Hướng dẫn bài tập ôn Hóa 12 phần vô cơ

doc 30 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1242Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn bài tập ôn Hóa 12 phần vô cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn bài tập ôn Hóa 12 phần vô cơ
HD ôn hóa 12 phần vô cơ ( chương 5 – 
CHƯƠNG 5	ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN 
I. VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG HTTH. CẤU TẠO CỦA KIM LOẠI
1. Vị trí của kim loại: 
	- Nhóm IA (trừ H); nhóm IIA; nhóm IIIA (trừ B); 1 phần của nhóm IVA đến VIA. 
	- Nhóm IB đến VIIIB.
	- Họ Lantan và Actini.
2. Cấu tạo của kim loại:
- Cấu tạo nguyên tử:
+ Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại điều có ít electron ở lớp ngoài cùng (1,2 hoặc 3).
Ví dụ: Na[Ne]3s1,Mg[Ne]3s2, Al[Ne] 3s23p1.
+ Trong cùng chu kì, nguyên tử của nguyên tố kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn và điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với nguyên tử của nguyên tố phi kim.
Ví dụ:	11Na 	12Mg 	13Al 	14Si 	15P 	16S 	17Cl
 	 Bán kính: 0,157 0,136 0,125 0,117 	0,11 0,104 	0,099
- Cấu tạo tinh thể:
+ Mạng tinh thể lục phương: Nguyên tử và ion kim loại chiếm 74% về thể tích còn lại 26% là không gian trống. Ví dụ: Be, Mg, Zn,
+ Mạng tinh thể lập phương tâm diện: Nguyên tử và ion kim loại chiếm 74% về thể tích còn lại 26% là không gian trống.	Ví dụ: Cu, Ag, Al,
+ Mạng tinh thể lập phương tâm khối: Nguyên tử và ion kim loại chiếm 68% về thể tích còn lại 32% là không gian trống. Ví dụ: Li, Na, K,
Kiểu mạng lập phương tâm khối kém đặc khít nhất
3. Liên kết kim loại: Là liên kết được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion dương kim loại và các electron tự do.
II. TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI. DÃY ĐIỆN HOÁ CỦA KIM LOẠI 
1. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CHUNG: ở điều kiện thường các kim loại ở trạng thái rắn (trừ Hg) có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim. 
 	 Tóm lại tính chất vật lí chung của kim loại gây nên bởi sự có mặt của các e tự do trong mạng tinh thể kim loại.
2. TÍNH CHẤT VẬT LÍ RIÊNG: 
Kim loại khác nhau có khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy và tính cứng khác nhau. 
VD: - Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất là: Os
 - Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là: Li
 - Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là: W
 - Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là: Hg
 - Kim loại có tính cứng lớn nhất là: Cr
 - Kim loại có tính cứng nhỏ nhất là: Cs
3. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC: Tính chất hoá học chung của kim loại là tính khử.:
 M → Mn+ + ne 
- Tác dụng với phi kim: 
 VD: 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 ; 3Fe + 2O2 Fe3O4 ; 
 4Al + 3O2 2Al2O3. Fe + S FeS; 	
Hg + S → HgS ;	 2Mg + O2 2MgO.
Kim loại là chất khử (bị oxi hóa). 	Phi kim là chất oxi hóa (bị khử) 
- Tác dụng với dung dịch axit:
+ Với dd HCl, H2SO4 loãng. Trừ các kim loại đứng sau hidro trong dãy điện hóa.
 	Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑
 	2Al + 3H2SO4 (l) → Al2(SO4)3 + 3H2↑
+ Với dd HNO3, H2SO4 đặc
VD: 	3Cu + 8HNO3 loãng → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O
Cu + 2H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2 + 2H2O
Kim loại là chất khử (bị oxi hóa). 	Axit là chất oxi hóa (bị khử) 
 * Chú ý: - Al, Fe, Cr, bị HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội làm thụ động hóa. 
- Kim loại có nhiều số oxi hóa bị dung dịch HNO3, H2SO4 đặc oxi hóa đến số oxi hóa cao nhất.
- Tác dụng với nước: 
Chỉ có các kim loại nhóm IAvà IIA, trừ Be,Mg) khử H2O ở nhiệt độ thường, các kim loại còn lại khử được H2O ở nhiệt độ cao hoặc không khử được.
 VD: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑
Kim loại là chất khử (bị oxi hóa). 	Nước là chất oxi hóa (bị khử) 
- Tác dụng với dung dịch muối:
 VD: 	 Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
 	 Fe chất khử (bị oxi hóa), Cu2+ chất oxh (bị khử)
4. DÃY ĐIỆN HOÁ KIM LOẠI
- Cặp oxi hóa khử của kim loại 
VD: Ag+ + 1e Ag; Cu+ + 2e Cu; Fe2+ + 2e Fe
+ Nguyên tử kim loại đóng vai trò chất khử, các ion kim loại đóng vai trò chất oxi hóa.
+ Dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hóa - khử của kim loại 
 VD: Ag+ /Ag, Cu2+/Cu, Fe2+/Fe,...
