Đề kiểm tra học kì II năm 2014 - 2015 môn: Sử 7 - Thời gian: 45 phút ( kể cả thời gian giao đề)

doc 6 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 561Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II năm 2014 - 2015 môn: Sử 7 - Thời gian: 45 phút ( kể cả thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II năm 2014 - 2015 môn: Sử 7 - Thời gian: 45 phút ( kể cả thời gian giao đề)
PHÒNG GD VÀ ĐÀO TẠO TP. BMT
TRƯỜNG THCS HÙNG VƯƠNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM 2014-2015
MÔN: SỬ 7 - ĐỀ CHÍNH THỨC
THỜI GIAN: 45 PHÚT( kể cả thời gian giao đề)
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ CHÍNH THỨC
Chủ đề kiểm tra
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
TL
TL
TL
CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN
Câu 1. (3,0 đ). Em hãy rút ra nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
1 câu
3,0 đ
30 %
Bài 22: SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN TK XVI-XVIII 
Câu 2. (3,0 đ) Trình bày nguyên nhân, hậu quả, tính chất của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và chiến tranh Trịnh – Nguyễn? 
1 câu
3,0 đ
30 %
CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN
Câu 3. (3,0 đ) Em hãy nêu tình hình kinh tế nước ta dưới triều Nguyễn.
Rút ra nhận xét. (1,0 đ)
1 câu
4,0 đ
40%
Tổng số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
1 câu
3,0 điểm
30 %
1,5 câu
6,0 điểm
60%
0,5 câu
1,0 điểm
10 %
3 câu
10,0 điểm
100%
PHÒNG GD VÀ ĐÀO TẠO TP. BMT
TRƯỜNG THCS HÙNG VƯƠNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM 2014-2015
MÔN: SỬ 7 - ĐỀ CHÍNH THỨC
THỜI GIAN: 45 PHÚT( kể cả thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI
Câu 1. (3,0 đ). Em hãy rút ra nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Câu 2. (3,0 đ) Trình bày nguyên nhân, hậu quả, tính chất của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và chiến tranh Trịnh – Nguyễn? 
Câu 3. (4,0 đ) Em hãy nêu tình hình kinh tế nước ta dưới triều Nguyễn và rút ra nhận xét.
ĐÁP ÁN ĐỀ CHÍNH THỨC
HS TRÌNH BÀY NHỮNG Ý CƠ BẢN SAU:
Câu 1. (3,0 đ). Em hãy rút ra nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
a. Nguyên nhân: ( 2,0đ)
- Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước. 
- Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.
- Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi
b. Ý nghĩa: : ( 1,0đ)
- Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh.
- Mở ra thời kì phát triển mới cho ĐN.
Câu 2. (3,0 đ) Trình bày nguyên nhân, hậu quả, tính chất của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và chiến tranh Trịnh – Nguyễn? 
HS nêu được những ý cơ bản sau:
+ Chiến tranh Nam-Bắc triều: 
* Nguyên nhân: ( 0,5đ)
- Do mâu thuẫn gay gắt giữa nhà Lê ( Nam triều) và nhà Mạc ( Bắc triều).
=> Chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ
* Hậu quả: Gây tổn thất lớn về người và của. ( 0,5đ)
* Tính chất: là cuộc chiến tranh phi nghĩa. ( 0,5đ)
+ Chiến tranh Trịnh-Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong-Đàng Ngoài.
* Nguyên nhân: ( 0,5đ)
- 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên nắm binh quyền, buộc con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng vào trấn thủ ở Thuận Hoá, Quảng Nam.
=> Chiến tranh Trịnh Nguyễn bùng nổ.
* Hậu quả. ( 0,5đ)
+ Chia cắt đất nước Đàng Trong-Đàng Ngoài lấy sông Gianh làm ranh giới.
+ Gây bao đau thương, tổn hại cho dân tộc.
* Tính chất: là cuộc chiến tranh phi nghĩa. ( 0,5đ)
Câu 3. (4,0 đ) Em hãy nêu tình hình kinh tế nước ta dưới triều Nguyễn và rút ra nhận xét.
a. Nông nghiệp: ( 1,0đ)
- Chú trọng khai hoang.
- Lập ấp, đồn điền.
- Đê điều không được quan tâm tu sửa, nạn tham nhũng phổ biến.
b. Thủ công nghiệp: ( 1,0đ)
- Thủ công nghiệp có điều kiện phát triển nhưng bị kìm hãm.
c. Thương nghiệp: ( 1,0đ)
- Nội thương: Buôn bán phát triển.
