Ôn thi THPT quốc gia 2015 – 2016 môn Hóa - Bài ôn lý thuyết (lần 3)

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1200Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi THPT quốc gia 2015 – 2016 môn Hóa - Bài ôn lý thuyết (lần 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn thi THPT quốc gia 2015 – 2016 môn Hóa - Bài ôn lý thuyết (lần 3)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT 	LỚP ÔN THI THPT QUỐC GIA 2015 – 2016
	KHOA SƯ PHẠM	BÀI ÔN LÝ THUYẾT (LẦN 3)
Sưu tầm và biên soạn: Trần Văn Thanh Hoài
Câu 1: Có các nhận định sau: (1) Este là sản phẩm của phản ứng giữa axit cacboxylic và ancol; (2) Este là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –COO-; (3) Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử CnH2nO2, với n ≥ 2 ; (4) Hợp chất CH3COOC2H5 thuộc loại este. Các nhận định đúng là 
	A. (1), (2), (3), (4). 	B. (1), (3), (4).	C. (1), (2), (4).	D. (2), (3), (4).
Câu 2: Trường hợp nào sau đây không xảy ra PƯ hóa học?
	A. Sục khí CO2 vào dd NaClO.	B. Cho kim loại Be vào H2O.
	C. Sục khí Cl2 vào dd FeSO4.	D. Cho kim loại Al vào dd HNO3 loãng, nguội.
Câu 3: Cho dung dịch (riêng biệt) các chất sau: axeton; axit acrylic; axit axetic; vinyl axetat, saccarozơ, glucozơ, fructozơ, etyl fomat, o-crezol, axit fomic, but-3-en-1,2-diol và anđehit axetic. Số dung dịch vừa mất màu dung dịch nước brom, vừa phản ứng với Cu(OH)2/NaOH (trong điều kiện thích hợp) là:
	A. 7.	B. 5.	C. 4.	D. 6.
Câu 4: Phát biểu nào đúng trong các phát biểu sau ? Trong ăn mòn điện hoá, xảy ra:
	A. sự oxi hoá ở cực dương và sự khử ở cực âm	B. sự oxy hoá ở cực dương
	C. sự oxi hoá ở cực âm và sự khử ở cực dương	D. sự khử ở cực âm
Câu 5: Cho các phản ứng sau: (a) CaCO3 + 2HCl ® CaCl2 + CO2 + H2O
	(b) Ca(HCO3)2 + 2HCl ®CaCl2 + 2CO2 + 2H2O	(c) Na2CO3 + 2HCl ®2NaCl + CO2+H2O 
(d) Na2CO3 + 2CH3COOH ®2CH3COONa + CO2+ H2O 	(e) KHCO3 + HCl ®KCl + CO2 + H2O
Số phản ứng có phương trình ion rút gọn: CO32- + 2H+ ®CO2 + H2O là
	A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
Câu 6: Cho các phát biểu sau:
(1) Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.	(2) Fructozơ làm mất màu nước brom.
(3) Saccarozơ không bị oxi hóa bởi dd AgNO3 trong NH3, đun nóng.
(4) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng.	(5) Thủy phân mantozơ được glucozơ và fructozơ.
(6) Saccarozơ chỉ có cấu tạo dạng mạch vòng.
Số phát biểu đúng là	A. 2.	B. 4.	C. 1.	D. 3.
Câu 7: Cho dãy các chất: Cr(OH)3, CrO3, ZnO, Ca(HCO3)2, Al(OH)3, CrO, CO2, NO2, P2O5, N2O5, PCl5, Al4C3. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, nguội là
     A. 10.                  	B. 11.                           	C. 9.                    	D. 12.
Câu 8: Cho các chất: CH3COOH (1), C2H5OH (2), C2H6 (3), C2H5Cl (4). Thứ tự các chất có nhiệt độ sôi tăng dần là	A. 4, 3, 2, 1.	B. 3, 4, 2, 1.	C. 1, 2, 3, 4.	D. 4, 3, 1, 2.
Câu 9: Cho kim loại M vào dd muối của kim loại X thấy có kết tủa và khí bay lên. Cho kim loại X vào dd muối của kim loại Y thấy có kết tủa Y. Mặt khác, cho kim loại X vào dd muối của kim loại Z, không thấy có hiện tượng gì. Cho biết sự sắp xếp nào sau đây đúng với chiều tăng dần tính kim loại của X, Y, Z, M ?