- Dãy điện hóa của kim loại:
Li+ K+ Ba2+ Ca2+ Na+ Mg2+Al3+ Mn2+Zn2+ Cr2+ Fe2+ Ni2+ Sn2+ Pb2+ H+ Cu2+ Fe3+ Hg2+ Ag+ Pt2+ Au3+
Li K Ba Ca Na Mg Al Mn Zn Cr Fe Ni Sn Pb H Cu Fe2+ Hg Ag Pt Au
Tính oxi hóa của ion kim loại tăng, tính khử của kim loại giảm
- So sánh tính chất cặp oxi hóa khử 
 So sánh tính chất giữa các cặp oxi hóa khử: Ag+ /Ag và Cu2+/Cu, Zn2+/Zn, nhận thấy:
Tính oxh các ion: Ag+> Cu2+> Zn2+
Tính khử: Zn>Cu>Ag
- Ý nghĩa dãy điện hóa 
Cho phép dự đoán chiều phản ứng giữa 2 cặp oxh khử theo qui tắc α
 Zn + Cu2+→ Zn2++ Cu	 Hg + 2Ag+→ Hg2++ 2Ag
 chất oxh mạnh + chất khử mạnh → chất oxh yếu + chất khử yếu.
VD: phản ứng giữa 2 cặp Cu2+/Cu và Fe2+/Fe là: Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
5. Hợp kim: 
- KHÁI NIỆM: Hợp kim là vật liệu gồm một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.
 VD: Thép, gang, inox, hợp kim đuyra,...
- TÍNH CHẤT: Hợp kim có nhiều tính chất hóa học tương tự tính chất của các đơn chất tham gia tạo thành hợp kim, nhưng tính chất vật lí và tính chất cơ học của hợp kim lại khác nhiều tính chất các đơn chất.
+ Hợp kim có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn.
+ Hợp kim cứng và giòn hơn.
6. SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI 
a) Sự ăn mòn kim loại 
(Khái niệm chung: Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hay hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường. 
(Bản chất của sự ăn mòn kim loại là sự oxi hóa kim loại thành ion kim loại:
 M → Mn+ +ne 
b) Phân loại: Ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa.
- Ăn mòn hóa học: Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hoá – khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.
 (Đặc điểm:
+ Không phát sinh dòng điện. 
+ Nhiệt độ càng cao thì tốc độ ăn mòn càng nhanh.
- Ăn mòn điện hóa: Ăn mòn điện hóa là quá trình oxi hóa –khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng điện.
+ Cơ chế
* Kim loại hoạt động mạnh hơn đóng vai trò là cực âm (anot). Ở đây xảy ra quá trình oxi hóa
 	M → Mn+ + ne
* Kim loại hoạt động yếu hơn hoặc phi kim đóng vai trò là cực dương (catot). Ở đây xảy ra quá trình khử:
2H+ + 2e → H2 hoặc O2 + 2H2O + 4e → 4OH-
* Dòng điện chuyển dời từ cực âm sang dương.
+ Điều kiện có ăn mòn điện hóa:
* Các điện cực phải khác nhau về bản chất.
* Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau.
* Các điện cực phải cùng tiếp xúc với dd chất điện li.
c) Cách chống ăn mòn kim loại:
(Nguyên tắc chung: Hạn chế hay triệt tiêu ảnh hưởng của môi trường đối với kim loại.
(Phương pháp:
* Phương pháp bảo vệ bề mặt: Dùng các chất bền với môi trường phủ lên bề mặt kim loại
* Dùng phương pháp điện hoá
Nguyên tắc: Gắn kim loại có tính khử mạnh với kim loại cần được bảo vệ (có tính khử yếu hơn).
7. Điều chế kim loại:
- NGUYÊN TẮC: Khử ion kim loại thành nguyên tử: Mn+ + ne → M 
- PHƯƠNG PHÁP:
+ Phương pháp nhiệt luyện: Dùng các chất khử như CO, H2, C, NH3, Al, để khử các ion kim loại trong oxit ở nhiệt độ cao.
VD: Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
Phương pháp này dùng để điều chế các kim loại có độ hoạt động trung bình (sau Al)
+ Phương pháp thủy luyện: Dùng kim loại tự do có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại trong dung dịch muối.	VD: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
 Phương pháp này dùng để điều chế các kim loại hoạt động yếu (sau H)
+ Phương pháp điện phân: 
* Điện phân hợp chất nóng chảy: Dùng dòng điện để khử ion kim loại trong hợp chất nóng chảy (oxit, hidroxit, muối halogen)
Vd 1: 2Al2O3 4Al + 3O2 
Vd 2: 4NaOH 4Na + O2 + 2H2O
 Phương pháp này dùng để điều chế kim loại có độ hoạt động mạnh (từ đầu đến Al)
* Điện phân dung dịch: Dùng dòng điện để khử ion trong dung dịch muối.
Vd1: CuCl2 Cu + Cl2 ­
Vd2: CuSO4 + H2O Cu + 1/2O2+ H2SO4
 Phương pháp này dùng điều chế các kim loại trung bình, yếu (sau Al).
* Tính lượng chất thu được ở các điện cực: m = A.I.t/(n.F)
m: Khối lượng chất thoát ra ở điện cực (gam)
A: Khối lượng mol của chất đó
n: Số electron trao đổi.
Ví dụ: Cu2+ + 2e → Cu, thì n = 2 và A = 64
	2OH- → O2 (+ 2H+ + 4e, thì n = 4 và A = 32.
	t: Thời gian điện phân (giây, s)
	I: Cường độ dòng điện (ampe, A)
	F: Số Faraday (F = 96500).
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
B1. CẤP ĐỘ BIẾT
Câu 1: Câu nào sau đây không đúng:
A. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường có ít (1 đến 3e).
B. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử phi kim thường có từ 4 đến 7.
