Đề thi thử kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 môn: Hoá học - Mã đề thi 157

pdf 6 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1053Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 môn: Hoá học - Mã đề thi 157", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 môn: Hoá học - Mã đề thi 157
 Trang 1/6 - Mã đề thi 157 
CỘNG ĐỒNG HÓA HỌC VÀ ỨNG DỤNG 
 DIỄN ĐÀN BOOKGOL 
ĐỀ CHÍNH THỨC LẦN 1 
(Đề thi có 6 trang) 
ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016 
Môn: HOÁ HỌC 
Thời gian làm bài: 90 phút; không kể thời gian phát đề. 
Mã đề thi 157 
Họ và tên thí sinh:...................................................................... 
Số báo danh:............................................................................... 
Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố: 
H = 1; He =4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; 
Cr = 5; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag=108;Ba = 137, Li=7. 
ĐỀ THI GỒM 50 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50) DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH 
Câu 1: Nguyên tố X thuộc chu kỳ 4, phân nhóm IVB có cấu hình electron là 
 A. [Ar]4s
2
3d
10
4p
2
. B. [Ar]4s
2
4p
2
. C. [Ar]3d
2
4s
2
 D. [Ar]3s
2
3p
6
4s
2
3d
2
. 
Câu 2: Cho các hợp chất sau 
 (1) HCl. (2) NH3. (3) Cl2. (4) NaCl. 
Hợp chất nào dưới đây có liên kết cộng hóa trị 
 A. (1), (2), (4). B. (1), (2), (3). C. (1), (3), (4). D. (2), (3), (4). 
Câu 3: Để chống bị ăn mòn, vỏ lon đồ hộp được làm từ tấm vật liệu 
 A. Sắt tráng kẽm. B. Sắt tráng thiếc. C. Thiếc tráng kẽm. D. Kẽm tráng thiếc. 
Câu 4: Một bạn học sinh tên Lê Thị Tường Vi viết các phương trình phản ứng hóa học sau: 
 CaCO3 + BaCl2  BaCO3↓ + CaCl2 (1) 
 K2CO3 + Ba(NO3)2  BaCO3↓ + 2KNO3 (2) 
 CuS + 2NaOH  Cu(OH)2↓ + Na2S (3) 
 CuSO4 + 2NaOH  Cu(OH)2↓ + Na2SO4 (4) 
Nhận định nào sau đây là đúng? 
 A. Cả bốn phản ứng (1), (2), (3), (4) đều xảy ra. 
 B. Các phản ứng (1), (2), (4) xảy ra. 
 C. Các phản ứng (2), (3), (4) xảy ra. 
 D. Các phản ứng (2), (4) xảy ra. 
Câu 5: Điện phân dung dịch hỗn hợp chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi 
thoát ra ở catot là 2,24 lít (đktc) thì ngừng điện phân. Dung dịch tạo thành hòa tan tối đa 4 gam MgO. Mối liên hệ 
giữa a và b là 
 A. 2a = b. B. 2a + 0,2 = b. C. 2a < b. D. 2a = b + 0,2. 
Câu 6: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học 
 A. Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội. B. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2. 
 C. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2. D. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2. 
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai? 
 A. Andehit vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa. 
 B. Andehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni nung nóng thu được ancol bậc I. 
 C. Andehit tác dụng Cu(OH)2, nung nóng thi được kết tủa đỏ gạch. 
 D. Andehit đơn chức tác dụng với AgNO3/NH3 theo tỉ lệ 1 : 2. 
 Trang 2/6 - Mã đề thi 157 
Câu 8: Khi người thợ hàn hoạt động cũng như khi cắt kim loại bằng mỏ hàn (dùng nhiệt độ 
cao của mỏ hàn điện để kim loại nóng chảy và đứt ra), ngoài các hạt kim loại chói sáng bắn 
ra còn có mùi khét rất khó chịu. Mùi khét này chủ yếu là mùi của chất nào? 
 A. Mùi của oxit kim loại. 
 B. Mùi của các tạp chất trong kim loại cháy tạo ra (như do tạp chất S cháy tạo SO2). 
 C. Mùi của ozon tạo ra từ oxi ở nhiệt độ cao. 
 D. Mùi của hơi kim loại bốc hơi ở nhiệt độ cao. 
Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 5,1 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al trong dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí 
H2 (đktc). Nếu cho cùng lượng hỗn hợp X trên vào dung dịch HNO3 dư, đun nóng, sau phản ứng được 224ml một 
chất khí Y và dung dich Z. Cô cạn dung dịch Z thu được 40,3 gam muối. Khí Y là 
 A. NO. B. N2. C. NO2. D. N2O. 
Câu 10: Hòa tan hoàn toàn kim loại M trong dung dịch H2SO4 loãng (dư 25% so với lượng cần thiết); thu được 
dung dịch T. Cho T tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 1M thu được 11,6 gam kết tủa. Kim loại M là 
 A. Fe. B. Cd. C. Al. D. Mg. 
Câu 11: Khi uống các loại nước có hòa tan khí CO2 (như Cocacola, 
SevenUp, Xá xị,...), ta thường bị ợ hơi. 
Cách lý nào sau đây là đúng? 
 A. Do quá trình bay hơi là quá trình thu nhiệt, điều này khiến 
thân nhiệt giảm một ít. 
 B. Do nhiệt độ cơ thể thường cao hơn nhiệt độ nước uống vào nên khí CO2 thoát ra khỏi chất lỏng gây sự ợ hơi, 
điều này khiến thân nhiệt tăng lên một ít. 
 C. Khi uống loại nước trên vào bao tử có môi trường axit, nên CO2 bị đẩy ra theo nguyên lý dịch chuyển cân 
bằng. Sự ợ hơi này không làm thay thân nhiệt dù là rất ít. 
 D. Sự ợ hơi trên là do khí CO2 thoát ra. Nguyên nhân là sự oxi hóa thực phẩm tạo CO2, nước, nên CO2 của nước 
uống vào làm tăng nồng độ CO2 của cơ thể và CO bị đẩy ra theo nguyên lý dịch chuyển cân bằng. Sự ợ hơi này 
khiến làm giảm thân nhiệt một ít (nên nước giải khát còn có tác dụng giải nhiệt). 
Câu 12: Dung dịch A tác dụng với dung dịch BaCl2 tạo ra kết tủa màu trắng không tan trong axit, dung dịch B tác 
dụng với dung dịch NaOH dư tạo ra kết tủa, kết tủa tăng lên và tan đi. Dung dịch A và B theo thứ tự là 
 A. Na2CO3 và AlCl3. B. Na2SO4 và FeCl2. C. Na2SO4 và AlCl3. D. Na2CO3 và FeCl2. 
Câu 13: Xây hầm bioga là cách xử lí phân và chất thải gia xúc đang được tiến hành. Quá trình này không những 
làm sạch nơi ở và vệ sinh môi trường mà còn cung cấp một lượng lớn khí gas sử dụng cho việc đun, nấu. Thành 
phần chính của khí bioga là 
 A. propan. B. etan. C. butan. D. metan. 
Câu 14: Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon khác số nhóm -OH? 
 A. Etylen glicol. B. Ancol anlylic. C. Glixerol. D. Ancol metylic. 
Câu 15: Khi nói về glucozơ và fructozơ, phát biểu nào sau đây là sai? 
 A. Cùng tham gia phản ứng tráng gương. 
 B. Là sản phẩm thủy phân của saccarozơ. 
 C. Chất kết tinh, không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt. 
 D. Cùng làm mất màu nước brom. 
Câu 16: Hòa tan hoàn toàn 2,9 gam hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó vào nước, thu được 500ml dung dịch 
chứa một chất tan có nồng độ 0,04M và 0,224 lít H2 (đktc). Biết rằng thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. 
Kim loại M là 
 A. Na. B. Ba. C. K. D. Ca. 
Câu 17: Dung dịch A chứa 0,12 mol Na+, 0,04 mol K+, 0,06 mol 2
3
CO  và x mol OH

 Nhỏ rất từ từ dung dịch 
HCl 2M vào dung dịch A, người ta thấy rằng khi bọt khí đầu tiên xuất hiện và khi bọt khí cuối cùng thoát ra thì thể 
tích dung dịch HCl đã dùng tương ứng V1 và V2. Giá trị của V1 và V2 lần lượt là 
 A. 20 ml và 80 ml. B. 20 ml và 40 ml C. 50 ml và 80 ml. D. 40 ml và 50 ml. 
 Trang 3/6 - Mã đề thi 157 
Câu 18: Cho Ba kim loại dư vào lần lượt các dung dịch: Na2CO3 (1), NH4NO3 (2), K2SO4 (3), Al2(SO4)3 (4), MgCl2 
(5), NaHCO3 (6). Số kết tủa khác nhau thu được là 
 A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 
Câu 19: Hóa trị và số oxi hóa của Cl trong axit cloric (HClO3) là 
 A. 7; +5. B. 7; +7. C. 5; +5. D. 5; -5. 
Câu 20: Ion nào khó bị khử nhất trong các ion dưới đây 
 A. Au
3+
.
B. Pt
2+
.
C. Mg
2+
.
D. Al
3+
. 
Câu 21: Cho 1,42 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ tác dụng hết với lượng dư dung 
dịch HCl loãng, thu được 1,12 lít khí (đktc). Hai kim loại đó là 
 A. K và Ca.
B. K và Ba.
C. Li và Be.
D. Na và Mg.. 
Câu 22: Hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) không có phản ứng với Na nhưng có phản ứng tráng bạc. Phân tử khối 
của X là 74 đvC. Đốt cháy một lượng chất X cần 2,24 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua 45 ml dung 
dịch Ca(OH)2 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, không thấy có kết tủa. Cho các phát biểu sau về X 
(1) X có hai liên kết đôi C=C. 
(2) 1 mol X tham gia phản ứng tráng bạc tạo tối đa 2 mol Ag. 
(3) X có phản ứng với ancol etylic. 
(4) Dung dịch X làm đổi màu quỳ tím. 
Số phát biểu đúng là 
 A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. 
Câu 23: Polime có cấu trúc mạng không gian là 
 A. PVC. B. Amilopectin. C. Nhựa bakelit. D. PE. 
Câu 24: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học 
 A. Si + dung dịch HCl đặc. B. CO2 + dung dịch Na2SiO3. 
 C. Si +dung dịch NaOH. D. SiO2 + Mg (đun nóng). 
Câu 25: Cho sơ đồ phản ứng : C3H7O2N + NaOH  B + CH3OH. Công thức cấu tạo của B là 
 A.C2H5COONH4 B. CH3CH2CONH2. C. H2N–CH2–COONa. D. CH3COONH4. 
Câu 26: Biết khối lượng riêng của etanol nguyên chất là 0,8g/ml. Khối lượng của etanol có trong 5,0 lít cồn 900 là 
 A. 3,6 kg. B. 6,3 kg. C. 4,5 kg. D. 5,6 kg. 
Câu 27: Đun nóng hỗn hợp gồm Fe và S tỉ lệ mol 1 : 2 trong bình kín không chứa không khí thu được hỗn hợp X. 
Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn giảm 
60%. Hiệu suất phản ứng giữa Fe và S là 
 A. 25%. B. 80%. C. 50%. D. 60%. 
Câu 28: Cho 0,5 gam hỗn hợp X gồm Li, Na, K vào nước thu được 2 lít dung dịch có pH=12. Trộn 8 gam hỗn hợp 
X và 5,4 gam bột Al rồi cho vào nước đến phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí (đktc) thoát ra. Giá trị của V là 
 A. 8,160. B. 10,304. C. 11,648. D. 8,064. 
Câu 29: Hiđrocacbon no là 
A. Hiđrocacbon chỉ tham gia phản ứng thế, không tham gia phản ứng cộng. 
B. Hiđrocacbon chỉ tham gia phản ứng cộng, không tham gia phản ứng thế. 
C. Hiđrocacbon chỉ có liên kết đơn trong phân tử. 
D. Hiđrocacbon vừa có liên kết  vừa có liên kết  trong phân tử. 
Câu 30: Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng HNO3 thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp X gồm NO2 và NO có tỉ khối so 
với O2 bằng 1,3125 và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 66,9 gam muối khan. Giá trị của m là 
 A. 5,4. B. 8,1. C. 10,8. D. 13,5. 
Câu 31: Trong thí nghiệm điều chế CO2, để loại tạp chất HCl người ta dẫn sản phẩm qua bình rửa khí. Chất tan có 
trong bình rửa khí là 
 A. NaOH. B. Na2CO3. C. NaHCO3. D. NaCl. 
 Trang 4/6 - Mã đề thi 157 
Câu 32: Hỗn hợp M gồm MgCO3, BaCO3 và NaHCO3. Nung M trong khí trơ, đến khối lượng không đổi thu được 
chất rắn N và hỗn hợp khí và hơi X. Hòa tan N vào nước lấy dư, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch 
Y và chất rắn Z. Cho Y tác dụng với X, thu được kết tủa E và dung dịch F. Thành phần chính của kết tủa E là 
 A. MgCO3; BaCO3. B. BaCO3. C. Mg(OH)2. D. Ba(OH)2. 
Câu 33: Để nhận biết các đồng phân mạch hở bền có công thức C2H4O2 bằng phương pháp hóa học có thể dùng 
cặp thuốc thử nào sau đây? 
 A. Quỳ tím ẩm và Na kim loại. B. Quỳ tím ẩm và dung dịch AgNO3/NH3. 
 C. Dung dịch Na2CO3 và dd AgNO3/NH3. D. Dung dịch Na2CO3 và quỳ tím ẩm. 
Câu 34: Cho các công thức cấu tạo sau: 
Dãy liệt kê đầy đủ các công thức cấu tạo của propyl format là 
 A. (I); (II) và (III). B. (I); (III) và (IV). C. (I) và (III). D. (II) và (III). 
Câu 35: Thực hiện các chuỗi phản ứng sau: 
(1) X 
0+ NaOH, t X1 + X2 (5) 2X3 
0
lµm l¹nh nhanh
1500 C X6 + 3H2 
(2) X1 + NaOH 
0Cao, t X3 + Na2CO3 (6) X6 + H2O 
0
4 ,HgSO 80 X7 
(3) X2 
0
2 4H SO , 170 X4 + H2O (7) X7 + H2 
oNi, t X2 
(4) X2 + O2 
lªn men giÊm
 X5 + H2 (8) 2 5 2X X H OX  
Công thức của X là 
 A. HCOOC2H5. B. CH3COOC2H5. C. CH3COOCH3. D. HCOOCH3. 
Câu 36: Cho 65 ml dung dịch amino axit X 0,2M tác dụng vừa đủ với 52ml dung dịch NaOH 0,25M thu được 
1,625 gam muối khan. Mặt khác, 100 gam dung dịch X nói trên có nồng độ 20,6% phản ứng vừa đủ với 100ml 
dung dịch HCl 2M. Tổng số đồng phân có thể có của X là 
 A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. 
Câu 37: Hòa tan hoàn toàn 6,035 gam P2O5 vào V lít dung dịch X gồm NaOH 1M và KOH 1M. Sau khi kết thúc 
phản ứng thu được dung dịch Y, cô cạn dung dịch Y thu được 14,33 gam muối. Giá trị của V là 
 A. 0,1. B. 0,2. C. 0,3. D.0,4. 
Câu 38: Cho m gam hỗn hợp A gồm Al và Fe3O4. Nung A trong khí trơ, nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn 
thu được hỗn hợp B. Nghiền nhỏ hỗn hợp B, trộn đều, chia làm hai phần không bằng nhau: 
 + Phần 1 (phần ít): Tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,176 lít khí H2. Tách riêng chất không tan đem 
hòa tan trong dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít khí. 
 + Phần 2 (phần nhiều): Cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,552 lít khí. Giá trị của m và thành phần 
phần trăm khối lượng của một chất có trong hỗn hợp A (thể tích các khí đo ở đktc) gần giá trị nào nhất sau đây? 
 A. 22 và 63%. B. 23 và 64%. C. 23 và 37%. D. 22 và 36%. 
Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbon đều mạch hở cần dùng 11,76 lít khí O2, sau 
phản ứng thu được 15,84 gam CO2.Nung m gam hỗn hợp X với 0,04 mol H2 có xúc tác Ni, sau một thời gian thu 
được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy lượng Br2 phản ứng là 17,6 gam đồng thời khối 
lượng của bình tăng a gam và có 0,896 lít khí Z duy nhất thoát ra. Biết các khí đo ở đktc. Giá trị của a gần giá trị 
nào nhất sau đây? 
 A. 2,65. B. 2,75. C. 3,2. D. 3,28. 
 Trang 5/6 - Mã đề thi 157 
Câu 40: Hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X cần dùng 11,76 lít 
(đktc) O2 thu được 24,4 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Mặt khác đun nóng a gam hỗn hợp X với xúc tác H2SO4 đặc, 
đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 0,08 mol hỗn hợp 2 anken có khối lượng là m gam và 3,01 gam các 
ete. Giá trị của m là 
 A. 3,20. B. 2,52. C. 1,50. D. 2,75. 
Câu 41:Cho dãy các chất sau: 
Thứ tự tính bazơ tăng dần của bốn chất trên là 
 A. (3), (1), (4), (2) B. (3), (1), (2), (4) 
 C. (1), (3), (4), (2) D. (4), (2), (1), (3) 
Câu 42: Hỗn hợp E chứa hai anđehit X, Y đều mạch hở, không phân nhánh và số nguyên tử C trong Y nhiều hơn 
X là 1. Hidro hóa hoàn toàn 2,18 gam hỗn hợp E cần dùng 2,464 lít (đktc) khí H2 (xúc tác Ni, t
o) thu được hỗn hợp 
F chứa 2 ancol tương ứng. Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 0,155 mol O2, thu được 2,464 lít khí CO2 (đktc). Nếu 
đun nóng 0,048 mol E với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong môi trường amoniac thì thu được m gam kết tủa. 
Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây? 
 A. 11,2. B. 13 C. 10. D. 12. 
Câu 43: Limonen (Limonene) có trong tinh dầu chanh, cam, bưởi, quít,...Limonen có công thức là 
(một đỉnh là một nguyên tử C) 
Cho các phát biểu sau : 
(1) Công thức phân tử của limonen là C10H16. 
(2) Limonen hòa tan nhiều trong nước. 
(3) Có 2 liên kết  trong cấu tạo của limonen. 
(4) Limonen nặng hơn nước và không hòa tan trong nước nên sẽ nằm dưới lớp nước. 
(5) Hơi limonen nhẹ hơn không khí, nên ta ngửi thấy mùi thơm. 
Các phát biểu đúng là 
 A. (1), (2), (3), (5). B.(1). C. (1), (3), (4), (5). D. (1), (3). 
Câu 44: Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường: 
(1) Cho phân đạm ure vào dung dịch Ba(OH)2. (2) Sục khí H2S vào dung dịch Cu(NO3)2. 
 (3) Cho bạc kim loại vào dung dịch Fe2(SO4)3. (4) Cho bột lưu huỳnh vào cốc đựng thủy ngân. 
(5) Sục khí SO2 vào dung dịch Br2. (6) Dẫn luồng khí Cl2 qua dung dịch Fe(NO3)2. 
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là 
 A. 4. B. 5. C. 6. D. 3. 
Câu 45: Một nguồn không khí bị ô nhiễm chứa chủ yếu 4 chất khí X, Y, Z, T. Để nhận biết từng chất khí trên, một 
nhà khoa học đã thu lượng không khí đó vào một bình chứa đủ lớn, sau đó trích ra và làm những thí nghiệm theo 
bảng sau: 
Thuốc thử X Y Z T 
Dung dịch CuCl2 
Dung dịch 
màu xanh lam 
Kết tủa đen 
Dung dịch 
màu xanh lam 
Dung dịch 
màu xanh lam 
Dung dịch Br2 Mất màu nâu đỏ Mất màu nâu đỏ 
Dung dịch 
màu nâu đỏ 
Dung dịch 
màu nâu đỏ 
Dung dịch Ba(OH)2 
dư 
Kết tủa trắng Không hiện tượng Không hiện tượng Kết tủa trắng 
Dung dịch HCl Không hiện tượng Không hiện tượng Khói trắng Không hiện tượng 
Các khí X, Y, Z, T lần lượt là 
 A. H2S, CO2, SO2, NH3. B. CO2, H2S, NH3, SO2. 
 C. SO2, H2S, NH3, CO2. D. H2S, CO2, SO2, NH3. 
 Trang 6/6 - Mã đề thi 157 
Câu 46: Hòa tan hoàn toàn 18,025 gam hỗn hợp bột rắn gồm Fe2O3, Fe(NO3)2, Zn bằng 480 ml dung dịch HCl 1M 
sau phản ưng thu được dung dịch X chứa 30,585 gam chất tan và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm ( N2O, NO, H2) 
có tỉ khối với He là 6,8. Cho AgNO3 dư vào dung dịch X ở trên thấy thu được 0,112 lít khí NO (đktc) (sản phẩm 
khử duy nhất ) và 72,66 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là 
 A. 29,96%. B. 39,89%. C. 17,75%. D.62,32%. 
Câu 47: Dung dịch X chứa Fe2+ (0,25 mol), Cu2+, Cl

và 3NO
 . Dung dịch Y chứa Na+ (0,08 mol), H+ và Cl

. Cho 
dung dịch X vào dung dịch Y thu được dung dịch Z và 0,06 mol khí NO. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung 
dịch Z, thấy thoát ra 0,02 mol khí NO; đồng thời thu được 133,1 gam kết tủa. Nếu nhúng thanh Fe vào dung dịch X 
thì khối lượng thanh Fe tăng m gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn; NO là sản phẩm khử duy nhất của 3NO

trong cả quá trình. Giá trị của m là 
 A. 0,32. B. 0,40. C. 0,48. D. 0,24. 
Câu 48: Hỗn hợp E có khối lượng là 28,6 gam gồm 3 este X; Y; Z mạch hở, không chứa nhóm chức khác có số 
liên kết  lần lượt là a + 2; a + 3; a (với a > 2; a  ) với số mol tương ứng: x mol; 1,5x mol; 3x mol. Đốt cháy 
hoàn toàn E cần dùng 1,27 mol O2 ; sản phẩm thu được sau phản ứng gồm CO2 và H2O, số mol CO2 nhiều hơn số 
mol H2O là 17,5x mol. Thủy phân E trong 360 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ) thì thu được hỗn hợp T các muối 
đơn chức và hỗn hợp các ancol no có số cacbon kế tiếp nhau. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn 
nhất trong T gần giá trị nào nhất sau đây? 
 A. 60%. B. 70%. C. 80%. D. 90%. 
Câu 49: Hỗn hợp A gồm peptit X (1,4a mol) và peptit Y (a mol) (0,1 < a < 0,3); X, Y được tạo nên từ các -amino 
axit có trong chương trình hóa phổ thông ban cơ bản. Cho hỗn hợp A tác dụng vừa đủ với 1,8 mol NaOH thu được 
hỗn hợp B gồm 3 muối (trong đó không có muối của valin). Đốt cháy hoàn toàn B thì thu được 6,475 mol CO2 và 
7,5625 mol H2O. Biết có một -amino axit chỉ chiếm một mắc xích trong X mà không có trong Y. Phần trăm về 
khối lượng của Y trong hỗn hợp A gần giá trị nào nhất sau đây? 
 A. 30%. B. 40%. C. 50%. D. 60%. 
Câu 50: Dung dịch X chứa m gam chất tan gồm Cu(NO3)2  Cu(NO )3 2m 4,7 gam và NaCl. Điện phân dung dịch 
X với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi. Sau thời gian t giây thì thu được dung dịch Y 
chứa (m - 17,31) gam chất tan và có bọt khí thoát ra ở catot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì thu được dung 
dịch Z chứa a gam chất tan và hỗn hợp T gồm ba khí, biết T có tỉ khối so với H2 là 
803
43
. Cho Z vào dung dịch 
chứa 0,1 mol FeCl2 và 0,2 mol HCl thì thu được dung dịch có tổng khối lượng chất tan là a + 16,46 gam. Giả sử 
hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Tổng giá trị (m + a) bằng 
 A. 73,42 . B. 74,56 . C. 76,24 . D. 72,76 . 
---------- HẾT ---------- 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDe_lan_1_Bookgol_2016.pdf