	A. X < Y < M < Z	B. Y < X < Z < M	C. M < Z < X < Y	D. Z < Y < X < M
Câu 10: Đun glixerol với hỗn hợp các axit stearic, oleic, panmitic (có xúc tác H2SO4) có thể thu được bao nhiêu loại trieste (chỉ tính đồng phân cấu tạo) ?
	A. 18.	B. 15.	C. 16.	D. 17.
Câu 11: Thực hiện các thí nghiệm sau:
 (1). Sục khí C2H4 vào dung dịch KMnO4. (2). Sục CO2 dư vào dung dịch NaAlO2
 (3). Chiếu sáng vào hỗn hợp khí (CH4; Cl2). (4). Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3.
 (5). Sục khí NH3 vào dung dịch AlCl3. (6). Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hoá- khử xảy ra là
	A. 1, 3, 4, 6	B. 1, 2, 4, 5	C. 2, 4, 5, 6	D. 1, 2, 3, 4
Câu 12: Cho các polime sau: cao su lưu hóa, cao su thiên nhiên, thủy tinh hữu cơ, glicogen, polietilen, amilozơ. Số polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là	A. 2.	 B. 4.	 C. 5.	 D. 3.
Câu 13: Chọn sản phẩm chính cho phản ứng: . Công thức của A, B là
	A. C2H5OH, CH3COOH. B. C3H7OH, CH3OH.	C. C3H7OH, HCOOH.	D. C2H5OH, CH3OH.
Câu 14: Dẫn khí H2S vào 7 ống nghiệm chứa 7 dung dịch sau: Cl2, ZnCl2, FeCl2, FeCl3, CuSO4, MgSO4, Pb(NO3)2. Số trường hợp xuất hiện kết tủa là	A. 3.	B. 5.	C. 4.	D. 2.
Câu 15: Cho các phát biểu sau:
	(a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic 
	(b) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước.
	(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói. 
	(d) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết a-1,4-glicozit 
	(e) Sacarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc.
	(f) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là	A. 3.	B. 5	C. 4.	D. 2.
Câu 16: Cho Cacbon (C) lần lượt tác dụng với Al, H2O, CuO, HNO3 đặc, H2SO4 đặc, KClO3, CO2 ở điều kiện thích hợp. Số phản ứng mà trong đó C đóng vai trò là chất khử?	
	A. 4	B. 7	C. 5	 D. 6
Câu 17: Có các dd riêng biệt: Cu(NO3)2, HCl, FeCl3, AgNO3, Mg(NO3)2, NiSO4. Nhúng vào mỗi dd một thanh sắt nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn hóa học là	
	A. 5.	B. 3.	C. 6.	D. 4.
Câu 18: Cho các phát biểu sau:	
	(a) Phenol tan được trong dd KOH.
	(b) Trong các este mạch hở có công thức C4H6O2 có một este được điều chế từ ancol và axit tương ứng.
	(c) Có thể phân biệt dược chất béo lỏng và hexan bằng dd NaOH, đun nóng.
	(d) Có thể chuyển dầu ăn thành mỡ bằng phản ứng hiđro hóa.
	(e) Tristearin không thể tác dụng với dd axit đun nóng.
Số phát biểu đúng là	A. 4.	B. 5.	C. 2.	D. 3.
Câu 19: Các ion có thể tồn tại trong cùng một dung dịch là
	A. Na+, NH4+, SO42-, Cl-.	B. Mg2+, Al3+, NO3-, CO32-.
	C. Ag+, Mg2+, NO3-, Br-.	D. Fe2+, Ag+, NO3-, CH3COO-.
Câu 20: Trong các chất: etilen, benzen, stiren, metyl acrylat, vinyl axetat, cumen và isopren số chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là	A. 5.	B. 3.	C. 4.	D. 6.
Câu 21: Sự sắp xếp nào sau đây đúng với trình tự giảm dần tính bazơ: (1) C6H5NH2 ; (2) C2H5NH2 ; (3) (C6H5)2NH; (4) (CH3)2NH ; (5) NaOH và (6) NH3.