C. Trong cùng chu kỳ, nguyên tử kim loại có bán kính nhỏ hơn nguyên tử phi kim.
D. Trong cùng nhóm, số electron ngoài cùng của các nguyên tử thường bằng nhau.
Câu 2: Cho các cấu hình electron nguyên tử sau:
	1) 1s22s22p63s1 2) 1s22s22p63s23p64s2	 3) 1s22s1	 4) 1s22s22p63s23p1
Các cấu hình đó lần lượt là của những nguyên tố:
A. Ca (Z=20), Na(Z=11), Li(Z=3), Al(Z=13)
B. Na(Z=11), Ca(Z=20), Li(Z=3), Al(Z=13
C. Na(Z=11), Li(Z=3), Al(Z=13), Ca(Z=20)
D. Li(Z=3), Na(Z=11), Al(Z=13), Ca(Z=20)
Câu 3: Cho 4 cặp oxi hóa - khử: Fe2+/Fe; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag;Cu2+/Cu. Dãy xếp các cặp theo chiều tăng dần về tính oxi hóa và giảm dần về tính khử là dãy chất nào?
A. Fe2+/Fe; ;Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag	B. Fe3+/Fe2+; Fe2+/Fe; Ag+/Ag; Cu2+/Cu
C. Ag+/Ag; Fe3+/Fe2+; Cu2+/Cu; Fe2+/Fe	D. Cu2+/Cu; Fe2+/Fe; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag
Câu 4: Có các kim loại Cu, Ag, Fe, Al, Au. Độ dẫn điện của chúng giảm dần theo thứ tự:
A. Ag, Cu, Au, Al, Fe	B. Ag, Cu, Fe, Al, Au	
C. Au, Ag, Cu, Fe, Al	D. Al, Fe, Cu, Ag, Au
Câu 5: Kim loại có những tính chất vật lý chung nào sau đây?
A. Tính dẻo, tính dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy cao
B. Tính dẻo, tính dẫn điện và nhiệt, có ánh kim
C. Tính dẫn điện và nhiệt, có khối lượng riêng lớn, có ánh kim
D. Tính dẻo, có ánh kim, rất cứng.
B2. CẤP ĐỘ HIỂU
Câu 6: Từ dung dịch MgCl2 ta có thể điều chế Mg bằng cách
A. Điện phân dung dịch MgCl2.
B. Chuyển MgCl2 thành Mg(OH)2 rồi chuyển thành MgO rồi khử MgO bằng CO 
C. Cô cạn dung dịch rồi điện phân MgCl2 nóng chảy.
D. Dùng Na kim loại để khử ion Mg2+ trong dung dịch.
Câu 7: Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hóa học.
B. Nối thanh Zn với vỏ tàu thuỷ bằng thép thì vỏ tàu thủy sẽ được bảo vệ.
C. Để đồ vật bằng thép ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó sẽ bị ăn mòn điện hóa.
D. Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát tận bên trong, để trong không khí ẩm thì Sn sẽ bị ăn mòn trước.
Câu 8: Kim loại nào sau đây khi tác dụng với dd HCl và tác dụng với Cl2 cho cùng loại muối clorua:
A. Fe	B. Ag	C. Cu	D. Zn
Câu 9: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào kim loại bị ăn mòn điện hóa?
A. Cho kim loại Zn vào dung dịch HCl	
B. Thép cacbon để trong không khí ẩm
C. Đốt dây Fe trong khí O2	
D. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3 loãng
Câu 10: Tính chất đặc trưng của kim loại là tính khử vì:
A. Nguyên tử kim loại thường có 5,6,7 electron lớp ngoài cùng
B. Nguyên tử kim loại có năng lượng ion hóa nhỏ
C. Kim loại có xu hướng nhận thêm electron để đạt đến cấu trúc bền
D. Nguyên tử kim loại có độ âm điện lớn.
B3. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG THẤP
Câu 11: Để tách riêng từng kim loại ra khỏi dung dịch chứa đồng thời muối AgNO3 và Pb(NO3)2, người ta dùng lần lượt các kim loại:
A. Cu, Fe	B. Pb, Fe	C. Ag, Pb	D. Zn, Cu
Câu 12: Nhúng một lá sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy lá sắt ra cân nặng hơn so với ban đầu 0,2 g, khối lượng đồng bám vào lá sắt là:
A. 0,2gam	B. 1,6gam	C. 3,2gam	D. 6,4gam
Câu 13: Hoà tan hoàn toàn 2,17 gam hỗn hợp 3 kim loại A, B, C trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và m gam muối. Giá trị của m là
A. 9,27.	B. 5,72.	C. 6,85.	D. 6,48. 
Câu 14: Cho 7,8 gam K vào 192,4 gam nước thu được m gam dd và một lượng khí thoát ra. Giá trị m là
 A. 198g 	B. 200,2g 	C. 200g 	D. 203,6g
Câu 15: Ngâm một lá Zn trong dd có hòa tan 4,16 gam CdSO4. Phản ứng xong khối lượng lá Zn tăng 2,35%. Khối lượng lá Zn trước phản ứng là
A. 40g 	B. 60g 	C. 80g 	D. 100g
B4. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG CAO
Câu 16: Cho 19,3 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là
	A. 6,40. 	B. 16,53. 	C. 12,00. 	D. 12,80.
Câu 17: Cho 5,6 gam Fe tan hết trong dung dịch HNO3 thu được 21,1 gam muối và V lít NO2 (đktc). Tính V.