- Ngoại thương: Hạn chế buôn bán với người phương Tây.
à Nhận xét: Ban đầu nền kinh tế có sự phát triển nhưng với chính sách kinh tế bảo thủ nên dẫn đến nền kinh tế ngày càng sa sút nghiêm trọng. ( 1,0đ)
PHÒNG GD VÀ ĐÀO TẠO TP. BMT
TRƯỜNG THCS HÙNG VƯƠNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM 2014-2015
MÔN: SỬ 7 - ĐỀ DỰ BỊ
THỜI GIAN: 45 PHÚT( kể cả thời gian giao đề)
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ DỰ BỊ
Chủ đề kiểm tra
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
TL
TL
TL
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ
Câu 3. (4,0 đ). Hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước và đơn vị hành chính nước ta thời Lê Sơ 
và rút ra nhận xét. ( 1,0đ)
1 câu
4,0 đ
40 %
CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN
Câu 1. (3,0 đ). Hãy trình bày quá trình tiến quân ra Bắc mở rộng phạm vi hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn.
1 câu
3,0 đ
30 %
PHONG TRÀO TÂY SƠN
Câu 2. (3,0 đ). Em hãy trình bày quá trình lất đổ chế độ phong kiến nhà Nguyễn của nghĩa quân Tây Sơn.
1 câu
3,0 đ
30 %
Tổng số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
1 câu
3,0 điểm
30 %
1,5 câu
6,0 điểm
60%
0,5 câu
1,0 điểm
10 %
3 câu
10,0 điểm
100%
TRƯỜNG THCS HÙNG VƯƠNG
Họ tên: .........................
Lớp: 7..........................
BÀI KIỂM TRA HK II
( Năm học 2014 –2015)
MÔN: LỊCH SỬ 7 –
ĐỀ DỰ BỊ
Thời gian: 45 phút
( kể cả thời gian giao đề)
Điểm
Lời phê của thầy (cô) giáo
.............................
.............................
.............................
ĐỀ BÀI
Câu 1. (3,0 đ). Hãy trình bày quá trình tiến quân ra Bắc mở rộng phạm vi hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn.
Câu 2. (3,0 đ). Em hãy trình bày quá trình lất đổ chế độ phong kiến nhà Nguyễn của nghĩa quân Tây Sơn.
Câu 3. (4,0 đ). Hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước và đơn vị hành chính nước ta thời Lê Sơ và rút ra nhận xét.
ĐÁP ÁN ĐỀ DỰ BỊ
HS TRÌNH BÀY NHỮNG Ý CƠ BẢN SAU:
Câu 1. (3,0 đ). Hãy trình bày quá trình tiến quân ra Bắc mở rộng phạm vi hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn.
- 9-1426 Lê Lợi cho 3 đạo quân tiến ra Bắc với nhiệm vụ cùng nhân dân bao vây đồn địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới, ngăn chặn viện binh địch từ Trung Quốc sang...
- Kết quả: Quân ta thắng nhiều trận lớn, giặc cố thủ trong thành Đông Quan.
Câu 2. (3,0 đ). Em hãy trình bày quá trình lất đổ chế độ phong kiến nhà Nguyễn của nghĩa quân Tây Sơn.
- Tháng 9- 1773, nghĩa quân hạ thành Qui Nhơn.
- Giữa năm 1774, địa bàn kiểm soát của nghĩa quân được mở rộng từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
- Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi: Phía Bắc quân Trịnh, phía Nam quân Nguyễn
_ Nguyễn Nhạc tạm hòa hoãn với Trịnh để dồn sức đánh Nguyễn
- Năm 1777, nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn.
Câu 3. (3,0 đ). Tình hình kinh tế nước ta dưới triều Nguyễn. Hãy so sánh với thời Lê sơ.
Các bộ
Các cơ quan chuyên môn
Bộ
Lễ
Hàn lâm viện
Ngự sử đài
Quốc sử viện
Vua
Bộ
Binh
Bộ
Hình
Bộ
Hộ
Bộ
lại
Bộ Công dân tá điền
- Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước:
(1,5 đ). 
Thừa Ti
Hiến ti
Đô ti
Phủ
Huyện (Châu)
Xã
13 đạo thừa tuyên
- Sơ đồ tổ chức đơn vị hành chính ở địa phương:
(1,5 đ).
à Bộ máy nhà nước và đơn vị hành chính ngày càng hoàn chỉnh và chặt chẽ từ TW đến địa phương. (1,0 đ).

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_Su_7_Hoc_ky_2.doc