Hướng dẫn ôn thi THPT quốc gia môn: Hóa học

doc 57 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1635Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn ôn thi THPT quốc gia môn: Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn ôn thi THPT quốc gia môn: Hóa học
TRƯỜNG THPT THANH OAI A
HƯỚNG DẪN ÔN THI THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC: 2015- 2016
TỔ HÓA – ĐỊA - TD
MÔN: HÓA HỌC
PHẦN MỘT: HƯỚNG DẪN CHUNG 
A. NỘI DUNG ÔN TẬP
I. Lớp 12:
Chương I: ESTE - LIPIT
1. Kiến thức:
a) Este: - Khái niệm, danh pháp, tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế este.
- Đồng phân este
b) Lipit: Khái niệm lipit, chất béo, tính chất vật lý, tính chất hóa học của chất béo
- Các đồng phân của chất béo;
2. Kỹ năng:	- Lập công thức phân tử, Viết công thức cấu tạo các đồng phân este, danh pháp các este, lập công thức các chất béo.
- Giải bài tập về phản ứng este hóa, phản ứng xà phòng hóa.
3. Phát triển năng lực: Năng lực nhận biết, thông hiểu, vận dụng về hóa học.
4. Lưu ý:	- este của axit fomic có phản ứng tráng bạc.
	- este dạng RCOOC6H5 khi xà phòng hóa tạo 2 muối.
Chương II: CACBOHIDRAT.
1. Kiến thức: - Nắm công thức cấu tạo, tính chất hóa học của Glucozo, Ftuctozo, nắm công thức phân tử, t/c hóa học của Saccarozơ, tinh bột, Xenluzơ.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng hóa học: Như phản ứng thủy phân của Saccarozơ, tinh bột, Xenlulozơ, phản ứng tráng bạc của Glucozơ, Fructozơ....
3. Phát triển năng lực:	- Năng lực nhận biết các chất Cacbohidrat.
	- Năng lực giải bài tập hóa học về phản ứng thủy phân.
Chương III: AMIN - AMINOAXIT - PROTEIN.
1. Kiến thức : Nắm được khái niệm Amin, Aminoaxit, Peptit, Protein, phân loại Amin.
Nắm vững t/c hóa học của Amin, aminoaxit, Peptit, Protein.
2. Kỹ năng : Kỹ năng phân loại amin, kỹ năng viết các đồng phân amin, kỹ năng viết các phương trình phản ứng trùng ngưng của aminoaxit, phản ứng thủy phân của Peptit, kỹ năng nhận biết các amino axit.
3. Phát triển năng lực : Phát triển các năng lực tư duy hóa học, xác định công thức cấu tạo các amin, aminoaxit, các peptit.
4. Lưu ý :	- Phân biệt amino, không no, amin thơm.
	- Chú ý các bài toán về a - Aminoaxit, peptit
CHƯƠNG IV : POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME.
1. Kiến thức :- Nắm khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lý các Polime.
	 - Nắm được các phương pháp điều chế Polime.
	 - Nắm được các vật liệu Polime : Chất dẻo, tơ, cao su.
2, Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng viết các phương trình phản ứng trùng hợp, trùng ngưng tạo Polime.
Rèn luyện giải được một số dạng bài tập về Polime thiên nhiên, Polime tổng hợp và Polime nhân tạo.
3. Phát triển năng lực :	- Năng lực nhận biết các Polime.
	- Năng lực viết các phương trình phản ứng.
- Năng lực tính toán hóa học.
	- Năng lực vận dụng vàothuc tiễn.
4. Lưu ý : Đặc điểm cấu tạo các Polime.
Chương V : ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
1. Kiến thức :
- Nắm được vị trí các kim loại trong bảng tuần hoàn.
- Nắm được đặc điểm lớp Electron ngoài cùng các kim loại.
- Nắm được tính chất vật lý chung của các kim loại.
- Nắm vững tính chất hóa học chung của kim loại.
- Nắm dãy điện hóa của kim loại, quá trình điện phân, các trường hợp điện phân.
- Các khái niệm ăn mòn kim loại, ăn mòn hóa học, ăn mòn điện hóa học, điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa học.
- Các phương pháp chống ăn mòn kim loại.
- Nắm được nguyên tắc chung và các phương pháp điều chế kim loại (điện phân, nhiệt luyện, thủy luyện).
2. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng xác định vị trí và cấu hình electron của nguyên tử, ion kim loại.
- Rèn luyện kỹ năng viết các phương trình phản ứng oxi hóa khử....
- Rèn luyện kỹ năng tính toán theo phương trình hóa học
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng các định luật bảo toàn khối lượng, tăng giảm khối lượng, bảo toàn mol nguyên tố, bảo toàn mol electron 
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng dãy điện hóa kim loại, vận dụng định luật fara đây về điện phân.
3. Phát triển năng lực : 
- Năng lực tư duy hóa học
- Năng lực vận dụng hóa học vào thực tiễn
- Năng lực tính toán hóa học
- Năng lực thực hành hoá học.
4. Lưu ý : Chú ý làm nhiều bài tập về phản ứng oxi hóa khử liên quan đến kim loại.
Chương VI : KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ, NHÔM
1. Kiến thức :
- Nắm vị trí của kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm trong bảng tuần hoàn
- Nắm cấu hình electron của kim loại kiềm, kiềm thổ
- Nắm vững tính chất hóa học chung của kim loại kiềm, kiềm thổ
- Nắm tính chất hóa học của nhôm
- Phương pháp điều chế kim loại, kiềm, kiềm thổ, nhôm
- Nắm tính chất hóa học một số hợp chất kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm
- Biết được Al203; Al(OH)3 là hợp chất lưỡng tính
2. Kỹ năng :
- Rèn luyện kỹ năng viết cấu hình electron
- Rèn luyện kỹ năng viết các phương trình hóa học
- Rèn luyện kỹ năng giải các bài toán học, kỹ năng nhận biết các chất
3. Phát triển năng lực : Năng lực tư duy hóa học, năng lực vận dụng vào thực tiễn
4. Lưu ý : 
- Chú ý viết các phương trình Ion rút gọn
- Chú ý các bài toán về hợp chất lưỡng tính của nhôm
Chương VII : SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG KHÁC
1. Kiến thức : Vị trí của Fe ; Cr ; Cu ; Zn trong bảng tuàn hoàn
- Cấu hình electron trong nguyên tử của các kim loại Fe ; Cr 
- Cấu hình electron của các Ion : Fe2+; Fe3+ ; Cr2+ ; Cr3+ 
- Tính chất hóa học của các kim loại Fe ; Cr 
- Tính chất hóa học của các hợp chất sắt (II), sắt (III) , Cr (II) , Cr (III) Crom có số oxi hóa +6.
- Nắm được phương pháp điều chế các kim loại Cr, Fe, 
2. Kỹ năng : Viết được các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của các chất.
- Giải được các bài tập tính hàm lượng %, xác định tên kim loại
- Nhận biết được các Ion Fe2+ ; Fe3+ ; Cr2+ ; Cr3+ trong dung dịch
- So sánh được tính chất hóa học giữa các hợp chất cùng loại với nhau
- Sử dụng và bảo quản các đồ dùng bằng kim loại
3. Phát triển năng lực
- Phát triển năng lực tư duy hóa học, năng lực tính toán, năng lực áp dụng vào thực tiễn
4. Lưu ý : Chú ý khai thác tính chất hóa học ứng với từng trạng thái oxi hóa của kim loại, rèn luyện viết phương trình ion rút gọn, rèn luyện giải các bài toán về oxi hóa khử.
Chương VIII : PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ
1. Kiến thức
- Nắm được phương pháp nhận biết (thuốc, thử, hiện tượng, phương trình hóa học) các Cation, Na+, NH4+, Ca2+, Ba2+, Fe2+, Fe3+, Al3+, Cr3+, Cu2+
- Nắm được phương pháp nhận biết (thuốc thử, hiện tượng, phương trình hóa học) các Anion N03-, S042- , C032-, Cl-, P043-
- Nắm được phương pháp nhận biết (thuốc thử, hiện tượng, phương trình hóa học) một số khí như S02, C02, NH3, H2S, Cl2, N0, N02
2. Kỹ năng:
- Tiến hành thí nghiệm, rút ra nhận xét
- Phân biệt một số Cation và một số Anion bằng phương pháp hóa học
+ Chọn thuốc thử thích hợp, phân tích hiện tượng và dấu hiệu đặc trưng để nhận biết.
+ Trình bày sơ đồ nhận biết
- Phân biệt một số chất khí bằng phương pháp hóa học
3. Phát triển năng lực
Năng lực dựa vào các dấu hiệu đặc trưng của phản ứng hóa học để nhận biết các chất
-Năng lực thực hành hoá học.
4. Lưu ý: 
- Trình bày cho được bài làm của một câu hỏi nhận biết
- Viết được các phương trình phản ứng
Chương IX. HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG
1. Kiến thức: Biết được ảnh hưởng của hóa học đến sự phát triển kinh tế như các nhiên liệu hóa thạch ảnh hưởng đến vấn đề năng lượng
- Ảnh hưởng của hóa học đến các vật liệu mới
- Biết được ảnh hưởng của hóa học đến vấn đề tiêu dùng, vấn đề sức khỏe của con người.
- Biết được vấn đề ô nhiễm môi trường và chống ô nhiễm môi trường
2. Kỹ năng: 
- Kỹ năng sử dụng hóa chất trong cuộc sống và kỹ thuật
- Kỹ năng chống ô nhiễm môi trường
- Kỹ năng bảo vệ chống ngộ độc thực phẩm
3. Phát triển năng lực:
- Năng lực vận dụng vào thực tiễn của hóa học
4. Lưu ý:
- Chú ý vấn đề chống ô nhiễm môi trường. Tích cực trồng cây xanh, chống nghiện hút, chống sử dụng nhiều về rượu, bia, thuốc lá
PHẦN HAI: HƯỚNG DẪN CỤ THỂ.
NỘI DUNG ÔN TẬP CHƯƠNG 1: ESTE - CHẤT BÉO
TÓM TẮT LÝ THUYẾT
Bài 1. ESTE .
I. Khái niệm : Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este 
Este đơn chức RCOOR, Trong đó R là gốc hidrocacbon hay H; R’ là gốc hidrocacbon 
Este no đơn chức : CnH2nO2 ( với n2)
Tên của este : 
Tên gốc R’+ tên gốc axit RCOO (đuôi at) 
Vd : CH3COOC2H5 : Etylaxetat 
 CH2=CH- COOCH3 : metyl acrylat 
II.Lí tính :- nhiệt độ sôi ,độ tan trong nước thấp hơn axit và ancol có cùng số cacbon : axit > ancol > este
-Một số mùi đặc trưng : Isoamyl axetat : mùi chuối chín ; Etyl butiat ,etyl propionat có mùi dứa 
III TÍNH CHẤT HÓA HỌC :
a.Thủy phân trong môi trường axit : tạo ra 2 lớp chất lỏng , là phản ứng thuận nghịch (2 chiều )
RCOOR, + H2O RCOOH + R,OH 
b.Thủy phân trong môi trường bazơ ( Phản ứng xà phòng hóa ) : là phản ứng 1 chiều 
RCOOR, + NaOH RCOONa + R,OH
* ESTE đơn chức đốt cháy tạo thành CO2 và H2O . ta suy ra este đó là este no đơn chức , hở (CnH2nO2)
IV.ĐIỀU CHẾ : axit + ancol este + H2O
RCOOH + R’OH RCOOR’ + H2O .
Bài 2. Lipit. 
I. Khái niệm:Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực.
II. Chất béo:
1/ Khái niệm:
Chất béo là trieste của glixerol với axit béo gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
Công thức:R1COO-CH2 R1,R2,R3: là gốc hidrocacbon 
 | 
 R2COO-CH
 |
 R3COO-CH2
Vd:[CH3(CH2)16COO]3C3H5 : tristearoylglixerol (tristearin)
2/ Tính chất vật lí:
-Ở nhiệt độ thường,chất béo ở trạng thái lỏng khi trong phân tử có gốc hidrocacbon.Ở trạng thái rắn khi trong phân tử có gốc hidrocacbon no.
3/ Tính chất hóa học:
a.Phản ứng thủy phân: [CH3(CH2)16COO]3C3H5+3H2O 3CH3(CH2)16COOH+C3H5(OH)3
c. Phản ứng cộng hidro của chất béo lỏng thành chất béo rắn (bơ nhân tạo)
(C17H33COO)3C3H5+3H2(C17H35COO)3C3H5
 lỏng rắn
b. Phản ứng xà phòng hóa: 
 [CH3(CH2)16COO]3C3H5 + 3NaOH 3[CH3(CH2)16COONa] +C3H5(OH)3
 tristearin Natristearat → xà phòng 
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
I. BIẾT:
Câu 1: Số hợp chất dạng RCOOR’ có CTPT C4H8O2 có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là:
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 2: Thủy phân este E có công thức phân tử C4H8O2 (có mặt H2SO4 loãng) thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng một phản ứng duy nhất. Tên gọi của E là:
	A. Metyl propionat.	B. Propyl fomat.	C. Ancol etylic.	D. Etyl axetat.
Câu 3: Xà phòng hóa hỗn hợp gồm CH3COOCH3 và CH3COOC2H5 thu được sản phẩm gồm:
	A. 2 muối và 2 ancol	 B. 2 muối và 1 ancol	C. 1 muối và 2 ancol	 D. 1 muối và 1 ancol
Câu 4:Thuỷ phân este X có CTPT C3H6O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp hai chất hữu cơ Y và Z trong đó Y có tỉ khối hơi so với H2 là 16. X có công thức là
	A.HCOOC2H5.	B.CH3COOCH3.	C.HCOOC2H5	D.C2H5COOCH3.
Câu 5:Khi thuỷ phân tristearin trong môi trường axit ta thu được sản phẩm là
A.C15H31COONa và etanol. 	B. C17H35COOH và glixerol.
C.C15H31COOH và glixerol. 	D.C17H35COONa và glixerol
Câu 6:Khi xà phòng hóa triolein bằng NaOH ta thu được sản phẩm là
A.C15H31COONa và etanol. 	B.C17H35COOH và glixerol.
C.C15H31COONa và glixerol. 	D.C17H33COONa và glixerol
Câu 7: Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây tạo ra metyl fomat
	A. axit axetic và ancol etylic	B. Axit axetic và ancol metylic
	C. axit fomic và ancol etylic	D. Axit fomic và ancol metylic
Câu 8:Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là
	A.6. 	B.3. 	C.5. 	D.4.
Câu 9: Tỷkhối của một este X so với H2 là 44. Khi thuỷ phân X tạo nên 2 hợp chất. Nếu đốt cháy cùng lượng mỗi hợp chất tạo ra sẽ thu được cùng thể tích CO2 (cùng t0,P). CTCT của X là
A. H-COO-CH3C.CH3COO-C2H5	B.CH3COO-CH3D. C2H5COO-CH3
Câu 10: Số hợp chất đơn chức, có CTPT C4H8O2 đều tác dụng được với dd NaOH là  	
A. 5.   	B. 3. 	C. 6.   	 D. 4.
Câu 11: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là:
	A. etyl axetat.	B. metyl propionat.	C. metyl axetat.	D. propyl axetat
Câu 12:Đun nóng este CH2=CHCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH2=CHCOONa và CH3OH. 	B. CH3COONa và CH3CHO.
C.CH3COONa và CH2=CHOH. 	D.C2H5COONa và CH3OH.
Câu 13: Este benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài là este nào sau đây?
	A. C6H5CH2COOCH3	B. C6H5COOCH3
	C. CH3COOC6H5	D. CH3COOCH2C6H5
Câu 14: Este nào sau đây được dùng để tổng hợp thủy tinh hữu cơ?
	A. CH2=CH-COO-C2H5	B. CH2=C(CH3)-COO-C2H5
	C. CH3-COO-CH=CH2	D. CH2=C(CH3)-COO-CH3
Câu 15: Quá trình nào KHÔNG tạo ra CH3CHO?
	A. Cho vinyl axetat vào dd NaOH	B. Cho C2H2 vào dd HgSO4, đun nóng
	C. Cho ancol etylic qua CuO, to.	D. Cho metyl acrylat vào dd NaOH
II. HIỂU :
Câu 16:Anlyl fomat phản ứng được với:
	A. dung dịch brom	 B. NaOH	C. AgNO3/NH3	D. Tất cả đều đúng
Câu 17:Khi thủy phân HCOOC6H5 trong môi trường kiềm dư thì thu được:
	A. 2 muối	B. 2 muối và nước	 C. 1 muối và 1 ancol	D. 2 ancol và nước
Câu 18:Cho sơ đồ chuyển hóa sau:	 C4H8O2 → X → Y → Z → C2H6
	- CTCT của các chất X, Y, Z lần lượt là:
	A. C2H5OH, CH3COOH, CH3COONa	B. C3H7OH, C2H5COOH, C2H5COONa
	C. C4H8OH, C2H5COOH, C3H7COONa	D. Tất cả đều sai
Câu 19:Khi thuỷ phân este G có công thức phân tử C4H8O2 sinh ra hai sản phẩm X và Y. X tác dụng được với AgNO3/NH3, còn Y tác dụng với CuO nung nóng thu được một anđehit. Công thức cấu tạo của G là
	A. CH3COOCH2-CH3. 	B. HCOO-CH(CH3)2.
	C. HCOO-CH2-CH2-CH3. 	D. CH3-CH2-COO-CH3.
Câu 20:Đun nóng hai chất hữu cơ X là C2H4O2 và Y là C3H6O2 trong dung dịch NaOH, đều thu được muối CH3COONa. X và Y thuộc loại chức hoá học nào sau đây?
	A. X là este, Y là axit cacboxylic. 	B. X và Y đều là axit cacboxylic.
	C. X và Y đều là este. 	D. X là axit cacboxylic, Y là este.
Câu 21:Hợp chất hữu cơ đơn chức mạch hở C4H8O2 có số đồng phân cùng tác dụng với dung dịch NaOH là:
	A. 3	B. 4	C. 6	D. 5
Câu 22:Một hợp chất X có công thức C4H8O2. X tác dụng được với KOH, AgNO3/NH3, nhưng không tác dụng với Na. CTCT của X phải là:
	A. CH3COOC2H5	B. HCOOC2H5C. HCOOCH(CH3)2	D. C2H5COOCH3
Câu 23:Cho sơ đồ sau:	C2H2 → X → Y → Z → CH3COOC2H5
Các chất X, Y, Z tương ứng là:
	A. C4H4, C4H6, C4H10	B. CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH	
C. C2H4, C2H6O2, C2H5OH 	D. C2H6, C2H5Cl, CH3COOH
Câu 24:Cho các đồng phân mạch hở của C2H4O2 lần lượt tác dụng với K, KOH và Na2CO3. Số phản ứng xảy ra là:
	A. 3	B. 5	C. 2	D. 4
Câu 25:Để biến một số dầu thành mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình 
	A. hidro hóa (có xúc tác Ni , t0 ) 	B. cô cạn ở nhiệt độ cao 
	C. làm lạnh 	D. xà phòng hóa
Câu 26:Nhiệt độ sôi của các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần đúng là
	A. CH3COOCH3< CH3COOH < C2H5OH. 	B. CH3COOCH3 < C2H5OH < CH3COOH.
C. C2H5OH < CH3COOCH3< CH3COOH.	D. HCOOH < CH3OH < CH3COOH.
Câu 27:Este C4H8O2 có gốc ancol là metyl thì axit tạo nên este đó là:
A. axit oxalic.	B. axit butiric.	C. axit propionic.	D. axit axetic.
Câu 28:Thủy phân este C2H5COOCH=CH2 trong môi trường axit tạo thành sản phẩm nào? 
     	A. C2H5COOH, CH3CHO          	B. C2H5COOH, CH2=CH-OH 
     	C. C2H5COOH, HCHO          	D. C2H5COOH, C2H5OH
Câu 29:Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là 
	A. 3. 	B. 5. 	C.4. 	D. 2.
Câu 30:Cho các phát biểu sau:
	(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
	(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
	(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
	(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.
	- Số phát biểu đúng là
	A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 1.
Câu 31:Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây? 
	A. H2 (xúc tác Ni, đun nóng). 	B. Dung dịch NaOH (đun nóng). 
	C. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng). 	D.Cu(OH)2 (ở điều kiện thường).
Câu 32:Đốt cháy hoàn toàn 0,11 gam một este X (tạo nên từ một axit cacboxylic đơn chức và một ancol đơn chức) thu được 0,22 gam CO2và 0,09 gam H2O. Số este đồng phân của X là 
	A. 5. 	B.4. 	C. 6. 	D. 2.
Câu 33:Để xà phòng hóa 17,4 gam một este no, đơn chức cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 0,5M. Este đó có CTPT là: 
 A. C5H10O2. B. C6H12O2. C. C3H6O2. D. C4H8O2.
Câu 34:Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este X, rồi dẫn sản phẩm cháy vào dd Ca(OH)2 dư thu được 20g kết tủa. CTCT của X là: 
A. HCOOCH3. 	B. HCOOC2H5C. CH3COOCH3. 	D. CH3COOC2H5.
Câu 35:Hỗn hợp A gồm CH3COOH và CH3COOR (R là gốc hiđrôcacbon). Cho m gam A tác dụng với lượng dư dd NaHCO3 tạo thành 3,36 lít khí CO2 (đktc). Cùng lượng A trên phản ứng vừa đủ với 100 ml dd NaOH 2,5M tạo ra 6 gam ROH. ROH là:
	A. CH3OH	B. C2H5OH	C. C3H7OH	D. C4H9OH
III. VẬN DỤNG THẤP :
Câu 36:Cho axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) phản ứng với anhiđrit axetic, thu được axit axetylsalixylic (o-CH3COO-C6H4-COOH) dùng làm thuốc cảm (aspirin). Để phản ứng hoàn toàn với 43,2 gam axit axetylsalixylic cần vừa đủ V lít dung dịch KOH 1M. Giá trị của V là
A. 0,72.	B. 0,48.	C. 0,96.	D. 0,24.
Câu 37:Este đơn chức X có tỉ khối so với CH4 bằng 6,25. Cho 20,0g X tác dụng với 300ml dd KOH 1M. Cô cạn dd sau phản ứng được 25,2g chất rắn khan. X là:
	A. CH2=CH-CH2-COO-CH=CH2	B. CH2=CH-COO-CH2-CH3
	C. CH3-COO-CH2-CH=CH2	D. CH3-CH2-COO-CH=CH2
Câu 38: Cho 7,4g etylfomat tác dụng với 120ml dd NaOH 1M, cô cạn dd sau phản ứng được m (gam) chất rắn khan. Giá trị của m là
	A. 6,8g	B. 7,6g	C. 8,2g	D. 8,8g
Câu 39:Este X có M=86. Khi cho 17,2g X tác dụng hết với dd NaOH (vừa đủ) thu được 16,4g muối Y và anđehit Z. X là
	A. Vinyl fomat	B. Vinyl axetat	C. Metyl acrylat	D. Etyl axetat
Câu40: Cho 0,02 mol CH3COOC6H5 vào 500 ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m là:
A.4,36g	B. 1,64g	C. 3,96g	D. 2,04g
Câu 41:Khi cho 0,15 mol este đơn chức X phản ứng vừa đủ với dd chứa 12g NaOH thì tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là 29,7 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các tính chất trên là
	A. 4	B. 5	C. 6	D. 2
Câu 42: Một este X đơn chức, mạch hở có 32% oxi (theo khối lượng). Khi thủy phân X được ancol etylic. X là
	A. Etyl axetat	B. Etyl fomat	C. Etyl propionat	D. Etyl acrylat
Câu 43: (TN 2014) Đun nóng 0,1 mol este đơn chức X với 135 ml dd NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dd thu được ancol etylic và 9,6 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
	A. C2H5COOC2H5.	B. C2H5COOCH3.	C. C2H3COOC2H5.	D. CH3COOC2H5.
Câu44: Thuỷ phân hoàn toàn 89 gam chất béo bằng dd NaOH thu được 9,2 gam glixerol. Biết muối của axit béo chiếm 60% khối lượng xà phòng. Khối lượng xà phòng thu được là
A. 91,8 gam	B. 58,92 gam	C. 55,08 gam	D.153 gam
Câu 45: Đun sôi hỗn hợp X gồm 9 gam axit axetic và 4,6 gam ancol etylic với H2SO4 đặc làm xúc tác đến khi phản ứng kết thúc thu được 6,6 gam este. Hiệu suất phản ứng este hóa là
 	 A. 75%.  	B. 80%.  	C. 65%. 	D. 90%.
IV. VẬN DỤNG CAO :
Câu 46:ChochấtXtácdụngvớimộtlượngvừađủdungdịchNaOH,sauđócôcạndungdịchthu đượcchấtrắnYvàchấthữucơZ.ChoZtácdụngvớiAgNO3(hoặcAg2O)trongdungdịchNH3thu được chất hữu cơ T. Cho chất T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. Chất X có thểlà
A. HCOOCH=CH2.	B.CH3COOCH=CH2.	C. HCOOCH3.	D. CH3COOCH=CH-CH3.
Câu 47:XàphònghoámộthợpchấtcócôngthứcphântửC10H14O6trongdungdịchNaOH(dư),thu được glixerol và hỗn hợpgồmbamuối (không có đồng phân hình học). Công thức của ba muối đó là:
A.CH2=CH-COONa,CH3-CH2-COONavà HCOONa.
B. HCOONa, CH≡C-COONa và CH3-CH2-COONa.
C. CH2=CH-COONa,HCOONa và CH≡C-COONa.
D. CH3-COONa,HCOONa và CH3-CH=CH-COONa.
Câu 48. Hai este X, Y có cùng công thức phân tử C8H8O2 và chứa vòng benzen trong phân tử. Cho 6,8 gam hỗn hợp gồm X và Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,06 mol, thu được dung dịch Z chứa 4,7 gam ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic có phân tử khối lớn hơn trong Z là
A. 3,40 gam. B. 0,82 gam. C. 0,68 gam. D. 2,72 gam.
Câu 3. Iso-amyl axetat( thường gọi là dầu chuối), được điều chế bằng cách đun nóng hỗn hợp gồm axit axetic, ancol isoamylic ((CH3)2CHCH2CH2OH ) và H2SO4 đặc. Tính khối lượng axit axetic và khối lượng ancol isoamylic cần dùng để điều chế 195 gam dầu chuối trên, biết hiệu suất của quá trình đạt 60%
A. 90g; 132g	B.150g; 220g	 C. 200g; 220g	 D. 132g; 150g 
Câu 5. Khi đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam chất hữu cơ X đơn chức thu được sản phẩm cháy chỉ gồm 4,48 lít CO2(ở đktc) và 3,6 gam nước. Nếu cho 4,4 gam hợp chất X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đến khiphản ứng hoàn toàn, thu được 4,8 gam muối của axit hữu cơ Y và chất hữu cơ Z. Tên của X là (Cho H= 1; C = 12; O =16; Na = 23)
A. etyl propionat.	B. etyl axetat.	 C. metyl propionat D. isopropyl axetat.
CHƯƠNG 2 CACBOHIĐRAT
TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. GLUCOZƠ
Kiến thức 
Biết được :
- Khái niệm, phân loại cacbohiđrat. 
- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của glucozơ.
- Cấu trúc phân tử dạng mạch hở
Hiểu được : Tính chất hoá học của glucozơ :
+ Tính chất của ancol đa chức.
+ Tính chất của anđehit đơn chức.
+ Phản ứng lên men rượu.
Kĩ năng 
- Viết được công thức cấu tạo dạng mạch hở, của glucozơ, fructozơ.
- Dự đoán được tính chất hoá học dựa vào cấu trúc phân tử.
- Viết được các phương trình hoá học chứng minh tính chất hoá học của glucozơ.
- Phân biệt dung dịch glucozơ với glixerol bằng phương pháp hoá học.
- Giải các bài tập có nội dung liên quan đến hợp chất glucozơ, fructozơ
2. SACCAROZƠ.
TINH BỘT VÀ
XENLULOZƠ
Kiến thức
 Biết được :
 - Cấu trúc phân tử, tính chất vật lí, ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ.
- Sự chuyển hoá tinh bột trong cơ thể sự tạo thành tinh bột trong cây xanh.
Hiểu được : 
- Tính chất hoá học của saccarozơ (phản ứng của ancol đa chức, thuỷ phân trong môi trường axit).
- Tính chất hoá học của tinh bột và xenlulozơ : Tính chất chung (thuỷ phân), tính chất riêng (phản ứng của hồ tinh bột với iot, phản ứng của xenlulozơ với nước Svayde, với axit HNO3). 
Kĩ năng 
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ cho tính chất hoá học.
- Phân biệt các dung dịch : Saccarozơ, glucozơ, glixerol bằng phương pháp hoá học.
- Giải các bài tập có nội dung liên quan về saccarozơ tinh bột và xenlulozơ.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Mức độ biết:
Câu 1: Lọai thực phẩm nào không chứa nhiều saccarôzơ là:
A. mật mía.	B. mật ong.	C. đường phèn.	D. đường kính.
Câu 2: Xenlulozơ là polisaccarit không phân nhánh do các mắc xích nối với nhau bởi các liên kết:
	A. 1,4 – glucozơ 	B. 1,6 – glucozơ	C. 1,4 – fructozơ	D. - 1,4 – glucozơ
Câu 3: Mantozơ là đisaccarit gồm hai gốc glucozơ nối với nhau bởi các liên kết:
	A. 1,4 – glucozơ 	B. 1,6 – glucozơ	C. 1,4 – fructozơ	D. - 1,4 – glicozit
Câu 4: Trong phân tử amilozơ các mắt xích liên kết với nhau bằng liên kết nào ?
	A. α -1,4-glicozit. 	B. α -1,4-glucozit. 	C. β-1,4-glicozit. 	D. β-1,4-glucozit.
Câu 5: Mô tả nào dưới đây không đúng với glucozơ ?
	A. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước và có vị ngọt.	
	B. Có mặt trong hầu hết các bộ phận của cây, nhất là trong quả chín.
	C. Còn có tên gọi là đường nho.	
	D. Có 0,1% trong máu người.
Câu 6: Phát biểu sai là:
	A. Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ đều thu được glucozơ.
	B. Monosaccarit không có phản ứng thủy phân.
	C. Glucozơ, saccarozơ và mantozơ đều có khả năng làm mất màu nước brom.
	D. Mantozơ có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím.
Câu 7: Nhận xét nào sau đây sai?
A. Glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em, người ốm.
B. Gỗ được dùng để chế biến thành giấy.
C. Xenlulozơ có phản ứng màu với iot.
D. Tinh bột là một trong số nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Câu 8: Sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự độ ngọt tăng dần : glucozơ, fructozơ, saccarozơ 
A. Glucozơ < saccarozơ < fructozơ. 	B. Fructozơ < glucozơ < saccarozơ. 
C. Glucozơ < fructozơ < saccarozơ. 	D. Saccarozơ < fructozơ < glucozơ. 
Câu 9: Màu xanh của dung dịch keo X mất đi khi đun nóng và trở lại như ban đầu khi để nguội. Vậy X là:
A. dd (CH3COO)2Cu	B. dd I2 trong tinh bột	C. dd đồng (II) glixerat	D. dd I2 trong xenlulozơ
Câu 10: Câu nào phát biểu đươi đây không đúng?
A. Dung dịch saccarozơ trong môi trường axit ,đun nóng sẽ tham gia phản ứng tráng gương.
B. Dung dịch saccarozơ tham gia phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiêt độ phòng.
C. Saccarozơ do 2 gốc- glucozơ và - fructozơ liên kết với nhau.
D. Saccarozơ chỉ tồn tại ở dạng vòng.
Câu 11: chất có độ ngọt lớn nhất: 
 A. Glucozơ 	B. Fructozơ 	C. Saccarozơ. D. Mantozơ.
Câu 12: Loại đường không có tính khử là :
A. Glucozơ. 	B. Fructozơ. 	C. Mantozơ. 	D. Saccarozơ.
Câu 13: Gluxit (cacbohidrat) chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là :
A. saccarozơ. 	B. tinh bột. 	C. mantozơ. 	D. xenlulozơ.
Câu 14: Glicogen còn được gọi là gì?
A. Glixin	B. Tinh bột động vật.	C. Glixerin	D. Tinh bột thực vật.
Câu 15: Tinh bột trong gạo nếp chứa khoảng 98% là
	A. amilozơ.	B. amilopectin.	C. glixerol.	D. alanin.
Mức độ hiểu:
Câu 16. Cho các phát biểu sau:
	(1) Fructozơ cho được phản ứng tráng gương.
	(2) Glucozơ làm mất màu dung dịch thuốc tím trong môi trường axit khi đun nóng.
	(3) Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
	(4) Mantozơ và saccarozơ là đồng phân của nhau.
	(5) Xenlulozơ và tinh bột có cấu trúc mạch cacbon giống nhau.
	(6) Mantozơ, tinh bột, xenlulozơ đều tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
Số phát biểu đúng là.
	A. 5	B. 4	C. 3	D. 6
Câu 17: cho các phát biểu sau:	
	(a) Đa số các cacbohidrat có công thức chung Cn(H2O)m
(b) Trong phân tử cacbohiđrat luôn có nhóm chức anđehit
(c) Glucozơ và fructozơ tác dụng với Cu(OH)2 đều cho cùng một loại phức đồng
(d) Glucozơ tồn tai chủ yếu ở hai dạng mạch vòng -glucozơ
(e) Glucozơ là chất dinh dưỡng và được dùng làm thuốc tăng lực, tráng gương, tráng ruột phích
(f) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau
Số phát biểu đúng là: 
A. 2	B.4	C. 3	D.5	
Câu 18: Cho các phát biểu sau: 
1. Nước ép quả chuối xanh cho phản ứng tráng gương
2. Nước ép quả chuối chín tác dụng dung dịch iot cho màu xanh lam
3. Xenlulozơ dễ thủy phân hơn tinh bột
4. Nước ép quả chuối chín cho phản ứng tráng gương
5. Trong phân tử hemoglobin của máu có nguyên tố sắt
6. Sự kết tủa của protein bằng nhiệt gọi là sự đông đặc
7. Protein đơn giản khi thủy phân đến cùng thu được chủ yếu là aminoaxit
8. Cu(OH)2 cho vào lòng trắng trứng hiện màu tím
Số phát biểu sai:
	A. 6	B. 4	C. 5	D. 7
Câu 19:  Khí cacbonic chiếm 0,03% thể tích không khí. Để phản ứng quang hợp tạo ra 810 gam tinh bột cần số mol không khí là:
            A. 100000 mol.           B. 50000 mol.             C. 150000 mol.           D. 200000 mol. 
Câu 20: Cho các phát biểu: 
- Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng gương.
- Tinh bột có cấu trúc phân tử mạch không phân nhánh.
- Dung dịch mantozơ có tính khử và bị thủy phân thành glucozơ.
- Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch brom trong CCl4.
- Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
Số phát biểu đúng là:
A. 1	B. 4	C. 2	D. 3
Câu 21: Cho các phát biểu sau:
(a) Mantozơ bị thủy phân trong dung dịch kiềm loãng, đun nóng tạo thành glucozơ.
(b) Dung dịch glucozơ không làm mất màu nước brom.
(c) Glucozơ, mantozơ và fructozơ đều tham gia phản ứng tráng bạc.
(d) Amilopectin có cấu trúc mạng lưới không gian.
(e) Xenlulozơ không phản ứng với Cu(OH)2.
(g) Hồ tinh bột tác dụng với I2 tạo ra sản phẩm có màu xanh tím.
Số phát biểu đúng là
	A. 5.	B. 3	C. 4.	D. 2.
Câu 22. Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
	(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
	(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.	
	(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
	(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
	(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được Ag.
	(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là:
	A. 6	B. 4	C. 3	D. 5
Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tinh bột là polime có cấu trúc dạng mạch phân nhánh và không phân nhánh.
B. Tinh bột không tan trong nước lạnh. Trong nước nóng từ 650C trở lên, tinh bột chuyển thành dung dịch keo nhớt.
C. Tinh bột không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng.
D. Etanol có thể được sản xuất bằng phương pháp lên men các nông sản chứa nhiều tinh bột.
Câu 24: Phương trình : 6nCO2 + 5nH2O (C6H10O5)n + 6nO2, là phản ứng hoá học chính của quá trình nào sau đây ?
A. quá trình hô hấp. 	B. quá trình quang hợp.	C. quá trình khử. 	D. quá trình oxi hoá.
Câu 25: Cho các chất : saccarozơ, glucozơ , frutozơ, etyl format , axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là: 
A. 3 	B. 2 	C. 4 	D. 5
Câu 26: Phát biểu không đúng là:
A. Dung dịch saccarozơ hoà tan được Cu(OH)2.
B. Sản phẩm thủy phân saccarozơ (xúc tác H+, to) có thể tham gia phản ứng tráng bạc.
C. Dung dịch saccarozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.
D. Thủy phân (xúc tác H+, to) tinh bột cũng như xenlulozơ đều cho cùng một mono saccarit.
Câu 27: Glucozơ phản ứng được với những chất nào trong số các chất sau đây: (1) H2(Ni, to) ,(2) Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, (3)Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao, (4)AgNO3/NH3 (to), (5)dung dịch Br2/CCl4, (6) dung dịch Br2/H2O, (7)dung dịch KMnO4, (8)CH3OH/HCl, (9) (CH3CO)2O (to , xt)? 
A. (1), (2), (3), (4), (6), (7), (8), (9). 	B. (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7) , (8), (9). 
C. (1), (3), (5), (6), (7) , (8), (9). 	D. (1), (2), (4), (5), (6), (8), (9).
Câu 28: Fructozơ phản ứng được với những chất nào trong số các chất sau đây ? (1) H2 (Ni, to ), (2) Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, (3) Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao tạo kết tủa đỏ gạch, (4) AgNO3/NH3 (to ), (5) dung dịch nước Br2 (Cl2), (6) (CH3CO)2O (to , xt). 
A. (1), (2), (3), (4), (6). 	B. (1), (2), (3), (4), (5), (6). 
C. (1), (2), (4), (6). 	D. (1), (2), (4), (5), (6). 
Câu 29: Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau : Ở dạng mạch hở glucozơ và fructozơ đều có nhóm cacbonyl, nhưng trong phân tử glucozơ nhóm cacbonyl ở nguyên tử C số , còn trong phân tử fructozơ nhóm cacbonyl ở nguyên tử C số. Trong môi trường bazơ, fructozơ có thể chuyển hoá thành  và  
A. 1, 2, glucozơ, ngược lại. 	B. 2, 2, glucozơ, ngược lại. 
C. 2, 1, glucozơ, ngược lại. 	D. 1, 2, glucozơ, mantozơ. 
Câu 30: Có các phát biểu sau đây: 
(1) Amilozơ có

Tài liệu đính kèm:

  • docHUONG_DAN_ON_THI_THPT_QUOC_GIA_2015_2016_MON_HOA_HOC.doc