	A. 3,36 lít	B.	4,48 lít C.	5,6 lít D. 6,72 lít
Câu 18: Khi hoà tan hoàn toàn m gam kim loại M trong dung dịch HNO3 dư thu được V lít NO duy nhất. Mặt khác, hoà tan hoàn toàn m gam M trong dung dịch HCl dư cũng thu được V lít khí, khối lượng muối Clorua thu được bằng 52,48% khối lượng muối Nitrat thu được ở trên. Các khí đo ở cùng điều kiện, xác định M.
	A. Mn	B. Cr	C. Fe	D. Al
Câu 19: Trộn 84 gam bột Fe với 32 gam bột S rồi đun nóng (không có không khí). Hoà tan chất rắn A sau khi nung bằng dung dịch HCl dư được d/dịch B và khí C. Đốt cháy khí C cần V lít oxi (đktc). Các p/ứng xảy ra hoàn toàn. Tính V.
	A. 16,8 lít	B.	39,2 lít C. 11,2 lít D. 33,6 lít
Câu 20: Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+và 1 mol Ag+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa ba ion kim loại. Trong các giá trị sau đây, giá trị nào của x thoả mãn trường hợp trên? 
A. 1,8. 	B. 1,5. 	C. 1,2. 	D. 2,0.
C. ĐÁP ÁN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
C
B
C
A
B
C
D
D
B
B
B
B
A
C
A
A
C
C
B
C
CHƯƠNG 6: KIM LOẠI KIỀM - KIM LOẠI KIỀM THỔ - NHÔM
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN 
I. KIM LOẠI KIỀM (KLK)
1. Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu tạo nguyên tử:
- Kim loại kiềm thuộc nhóm IA gồm Li, Na, K, Rb, Cs. Đứng đầu mỗi chu kì (trừ chu kì 1).
- Cấu hình e ngoài cùng tổng quát: ns1 (Có 1e lớp ngoài cùng, số oxihóa +1 trong hợp chất.
2. Tính chất vật lí: Màu trắng bạc, mềm, mềm nhất là Cs. Kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối.
3. Tính chất hóa học: Kim loại kiềm có khử mạnh (dễ bị oxihóa) (nhường 1e). 
	 M (M++ e 
- Tác dụng với phi kim: Kim loại kiềm khử phi kim thành ion âm 
 	2M + Cl2 ( 2MCl	VD: 2Na + Cl2 (2NaCl
Đặc biệt Na + O2 (khô) ( Na2O2 (natri peoxit)
- Tác dụng với axit: Với axít HCl, H2SO4 loãng 
 	2M + 2HCl (2MCl + H2­
- Tác dụng với nước: (tan trong nước). 2M + 2H2O (2MOH + H2­
- Tác dụng với dung dịch muối:VD: Na +d2 CuSO4 (hiện tượng sủi bọt khí và kết tủa màu xanh.
 	2Na + 2H2O ( 2NaOH + H2(sủi bọt
 	2NaOH + CuSO4 (Na2SO4 + Cu(OH)2↓xanh 
4. Ứng dụng của kim loại kiềm 
- Hợp kim Na, K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân
- Cs dùng để chế tạo tế bào quang điện 
- Kim loại kiềm chế tạo chất chống nổ cho xăng.
5. Điều chế kim loại kiềm 
* Nguyên tắc: Khử ion kim loại kiềm trong hợp chất: M+ + 1e (M
* Phương pháp: đpnc muối halogenua hoặc hiđroxit
MCl 2M + Cl2­; 4MOH 4M + O2(+ 2H2O 
 Kim loại kiềm thu được ở cực âm (catot); Cl2, O2 thu được ở cực dương (anot). 
II. KIM LOẠI KIỀM THỔ (KLKT):
1. Vị trí và cấu tạo:
- Thuộc nhóm IIA gồm: Be, Mg, Ca, Sr, Ba.
- Là nguyên tố s có cấu hình e ngoài cùng tổng quát là ns2. Xu hướng nhường 2e tạo ion M2+.
VD: Mg ( Mg 2+ + 2e 
 [Ne]3s2 [Ne]
2. Tính chất vật lí:
- tonc và tos tương đối thấp
- Kim loại thuộc nhóm IIA có độ cứng cao hơn KLK nhưng mềm hơn nhôm và những kim loại nhẹ.
- Kiểu mạng tinh thể: không giống nhau.
3. Tính chất hoá học: KLKT có tính khử mạnh, nhưng yếu hơn KLK. Tính khử tăng dần từ Be → Ba.
- Tác dụng với phi kim:
VD: 2Mg + O2 → 2MgO.	TQ: 2M + O2 → 2MO
VD: Ca + Cl2 → CaCl2.	TQ: M + Cl2 → MCl2
- Tác dụng với axit:
VD: Ca + 2HCl → CaCl2 + H2­	TQ: M + 2HCl → MCl2 + H2­
Áp dụng: 
1) Hòa tan hoàn toàn 6gam Ca trong bình đựng dung dịch HCl có dư thu được V lít khí hiđro (ở đktc). Vcó giá trị?
2) Hòa tan hoàn toàn 1,2 gam một kim loại kiềm thổ A trong bình đựng dung dịch HCl có dư thu được 1,12 lít khí hiđro(ở đktc). A là?
- Tác dụng với nước:
+ Be không phản ứng (Be không tan trong nước)
 + Mg: phản ứng chậm ở nhiệt độ thường. Mg + H2O ( MgO + H2­(Mg không tan trong nước)
+ Ca, Sr, Ba phản ứng ở nhiệt độ thường. (Ca, Sr, Ba tan trong nước)
VD: Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2­
4. Ứng dụng và điều chế:
- Kim loại Be tạo ra những hợp kim bền, có tính đàn hồi cao. Mg tạo ra hợp kim nhẹ,bền.
