Giáo án Hóa học 10 Bài 22: Clo

doc 9 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 4437Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 Bài 22: Clo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Hóa học 10 Bài 22: Clo
Ngày soạn: 4/12/2015 Tiết PPCT: 37,38
Bài 22. CLO
I. Chuẩn kiến thức kĩ năng
Kiến thức
- Biết được: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của clo, phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
- Hiểu được: Tính chất hoá học cơ bản của clo là phi kim mạnh, có tính oxi hoá mạnh (tác dụng với kim loại, hiđro). Clo còn thể hiện tính khử .
Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học cơ bản của clo.
- Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét.
- Viết các phương trình hóa học minh hoạ tính chất hoá học và điều chế clo.
- Tính thể tích khí clo ở đktc tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
Thái độ
- Biết cách đảm bảo an toàn khi thí nghiệm với Clo. 
- Biết các ứng dụng của clo trong cuộc sống.
Phát triển năng lực
- Năng lực thực hành thí nghiệm.
- Năng lực giải quết vấn đề.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực hợp tác.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ, phiếu học tập, khí Clo, nước clo; bình tam giác, giấy màu ẩm; video thí nghiệm: Cu + Cl2, Na + Cl2, Fe + Cl2.
III. Tiến trình tiết dạy:
Tiết 37:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
Sản phẩm dự kiến
CTHĐTQ giới thiệu và tổ chức trò chơi: Một bạn nêu khái niệm, một bạn đoán chất tương ứng trên màn hình. 
Trên màn hình có một số hình ảnh về Clo và hợp chất của Clo như sau: 
Hình ảnh 1: Bình chứa khí Clo
Hình ảnh 2: Bảng tuần hoàn
GV: Chúng ta vừa tham gia một trò chơi rất lí thú, qua trò chơi đó các em có thể dự đoán hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về nguyên tố hóa học nào?
Ha 1: Bình chứa chất khí mà có PTK 71 là khí gì?
Ha 2: Nguyên tố nằm ở chu kì 3 nhóm VIIA là nguyên tố hóc học nào?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
Sản phẩm dự kiến
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lí của Clo
1/ (Hoạt động cá nhân) 
Mỗi nhóm có một bình tam giác chứa Clo, hãy đề xuất các hoạt động để tìm hiểu tính chất vật lí của Clo. Đề xuất hóa chất và dụng cụ cần thiết cho hoạt động đó.
2/ (Hoạt động nhóm) 
- Trao đổi với các bạn trong nhóm để thống nhất các hoạt động để tìm hiểu tính chất vật lí của Clo
- Báo cáo với GV kết quả hoạt động của nhóm
- Lắng nghe nhận xét và lưu ý của GV về một số vấn đề chống độc hại.
3/ (Hoạt động nhóm) 
Thực hiện các hoạt động tìm hiểu tính chất vật lí của Clo và hoàn thành bảng sau :
Hoạt động
Hiện tượng và kết luận (nếu có)
- Báo cáo kết quả với GV
-Lắng nghe GV nhận xét. 
- Đối chiếu kết quả và ghi vào vở.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của Clo
1/ (Hoạt động cá nhân)
Em hãy hoàn thành phiếu học tập số 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
-Xác định số oxi hóa của nguyên tố Clo trong các chất sau:
NaCl, HCl, Cl2, NaClO, HClO2, KClO3, KClO4.
-Trong những loại hợp chất như thế nào Clo có số oxi hóa âm? Trong những loại hợp chất như thế nào Clo có số oxi hóa dương?
-Từ đó dự đoán tính chất hóa học của đơn chất Clo.
-Tính chất hóa học của Clo thể hiện qua những phản ứng hóa học nào?
2/ (Hoạt động nhóm) 
Các nhóm theo dõi video thí nghiệm và hoàn thành bảng sau:
Thí nghiệm
Thao tác
Hiện tượng
PTHH
Xác định vai trò của Clo trong các phản ứng trên? 
3/ (Hoạt động nhóm)
Xem video TN giấy màu ẩm vào dung dịch nước Clo. Nêu hiện tượng và giải thích. Xác định vai trò của Clo trong phản ứng.
-Điều chế sẵn khí Clo hoặc chiếu video hình ảnh về khí Clo.
Lưu ý cho HS chống độc hại khi thí nghiệm với Clo.
-Chiếu phiếu học tập
Chiếu video TN: Na, Fe, Cu, H2 + Cl2
Chiếu video TN
Tính chất vật lí:
Hoạt động
Hiện tượng và kết luận (nếu có)
Quan sát
Chất khí, màu vàng lục
Hé một chút nắp bình tam giác, phẩy nhẹ tay ở miệng bình
Mùi hắc khó chịu
Tính chất hóa học:
Các số oxi hóa của Clo: Cl-1 trong hợp chất với KL và H; số OXH dương 1,3,5,7 trong hợp chất chứa O => TCHH Clo là: Oxi hóa đặc trưng và tính khử.
