tạo tế bào. - Nguyên tố vi lượng: Tham gia trao đổi chất: Vì cấu tạo enzim xúc tác cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào. Câu3: Giải thích ngắn gọn TS các phân tử nước lại liên kết hyđro với nhau? VS các phân tử nước lại tạo ra các liên kết hyđro? Những tính chất độc đáo nào của nước là kết quả của khuynh hướng các phân tử nước tạo liên kết hyđro với nhau? Một phân tử nước nước liên kết tối đa bao nhiêu phân tử nước khác? Các phân tử nước tạo nên các cầu nối hyđrô bởi vì chúng phân cực. Các đặc điểm độc đáo của phân tử nước do các cầu nối hyđro tạo nên là sự cố kết, sức căng mặt ngoài, khả năng tích và toả nhiệt lớn, điểm sôi cao, thể rắn (đóng băng, hoá đá) có tỷ trọng nhỏ hơn thể lỏng và có tính hoà tan. Một phân tử nước liên kết tối đa 4 phân tử nước khác. Câu4: Miêu tả 2 phương thức các phân tử nước trong cơ thể giúp giữ thân nhiệt ổn định. Cần một lượng năng lượng lớn mới phá vỡ được các cầu nối hyđro của nước làm cho nước trong cơ thể nóng lên ít nhiều, đặc tính này khiến nước trong cơ thể vừa ngăn không cho thân nhiệt gia tăng quá mức, vừa cho phép nước trong cơ thể tích luỹ được nhiều nhiệt, để bù lại nhiệt lượng bị mất khi thân nhiệt hơi bị giảm, phục hồi lại mức cân bằng ổn định. Khi bay hơi, nước phải lấy nhiệt lượng để phá vỡ các liên kết hyđro nên khi cơ thể nóng lên thì một phần nước trong cơ thể bay hơi (thoát mồ hôi) lấy nhiệt hoá hơi từ cơ thể, làm hạ thân nhiệt xuống mức cũ. Đây là cơ chế làm lạnh do bốc hơi. ********************************************** CACBOHIDRAT (SACCARIT) VÀ LIPIT I. Cacbohidrat (Saccarit) - Là các chất hữu cấu tạo từ C, H, O, trong đó tỷ lệ giữa H và O là 2:1 - Công thức phân tử chung: Cn(H2O)m 1. Cấu trúc của cacbohidrat: a. Cấu trúc của mônôsaccarit: - Là đường có 3 – 7 C / phân tử. - (CH2O)n * Hexôzơ: là đường có 6 → C6H12O6 + Glucôzơ: Có trong máu, trái cây + Fructôzơ: → trái cây và mật ong + Galactôzơ: Do sự thủy phân đường sữa lactôzơ sinh ra. * Pentôzơ: là đường có 5 C + Ribôzơ: C5H10O5 → có trong ARN + Deôxyribozơ: C5H10O4 → ADN * Tính chất của đường đơn: Đều có tính khử mạnh ( do nhóm chức – CHO) Tan trong nước Không bị phân giải và được tế bào hấp thu trực tiếp b. Cấu trúc đisaccarit: Gồm 2 phân tử đường đơn cùng loại hay khác loại liên kết với nhau nhờ liên kết glicôzit, sau khi loại 1 H2O → C12H22O11 + Saccarôzơ: đường mía, củ cải đường. Khi thủy phân → 1 Glucôzơ + 1 Fructôzơ + Mantôzơ: có trong lúa nẩy mầm, mạch nha. Khi thủy phân → 2 Glucôzơ + Lactôzơ: đường sữa, khi thủy phân → 1 glucôzơ + 1 galactôzơ * Tính chất của đường đôi: Đều có vị ngọt Dễ bị thủy phân bởi các enzim, tạo đường đơn, chủ yếu là glucôzơ c. Cấu trúc các pôlisaccarit: - Gồm nhiều phân tử đường đơn (chủ yếu là glucôzơ) bằng các phản ứng trùng ngưng và loại nước → pôlisaccarit - (C6H10O5)n - Có cấu trúc mạch thẳng → xenlulôzơ - Có cấu trúc mạch phân nhánh → Tinh bột, glicôgen. 