- Đpnc muối halogenua. 
Vd: MgCl2 	Mg + Cl2­	TQ: MX2 M + X2­
 Kim loại kiềm thổ thu được ở cực âm (catot); halogen thu được ở cực dương (anot). 
III. HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ:
1. Canxi oxit: CaO (còn gọi là vôi sống)
- Là chất rắn màu trắng, tan trong nước.
- Là oxit bazơ: H2O + CaO (Ca(OH)2 	
 	 	CaO + 2HCl (CaCl2 + H2O
 	CO2 + CaO (CaCO3 
- Điều chế từ đá vôi (CaCO3). 	CaCO3 ( CaO + CO2
2. Canxi hidroxit: (còn gọi là vôi tôi):
- Là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước
- Dung dịch Ca(OH)2 (nước vôi trong) là một bazơ mạnh. 
	 Ca(OH)2 Ca2+ + 2OH-
- Dung dịch Ca(OH)2 có những tính chất của một dung dịch kiềm.
	VD: Ca(OH)2 + 2 HNO3 →	Ca(NO3)2 + 2 H2O	 
	 Ca(OH)2 + CuSO4 → CaSO4 + Cu(OH)2↓
3. Canxicacbonat: (còn gọi là đá vôi):
	- Là chất rắn màu trắng không tan trong nước.
- Là muối của axit yếu nên phản ứng với những axit mạnh hơn.
	VD: CaCO3 + HCl → CaCl2 + H2O + CO2	­	 
	 CaCO3 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca + H2O + CO2 ( (1)	 
- Phản ứng với CO2 và H2O: CaCO3 +CO2 +H2O Ca(HCO3)2	 (2)	 
	 Phản ứng (1) giải thích sự xâm thực đá vôi và tạo thạch nhũ trong các hang động.
 	 Phản ứng (2) giải thích sự tạo cặn trong ấm đun nước.
4. Canxi sunfat: CaSO4 
- Là chất rắn, màu trắng, ít tan trong nước.
- Tuỳ theo lượng nước kết tinh mà ta có 3 loại:
- CaSO4.2H2O: thạch cao sống
- CaSO4. H2O (hoặc CaSO4.0,5H2O): thạch cao nung
- CaSO4: thạch cao khan.
5. Nước cứng: 
- Khái niệm: + Nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+ gọi là nước cứng. 
VD: Nước sông, suối, ao, hồ, giếng,
 + Nước có chứa ít hoặc không chứa các ion trên gọi là nước mềm.
	VD; Nước mưa, nước cất.
- Phân loại nước cứng:
+ Nước cứng tạm thời: là nước cứng có chứa anion HCO3-. 
Ví dụ: Nước có chứa muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2.
+ Nước cứng vĩnh cữu: là nước cứng có chứa các ion Cl-, SO42- hoặc cả 2. 
Ví dụ: Nước có chứa muối CaCl2, CaSO4,...
+ Nước cứng toàn phần: Là nước cứng chứa cả tính cứng tạm thời và vĩnh cửu.
- Cách làm mềm nước cứng:
* Nguyên tắc: làm giảm nồng độ ion Ca2+, Mg2+ trong nước cứng bằng cách chuyển 2 ion tự do này vào hợp chất không tan hoặc thay thế chúng bằng những cation khác.
(có 2 phương pháp:
+ Phương pháp kết tủa: 
a) Đối với nước cứng tạm thời:
- Đun sôi trước khi dùng: M(HCO3)2 MCO3 (+ CO2(+ H2O
 lọc bỏ kết tủa được nước mềm.
- Dùng nước vôi trong vừa đủ:	
Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 CaCO3(+ 2H2O
 	Mg(HCO3)2 +2Ca(OH)2 2CaCO3(+ Mg(OH)2(+ 2H2O
 Hay Mg2+ +Na2CO3 + Ca(OH)2 CaCO3(+ Mg(OH)2(+ 2Na+
b) Đối với nước cứng vĩnh cữu và toàn phần: dùng các dung dịch Na2CO3, Na3PO4 để làm mềm	M2+ + CO32- → MCO3 ↓.	
3M2+ + 2PO43- → M3(PO4)2 ↓ 
 + Phương pháp trao đổi ion: cho nước cứng đi qua chất trao đổi ion (ionit), chất này hấp thụ Ca2+, Mg2+, giải phóng Na+, H+ → nước mềm.
IV. NHÔM
1. Vị trí và cấu tạo: Nhôm ở ô thứ 13, chu kì 3, nhóm IIIA
Cấu hình electron. : 1s22s22p63s23p1
Là nguyên tố p, có 3e hoá trị. Xu hướng nhường 3e tạo ion Al3+
 Al → Al3+ + 3e
 [Ne]3s23p1 [Ne]
Trong hợp chất nhôm có số oxi hoá +3. (ví dụ: Al2O3, AlCl3...)
Tính chất vật lí của nhôm: Màu trắng bạc, mềm, nhẹ
Tính chất hoá học: Al là kim loại có tính khử mạnh. (yếu hơn KLK, KLK thổ) 
a) Tác dụng với phi kim: tác dụng trực tiếp và mãnh liệt với nhiều phi kim.