3.Giấy màu khô vào khí Clo: không bị tẩy màu; Cho giấy màu ẩm vào khí Clo => giấy bị tẩy màu. GT: do trong giấy ẩm có nước, Clo td với H2O tạo HClO tẩy màu
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: (Hoạt động cặp đôi)
Trong thí nghiệm điều chế khí Clo có thể thu khí Cl2 bằng phương pháp nào sau đây thì an toàn nhất? Giải thích.
-Thu bằng phương 
pháp đẩy không khí:
(1). (2). (3). (4). 
-Thu bằng phương
 pháp đẩy 
không khí:
-Thu bằng phương
 pháp đẩy nước:
-Thu bằng phương 
pháp đẩy không khí:
Câu 2: (Hoạt động cá nhân)
Viết PTHH khi cho khí Clo lần lượt tác dụng với các chất: Al, Fe, H2, H2O, Mg. Xác định vai trò của Clo trong các phản ứng. Theo em, tính chất hóa học đặc trưng của Clo là gì?
Câu 3: (Hoạt động nhóm)
Dẫn khí Clo vào nước xảy ra hiện tượng vật lí hay hóa học? Giải thích.
Câu 4: Đốt dây sắt trong khí clo, sau phản ứng thấy tạo thành 16,25 gam muối. Tính số mol Clo đã phản ứng.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Câu 1: Người ta thường sát trùng nước máy bằng khí clo. Tại sao nước clo có tính tẩy màu, sát trùng và khi để lâu lại mất đi những tính chất này?
Câu 2: Để diệt chuột ngoài đồng, người ta có thể cho khí clo qua những ống mềm vào hang chuột. Dựa vào tính chất nào của clo cho phép sử dụng clo như vậy?
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Câu 1: Dùng clo để khử trùng nước sinh hoạt là một phương pháp rẻ tiền và dễ sử dụng. Tuy nhiên cần phải thường xuyên kiểm tra nồng độ clo dư ở trong nước bởi vì lượng clo dư nhiều sẽ gây nguy hiểm cho con người và môi trường. Cách đơn giản để kiểm tra lượng clo dư là dùng kali iotua và hồ tinh bột. Hãy nêu hiện tượng của quá trình kiểm tra này và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra (nếu có).
Câu 2: Clo là một chất khí rất độc nên khi làm thí nghiệm điều chế khí Clo để tránh Clo rò rỉ ra ngoài người ta lấy bông tẩm dung dịch chất (X) để hấp thụ khí Clo (nếu có). Em hãy tìm ra chất (X) là chất gì? Viết PTHH của phản ứng.
PHỤ LỤC: Một số hình ảnh bổ trợ
Nguyên tố Clo
Ngày soạn: 7/12/2015 Tiết 38
Bài 22. CLO (tiếp)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV chiếu một số hình ảnh liên quan ứng dụng của Clo trong cuộc sống, yêu cầu HS nêu Clo có ứng dụng cụ thể như thế nào trong các hình ảnh đó?
 GV: clo có nhiều ứng dụng vậy điều chế Clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp như thế nào?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
V. Điều chế:
Hoạt động của HS
Hỗ trợ của GV
Sản phẩm dự kiến
Hoạt động 1: Điều chế Clo trong PTN: (HĐN)
-Quan sát thí nghiệm trên video
-Ghi lại theo mẫu:
+Hóa chất:
+Dụng cụ:
+Vai trò của các dụng cụ hóa chất:
+PTPU:
+Xác định chất oxi hóa, chất khử trong phản ứng?
-Chiếu video điều chế Cl2 trong PTN
-Nhận xét, bổ sung
+Hóa chất: HCl đặc; MnO2
+Dụng cụ: 
+Vai trò của các dụng cụ hóa chất: HCl và MnO2 để đc Cl2; bình đựng dd NaCl bão hòa để giữ khí HCl; bình đựng H2SO4 đặc để giữ hơi nước; bình tam giác thu khí Clo sạch; bông tẩm NaOH để chống Clo thoát ra ngoài.
+PTPU: MnO2 + 4HCl→
MnCl2 + Cl2 + 2H2O
HCl: Chất khử; MnO2: chất oxi hóa.
Hoạt động 2: Sản xuất Clo trong công nghiệp:
Hỗ trợ của GV: -Chiếu hình vẽ mô tả bình điện phân dung dịch NaCl để điều chế Clo trong công nghiệp.
-Chiếu phiếu học tập
-Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động của HS: 
Quan sát hình vẽ và hoàn thành phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP:
Trong công nghiệp điều chế Clo, hãy nêu:
-Nguyên liệu điều chế:
-Phương pháp điều chế:
-Chất sinh ra tại cực âm (catot): và cực dương (anot):
-Phương trình phản ứng:
Sản phẩm dự kiến:
Trong công nghiệp sản xuất Clo:
-Nguyên liệu: Dung dịch NaCl bão hòa. 
-Phương pháp điều chế: Điện phân dung dịch có màng ngăn xốp.
