Đề xuất đề thi học sinh giỏi khu vực duyên hải – ĐBBB 2016 môn: Hóa học – lớp 10 Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi (HD)

doc 11 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 5877Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề xuất đề thi học sinh giỏi khu vực duyên hải – ĐBBB 2016 môn: Hóa học – lớp 10 Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi (HD)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề xuất đề thi học sinh giỏi khu vực duyên hải – ĐBBB 2016 môn: Hóa học – lớp 10 Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi (HD)
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
ĐỀ GIỚI THIỆU
Người soạn: Nguyễn Đình Nhuần
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
KHU VỰC DUYÊN HẢI BẮC BỘ NĂM 2016
MÔN: HOÁ HỌC LỚP 10
Thời gian làm bài: 180 phút
Câu 1( 2điểm).Liên kết hoá học và hình học phân tử
1. Viết công thức Lewis, dự đoán cấu trúc của các phân tử sau: SF2, SF6, S2F4.
2. Thực nghiệm cho biết cả 3 hợp chất: CHBr3, SiHBr3, CH(CH3)3 đều có cấu tạo tứ diện. Có 3 trị số góc liên kết tại tâm là: 110o; 111o; 112o (không kể tới H khi xét các góc này). Độ âm điện của H là 2,20; CH3 là 2,27; Csp3 là 2,47; Si là 2,24; Br là 2,5. Dựa vào mô hình sự đẩy giữa các cặp e hóa trị (VSEPR) và độ âm điện, hãy cho biết trị số góc của mỗi hợp chất và giải thích?
Câu 2(2 điểm).Tinh thể:
 Thực nghiệm cho biết ở pha rắn, vàng (Au) có khối lượng riêng là 19,4 g/cm3 và có mạng lưới lập phương tâm diện. Độ dài cạnh của ô mạng đơn vị là 4,070.10-10 m. Khối lượng mol nguyên tử của Au là 196,97 g/mol.
a) Tính phần trăm thể tích không gian trống trong mạng lưới tinh thể của Au?
b) Xác định trị số của số Avogađro?
Câu 3(2 điểm).Hạt nhân:
 Một trong các chuỗi phóng xạ tự nhiên bắt đầu với 90Th232 và kết thúc là đồng vị bền 82Pb208 
1. Tính số phân rã a và b- xảy ra trong chuỗi này.
2. Trong toàn chuỗi có bao nhiêu năng lượng theo MeV được giải phúng.
3. Một phần tử trong chuỗi Thori sau khi tách riêng thấy có 1,5.1010 nguyên tử của một đồng vị và phân hủy với tốc độ 3440 phân rã/phút. Hãy xác định chu kì bán hủy của đồng vị đó theo năm?
	Cho biết: 2He4 =4,0026u ; 82Pb208 = 207,97664u ; 90Th232 = 232,03805u
	1 uc2 = 931 MeV; 1 eV = 1,6.10-19 J; NA = 6,023.1023 .
Câu 4 (2 điểm).Nhiệt hóa học.
 Cho các đại lượng nhiệt động sau:
H3PO4(dd)
H2PO4-(dd)
HPO42-(dd)
PO43-(dd)
H+ + OH- ® H2O
DHo (kJ.mol-1)
- 1288
- 1296
- 1292
- 1277
- 56
DSo (J.mol-1.K-1)
158
90
- 33
- 220
81
1. Tính DGo của phản ứng trung hoà từng nấc H3PO4 bằng OH-.
2. Tính hằng số phân ly axit nấc thứ nhất của H3PO4.
3. Trộn lẫn dung dịch H3PO4 0,10 M và NaOH 0,10 M, thu được 25,0 mL dung dịch hỗn hợp hai muối NaH2PO4, Na2HPO4 và nhiệt lượng toả ra là 90,0 J. Tính thể tích hai dung dịch đã đem trộn lẫn.
