Đề cương ôn tập môn Hóa 10 học kỳ 2

docx 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1277Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Hóa 10 học kỳ 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập môn Hóa 10 học kỳ 2
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HÓA 10 HỌC KỲ 2 NĂM 2015 – 2016.
Câu 1: Các nguyên tố Halogen thuộc nhóm nào? A. IA B. IVA C. VIA D. VIIA.
Câu 2: KaliClorat là tên chất nào sau đây?
A. KCl B. KClO C. KClO3 D. KClO4 
Câu 3: Số oxi hóa của Brom trong HBr bằng? A. -1 B. +1 C. +3 D. +7
Câu 4: Muối ăn có thành phần chính là?
A. NaCl B. NaClO C. NaI D. KIO3 
Câu 5 : Trong hợp chất, Clo có các số oxi hóa phổ biến là ?
A. 0 ; +1 ; +3 ; +5 B. 0 ; +3 ; +5 ; +7 C. -1 ; +1 ; +3 ; +5 ; +7. D. -1 ; 0 ; +1 ; +3 ; +5 ; +7.
Câu 6 : Dung dịch HCl làm quỳ tím hóa ?
A. Xanh B. đỏ C. vàng D. đen
Câu 7 : Để phân biệt 3 dung dịch không màu : HCl, NaOH, NaCl ta dùng một thuốc thử nào sau đây ?
A. dd AgNO3 B. Na C. quỳ tím D. BaCl2.
Câu 8: phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính khử?
A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2. B. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O.
C. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O. D. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
Câu 9: Bao nhiêu chất sau đây tác dụng được với dung dịch HCl: Cu; Fe, Ag; Al; MgO; Fe(OH)3; AgNO3; NaOH; Na2CO3.
A. 6 B. 7 C. 8 D. 9
Câu 10: Phản ứng nào sau đây dùng điều chế nước Javen?
A. Cl2 + 2Na → 2NaCl B. Cl2 + H2O → HCl + HClO
C. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O D. 3Cl2 + 6KOH → KCl + 5KClO3 + 3H2O.
Câu 11: Thành phần chính của Clorua vôi là?
A. CaCl2 B. CaO C. CaOCl2 D. Ca(OH)2.
Câu 12: Coi như điều kiện có đủ, phản ứng nào sau đây viết sai?
A. Fe + Cl2 → FeCl2 B. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
C. Cu + Cl2 → CuCl2 D. H2 + Cl2 → 2HCl
Câu 13: Axit nào sau đây không đựng trong bình thủy tinh?
A. HCl B. HNO3 C. H2SO4 D. HF
Câu 14: Ứng dụng nào sau đây không phải của Clo?
A. Diệt trùng nước sinh hoạt, xử lí nước bể bơi. B. Tẩy trắng sợi, vải, giấy
C. Sản xuất nước Javen, Clorua vôi. D. Chữa sâu răng.
Câu 15 : Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Clo là chất khí màu vàng lục, mùi xốc, rất độc, nó phá hoại niêm mạc của đường hô hấp.
B. Tính chất hóa học của Clo là tính oxi hóa mạnh.
C. Clo trong đơn chất (Cl2) có số oxi hóa bằng 0.
D. Trong HClO, Clo có số oxi hóa = -1.
Câu 16. Oxi, lưu huỳnh là các nguyên tố thuộc nhóm?
A. IA B. IIA C. IVA D. VIA.
Câu 17: Cho O(Z= 8). Cấu hình electron của Oxi là?
A. 1s22s22p6 B. 1s22s22p4 C. 1s22s22p5 D. 1s22s22p2.
Câu 18: Cho S(Z = 16). Cấu hình electron của S2- là?
A. [Ne]3s23p4 B. [Ar] C. [Ne]3s23p5 D. [Ne]3s23p2.
Câu 20: Công thức cấu tạo đúng của O2 là?
A. O – O B. O = O C. O ≡ O D. O = O →O.
Câu 21: Phân tử Ozon có công thức là? A. O B. O2 C. O3 D. O4.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây về Ozon là sai?
A. Ozon là khí màu xanh nhạt, mùi đặc trưng. 
B. O3 có tính oxi hóa rất mạnh, mạnh hơn O2.
C. Ozon dùng để chữa sâu răng, sát trùng nước sinh hoạt, tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.
D. Một lượng lớn Ozon trong không khí sẽ làm cho không khí trong lành. 
Câu 23: Lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng nào sau đây?
A. S + O2 → SO2 B. S + 3F2 → SF6
C. S + Fe → FeS D. S + 2H2SO4đặc → 3SO2 + 2H2O
Câu 24: Lưu huỳnh trioxit là tên gọi chất nào sau đây?
A. S B. SO2 C. SO3 D. H2SO4.
Câu 25: H2SO4 có tên gọi là?
A. Axit sunfuric B. Axit sunfuhidric C. Axit sunfurơ D. Axit sunfat.
Câu 26: Barisunfat là tên gọi muối nào sau đây?