-Chất sinh ra tại cức âm (catot): H2 và cực dương (anot): Cl2
-Phương trình phản ứng: 
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện mùi lạ. Đó là do nước máy còn lưu giữ vết tích của chất sát trùng. Đó chính là clo và người ta giải thích khả năng diệt khuẩn là do:
A. Clo độc nên có tính sát trùng
B. Clo có tính oxi hoá mạnh
C. Clo tác dụng với nước tạo HClO chất này có tính oxi hoá mạnh
D. Một nguyên nhân khác
Câu 2: Không tìm thấy đơn chất halogen trong tự nhiên bởi chúng có:
A. khả năng nhận 1 eletron
B. tính oxi hoá mạnh
C. số electron độc thân như nhau
D. Một lí do khác
Câu 3: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế khí Clo ta có thể dùng những hóa chất nào tác dụng với HCl đậm đặc? Viết ptpu. Vai trò HCl trong các pu đó?
Câu 4: Viết ptpu điều chế Clo trong công nghiệp. Xác định các chất sinh ra tại các điện cực.	
Câu 5: Cần bao nhiêu gam MnO2 và bao nhiêu ml dung dịch HCl 1M để điều chế đủ khí Clo tác dụng với sắt tạo 16,25 gam FeCl3?
Câu 6:dd 
Bình (1)
Bình (2)
Bông tẩm dd NaOH
khô
 Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCl:	
a. Khí Cl2 sinh ra thường lẫn hơi nước và hiđro clorua . Để thu được khí Cl2 khô thì bình (1) và bình (2) lần lượt đựng
A. dung dịch NaOH bão hòa và dung dịch H2SO4 đặc . 
B. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl bão hòa.
C. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch AgNO3  bão hòa.	
D. dung dịch NaCl bão hòa và dung dịch H2SO4 đặc.
Câu 7: 
 Cho sơ đồ thí nghiệm điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm. 
Người ta có thể lắp đặt lần lượt các hóa chất (Z), (T), (Y), (X) cho phù hợp việc điều chế là
A. NaCl, MnO2, HCl đặc, H2SO4 đặc
B. NaCl; H2SO4 đặc, MnO2, HCl đặc 
C. HCl đặc, H2SO4 đặc, MnO2, NaCl 
D. H2SO4 đặc, MnO2, HCl đặc, NaCl
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Dung dịch NaCl 
Bão hòa
H2SO4 đặc 
Bông tẩm dung dịch NaOH
khô
Hãy quan sát hình vẽ và cho biết:
Khí clo sau khi ra khỏi bình 1 thường có lẫn tạp chất gì?
Nếu dẫn khí clo có lẫn tạp chất vào bình chứa H2SO4 đặc trước khi vào bình dung dịch NaCl bão hòa có được không?
Nêu vai trò của bông tẩm xút. 
Nếu phòng thí nghiệm chẳng may rò rỉ khí clo thì làm thế nào?
Có thể thay bông tẩm dung dịch NaOH bằng nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua không?
Có thể thu khí Clo bằng phương pháp đẩy nước hoặc đẩy không khí và úp ngược bình tam giác không?
Nếu không dùng bình đựng dung dịch NaCl bão hòa và bình đựng H2SO4 đặc có được không?
Hướng dẫn
a. . Khí clo sau khi ra khỏi bình cầu thường có lẫn tạp chất khí hiđroclorua và hơi nước.
b. Nếu dẫn khí clo có lẫn tạp chất vào bình chứa H2SO4 đặc trước khi vào bình dung dịch NaCl bão hòa thì không được, vì clo thu được vẫn còn lẫn tạp chất hơi nước.
 c. Vai trò của bông tẩm xút là ngăn không cho khí clo (khí độc) thoát ra gây hại cho người tiến hành thí nghiệm. Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O
d. Phun dung dịch amoniac đặc vào phòng thí nghiệm để loại khí clo.
3Cl2 + 8NH3 6NH4Cl + N2
e. Không dùng nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua thay cho bông tẩm dung dịch NaOH vì nếu đậy kín bình tam giác thì không khí trong bình không thể thoát ra ngoài dẫn đến khí đẩy nút cao su bật ra, hở miệng bình làm khí Clo thoát ra rất độc.
f. -Khí Clo tan trong nước tạo nước Clo => không thu Clo bằng phương pháp đẩy nước.
-Khí Clo nặng hơn không khí nên không thu khí Clo bằng phương pháp đẩy không khí và úp ngược bình tam giác.
g. Nếu không cần khí Clo khô và sạch thì có thể không cho khí Clo qua bình đựng dung dịch NaCl bão hòa và bình đựng H2SO4 đặc.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 
Trong thùng điện phân dung dịch NaCl để được Clo ta phải có màng ngăn xốp. Nếu không có màng ngăn thì có thu được Clo không và phản ứng hóa học nào xảy ra?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_bai_Clo_theo_tinh_than_doi_moi.doc