Câu 5(2 điểm).Cân bằng hóa học:
Cho cân bằng: PCl5 (K) PCl3(K) + Cl2(K)
1-Trong một bình kín dung tích V lit chứa m(g) PCl5, đun nóng bình đến nhiệt độ T(0K) để xảy ra phản ứng phân li PCl5. Sau khi đạt tới cân bằng áp suất khí trong bình là P. Hãy thiết lập biểu thức của Kp theo độ phân li a và áp suất P.
2-Người ta cho vào bình dung tích Vlit 83,4g PCl5 và thực hiện phản ứng ở nhiệt độ T1 (0K). Sau khi đạt tới cân bằng đo được áp suất 2,7 atm. Hỗn hợp khí trong bình có tỉ khối so với hiđrô bằng 69,5. Tính a và Kp.
3-Trong một thí nghiệm khác giữ nguyên lượng PCl5 như trên, dung tích bình vẫn là V (l) nhưng hạ nhiệt độ của bình đến T2 = 0,9T1 thì áp suất cân bằng đo được là 1,944 atm. Tính Kp và a. Từ đó cho biết phản ứng phân li PCl5 thu nhiệt hay phát nhiệt.
Câu 6( 2điểm). Cân bằng axit-bazơ và kết tủa.
I-Một axit hai chứa H2A tham gia vào các phản ứng phân li sau:
H2A ⇌ HA- + H+ 	K1 = 4,50.10-7
HA- ⇌ A2- + H+ 	K2 = 4,70.10-11.
Một mẫu 20,00mL dung dịch chứa hỗn hợp Na2A và NaHA được chuẩn độ với axit clohydric 0,300M. Quá trình chuẩn độ được thực hiện với một pH - kế điện cực thủy tinh. Hai điểm tương đương trên đường cong chuẩn độ như sau:
	Số mL HCl thêm vào	pH
1,00	 10,33
 10,00 	8,34
Khi thêm 1,00mL HCl, tiểu phân nào phản ứng trước hết và tạo sản phẩm gì?
Lượng sản phẩm tạo thành (mmol) ở câu 1 là bao nhiêu?
Viết cân bằng chính của sản phẩm ở câu 1 tác dụng với dung môi
Lượng (mmol) Na2A và NaHA có mặt lúc đầu?
Tính tổng thể tích của HCl cần thiết để đạt đến điểm tương đuơng thứ hai.
II- Một học sinh điều chế dung dịch bão hoà magie hydroxit trong nước tinh khiết tại 25oC. Trị số pH của dung dịch bão hoà đó được tính bằng 10,5.
 a) Dùng kết qủa này để tính độ tan của magie hydroxit trong nước. Phải tính độ tan theo mol.L-1 cũng như g/100mL.
 b)Hãy tính tích số tan của magie hydroxit.
 c)Hãy tính độ tan của magie hydroxit trong dung dịch NaOH 0,010M tại 25oC.
 Khuấy trộn một hỗn hợp gồm 10g Mg(OH)2 ( với M=58 ) và 100mL dung dịch HCl 0,100M bằng máy khuấy từ tính trong một thời gian tại 25oC.
 d)Hãy tính pH của pha lỏng khi hệ thống đạt cân bằng.
Câu 7( 2 điểm). Điện hóa.
 Brom lỏng tác dụng được với H3PO3 theo phản ứng:
H3PO3 + Br2 + H2O ® H3PO4 + 2H+ + 2Br-
 1)Tính hằng số cân bằng của phản ứng ở 298K
 2)Tính thế điện cực chuẩn Eo(H3PO4/H3PO3) nếu biết Eo(Br2/2Br-) = 1,087V
 3)Tính thế điện cực chuẩn Eo(H3PO3/H3PO2) nếu biết Eo(H3PO4/H3PO2) = 1,087V
Cho biết các số liệu sau ở 298K:
H+(dd)
H3PO4(dd)
Br-(dd)
H3PO3(dd)
Br2(l)
H2O(l)
∆Hott(kJ/mol)
0
-1308
-141
-965
0
-286
∆So(J/mol.K)
0
-108
83
167
152
70
Câu 8(2 điểm). Halogen. 
