Đề cương ôn tập học kì I môn Hóa học 10

doc 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1128Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Hóa học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì I môn Hóa học 10
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I_ MÔN HÓA HỌC 10
NĂM HỌC 2015-2016
CHƯƠNG 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
Câu 1: Các hạt tạo nên nguyên tử của hầu hết các nguyên tố là?
A. proton, notron, electron B. proton, electron 
C. Proton, notron D. notron, electron.
Câu 2: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân hầu hết các nguyên tố là:
A. proton, notron, electron B. proton, electron 
C. Proton, notron D. notron, electron.
Câu 3: Trong nguyên tử thì
A. Số p = số e B. số p = số n C. số e = số n D. số p = số e = số n
Câu 4: Cho nguyên tử nguyên tố R có 36 hạt cơ bản. Trong đó số hạt mang điện nhiều gấp 2 lần số hạt không mang điện. Số hiệu nguyên tử Z của R là?
A. 10 B. 11 C. 12 D. 13
Câu 5: Cho nguyên tử nguyên tố X có 52 hạt cơ bản(p, n, e). Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt. Số khối A = Z + N của X là?
A. 17 B. 35 C. 18 D. 37
Câu 6: Cho . Hỏi nguyên tử Fe có bao nhiêu notron ? 
A. 26 B. 56 C. 30 D. 82
Câu 7: Hai nguyên tử nào sau đây là đồng vị của nhau ?
A. B. C. D. 
Câu 8: Cho Cacbon có hai đồng vị: và ; cho Oxi có ba đồng vị: . Hỏi có tối đa bao nhiêu công thức dạng CO viết được từ các đồng vị trên?
A. 4 B. 6 C. 8 D. 12
Câu 9 : Clo có hai đồng vị Cl( Chiếm 24,23%) và Cl(Chiếm 75,77%). Nguyên tử khối trung bình của Clo:
 A. 37,5	B. 35,5	C. 35	D. 37
Câu 10 : Số e tối đa trên các phân lớp s, p, d, f lần lượt là ?
A. 2 ; 6 ; 10 ; 14 B. 2 ; 4 ; 6 ; 8 C. 2 ; 6 ; 8 ; 10 D. 1 ; 3 ; 5 ; 7.
Câu 11 : Cho . Cấu hình e của Na là ?
A. [Ne]2s1 B. [Ne]3s1 C. [Ar]4s1 D. [Ne]3s23p1
Câu 12. Cho nguyên tố có Z = 20. Hỏi nguyên tử của nguyên tố này có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?
A. 1	B. 2	C. 4	D. 3
Câu 13: Cấu hình electrron nguyên tử của nguyên tố Fe(Z = 26) là?
A. [Ar]3d54s3	B. [Ar]3d8	C. [Ar]4s23d6	D. [Ar]3d64s2
Câu 14: Cho X có cấu hình e: [Ne]3s23p4. Hỏi X thuộc khối nguyên tố nào?
A. s B. p C. d D. f.
Câu 15: Cho R có z = 13. R là?
A. Kim loại B. Phi kim C. Khí hiếm D. Kim loại hoặc phi kim.
CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Câu 16: Có bao nhiêu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH? 
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 17: Cho X có cấu hình e: 1s22s22p3. X có số thứ tự bằng? 
A. 3 B. 5 C. 7 D. 9
Câu 18: Bảng tuần hoàn có số chu kỳ nhỏ và lớn lần lượt là? 
A. 1 và 6 B. 2 và 5 C. 3 và 5 D. 3 và 4.
Câu 19: Bảng tuần hoàn có số nhóm A và nhóm B lần lượt là? 
A. 8 và 8 B. 8 và 10 C. 7 và 8 D. 8 và 18.
Câu 20: Bảng tuần hoàn có số nhóm và số cột lần lượt là?
A. 8 và 8 B. 8 và 10 C. 16 và 16 D. 16 và 18
Câu 21: Cho X có cấu hình e: 1s22s22p63s23p4. Vị trí X trong bảng tuần hoàn là?
A. Ô 16, chu kỳ 3, nhóm VIA. B. Ô 16, chu kỳ 3, nhóm IVA.
C. Ô 14, chu kỳ 3, nhóm VIA. D. Ô 14, chu kỳ 3, nhóm IVA. 
Câu 22: Cho Kali có STT = 19; chu kỳ 4; nhóm IA. Cấu tạo nguyên tử của K là?
A. 19p, 19e, 4 lớp e và 1e lớp ngoài cùng. 
B. 19p, 19e, 39n; 4 lớp e và 1e lớp ngoài cùng. 
C. 19p, 19e, 1 lớp e và 4e lớp ngoài cùng. 
D. 19p, 19e, 19n; 4 lớp e và 2e lớp ngoài cùng. 
Câu 23: Cho nguyên tử nguyên tố X có tổng số e trên các phân lớp p bằng 8. X thuộc nhóm?
A. IVA B VIIIA C. IVB D. VIIIB
Câu 24: Cho Fe(Z = 26). Phát biểu đúng khi nói về vị trí Fe là?
A. Chu kỳ 3, nhóm VIIIB B. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB. 
C. Chu kỳ 3, nhóm VIB D. Chu kỳ 4, nhóm VIB. 
Câu 25: Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải: 
9F, 6C, 8O, 3Li, 7N.