	A. (5) > (1) > (4) > (6) > (2) > (3)	B. (1) > (3) > (5) > (4) > (6) > (2)
	C. (5) > (4) > (1) > (6) > (3) > (2)	D. (5) > (4) > (2) > (6) > (1) > (3)
Câu 22: Ba hợp chất hữu cơ X, Y, Z có cùng công thức phân tử C3H4O2. X và Y đều tham gia phản ứng tráng bạc ; X, Z có phản ứng cộng hợp Br2 ; Z tác dụng với NaHCO3. CTCT của X, Y, Z lần lượt là:
	A. HCOCH2CHO, HCOOCHCH2, CH2CHCOOH. 
	B. CH3COCHO, HCOOCHCH2, CH2CHCOOH.
	C. HCOOCHCH2, CH2CHCOOH, HCOCH2CHO. 
	D. HCOOCHCH2, HCOCH2CHO, CH2CHCOOH.
Câu 23: Hai hợp chất hữu cơ (X) và (Y) có cùng công thức phân tử C2H4O2. (X) cho được phản ứng với dung dịch NaOH nhưng không phản ứng với Na, (Y) vừa cho được phản ứng với dung dịch NaOH vừa phản ứng được với Na. Công thức cấu tạo của (X) và (Y) lần lượt là
	A. HCOOCH3 và CH3COOH. 	B. HOCH2CHO và CH3COOH.
	C. HCOOCH3 và CH3OCHO.	D. CH3COOH và HCOOCH3.
Câu 24: Thực hiện các thí nghiệm như sau:
 (1) Đổ từ từ dung dịch FeCl3 vào dung dịch NaHS. 	(2) Đổ từ từ dd FeCl2 vào dung dịch NaOH loãng.
 (3) Cho bột Al vào dung dịch (KNO3 + NaOH).	(4) Cho bột Al vào dung dịch (NH3 + KNO3).
 (5) Đổ từ từ BaF2 vào dung dịch NaHSO4.	(6) Cho từ từ dung dịch ZnCl2 vào dung dịch KOH.
Số thí nghiệm luôn có chất rắn không tan sau thí nghiệm là?
	A. 6	B. 4	C. 3	D. 2
Câu 25: Cho các chuyển hóa: X + H2O Y; Y + Br2 + H2O ® Axit gluconic + HBr
 	Axit gluconic + NaHCO3 ® Z + Natri gluconat + H2O; 	Z + H2O X + E	Các chất X, Y lần lượt là
A. xenlulozơ, glucozơ.	B. tinh bột, glucozơ.	C. tinh bột, fructozơ.	D. saccarozơ, glucozơ.
Câu 26: Cho suất điện động chuẩn của các pin điện hoá: Mg-Ni là 2,11 V; Ni-Ag là 1,06 V. Biết thế điện cực chuẩn của cặp Ag+/Ag bằng 0,8V. Thế điện cực chuẩn của cặp Mg2+/Mg và cặp Ni2+/Ni lần lượt là:
	A. -2,37V và -0,26V.	B. -1,46V và -0,34V.	 
	C. -0,76V và -0,26V.	D. -1,87V và +0,26V.	
Câu 27: Cách nào sau đây dùng để điều chế etyl axetat ?
	A. Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, giấm và axit sunfuric đặc.
	B. Đun hồi lưu hỗn hợp axit axetic, rượu trắng và axit sunfuric.
	C. Đun hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sunfuric đặc trong cốc thuỷ tinh chịu nhiệt. 
	D. Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sunfuric đặc.
Câu 28: Cho dãy chất sau: Al, Al2O3, AlCl3, AlF3, AlBr3, Al(OH)3, KAl(OH)4. Số chất lưỡng tính có trong dãy là	A. 4	B. 5	C. 3	D. 2
Câu 29: Điện phân dd chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màn ngăn xốp). Để dd sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là
	A. 2b = a. 	B. 2b 2a.
Câu 30: Phát biểu nào sau đây là sai?
	A. Tính bazơ của amoniac mạnh hơn anilin nhưng lại yếu hơn metylamin và etylamin. 
	B. Muối phenylamoni clorua tan tốt trong nước tạo dung dịch có môi trường axit.
	C. Anilin ít tan trong nước tạo dung dịch có môi trường bazơ làm quỳ tím hóa xanh.
	D. Metylamin, đimetylamin, trimetylamin là những chất khí mùi khai, tan nhiều trong nước.
Câu 31: Cho các phản ứng sau:   AgNO3  +  Fe(NO3)2  →  Ag   +   Fe(NO3)3.
  Cu + Fe(NO3)3  →  Cu(NO3)2  +   Fe(NO3)2   	Fe +   Cu(NO3)2   →    Fe(NO3)2    +  Cu.
  Dãy được sắp xếp theo chiều tăng dần tính khử là
  	A. Fe2+, Cu, Ag, Fe. 	B. Fe2+,Ag, Cu, Fe.           C. Ag, Cu, Fe2+, Fe.             D. Ag, Fe2+, Cu, Fe.
Câu 32: Các polime tổng hợp được phân loại theo phương pháp tổng hợp tạo ra chúng. Vậy dãy chất nào sau đây thuộc loại polime trùng hợp? 
	A. tơ visco , nilon-6,6 , tơ axetat	 
	B. Nilon-6,6 , nilon -7, tơ nitron, cao su buna-N 
	C. polietilen (PE), nilon-6, poli(vinyl clorua) (PVC), tinh bột 
	D. Cao su buna, poli(metyl metacrylat), PVC, polipropilen
Câu 33: Dãy gồm các kim loại có mạng tinh thể lập phương tâm khối là 
	A. Ca, Ba, Mg.	B. Na, Rb, Ba.	C. Ca, Na, K. 	D. Li, Na, Mg.
Câu 34: Phát biểu nào sau đây là đúng?
	A. Khi đun nóng propyl clorua với KOH/C2H5OH thì được sản phẩm hữu cơ chính là ancol propylic.
	B. Acid benzoic tham gia phản ứng thế brom dễ hơn so với phenol.
	C. Axeton có thể điều chế được bằng cách nhiệt phân canxi axetat.
	D. Phenyl axetat là sản phẩm của phản ứng giữa là acid axetic và phenol.
Câu 35: Cho các thế điện cực chuẩn ; . Khi ghép hai điện cực trên thành pin điện thì phản ứng xảy ra và giá trị suất điện động của pin là
	A. Ni2+ + 2Hg→ Ni + 0,53V.	B. Ni + → Ni2+ + 2Hg	1,05V.
	C. Ni2+ + 2Hg → Ni + 1,05V	D. Ni + → Ni2+ + 2Hg-1,05V.
Câu 36: X là este 2 chức có tỉ khối hơi so với H2 bằng 83. X phản ứng tối đa với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 4 và nếu cho 1 mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 cho tối đa 4 mol Ag. Số công thức cấu tạo thỏa mãn thỏa mãn điều kiện trên của X là	A. 3.	B. 1.	C. 2.	D. 4.
Câu 37: Cho các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2. Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:
	A. HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2.	B. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4.
	C. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2.	D. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4.
Câu 38: Khẳng định nào sau đây là sai?
	A. Nhiệt độ sôi của ankanol cao hơn so với ankanal có phân tử khối tương đương.
	B. a mol hỗn hợp khí gồm CO2 và SO2 có tỉ khối so với hiđro là 26,5 có thể tác dụng với tối đa 0,18a mol KMnO4 trong dung dịch với dung môi là nước.
	C. Đốt a mol hỗn hợp X gồm 2 acid cacboxylic mạch hở thu được số mol CO2 bằng nửa số mol nguyên tử oxi có trong hỗn hợp X thì cần 0,5a mol oxi.
	D. Hỗn hợp gồm Cu và Fe2O3 trong đó nguyên tố oxi chiếm 20 % khối lượng hỗn hợp có thể tan hết trong dung dịch HCl dư.
Câu 39: Cho. PƯ xảy ra khi pin hoạt động và suất điện động của pin là
	A. 	B. 
	C. 	D. 
Câu 40: Hợp chất mạch hở X, có công thức phân tử C4H8O3. Khi cho X tác dụng với dd NaOH đun nóng, thu được muối Y và ancol Z. Ancol Z hòa tan được Cu(OH)2. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên của X là	A. 3.	B. 1.	C. 2.	D. 4.
Câu 41: Dãy nào sau đây gồm các kim loại được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?
	A. Zn, Mg, Ag.	B. Ba, Fe, Cu.	C. Al, Cu, Ag.	D. Cr, Fe, Cu.
Câu 42: Để thực hiện sơ đồ chuyển hoá sau: axit axetic axit cloaxetic glyxin. Cần thêm các chất phản ứng là A. H2 và NH3. B. Cl2 và NH3.	C. Cl2 và amin.	D. HCl và muối amoni.
Câu 43: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho kim loại Mg tới dư vào dd FeCl3.	
 (2) Cho kim loại Na vào dd CuSO4. (3) Cho AgNO3 vào dd Fe(NO3)2.	(4) Nhiệt phân AgNO3.
	(5) Cho khí CO đi qua ống đựng bột Al2O3 nung nóng. 
Thí nghiệm thu được kim loại khi kết thúc PƯ là
	A. (1), (2), (3), (4).	B. (1), (3), (4).	C. (2), (5).	D. (1), (3), (4), (5).
Câu 44: Để phân biệt saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ ở dạng bột nên dùng cách nào sau đây?
	A. Cho từng chất tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
	B. Cho từng chất vào nước, đun nóng nhẹ và thử với dung dịch iot
	C. Cho từng chất vào nước, thêm vài giọt dd H2SO4 vào đun nóng nhẹ, thêm tiếp dd AgNO3/NH3 dư.
	D. Cho từng chất tác dụng với dung dịch iot.
Câu 45: Cho dãy gồm 7 dd riêng biệt: H2N[CH2]4CH(NH2)COOH, HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH, H2NCH2COONa, ClH3NCH2COOH, CH3CH(NH2)COOH, C6H5ONa (natri phenolat), C6H5NH3Cl (phenylamoni clorua). Số dd trong dãy có pH > 7 là	
	A. 2.	B. 5.	C. 3.	D. 4.
Câu 46: Cho sơ đồ phản ứng sau:	Y Z → A1 → B1 → C1 (axit picric)
Z → A2 → B2 → C2 (Poli metylacrylat). 	Chất Y có đặc điểm là
	A. tác dụng với NaOH theo tỷ lệ mol 1:2.	B. điều chế trực tiếp từ axit và ancol tương ứng.
	C. tham gia phản ứng tráng gương.	D. không thể tác dụng với nước brom.
Câu 47: Cho dãy các chất: phenyl clorua, benzyl clorua, etylmetyl ete, mantozơ, tinh bột, nilon - 6, poli(vinyl axetat), tơ visco, protein, metylamoni clorua. Số chất trong dãy tác dụng được với dd NaOH loãng, đun nóng là	
	A. 8.	B. 7.	C. 6.	D. 5.
Câu 48: Phát biểu không đúng là:
	A. Metyl-, đimetyl-, trimetyl- và etylamin là chất khí ở điều kiện thường.
	B. Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ poliamit.
	C. Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.
	D. Tất cả các peptit có phản ứng màu với Cu(OH)2/OH-.
 Câu 49: Trong các phát biểu sau :
(1) Theo chiều tăng điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ Be đến Ba) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.
(2) Kim loại Cs được dùng để chế tạo tế bào quang điện.
(3) Kim loại Mg có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện.
(4) Các kim loại Na, Ba, Be đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
(5) Kim loại Mg tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao.
Các phát biểu đúng là
	A. (2), (3), (4)	B. (2), (5).	C. (1), (2), (3), (4), (5).	D. (2), (4).
Câu 50: Cho giá trị thế điện cực chuẩn của 1 số cặp oxi hóa – khử : X2+/X (E0 = -0,76V) ; Y2+/Y (E0 = -0,13V); Z2+/Z (E0 = +0,34V) ; M2+/M (E0 = -2,37V). Pin có suất điện động lớn nhất và nhỏ nhất lần lượt là:
	A. pin X-Z và pin Y-Z .	B. pin X-Z và pin X-Y.	
	C. pin M-Z và pin Y-Z.	D. pin M-Z và pin X-Y. 
Hóa học! Sự kết hợp giữa khoa học, nghệ thuật và bất ngờ!

Tài liệu đính kèm:

  • docOn_thi_THPT_quoc_gia_2016_ly_thuyet_3.doc