 Một hỗn hợp gồm 2 muối kali halogenua ở 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn có khối lượng là 5 gam.Hòa tan hỗn hợp này vào nước rồi cho thêm lượng dư AgNO3 thì thu được 8,58 gam kết tủa.Xác định 2 muối và tính % khối lượng của chúng trong hỗn hợp?
Câu 9(2 điểm).Oxi-lưu huỳnh.
 Một bình kín dung tích 2,24 lít chứa O2 ở đktc.Phóng điện êm qua khí trong bình,sau khi phóng điện thì thấy áp suất trong bình là 722 mmHg ở 0oC.
 a) Tính % thể tích các khí trong bình sau thí nghiệm?
 b) Dẫn khí sau thí nghiệm qua dung dịch KI dư cho phản ứng,sau đó dùng CS2 chiết và làm bay hơi ở áp suất thấp được chất rắn có khối lượng là bao nhiêu gam?
Câu 10(2điểm). Động học.
 Xét phản ứng : 2A + B C + D
Hằng số tốc độ phản ứng tính theo đơn vị : mol-1 . l . s–1 
Kết quả một số thí nghiệm như sau :
TN
Nhiệt độ
(oC)
Nồng độ đầu của A
(mol.l–1 )
Nồng độ đầu của B
(mol.l–1 )
Tốc độ ban đầu của phản ứng
(mol.l–1.s–1)
1
25
0,25
0,75
4,0.10–4
2
25
0,75
0,75
1,2.10–3
3
55
0,25
1,50
6,4.10–3
1. Xác định bậc của phản ứng theo A, theo B và hằng số tốc độ phản ứng ở 25oC.
2. Tính hệ số nhiệt của tốc độ phản ứng.
ĐÁP ÁN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
KHU VỰC DUYÊN HẢI BẮC BỘ NĂM 2016
MÔN: HOÁ HỌC LỚP 10
Câu 1:(2 Điểm)
1. Công thức Lewis và cấu trúc các phân tử: ( 1,0 điểm) 
Phân tử
SF2
SF6
S2F4
Công thức Lewis
 S
 F F
 F F
F S F
 F F
F (có thể CT khác)
F S S’ 
F F
Trạng thái lai hoá của S
sp3
(AX2E2)
sp3d2
(AX6)
S: sp3d (AX4E)
S’: sp3 (AX2E2)
Hình học
phân tử
Chữ V
Bát diện đều
Cái bập bênh nối với chữ V
Góc liên kết
< 109o28’ vì S còn 2 cặp e không liên kết chiếm khoảng không gian rộng nên làm hẹp góc liên kết.
90o
- Góc SS’F < 109o28’ vì S’ còn 2 cặp e không liên kết.
- Góc FSF < 90o, góc FSF< 1200 do S còn 1 cặp e không liên kết.
2. So sánh góc liên kết:( 1,0 điểm)
Nội dung
Điểm
Cấu tạo không gian của các phân tử được biểu diễn như sau:
SiHBr3 (1) CHBr3 (2) CH(CH3)3 (3) 
* Góc liên kết được tạo thành bởi trục của đám mây electron của 2 obitan tạo thành liên kết. Sự phân bố mật độ electron của các đám mây này phụ thuộc vào độ âm điện của nguyên tố trung tâm A và phối tử X. Ở cả 3 hợp chất, nguyên tố trung tâm A đều có lai hoá sp3 vì lớp vỏ hoá trị có 4 cặp electron. Sự khác nhau về trị số của các góc chỉ phụ thuộc vào độ âm điện tương đối giữa các nguyên tử liên kết.
* Khi so sánh 2 góc Br-A-Br ở (1) và (2): liên kết Si-Br phân cực hơn liên kết C-Br nên góc Br-C-Br có trị số lớn hơn góc Br-Si-Br.
* Khi so sánh 2 góc Br-C-Br và H3C-C-CH3 ở (2) và (3): liên kết C-Br phân cực hơn liên kết C-CH3 nên góc ở (3) lớn hơn ở (2).