A. F, C, O, Li, N B. Li, C, N, O, F 
C. Li, O, C, F, N D. F, O, Li, C, N 
Câu 26: Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều giảm dần tính kim loại từ trái sang phải: 19K, 7Li, 11Na, 37Rb
A. K, Li, Na, Rb B. Rb, K, Na, Li 
C. Li, Na, K, Rb D. Li, K, Rb, Na
Câu 27: Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều giảm dần độ âm điện từ trái sang phải: 
 11Na, 16S, 13Al, 17Cl, 14Si
A. Cl, S, Si, Al, Na B. Na, Al, Si, S, Cl 
C. S, Cl, Al, Na, Si D. Al, S, Cl, Si, Na.
Câu 28: Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải: 
 11Na, 16S, 13Al, 17Cl, 14Si
A. Cl, S, Si, Al, Na B. Na, Al, Si, S, Cl 
C. S, Cl, Al, Na, Si D. Al, S, Cl, Si, Na.
Câu 29: So sánh tính phi kim đúng của 15P các nguyên tố lân cận: 7N, 14Si, 16S, 33As là?
A. N, Si < P < S, As B. N, S < P < Si, As 
C. Si, As < P < N, S D. S, Si < P < N, As 
Câu 30: Dãy sắp xếp các chất theo chiều tính axit tăng dần :
A. H2SiO3 , H3PO4, H2SO4, HClO4.	 B. H2SO4, H3PO4, HClO4, H2SiO3.
C. HClO4, H2SO4, H3PO4, H2SiO3.	 D. H3PO4, HClO4, H2SiO3, H2SO4.
CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC
Câu 31: Chất có cấu trúc tinh thể nguyên tử là? 
A. I2 B. CO2 C. H2Ođá D. Kim cương 
Câu 32: Chất nào sau đây chỉ chứa ion đơn nguyên tử?
A. NaCl B. NH4NO3 C. Ca(NO3)2 D. K2SO4
Câu 33: ion nào sau đây là ion đơn nguyên tử? 
 A. NO B. SO C. CO D. O2- 
Câu 34: Tên gọi của ion NH là?
A. Amoniac B. Cation amoni C. anion amoni D. cation amoniac
Câu 35: Bao nhiêu phân tử sau đây là không phân cực: H2, HCl, H2O, Cl2, N2, CO2, NaCl?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 36: Bao nhiêu phân tử sau đây là phân cực: H2, HCl, H2O, Cl2, N2, CO2, NaCl, NH3?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 37: Chất nào sau đây có liên kết ion? 
A. HCl B. Br2 C. CO2 D. CaCl2
CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
Câu 38: Số oxi hóa của N trong NO và HNO3 lần lượt là?
A. + 2 và + 5 B. -2 và + 5 C. + 2 và + 6 D. + 2 và + 4.
Câu 39: Số oxi hóa +5 là của Clo trong chất nào sau đây?
A. KClO B. KCl C. KClO3 D. KClO4
Câu 40: Phát biểu nào sau đây là sai? 
A. Chất khử nhường e B. Chất oxi hóa nhận e 
C. Quá trinh khử nhận e D. Quá trình oxi hóa nhận e.
Câu 41: cho phản ứng: SO2 + Br2 + 2H2O 2HBr + H2SO4 Phát biểu sai là?
A. SO2 là chất khử B. Br2 là chất bị khử. 
C. Quá trình oxi hóa: D. Quá trình khử 
Câu 42: Phản ứng nào sau đây là phản ứng tự oxi hóa khử?
A. 2KClO3 2KCl + 3O2 B. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
C. Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O D. NH4NO3 N2O + 2H2O
Câu 43: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa khử nội phân tử?
A. 2NO2 + 2NaOH NaNO2 + NaNO3 + H2O 
B. SO2 + Br2 + 2H2O 2HBr + H2SO4
C. Cl2 + H2O HCl + HClO 
D. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
Câu 44: Cho các phản ứng sau, những phản ứng nào thuộc phản ứng oxi hóa - khử?
(1). 2Cu + O2 2CuO (2) SO3 + H2O H2SO4
(3) CaCO3 CaO + CO2 (4) 2KClO3 2KCl + 3O2
(5) Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 (6) Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
(7) NaOH + HCl NaCl + H2O 
A. (1), (2), (3), (4) B. (1), (4), (5), (6) C. (2), (4), (5), (7) D. (3), (5), (6), (7).
Câu 45: Cho phản ứng: aCu + bHNO3 cCu(NO3)2 + dNO + eH2O
Với a, b, c, d, e là những số nguyên tối giản. Tổng (a+b) bằng?
A. 5 B. 8 C. 11 D. 12
Câu 46: Cho sơ đồ phản ứng: R + HNO3 Fe(NO3)3 + NO + H2O. 
R không thể là chất nào sau đây? 
A. Fe B. FeO C. Fe2O3 D. Fe3O4.
Câu 47: Hòa tan hoàn toàn mg Cu vào dung dịch HNO3 dư. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 4,48 lít khí NO(sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị m là?
A. 6,4g B. 12,8g C. 19,2g D. 3,2g
Câu 48: Hòa tan hoàn toàn 5,6g Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư. Kết thúc phản ứng thu được V lít khí SO2 ( sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị V là?
A. 2,24 lít B. 4,48 lít C. 6,72 lít D. 3,36 lít.
Câu 49: Cho 1,08g một kim loại R tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư. Kết thúc phản ứng thu được 0,896 lít khí không màu hóa nâu trong không khí( sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Kim loại R là?
A. Fe B. Cu C. Al D. Mg
Câu 50: Hòa tan hòa toàn 15,2g hỗn hợp X gồm Fe, Cu vào dung dịch HNO3 dư. Kết thúc phản ứng thu được 4,48 lít khí NO( sản phẩm khử duy nhất ở đktc). % khối lượng Fe trong X là?
A. 36,84% B. 63,16% C. 55,26% D. 44,74%

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I HÓA 10.doc