A. BaSO3 B. BaSO4 C. BaS D. BaCl2.
Câu 27: Để nhận biết Ion sunfat(SO42-) ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. BaCl2 B. Ba(OH)2 C. Ba(NO3)2 D. cả A, B, C đều đúng
Câu 28: Trong oleum H2S2O7 lưu huỳnh có số oxi hóa bằng?
A. + 2 B. + 4 C. + 6 D. + 8.
Câu 29: Chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?
A. H2S B. SO2 C. H2SO4 D. O3.
Câu 30: Để phân biệt hai khí CO2 và SO2 ta dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch Br2 B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch Ca(OH)2 D. Dung dịch CaCl2.
Câu 31: Cho phản ứng: SO2 + Br2 + H2O → HBr + X. Hỏi X là chất nào sau đây?
A. H2S B. H2SO3 C. H2SO4 D. SO3.
Câu 32: Cho phản ứng: aFeS2 + bO2 cFe2O3 + dSO2. Với a,b,c,d là những số nguyên tối giản. Tổng (a + b) bằng ? A. 11 B. 13 C. 15 D. 25.
 Câu 33 : Bao nhiêu chất sau đây tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng : Cu, Ag, CuO, NaOH, CaCO3 , Zn, Fe(OH)3 ? A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 
Câu 34 : Để nhận biết 5 dung dịch : NaOH, HCl, H2SO4, NaCl, Na2SO4 ta dùng các thuốc thử?
A. Quỳ tím, dd BaCl2 B. Quỳ tím, dd Br2 C. Quỳ tím, dd KMnO4 D. H2O, dd BaCl2. 
Câu 35 : Cho sơ đồ phản ứng : M + H2SO4đặc Fe2(SO4)3 + SO2 + CO2 + H2O.
M là chất nào sau đây?
A. Fe B. FeO C. FeCO3 D. Fe2O3.
Câu 36: Dãy đơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?
A. Cl2, O3, S B. S, Cl2, Br2 C. Na, F2, S D. Br2, O2, Ca.
Câu 37: Cho phản ứng: S + 2H2SO4 3SO2 + 2H2O.
Tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử : số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa là?
A. 1 : 2 B. 1 : 3 C. 2 : 1 D. 3 : 1.
Câu 38: Phản ứng điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm là?
A. S + O2 SO2 B. S + 2H2SO4 3SO2 + 2H2O.
C. 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 D. Na2SO3 + H2SO4 →Na2SO4 + SO2 + H2O.
Câu 39: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. SO2 dùng làm chất tẩy trắng giấy và bột giấy; chất chống nấm mốc lương thực, thực phẩm.
B. Al, Fe không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội.
C. H2S là chất oxi hóa trong phản ứng: H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl
D. Công thức oleum là: H2SO4.nSO3
Câu 40: Có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 41: Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng: (1) nồng độ, (2) nhiệt độ; (3) áp suất; (4) chất xúc tác; (5) diện tích tiếp xúc bề mặt
A. (1), (2), (4) B. (2), (3), (4), C. (3), (4), (5) D. (1), (2), (3).
Câu 42: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch?
A. 2SO2 + O2 2SO3 B. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.
C. Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4 D. SO3 + H2O → H2SO4.
Câu 43: Phản ứng nào sau đây là phản ứng một chiều?
A. Cl2 + H2O HCl + HClO B. Br2 + H2O HBr + HBrO
C. N2 + 3H2 2NH3 D. S + O2 SO2
Câu 44: Cho 6,5 gam Zn tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí H2(đktc). Giá trị v là?
A. 1, 12 lít B. 2,24 lít C. 3,36 lít D. 4,48 lít.
Câu 45: Cho m gam Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng thu được 5,6 lít khí H2(đktc). Giá trị m là? A. 2,4g B. 6g C. 4,8g D. 12g 
Câu 46: Hòa tan hoàn toàn 8g CuO cần dùng V ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị V bằng?
A. 50 ml B. 100ml C. 200ml D. 150ml
Câu 47: Nung hỗn hợp X gồm 11,2g Fe và 3,2g S sau một thời gian thu được chất rắn Y có khối lượng bằng?
A. 14,4g B. 8,8g C. 17,6g D. 7,2g
Câu 48: Cho 5,6g Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được V lít khí SO2(đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị V bằng?
A. 2,24 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 5,6 lít.
Câu 49: Hòa tan hoàn toàn 1,92g một kim loại R bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 0,672 lít khí SO2(đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Kim loại R là?
A. Mg B. Cu C. Fe D. Zn
Câu 50 : Sục 1,12 lít khí SO2(đktc) vào 120ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được m gam chất rắn. Giá trị m là?
A. 7,1g B. 12,6g C. 6,3g D. 7,56g

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_CUONG_ON_TAP_MON_HOA_10_HOC_KY_2.docx