* Từ 2 so sánh trên thấy rằng: trị số các góc tăng dần theo thứ tự sau: 
Góc ở (1) < ở (2) < ở (3)
Vậy: Các hợp chất: SiHBr3, CHBr3, CH(CH3)3 có 3 trị số góc liên kết tại tâm lần lượt là: 110o; 111o; 112o (không kể tới H khi xét các góc này).
0,5 đ
0,5 đ
Câu 2:( 2 điểm)
Nội dung
Điểm
 Ô mạng cơ sở của tinh thể Au được minh hoạ ở hình vẽ.
Giả thiết các nguyên tử Au có dạng hình cầu, bán kính r.
* Theo bài ra ta có:
+ Cạnh hình lập phương = a = 4,070.10-10 m
+ Khối lượng riêng của tinh thể Au: 
d = 19,4 g/cm3 = 19,4.106 g/m3
+ Khối lượng mol nguyên tử của Au: M = 196,97 g/mol
a) Tính phần trăm thể tích không gian trống trong mạng lưới tinh thể Au:
Mật độ đặc khít của 1 ô mạng cơ sở được tính theo biểu thức:	
	P = .100%	 (1)
Trong đó: 	+ n: Số nguyên tử trong 1 ô mạng cơ sở
	 	+ Vc: Thể tích 1 nguyên tử
	+ Vô: Thể tích ô mạng cơ sở
* Số nguyên tử Au trong 1 ô mạng cơ sở: n = = 4 (nguyên tử)
* Mỗi ô mạng cơ sở có thể tích: a3 
* Thể tích 1 nguyên tử Au: Vc = pr3 
Ta có: Trong tế bào mạng lập phương tâm diện, khoảng cách từ đỉnh hình lập phương đến tâm của 1 mặt là khoảng cách gần nhất giữa 2 nguyên tử, và bằng 2 lần bán kính nguyên tử Au.
Quan hệ giữa bán kính nguyên tử r và cạnh a của tế bào được biểu diễn trên hình sau:
A
C
B
AB = BC = a 
AC = = a.= 4r 
r = 
r3 = ()3 = 
* Vậy P = = = = 0,7405 = 74,05%
* Độ trống = 100% -74,05% = 25,95%
b) Tính số Avogađro:
* Khối lượng riêng của tinh thể được tính theo công thức:
 d = = 	 (2)
Trong đó:	+ n: Số nguyên tử trong 1 ô mạng cơ sở; n = 4
	 	+ M: Khối lượng mol nguyên tử của Au; M = 196,97 g/mol
	+ NA: Số Avogađro
	+ Vô: Thể tích ô mạng cơ sở
Từ (1), (2); ta có: d = 
 NA = = = 6,024.1023
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 3.( 2điểm)
Nội dung
Điểm
 1-Ta có: 90Th232 à 82Pb208 + x 2He4 + y -1e0
 90 = 82 + 2x - y
 232 = 208 + 4x
Rút ra: x= 6, y = 4. Vậy số phân rã α: 6, số phân rã β: 4
 2- Theo phương trình ta có: ∆m = mTh - mPb - 6mHe - 4me
Do khối lượng của -1e0 không đáng kể nên có thể bỏ qua
Thay vào: ∆m = 232,03805 - 207,97664 - 6.4,0026 = 0,04581u
à Năng lượng được giải phóng trong chuỗi là:
	∆m.c2 = 0,04581.931 = 42,65 MeV.
 3- Ta có: 1 năm = 365 ngày.24 tiếng.60 phút = 525600 phút
Vậy sau một năm số nguyên tử còn lại: ncl = 1,5.1010 - 3440.525600 = 1,3192.1010
áp dụng: 	 năm-1	
 năm
Vậy chu kì bán hủy của đồng vị đó là 5,4 năm.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 4:Nhiệt hóa học.( 2,0 điểm)
Nội dung
Điểm
Xét phản ứng: H+ + OH- ® H2O. Ta có: DHo = DHo(H2O) - DHo(H+) - DHo(OH-) 
 DHo = DHo(H2O) - DHo(OH-) = - 56 KJ.mol-1 (Vì DHo(H+) = 0)
 DSo = So(H2O) - So(H+) - So(OH-) DSo = So(H2O) - So(OH-) = 81 J.mol-1.K-1 (Vì So(H+) = 0)
* H3PO4 + OH- ® H2PO4- + H2O (1)
 DH1o = DHo(H2PO4-) + [DHo(H2O) - DHo(OH)] - DHo(H3PO4) = - 1296 - 56 + 1288 = - 64 (kJ.mol-1)
 DS1o = So(H2PO4-) + [So(H2O) - So(OH)] - So(H3PO4) = 90 + 81 – 158 = 13 (J.mol-1.K-1)
 DG1o = DH1o – T.DS1o = - 64 – 298.0,013 = - 67,9 (kJ.mol-1)
* H2PO4- + OH- ® HPO42- + H2O (2)
 Tương tự, ta được:
DH2o = - 1292 - 56 + 1296 = - 52 (kJ.mol-1) DS2o = - 33 + 81 – 90 = - 42 (J.mol-1)
 DG2o = DH2o – T.DS2o = - 52 + 298.0,042 = - 39,5 (kJ.mol-1)
* HPO42- + OH- ® PO43- + H2O (3)
 DH3o = - 1277 – 56 + 1292 = - 41 (kJ.mol-) DS3o = - 220 + 81 + 33 = - 106 (J.mol-1.K-1)
 DG3o = DH3o – T.DS3o = - 41 + 298.0,106 DG3o = - 9,4 (kJ.mol-1)
H3PO4 D H+ + H2PO4- Ka1
 H+ + OH- D H2O Kw-1
 H3PO4 + OH- D H2PO4- + H2O K = Ka1.Kw-1
Ta có:
 DG1o = - RTlnK
Þ K = exp(- DG1o/RT) = exp(67900/(8,314.298) = 7,9.1011
 Ka1 = K.Kw = 7,9.1011.10-14 
 Ka1 = 7,9.10-3
Gọi x, y lần lượt là số mol NaH2PO4 và Na2HPO4 sinh ra.
 H3PO4 + OH- ® H2PO4- + H2O DH1o = - 64 kJ.mol-1
 x x x
 H3PO4 + 2OH- ® HPO42- + 2H2O DHo = DH1o + DH2o = - 116 kJ.mol-1
 y 2y y
Ta có: Þ x = y = 5.10-4
Vậy: V(dung dịch H3PO4) = (x + y)/0,1 = 0,01 (L) = 10 (mL)
 V(dung dịch NaOH) = (x + 2y)/0,1 = 0,015 (L) = 15 (mL)
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 5:( 2 điểm) Cân bằng.
Nội dung
Điểm
 1) 	 PCl5 (K) PCl3(K) + Cl2(K)
TTCB 1-a a a
Áp suất: 
Ta có: Kp = 	
	Vậy: Kp = 
2) 	Theo đề: ban đầu = mol, P = 2,7atm
	Tổng số mol khí của hỗn hợp tại TTCB: nS.	
	 = 69,5 Þ = 69,2.2 = 139.
Áp dụng BTKL: mS = ban đầu = 83,4 (g) Þ nS = = 0,6 mol. 
	PCl5 (K) PCl3(K) + Cl2(K)
BĐ	0,4
TTCB	(0,4-x) x x
	nS = 0,4 - x + x + x = 0,6 Þ x = 0,2.	
	Do đó: a = = 0,5.
	Vậy: Kp = = 
3) Gọi áp suất của hệ tại nhiệt độ T1 là P1 = 2,7atm, số mol n1 = nS = 0,6 mol.
	Áp suất của hệ tại nhiệt độ T2 = 0,9 T1 là P2 , số mol n2.
	Với P2 = 1,944 atm.
	Ta có: Þ 	
	Þ n2 = = 0,48. 
 	PCl5 (K) PCl3(K) + Cl2(K)
 BĐ	0,4
 TTCB(0,4-x¢) x¢ x¢
	n2 = 0,4 - x¢ + x¢ + x¢ = 0,48 Þ x = 0,08.	
	Do đó: a¢ = = 0,2.	
	Vậy: Kp¢ = = 
Vì giảm nhiệt độ thì độ phân li PCl5 giảm, do đó phản ứng phân li PCl5 là phản ứng thu nhiệt.	
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 6:( 2 điểm) Cân bằng axit-bazơ và kết tủa:
Nội dung
Điểm
I- 
 1)Tiểu phân phản ứng trước hết là: A2- ; Sản phẩm là HA-
 2)Khi thêm 1,0 ml dung dịch HCl 0,3 M vào mà pH= 10,33 = pKa2 => A2- còn dư.
 Khi đó [HA-]=[A2-] => Số mmol sản phẩm = 1,00.0,300 = 0,300mmol.
Cân bằng của sản phẩm câu 1 tác dụng với dung môi: HA- + H2O ⇌ H2A + OH-
Khi thêm 10,0 ml dung dịch HCl vào mà có pH = 8,34; Tại pH = 8,34 = (pKa1 + pKa2)/2 suy ra 
tất cả A2- đều bị proton hóa thành HA-.
 Do đó số mmol A2- có mặt trong dung dịch lúc đầu = 3,00mmol
 Tại pH = 10,33 hệ là một dung dịch đệm với tỉ lệ [A2-]/[HA-] = 1. Như vậy:
[HA-]lúc đầu + [HA-]tạo thành = [A2-]lúc đầu - [HA-]tạo thành 
 Như vậy số mmol HA lúc đàu = 3,00 – 0,300 – 0,300 = 2,40mmol.
 5)VHCl = [(2.3,00) + 2,40]/0,300 = 28,00mL
II- 
a) Mg(OH)2 ⇌ Mg2+ + 2OH-
 pOH = 14,0 – 10,5 = 3,5 Þ [OH-] = 10-3,5 = 3,2.10-4M
 Tương ứng với [Mg2+] = Độ tan của Mg(OH)2 = 1,6.10-4M hay 9,2.10-4g/100mL.
b) Ksp = [Mg2+][OH-]2 = 1,6.10-11M3
c) Mg(OH)2(r) ⇌ Mg2+ (aq) + 2OH- (aq)
 [Mg2+] = x; [OH-] = 0,010 + 2x » 0,010M
 Ksp = [Mg2+][OH-]2 = x[OH-]2 = 1,6.10-11 
 Độ tan bằng 1,6.10-7M hay 9.10-7g/100mL
d) Mg(OH)2 có rất dư và axit clohydric bị trung hoà hoàn toàn theo phản ứng:
 Mg(OH)2 (r) + 2H+ (aq) ® Mg2+ (aq) + 2H2O (l)
 Giả sử thể tích không đổi và bằng 100mL, phản ứng này tạo ra Mg2+ có nồng độ 0,050M.
Rồi Mg(OH)2 hoà tan trong dung dịch [Mg2+] = 0,010 + x » 0,050M
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 7:( 2,0 điểm)
Nội dung
Điểm
 1-∆Hopư = -339kJ
∆Sopư = -331JK-1.
∆Gopư = -240,362kJ Þ lgK 42,125 Þ K = 1,33.1042.
 2-∆Gopư = -nFEopư Þ Eopư = 1,245V
Eo(Br2/2Br-) - Eo(H3PO4/H3PO3) = Eopư = 1,245V
Þ Eo(H3PO4/H3PO3) = -0,158V » - 0,16V
 3-H3PO4 + 4H+ + 4e ® H3PO2 + 2H2O	Eo1 = - 0,39V (1)
 H3PO4 + 2H+ + 2e ® H3PO3 + H2O	Eo1 = - 0,16V (2)
Lấy phương trình (1) – (2) ta được: H3PO2 + 2H+ + 2e ® H3PO2 + H2O	Eo3 = ?
∆Go3 = ∆Go1 - ∆Go2 Þ -2FEo3 = -4FEo1 – (-2FEo2) Þ Eo3 = -0,62V
0,5 đ
0,5 đ
1,0 đ
Câu 8:( 2,0 điểm)
Nội dung
Điểm
Đặt CTPT chung của 2 muối là KX ( X là halogen) có MKX = (39+ X)
Khi cho vào dung dịch AgNO3 dư thì ta có PT:
 KX + AgNO3 à AgX(R) + KNO3 (1)
mol: a a
Có 2 khả năng xảy ra:
TH1: Chỉ có một muối tạo kết tủa thì 2 muối phải là KF và KCl. Khi đó kết tủa là AgCl. Vậy a = 8,58 : 143,5 (mol) => khối lượng KCl là:
 mKCl = 74,5. ( 8,58 : 143,5) = 4,45 ( gam) 
 => %mKCl = 89% và %mKF = 11%.
TH2: Cả 2 muối cùng tạo kết tủa thì X là trung bình của 2 halogen trong hỗn hợp muối. Khi đó ta có nKX = nAgX = (8,58-5) : (108- 39) = 0,051884 (mol)
 Suy ra MKX = 39 + X = 5 : 0,051884 = 96,369 
Suy ra X = 57,369 mà 2 halogen liên tiếp nên đó phải là Cl= 35,5 và Br = 80.
Gọi nKCl = x; nKBr = y thì ta có x + y = 0,051884
Và khối lượng hai muối là : 74,5x + 119y = 5
Giải hệ trên ta được: x = 0,0264 và y = 0,0255
Vậy %mKCl = 39,336% và %mKBr = 60,664%.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 9:( 2,0 điểm)
Nội dung
Điểm
Theo bài ta có số mol của O2 ban đầu = 2,24 : 22,4 = 0,1 (mol).
Vì thể tích bình và nhiệt độ không đổi(0oC => 273K) nên ta có: 
 nđ / ns = Pđ / Ps => ns = 0,1x 722 : 760 = 0,095(mol).
Ta có phương trình: 3O2 à 2O3 
 mol ban đầu: 0,1
 mol phản ứng: x 2x/3
 mol sau phản ứng: 0,1-x 2x/3 
=> Tổng số mol sau phản ứng: ns = 0,1 - x/3 = 0,095 => x = 0,015
a) Vậy trong hỗn hợp sau phản ứng : Số mol O2 = 0,1- 0,015 = 0,085(mol)
 Số mol O3 = 2. 0,015 : 3 =0,01(mol).
b) Khi cho hỗn hợp khí sau phản ứng qua dung dịch KI đủ thì sẽ có phản ứng:
 3KI + O3 + H2O à 2 KOH + KI3 + O2(k).
mol phản ứng: 0,01 ----------------------------> 0,01
Khi chiết bằng CS2 thì I2 tan vào phần CS2 ; khi làm bay hơi CS2 ở áp suất thấp còn lại I2 ở thể rắn. Vậy khối lượng chất rắn thu được là khối lượng của I2.
 m(I2) = 0,1 . 254 = 25,4 (gam).
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 10:( 2,0 điểm) Động học.
Nội dung
Điểm
1. Gọi x là bậc theo A, y là bậc theo B n = x + y là bậc của phản ứng. 
Biểu thức tốc độ phản ứng : V = k. 
Đơn vị của V = đơn vị của k ´ (đơn vị của C)n = mol–1 . l . s–1 . moln.l–n = mol1 – n .l1 – n .s–1
So sánh với đơn vị của V cho trong bài mol . l–1 . s–1 
 n = 2 phản ứng có bậc bằng 2 x + y = 2
Qua các TN 1 và 2 ở 25oC ta có : 
	V = k. 
Chia 2 vế cho nhau ta có : 3x = 3 x = 1 y = 1
 k = = 2,13 . 10–3 mol–1. l.s–1
2. Ở 55oC, tốc độ phản ứng có biểu thức : V’ = k’.CA.CB
 k’ = = 1,7 . 10–2 = 8k
Áp dụng : 8 = = l3 = 23 l = 2
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docHóa 10.doc