Ví dụ: 4Al + 3O2 → 2Al2O3; 
 2 Al + 3Cl2 → 2AlCl3
b) Tác dụng với axit:
- Với các dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng:
Ví dụ: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2­;	
 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2­
Pt ion: 2Al + 6H+ → 2Al3+ + 3H2­
- Với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc:
+ Al không phản ứng với HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội.
+ Với các axit HNO3 đặc nóng, HNO3 loãng, H2SO4 đặc nóng: Al khử được và xuống những mức oxi hoá thấp hơn. 
Al + 6HNO3 đ Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
c) Tác dụng với H2O: 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3+ 3H2 (
(Do tạo Al(OH)3 không tan nên coi như Nhôm không tan trong nước) 
(phản ứng dừng lại nhanh do có lớp Al(OH)3 không tan trong H2O bảo vệ lớp nhôm bên trong.
d) Tác dụng với oxit kim loại: (phản ứng nhiệt nhôm)
Ở nhiệt độ cao, Al khử được nhiều ion kim loại kém hoạt dộng hơn trong oxit (FeO, CuO,...) thành kim loại tự do. 
Ví dụ: Fe2O3 + 2Al Al2O3 + 2Fe
e) Tác dụng với bazơ: nhôm tác dụng với dung dịch bazơ mạnh: NaOH, KOH, Ca(OH)2....
	VD: 2Al +2NaOH +6H2O → 2Na[Al(OH)4] +3H2 (Nhôm tan trong dung dịch kiềm)
 	natri aluminat
	Chú ý: Al + HCl hoặc H2SO4 loãng hoặc ddNaOH. 	Al → H2.
Ví dụ 1: Hòa tan 5,4gam Al trong dd HCl dư thu được V(lit) Hiđro ở đktc. V có giá trị?
Ví dụ 2: Hòa tan m(gam) Al trong dd HCl dư thu được 3,36 (lit) Hiđro ở đktc. m có giá trị?
Sản xuất: ptđp: Al2O3 2Al + 3/2 O2.
V. HỢP CHẤT CỦA NHÔM:
1. Nhôm oxit: Al2O3
- Là chất rắn màu trắng, không tan trong nước.
- Trong vỏ quả đất, Al2O3 tồn tại ở các dạng sau:
 + Tinh thể Al2O3 khan là đá quý rất cứng: corindon trong suốt, không màu.
 + Đá Rubi (hồng ngọc): màu đỏ
 + Đá Saphia: màu xanh. (Có lẫn TiO2 và Fe3O4)
 + Emeri (dạng khan) độ cứng cao làm đá mài
* Tính chất hoá học:
- Al2O3 là hợp chất rất bền: Al2O3 là hợp chất ion, ở dạng tinh thể nó rất bền về mặt hoá học.
- Al2O3 là chất lưỡng tính:
	+ Tác dụng với axit mạnh: HCl, HNO3,
 	Ví dụ: Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
	+ Tác dụng với các dung dịch bazơ mạnh: NaOH, KOH....
	VD: Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
2. Nhôm hidroxit: Al(OH)3.
to
a) Kém bền với nhiệt: 2Al(OH)3 Al2O3 + 3 H2O
b) Là hợp chất lưỡng tính
 - Tác dụng với axit mạnh: HCl, HNO3,
	VD: 3HCl + Al(OH)3 → AlCl3 + 3H2O
 - Tác dụng với các dung dịch bazơ mạnh:
 VD: Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
3. Nhôm sunfat: Al2(SO4)3.
- Quan trọng là phèn chua: 
Công thức hoá học: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hay KAl(SO4)2.12H2O
- Phèn chua được dùng trong công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu, làm trong nước...
- dd Al2(SO4)3 có pH< 7, môi trường axit.
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
B1. CẤP ĐỘ BIẾT
Câu 1: Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy thấp và mềm là do yếu tố nào sau đây?
A. Khối lượng riêng nhỏ
B. Thể tích nguyên tử lớn và khối lượng nguyên tử nhỏ
C. Điện tích của ion nhỏ (+1), mật độ electron thấp, liên kết kim loại kém bền
D. Tính khử mạnh hơn các kim loại khác
Câu 2: Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở cực âm xảy ra quá trình gì?
A. Sự khử ion Na+	B. Sự oxi hoá ion Na+
C. Sự khử phân tử nước	D. Sự oxi hoá phân tử nước
Câu 3: Trong nhóm kim loại kiềm thổ:
A. Tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên tử tăng
B. Tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên tử giảm
C. Tính khử của kim loại giảm khi bán kính nguyên tử tăng
D. Tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên tử giảm
Câu 4: Mô tả nào dưới đây không phù hợp với nhôm?
A. Ở ô thứ 12, chu kỳ 2, nhóm IIIA	B. Cấu hình electron [Ne] 3s23p1
C. Tinh thể cấu tạo lập phương tâm diện	D. Mức oxi hoá đặc trưng là +3
Câu 5: Mô tả ứng dụng nào của nhôm dưới đây là chưa chính xác?
A. Làm vật liệu chế tạo ô tô, máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ.
B. Làm khung cửa, trang trí nội thất và mạ đồ trang sức.
C. Làm dây dẫn điện, thiết bị trao đổi nhiệt, công cụ đun nấu trong gia đình.	
D. Chế tạo hỗn hợp tecmit, được dùng để hàn gắn đường ray.
B2. CẤP ĐỘ HIỂU
Câu 6: Có các chất sau: NaCl, NaOH, Na2CO3, HCl. Chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là:
 A. NaCl B. NaOH	C. Na2CO3	D. HCl
Câu 7: Một dung dịch chứa các ion Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl-. Phải dùng dung dịch chất nào sau đây để loại bỏ hết các ion Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+ ra khỏi dung dịch ban đầu?