2. Chức năng của cacbohidrat - Là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống - Làm vật liệu cấu trúc cho tế bào và cơ thể. *KL: Sự chuyển từ dạng mạch thẳng sang dạng mạch vòng (khi tan trong nước) và ngược lại (chỉ đóng vòng ở C số 1 và C số 5. Trong môi trường tế bào các phân tử đường thường tồn tại ở dạng mạch vòng Công thức cấu tạo khác nhau (do sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử trong phân tử) nên có các đặc tính khác nhau. Cơ thể chúng ta không tiêu hóa xenlulôzơ ? Vai trò của chúng trong cơ thể con người? nhưng các chất xơ giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn, tránh bị bệnh táo bón. - Tại sao khi mệt, uống nước đường, nước mía, nước trái cây, người ta cảm thấy khỏe hơn? VD1 : tinh bột là chuỗi thẳng amilo và chuỗi phân nhánh amilopectin.Biết rằng cứ 25 đơn vị có một nhánh, có 248 nhánh trong phân tử tinh bột, mỗi nhánh có 3 đơn phân. Xác định số phân tử nước được giải phóng từ liên kết glicozit 14 b) Xác định số phân tử nước được giải phóng từ liên kết glicozit 16 c) Xác định số đơn phân glucose trong phân tử tinh bột *HD : a)số phân tử nước được giải phóng từ liên kết glicozit 14: 25 x 248 – 1 + 248(3-1) = 6695. b)số phân tử nước được giải phóng từ liên kết glicozit 16: 248. c)số đơn phân glucose trong phân tử tinh bột: 25x248 + 248x3 = 6944. II. Lipit: Lipit (chất béo) là nhóm chất hữu cơ không tan trong nước, chỉ tan trong các dung môi hữu cơ như ête, benzen, clorofooc, được cấu tạo bởi C,H,O, có thể chứa các nguyên tố N, P. Chúng khác với cacbohidrat ở chỗ chứa O với tỷ lệ ít hơn hẳn. 1.Cấu trúc của lipit: a. Lipit đơn giản (Mỡ, dầu và sáp) + Mỡ, dầu: Gồm glixêrol (rượu có 3 C) liên kết với 3 axit béo + Sáp: 1 axit béo liên kết với rượu mạch dài b.Lipit phức tạp (Phôtpholipit, stêrôit) + Phôtpholipit: Gồm 2 axit béo liên kết với 1 glixêrol, vị trí thứ 3 của glixêrol được liên kết với nhóm phôtphat, nhóm này nối glixêrol với 1 ancol phức (côlin hay axêtylcôlin). Phôtpholipit có tính lưỡng cực: Đầu ancol phức ưa nước và đuôi kỵ nước. + Khác với các nhóm lipit khác, cấu trúc phân tử stêrôit có chứa các nguyên tử C kết vòng. 2.Chức năng của lipit: Mỡ và dầu là nguồn nguyên liệu dự trữ năng lượng chủ yếu của tế bào. Phôtpholipit có vai trò cấu trúc nên màng sinh chất. Stêrôit tham gia cấu tạo nên các hoocmon cho cơ thể. Ngoài ra, lipit còn tham gia vào nhiều chức năng sinh học khác. - Các hoocmon như testôstêrol hay estrôgen có bản chất là stêrôit; có trong các loại sắc tố như diệp lục, một số vitamin A, D, E, K cũng là một dạng lipit. - Các chức năng sinh học khác: + Giảm nhẹ tác động cơ học đối với cơ thể, điều đó cho phép giải thích vì sao các động vật nhảy nhiều, dưới bàn chân có lớp đệm mỡ dày. + Vận chuyển hấp thu các chất hòa tan trong nó + Cách nhiệt tốt, giữ thân nhiệt ổn định nên có ý nghĩa đặc biệt đối với động vật ngủ đông ở xứ lạnh. *VD1:a. Vì sao phôtpholipit có tính lưỡng cực? b. Khi tiến hành thí nghiệm về tính thấm của tế bào sống và tế bào chết, kết quả có sự khác nhau về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi đun cách thủy. Hãy giải thích về sự khác nhau đó ? a. Phôtpholipit có tính lưỡng cực vì : - Phôtpholipit có cấu trúc gồm: 1 phân tử glixeron liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phôtphat (nhóm này nối glixeron với 1 ancol phức). - Đầu ancol phức ưa nước, đuôi axit béo kị nước. b. Giải thích : - Phôi sống không nhuộm màu còn phôi chết bắt màu - Tế bào sống có khả năng thấm chọn lọc chỉ cho các chất cần thiết đi qua màng vào trong tế bào, còn phôi chết không có đặc tính này. VD2: Các câu sau đây đúng hay sai? (Chữa câu sai thành câu đúng). Đường lưu thông trong máu ta chủ yếu là đisacarit. S - đường đơn. Chất béo trong dầu ngô không chứa hyđro và nhiều nối đôi hơn so với chất béo trong bơ. Đ Các gen được tạo thành từ ADN. Đ Hocmon testosteron là một steroit - một loại protein. S - dạng chất béo. Khi các axit amin liên liên kết với nhau để tạo thành một polypeptit, nước sinh ra như một chất thải. Đ Cuộn ba chiều của phân tử protein là kết quả từ sự hấp dẫn và liên kết giữa các nhóm R. đ Khi một protein biến tính, cấu trúc bậc một của nó là bậc cấu trúc dễ bị rối loạn nhất.s Các phân tử chất béo tích luỹ năng lượng trong TB. Đ VD3: Kể 4 loại lipit khác nhau và mô tả ngắn gọn chức năng từng loại. Triglixerin: tích luỹ năng lượng. Photpholipit: tạo màng. Sáp: tạo các lớp võ không thấm nước. Các steroit - một thành phần của màng TB, tác động như hocmon. VD4: Giải thích tại sao đun nóng, thay đổi độ pH, và những thay đổi của môi trường có thể vi phạm chức năng của protein? Các liên kết yếu không giữ ổn định cấu trúc ba chiều của protein bị phá vỡ và protein bị bung ra. Chức năng phụ thuộc vào hình dạng cấu trúc nên khi cấu trúc protein bị sai lệch sẽ không còn thực hiện được chức năng đực trưng cũ. VD5: TS từ 20 loại axit amin khác nhau một TB có thể tổng hợp được nhiều loại protein? Trong vô vàn khả năng, TS TB nhận biết được đúng lúc nào phải tổng hợp protein nào? Do..... Các gen xác định các mạch mã gốcADN, biểu thị các chuỗi cơ bản của protein trong TB. VD6: Khi bạn ăn một cục đường sacaroza vào ruột non sẽ bị phân giải thành đường đơn mônôsacarit (Glucoza và fructoza) sau đó sẽ hấp thụ vào máu bạn. Bắt đầu từ phân tử disacarit minh hoạ ở đây chứng minh tại sao nó lại phân chia thành glucoza và fructoza được? Phản ứng này gọi là phản ứng gì? Đây là phản ứng thuỷ phân, phản ứng cần sử dụng nước. VD7: Chức năng quan trọng nhất của đường phân trong TB là gì? Để thu được mỡ từ glucôzơ. Để lấy năng lượng từ glucôzơ một cách từ từ. Cho phép hiđrat cacbon thâm nhập vào chu trình Crebs.* Có khả năng phân chia phân tử đường glucôzơ thành 2 mảnh. PRÔTÊIN I. Cấu trúc của prôtêin 1. Cấu tạo hóa học: - Prôtêin là đại phân tử,được cấu tạo từ C, H, O, N có thêm S - Có cấu trúc đa phân. Đơn phân là các axit amin. Mỗi axit amin có 3 thành phần: NH2 – C – COOH * Nhóm amin * Nhóm cacboxyl R * Gốc cacbuahidrô ® - Các axit amin chỉ khác nhau ở gốc R - Có 20 loại axit amin - Các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit ( giữa nhóm cacboxyl của aa này với nhóm amin của aa kế tiếp, giải phóng 1 H2O ) → chuổi pôlypeptit. - Mỗi phân tử prôtêin gồm 1 hay nhiều chuổi pôlypeptit. - Prôtêin rất đa dạng và đặc thù do: + Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các aa + Cấu trúc không gian. 2. Cấu trúc không gian của prôtêin a. Cấu trúc bậc một: - Là trình tự sắp xếp các axit amin trong chuổi pôlypeptit. b. Cấu trúc bậc 2: - Chuổi pôlypeptit co xoắn lại (xoắn ) hay gấp nếp (gấp nếp ) tạo nên nhờ các liên kết hidrô giữa các axit amin ở gần nhau trong chuổi pôlypeptit. *Với trình tự aa đặc thù của chuổi pôlypeptit sẽ cho phép hình thành các liên kết hóa học ( liên kết hidrô) để tạo nên kiểu xoắn hay gấp nếp (AA bậc 1 qđ dạng xoắn bậc 2). c. Cấu trúc bậc 3: - là hình dạng prôtêin trong không gian ba chiều, do xoắn bậc 2 cuộn xếp theo kiểu đặc trưng cho mỗi loại prôtêin, tạo nên khối hình
Tài liệu đính kèm: