Đề thi chọn học sinh giỏi miền duyên hải bắc bộ môn: Ssinh học lớp 10

doc 6 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 991Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi miền duyên hải bắc bộ môn: Ssinh học lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi miền duyên hải bắc bộ môn: Ssinh học lớp 10
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MIỀN DUYÊN HẢI BẮC BỘ
MÔN: SINH HỌC LỚP 10
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 13 câu và in 2 trang)
-------------*****--------------
Câu 1 (1.5 điểm)
Tinh bột, xenlulozơ, photpholipit và Protein là các đại phân tử sinh học.
Chất nào trong các chất kể trên không phải là Polime? Giải thích?
Chất nào không tìm thấy trong lục lạp?
Nêu công thức cấu tạo và vai trò của xenlulozơ?
Câu 2 (1 điểm)
	Tại sao photpholipit được xem là thành phần chủ yếu của hệ thống màng trong tế bào?
Câu 3 (1 điểm)
Protein được tổng hợp ở bào quan nào? Sau khi tổng hợp chúng sẽ được vận chuyển ra khỏi tế bào bằng con đường nào?
Câu 4 (1.5 điểm)
Nhân con là gì? Số lượng nhân con trong tế bào biến động như thế nào? Giải thích?
Câu 5 (2 điểm)
Trong hô hấp tế bào với nguyên liệu sử dụng ban đầu là Glucozo, ATP được sản sinh nhiều nhất ở giai đoạn nào? Nêu vắn tắt cơ chế tổng hợp ATP?
Câu 6 (2 điểm)
Phương thức đồng hóa của vi khuẩn, vi khuẩn lam, tảo đơn bào, động vật nguyên sinh có gì giống và khác nhau?
Câu 7 ( 2 điểm)
Phân biệt hệ quang hóa I và hệ quang hóa II ?
Câu 8 (1 điểm)
Sơ đồ sau biểu diễn hàm lượng ADN trong 1 tế bào của quá trình phân bào. Trong đó a là hàm lượng ADN trong tế bào.
Hàm lượng ADN
a
 I II III IV V VI Thời gian
Xác định đây là quá trình phân bào gì? Xác định các giai đoạn tương ứng I, II, III, IV, V, VI trong sơ đồ trên?
Câu 9 (1.5 điểm)
Ở một loài, chu kì nguyên phân diễn ra trong 12 giờ. Thời gian của kì trung gian nhiều hơn các kì còn lại là 10 giờ. Thời gian diễn ra kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối tương ứng với tỉ lệ 3 : 2 : 2 : 3. Chu kì được tính từ khi hợp tử vừa hình thành, NST chưa nhân đôi.
Xác định thời gian mỗi kì.
Số tế bào mới được tạo thành và hình thái NST tại các thời điểm phân bào :
+ 35 giờ + 47 giờ + 71 giờ 30 phút.
Câu 10 (1. 5 điểm)
a. Bình đựng nước thịt và bình đựng nước đường để lâu ngày khi mở nắp có mùi giống nhau không ? Vì sao?
b. Theo em, làm tương và làm nước mắm người ta có sử dụng cùng một loại vi sinh vật hay không? Axit amin trong tương và nước mắm từ đâu ra?
Câu 11 (1 điểm)
Thức ăn để lâu trong tủ lạnh vẫn bị hỏng là do hoạt động của nhóm vi sinh vật nào? Giải thích lý do có thể tồn tại được trong điều kiện lạnh của nhóm vi sinh vật đó?
Câu 12 (2 điểm)
Virut có phải là tác nhân lây nhiễm có kích thước nhỏ nhất không ? Chứng minh điều bản thân khẳng định ?
Virut có enzim riêng của chính nó hay không ?
Câu 13 ( 2điểm)
Nêu vắn tắt diễn biến quá trình gây nhiễm của 1 retrovirus trong tế bào chủ? Hiện nay có rất nhiều loại thuốc được dùng cho bệnh nhân nhiễm HIV, em có thể cho biết một số cơ chế tác động của các loại thuốc đó?
---------------------------------Hết---------------------------------
ĐÁP ÁN
Câu 1 (1.5 điểm)
a. Chất không phải polime là: photpholipit.
0.25
Vì không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là monome.
0.25
b. Chất không được tìm thấy trong lục lạp là xenlulozơ.
0.25
c. CTCT xenlulozơ: (C6H10O5)n
0.25
Vai trò: Cấu tạo nên thành tế bào thực vật.
0.25
Cung cấp sinh dưỡng cho động vật nhai lại, giúp cơ thể người tiêu hóa xenlulozơ...
0.25
Câu 2 (1 điểm)
- Có tính phân cực: đầu ưa nước quay ra ngoài tạo liên kết H với các phân tử nước, đầu kị nước quay vào trong -> tạo cấu trúc động, bền vững.
0.5
- Không tan trong nước, làm màng ngăn cách giữa môi trường và tế bào.
0.5
Câu 3 (1 điểm)
Protein được tổng hợp ở Riboxom.
0.25
Con đường vận chuyển Protein: 
Lưới nội chất hạt -> thành túi tiết -> Bộ máy Golghi -> Túi bóng -> Vận chuyển đến nơi cần thiết.
0.75
Câu 4 (1.5 điểm)
Nhân con (hạch nhân): trong nhân có một hay vài thể hình cầu bắt màu đậm hơn so với phần còn lại của nhiễm sắc thể, là miền NST tổng hợp rARN tại eo thứ cấp.
0.5
Số lượng nhân con trong tế bào biến động là do:
+ Số lượng nhân con trong kì trung gian phụ thuộc vào số lượng NST có miền tạo nhân con, các miền này có thể kết hợp lại tạo thành 1 hoặc 2 nhân con.
0.5
+ Giai đoạn nhân phân chia không thấy có nhân con do NST đang ở trạng thái đóng xoắn.
0.5
Câu 5 (2 điểm)
Chuỗi truyền electron hô hấp là giai đoạn tạo nhiều ATP nhất.
0.5
Cơ chế: được tổng hợp theo thuyết hóa thẩm.
+ Sự truyền electron qua chuỗi tạo lực bơm H+ từ chất nền qua màng trong ty thể vào xoang gian màng tạo Gradien H+ tức tạo điện thế màng.
0.75
+ Điện thế màng tạo dòng H+ từ xoang gian màng xuyên qua phức hệ ATP-Synthetaza hoạt động tổng hợp ATP từ ADP và P trong chất nền.
0.75
Câu 6 (2 điểm)
Giống nhau: quang tự dưỡng.
0.5
Khác nhau:
+ Vi khuẩn: ngoài tự dưỡng còn có hóa tự dưỡng, hóa dị dưỡng, quang dị dưỡng.
0.5
+ Vi khuẩn lam: chỉ có quang tự dưỡng.
0.5
+ Tảo đơn bào: quang tự dưỡng.
0.25
+ Động vật nguyên sinh: chủ yếu là hóa dị dưỡng.
0.25
Câu 8 (1 điểm)
Phân bào giảm phân.
0.25
Giai đoạn tương ứng:
+ I: pha G1; II: pha S, G2
0.25
+ III: kì đầu 1, giữa 1, sau 1; IV: cuối 1.
0.25
+ V: đầu 2, giữa 2, sau 2; VI: kì cuối 2.
0.25
Câu 9 (1.5 điểm)
T1: t/g kì trung gian, T2: t/g các kì còn lại. Có T1+T2=12h; T1-T2=10h.
→T1=11h; T2=1h. 
0.25
T/g kì đầu = kì cuối = 60 × 3/10 = 18 phút 
0.25
T/g kì giữa = kì sau = 60 × 2/10 = 12phút
0.25
+ 35 giờ: lần phân bào 3 nên có 4 tế bào con, kết thúc kì trung gian, NST ở trạng thái kép
0.25
+ 47 giờ 18 phút: kết thúc kì đầu của lần nguyên phân 4 nên có 8 tế bào con, NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn.
0.25
+ 71 giờ 30 phút: kết thúc kì giữa lần nguyên phân thứ 6 nên có 32 tế bào con, NST co xoắn cực đại tập trung 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
0.25
Câu 10 (1.5 điểm)
a. Có mùi khác nhau
0.25
Bình đựng nước thịt: mùi thối. Protein trong thịt bị vsv phân giải tạo các chất khí gây mùi như H2S, NH3.
0.25
Bình đựng nước đường: mùi chua. Vi khuẩn lactic trong không khí chuyển hóa đường thành axit lactic theo con đường lên men lactic đồng hình hoặc dị hình.
0.25
b. Không cùng loại vsv
Làm tương chủ yếu dùng nấm sợi.
0.25
Làm nước mắm sử dụng vi khuẩn kị khí trong ruột cá.
0.25
Axit amin trong tương và nước mắm là do enzim proteaza phân giải Protein có trong đậu và thịt cá.
0.25
Câu 11(1 điểm)
Do nhóm vi khuẩn chịu lạnh, ưa lạnh.
0.5
Giải thích: bình thường nhiệt độ thấp làm màng sinh chất bị đông cứng. Ở vi khuẩn ưa lạnh và chịu lạnh màng sinh chất mềm mại do chứa lượng axit béo chưa bão hòa lớn, màng ở trạng thái bán lỏng, các enzim vẫn hoạt động bình thường, đảm bảo cho tế bào vẫn mềm mại trong điều kiện lạnh mà không bị vỡ.
0.5
Câu 12 (2 điểm)
a. Virut ko phải là tác nhân lây nhiễm nhỏ nhất:
+ Virut có kích thước TB 10-300nm
0.5
+ Viroit là tác nhân lây nhiễm nhỏ nhất, chỉ là phân tử ẢN dài vài trăm nu, chủ yếu gây bệnh cho thực vật
0.5
+ Virut mimi có kích thước khổng lồ lên đến 400-600nm, còn lớn hơn mycoplasma.
0.5
b. Hầu hết virut không có enzim của riêng nó. 
0.25
Một số có như ở đầu lông đuôi của phage có lizozim, retrovirut có Enzim phiên mã ngược...
0.25
Câu 13 ( 2 điểm)
Gồm các giai đoạn cơ bản: hấp phụ, xâm nhập, sinh tổng hợp, lắp ráp, phóng thích.
0.5
Một số cơ chế tác động của các loại thuốc dùng cho bệnh nhân bị nhiễm HIV:
+ Ức chế sự gặp gỡ của thụ thể bề mặt tế bào bạch cầu và gai glycoprotein virut.
+ Ức chế quá trình phiên mã ngược.
+ Ức chế quá trình tổng hợp Protein virut.
+ Ức chế sự gắn kết gen virut vào hệ gen tế bào chủ....
1.5
Câu 7 (2 điểm)
Đặc điểm phân biệt
Quang hoá I
Quang hoá II
Trung tâm phản ứng
P700
P680
0.5
Phản ứng quang phân nước
không có
có
0.25
Nguồn cung cấp điện tử
P700
H2O và 680
0.25
Chất nhận điện tử đầu tiên
[ Z] chưa rõ bản chất
[ Q] có thể là hợp chất quynon
0.25
Hệ truyền điện tử
Fd (pheredoxin) - xit 6
Plastoxianin
PQ ( plastoquynon)xit 3
Xit f, Pc ( Plastoxianin)
0.25
Chất nhận điện tử cuối cùng
NADPH2 ( không vòng)
P 700 vòng
P 680 (trong quang phân nước)
P 700 (chuỗi truyền điện tử không vòng)
0.25
Sản phẩm
NADPH2, ATP
ATP
0.25

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh_10.doc