A. K2CO3	B. NaOH	C. Na2SO4	D. AgNO3
Câu 8: Trường hợp nào dưới đây tạo ra kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn?
A. Thêm dư NaOH vào dd AlCl3	B. Thêm dư AlCl3 vào dd NaOH
C. Thêm dư HCl vào dd NaAlO2	D. Thêm dư CO2 vào dd NaOH
Câu 9: Nhúng một thanh nhôm kim loại vào dung dịch chứa 0,03mol CuSO4. Sau khi phản ứng hoàn toàn, lấy thanh Al ra khỏi dung dịch. Nhận xét sau thí nghiệm không đúng là: (Cho Al=27; Cu=54)
A. Thanh Al có màu đỏ	B. Khối lượng thanh Al tăng 1,38gam
C. Dung dịch thu được không màu.	D. Khối lượng dung dịch tăng 1,38gam
Câu 10: Nhận xét nào dưới đây đúng?
A. Nhôm kim loại không tác dụng với nước do thế khử của nhôm lớn hơn thế khử của nước.
B. Trong phản ứng của nhôm với dung dịch NaOH thì NaOH đóng vai trò chất oxi hoá.
C. Các vật dụng bằng nhôm không bị oxi hoá tiếp và không tan trong nước do được bảo vệ bởi lớp màng Al2O3.
D. Do có tính khử mạnh nên nhôm phản ứng với các axit HCl, HNO3, H2SO4 trong mọi điều kiện.
B3. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG THẤP
Câu 11: Hoà tan 4,6 gam Na kim loại vào nước có dư thu được V lít khí (ở đktc). Giá trị V là
A. 2,24 lit.	B. 1,12 lit.	C. 4,48 lit.	D. 22,4 lit.
Câu 12: Cho 10 gam một kim loại kiềm thổ tác dụng hết với nước thoát ra 5,6 khí (đktc). Kim loại kiềm thổ đó là:
A. Ba	B. Mg	C. Ca	D. Sr
Câu 13: Hoà tan m gam Nhôm kim loại vào dung dịch HCl có dư thu được 3,36 lít khí (ở đktc). Giá trị m là:
A. 7,2gam	B. 2,7gam	C. 4,05 gam	D. 3,6gam
Câu 14: Cho 6,08 gam hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 8,30gam hỗn hợp muối clorua. Số gam hiđroxit trong hỗn hợp lần lượt là bao nhiêu?
A. 2,4gam và 3,68gam.	B. 1,6gam và 4,48gam.
C. 3,2gam và 2,88gam.	D. 0,8gam và 5,28 gam.
Câu 15: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol Mg và 0,2 mol Al tác dụng với dung dịch CuCl2 dư rồi lấy chất rắn thu được sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc. Số mol khí NO2 thoát ra là
A. 0,8 mol.	B. 0,3 mol.	C. 0,6 mol.	D. 0,2 mol.
B4. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG CAO
Câu 16: Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe2O3 (phản ứng nhiệt nhôm). Sản phẩm sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo 0,672 lít khí (đktc). Tính m.
A. 0,540gam.	B. 0,810gam.	C. 1,080 gam.	D. 1,755 gam.
Câu 17: Hoà tan hoàn toàn 8,2 gam hỗn hợp Na2O, Al2O3 vào nước thu được dung dịch A chỉ chứa một chất tan duy nhất. Tính thể tích CO2 (đktc) cần để phản ứng hết với dung dịch A.
	A.	1,12 lít	 B. 2,24 lít	C. 4,48 lít	D. 3,36 lít
Câu 18: Hòa tan một mẫu hợp kim Ba-Na (tỉ lệ 1:1) vào nước được dd X và 6,72 lít khí (đktc). Trung hòa 1/10 dd X thì thể tích HCl 0.1M cần dùng là
A. 0,6 lit. 	 B. 0,3 lit. 	 C. 0,06lit. 	D. 0,8lit.
Câu 19: Cho 3,87gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào 250ml dung dịch X gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được dung dịch B và 4,368 lít H2(đktc). Phần trăm khối lượng Mg và Al trong X tương ứng là
A. 37,21% Mg và 62,79% Al.	B. 62,79% Mg và 37,21% Al.
C. 45,24% Mg và 54,76% Al.	D. 54,76% Mg và 45,24% Al.
Câu 20: Hỗn hợp X gồm Mg và MgO được chia thành 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 3,136 lít khí (đktc); cô cạn dung dịch và làm khô thì thu được 14,25g chất rắn khan A. Cho phần 2 tác dụng hết với dung dịch HNO3 thì thu được 0,448 lít khí Y (đktc), cô cạn dung dịch và làm khô thì thu được 23 gam chất rắn khan B. 
a) Phần trăm khối lượng của Mg trong hỗn hợp X là 
	A. 10,64%.	B. 89,36%.	C. 44,68%.	D. 55,32%.
b) Công thức phân tử của Y là
	A. NO2.	B. NO.	C. N2O.	D. N2.
C. ĐÁP ÁN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20a
20b
C
C
A
A
D
C
A
B
D
C
D
C
B
B
A
C
B
A
A
B
D
CHƯƠNG 7: SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI KHÁC
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Sắt (Fe):
1. Vị trí và cấu tạo Fe.
- Fe có số hiệu nguyên tử 26, Chu kì 4, Nhóm VIIIB.
- Cấu hình e: [Ar] 3d64s2 hay 1s22s22p63s23p63d64s2 Fe là nguyên tố d, có thể nhường 2 e hoặc 3 e ở phân lớp 4s và phân lớp 3d để tạo ra ion Fe2+, Fe3+.
- Trong hợp chất, sắt có số oxi hoá là +2, +3. Vd: FeO, Fe2O3
2. Tính chất vật lí.
Là kim loại màu trắng hơi xám, dễ rèn. Sắt có tính nhiễm từ nên được dùng làm lõi của động cơ điện.
3. Tính chất hoá học.
- Sắt là một kim loại có tính khử trung bình. Fe có thể bị oxi hoá thành Fe+2 hoặc Fe+3 tuỳ thuộc vào chất oxi hoá tác dụng với Fe.
A. Tác dụng với phi kim.
- Tác dụng với O2: Sắt cháy sáng trong không khí:
 	3Fe + 2O2 = Fe3O4
- Fe tác dụng với phi kim khác
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
Fe + S FeS
b.Tác dụng với axit.	
* Với axit HCl, H2SO4 loãng: Fe0 bị oxi hóa lên Fe+2
Fe + 2HCl FeCl2 + H2#
 	Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 #
 * Với HNO3,H2SO4 đặc:
- HNO3 và H2SO4 đặc nguội làm cho Fe bị thụ động (không tan).
- HNO3 loãng oxi hoá Fe0 lên Fe+3.
- HNO3 và H2SO4 đặc nóng đều oxi hoá Fe0 lên Fe+3.
	Ví dụ: Fe + 4HNO3 Fe(NO3)3 + NO#+ 2H2O
	 2Fe + 6H2SO4 đ, nóng Fe2(SO4)3 + 3SO2 (+ 6H2O
c. Tác dụng với muối: 
Ví dụ: Fe + CuCl2 FeCl2 + Cu
4. Trạng thái tự nhiên – phương pháp điều chế và ứng dụng.
a. Trạng thái tự nhiên.
- Là kim loại phổ biến nhất sau Al. Tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất.
- Những thiên thạch từ khoảng không gian của vũ trụ rơi và quả đất chủ yếu là Fe ở dạng tự do.
- Những quặng quan trọng nhất của Fe là: 
+ Manhetit. Fe3O4 (Oxit sắt từ)
+ Hematit đỏ Fe2O3 
+ Hematit nâu Fe2O3.nH2O. 
+ Xiđerit FeCO3.
+ Khoáng vật pirit FeS2.
b. Điều chế.
Điều chế Fe tinh khiết:
 3H2 + Fe2O3 2Fe + 3H2O
 2Al + Fe2O3 Al2O3 + 3Fe
 Sắt kĩ thuật được điều chế bằng cách khử sắt oxit ở nhiệt độ cao.
II. Hợp chất sắt (II): gồm muối, hiđroxit, oxit của Fe2+. 
Vd: FeO, Fe(OH)2, FeCl2
Tính chất hoá học chung của hợp chất sắt (II):
 - Hợp chất sắt (II) tác dụng với chất oxi hoá sẽ bị oxi hoá thành hợp chất sắt (III). Trong phản ứng hoá học ion Fe2+ có khả năng cho 1 electron: Fe2+ Fe3+ + 1e
(Tính chất hoá học đặc trưng của hợp chất sắt (II) là tính khử.
Ví dụ 1: 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4 Fe (OH)3
 khử oxh
Ví dụ 2: 2FeCl2 + Cl2 2FeCl3
(Oxit và hidroxit sắt(II) có tính bazơ:
Ví dụ 1: Fe(OH)2 + 2HCl FeCl2 + 2H2O
Ví dụ 2: FeO + 2HCl FeCl2 + H2O
2. Điều chế một số hợp chất sắt (II):
 + Fe(OH)2: Dùng phản ứng trao đổi ion giữa dd muối sắt (II) với dung dịch bazơ.
Ví dụ: FeCl2 + 2 NaOH Fe(OH)2 + 2 NaCl
 	 Fe2+ + 2 OH- Fe(OH)2
 + FeO:
*Phân huỷ Fe(OH)2 ở nhiệt độ cao trong môi trường không có không khí.
 	 Fe(OH)2 FeO + H2O
*Hoặc khử oxit sắt ở nhiệt độ cao. 
 Fe2O3 + CO 2 FeO + CO2
 + Muối sắt (II): Cho Fe hoặc FeO, Fe(OH)2 tác dụng với các dung dịch HCl, H2SO4 loãng.
III. Hợp chất sắt (III):
Tính chất hoá học của hợp chất sắt (III): Hợp chất sắt (III) có tính oxi hoá: khi tác dụng với chất khử, hợp chất sắt (III) bị khử thành hợp chất sắt (II) hoặc kim loại sắt tự do.
Trong pư hoá học: Fe3+ + 1e Fe2+
 Fe3+ + 3e Fe
(tính chất chung của hợp chất sắt (III) là tính oxi hoá.
Ví dụ 1: Nung hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 ở nhiệt độ cao: 
 Fe2O3 + 2Al Al2O3 +2 Fe
 Oxi hóa khử
Ví dụ 2: Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch muối sắt (III) clorua. 
 2 FeCl3 + Fe → 3FeCl2
Ví dụ 3: cho Cu tác dụng với dung dịch FeCl3. 
 Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
2. Điều chế một số hợp chất sắt (III): 
a. Fe(OH)3:

Tài liệu đính kèm:

  • docHD bài tập ôn hóa 12 phần vô cơ.doc