Kiểm tra học kì II môn: Lịch sử 7. Thời gian: 60 phút. Năm học: 2015 - 2016

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 724Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì II môn: Lịch sử 7. Thời gian: 60 phút. Năm học: 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì II môn: Lịch sử 7. Thời gian: 60 phút. Năm học: 2015 - 2016
PHÒNG GD-ĐT VŨNG LIÊM	KIỂM TRA HỌC KÌ II
Trường THCS Nguyễn Thị Thu.	Môn: Lịch sử 7.
	Thời gian: 60 phút.
	Năm học: 2015 - 2016
Phần I. Tự chọn. (2 điểm)
Học sinh chọn làm một trong hai câu sau. 
Câu 1: Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. ( 2đ) ( Biết)
Câu 2: Trình bày cuộc tiến quân của vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp tết Kỷ Dậu (năm 1789) (2đ) ( Biết )
Phần II. Bắt buộc. (8đ)
Câu 1: Bộ luật thời Lê Thánh Tông có tên gọi là gì? Nêu nội dung chính của bộ luật đó? ( 2đ) (Biết)
Câu 2: Trình bày diễn biến, ý nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút (1785 ) ( Biết) (3đ)
Câu 3: Chiếu lập học nói lên hoài bão gì của vua Quang Trung ? (1đ) (Hiểu)
Câu 4: Vì sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa nhử địch? ( Hiểu) (1đ)
Câu 5: Kể tên những nhân vật lịch sử tiêu biểu của Vĩnh Long? (1đ) ( Vận dụng)
Đáp án-thang điểm.
Phần I. Tự chọn. (2 điểm)
Học sinh chọn làm một trong hai câu sau. 
Câu 1: 
a. Nguyên nhân: (1đ)
 	- Ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân.
 	- Sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng anh tộc vĩ đại.
b. Ý nghĩa lịch sử. (1đ)
 	- Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn – Trịnh – Lê, đặt nền tảng thống nhất đất nước.
	- Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh giữ vững nền độc lập của Tổ Quốc.
 Câu 2: (2đ)
	- Tháng 11-1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, niên hiệu là Quang Trung, lập tức tiến quân ra Bắc. ( 0.5 đ)
	- Đến Nghệ An, Thanh Hóa, vua Quang Trung dừng lại tuyển thêm quân. ( 0.5 đ)
	- Đêm 30 Tết đến mồng 3 Tết tiêu diệt giặc ở sông Gián Khẩu, đồn Hà Hồi, Khương Thượng. ( 0.5 đ)
	- Mờ sáng mùng 5 Tết đánh đồn Ngọc Hồi-Đống Đa, tướng giặc Sầm Nghi Đống khiếp sợ thắt cổ tự tử. ( 0.25 đ)
	- Trưa mùng 5 Tết, Quang Trung và đoàn quân chiến thắng kéo vào Thăng Long. ( 0.25 đ)
Phần II. Bắt buộc. (8đ)
Câu 1: (2đ)
- Tên: Quốc triều hình luật. ( 0.5 đ)
- Nội dung chính: 
+ Bảo vệ quyền lợi của vua và hoàng tộc, quyền lợi giai cấp thống trị, địa chù phong kiến. ( 0.5 đ)
+ Bảo vệ chủ quyền quốc gia; khuyến khích phát triển kinh tế; giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. ( 0.5 đ)
	- Những điểm tiến bộ: Bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. ( 0.5 đ)
Câu 2:
 a. Diễn biến:(2đ)
	- Năm 1784, năm vạn quân Xiêm chiếm được miền Tây Gia Định.
	- Tháng 1- 1785, Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định, chọn khúc sông Tiền đoạn từ Gạch Rầm – Xoài Mút để làm trận địa quyết chiến. 
	- Quân Xiêm bị tấn công bất ngờ nên bị tiêu diệt gần hết, số còn lại chạy về nước. Nguyễn Anh thoát chết sang Xiêm lưu vong.
b. Ý nghĩa:(1đ)
	- Là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm.
	- Đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm, đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên trình độ mới.
Câu 3: Quan tâm bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài, góp phần xây dựng đất nước. (1đ)
Câu 4: Vì khúc sông này dài 6 km, rộng hơn 1km, có chổ gần 2 km, hai bên bờ cây cối rậm rập, ở giữa có cù lao Thới Sơn thuận lợi cho việc phục binh. (1đ)
Câu 5: (1đ)
	- Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa
..Hết..
PHÒNG GD-ĐT VŨNG LIÊM	KIỂM TRA HỌC KÌ II
Trường THCS Nguyễn Thị Thu.	Môn: Lịch sử 7.
	Thời gian: 60 phút.
	Năm học: 2015 - 2016
Phần I. Tự chọn. (2 điểm)
Học sinh chọn làm một trong hai câu sau. 
Câu 1: Nêu những biện pháp của vua Quang Trung trong việc phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa dân tộc ?( 2đ) (Biết)
Câu 2: Trình bày diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang ( năm 1427). ( 2đ) (Biết)
Phần II. Bắt buộc. (8đ)
Câu 1: Vì sao hào hiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn? ( Hiểu) Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. ( 3đ) ( Biết)
Câu 2: So sánh tình hình sản xuất nông nghiệp Đàng Trong Đàng Ngoài thế kỉ XVI - XVIII? (2đ) ( Hiểu)
Câu 3: Theo em, tại sao Quang Trung cho rằng “mở cửa ải, thông chợ búa” thì thương nghiệp phát triển ? (1đ) ( Hiểu)
Câu 4: Quang Trung có công lao như thế nào với đất nước? (1đ) (Hiểu)
Câu 5: Huyện Vũng Liêm những di tích lịch sử cấp tỉnh nào? (1đ) ( Vận dụng)
Đáp án-thang điểm.
Phần I. Tự chọn. (2 điểm)
Học sinh chọn làm một trong hai câu sau. 
Câu 1: (2đ)
a. Nông nghiệp :
	- Ban hành chiếu khuyến nông.
	- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ thuế.
b. Công thương nghiệp:
	- Giảm thuế.
	- Mở cửa ải, thông chợ búa.
c. Văn hoá – giáo dục:
	- Ban bố “Chiếu lập học”.
	- Khuyến khích mở trường học.
	- Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức.
Câu 2: (2đ)
Diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang:
- 15 vạn viện binh từ Trung Quốc tiến vào nước ta.
- Ta tập trung lực lượng tiêu diệt đạo quân Liễu Thăng.
- Ngày 8 – 10 – 1427, Liễu Thăng dẫn binh tiến vào nước ta bị phục kích và chết ở Chi Lăng.
- Lương Minh lên thay, dẫn quân xuống Xương Giang liên tiếp bị quân ta phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát.
- Mộc Thạnh hay tin vội vã rút quân về nước, Vương Thông xin hòa và mở hội thề để được rút quân về nước, đất nước sạch bóng quân thù.
Phần II. Bắt buộc. (8đ)
Câu 1: (3đ)
	* Vì: (1đ)
	- Dưới ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.
	- Nhân dân nhiều lần nổi dậy đấu tranh, tuy thất bại nhưng không tiêu diệt được tinh thẩn yêu nước.
	- Lê Lợi là người có đức có tài, yêu nước thương dân nên khi nghe tin Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa các hào kiệt kéo đến ủng hộ.
 	* Nguyên nhân: (1đ)
	- Nhân dân có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất chống giặc cứu nước.
	- Cuộc khởi nghĩa được nhân dân ủng hộ khắp nơi.
	- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
 	* Ý nghĩa lịch sử:(1đ)
	- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.
	- Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.
Câu 2: (2 đ)
- Đàng Ngoài : ( 1 đ)
+ Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm thủy lợi và tổ chức khai hoang.
+ Mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhân dân đói khổ, phiêu tán khắp nơi.
- Đàng Trong: ( 1 đ)
+ Chúa Nguyễn chú trọng khai khẩn đất hoang, lập làng ấp, cấp nông cụ lương thực.
- Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía Nam, lập phủ Gia Định.
" Nông nghiệp phát triển, nhất là đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 3: (1đ)
	“Mở cửa ải”, để buôn bán trao đổi hàng hóa với các nước, “thông chợ búa”, để nhân dân trong nước trao dổi buôn bán. Buôn bán trong và ngoài nước phát triển, tạo điều kiện cho thủ công nghiệp phát triển, thủ công nghiệp phát triển tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển.
Câu 4: (1đ)
	Có công thống nhất đất nước. Đánh đuổi quân xâm lược. Củng cố, ổn định kinh tế, chính trị, văn hoá, quốc phòng, ngoại giao.
Câu 5: (1đ)
	Huyện Vũng Liêm có 3 di tích lịch sử: đình Bình Phụng, đình Phú Nhuận, đình Trung Hòa.
..Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docLICH SU 7 HK II.doc