Đề thi chọn HSG lớp 10, 11 THPT tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2015-2016 môn: Sinh học 10 - THPT

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 4089Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn HSG lớp 10, 11 THPT tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2015-2016 môn: Sinh học 10 - THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn HSG lớp 10, 11 THPT tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2015-2016 môn: Sinh học 10 - THPT
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 THPT NĂM HỌC 2015-2016
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 10 - THPT
Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề.
(Đề thi gồm 02 trang)
Câu 1 (1 điểm). Một loại polisaccarit ở thực vật được cấu tạo từ các phân tử glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết b-1,4-glycôzit thành mạch thẳng không phân nhánh. Nêu tên và vai trò của loại polisaccarit này trong cơ thể thực vật. Ở tế bào nấm, chất hóa học nào thay thế vai trò của loại polisaccarit này? Cho biết đơn phân cấu tạo nên chất hóa học này.
Câu 2 (1 điểm). 
 	a) Cấu trúc nào trong tế bào có khả năng tổng hợp một số prôtêin mà các prôtêin này không được mã hóa bởi các gen trong nhân?
 	b) Khi nói về cấu trúc của tế bào nhân thực có nhận định sau: “Màng của các bào quan trong tế bào nhân thực đều là lớp kép phôtpholipit tương tự như màng sinh chất”. Theo em, nhận định này đúng hay sai? Lấy ví dụ về một quá trình sống diễn ra trong tế bào để chứng minh quan điểm của em.
Câu 3 (1 điểm). Người ta đánh dấu phóng xạ vào một axit amin, sau đó cho nó xâm nhập vào trong tế bào. Một thời gian sau người ta thấy nó có trong một loại prôtêin tiết ra ngoài tế bào. Hãy cho biết sau khi xâm nhập vào tế bào thì axit amin đó đã đi qua những thành phần nào của tế bào. Ở mỗi thành phần tế bào nó đi qua xảy ra quá trình nào?
Câu 4 (1 điểm). 
 	a) Giải thích tại sao ion Mg2+ không được khuếch tán trực tiếp qua lớp kép phôtpholipit của màng sinh chất.
 	b) Khi nói về quá trình vận chuyển các chất qua màng sinh chất, có nhận định cho rằng: “Chỉ có vận chuyển chủ động (vận chuyển tích cực) mới tiêu dùng năng lượng ATP”. Theo em, nhận định này đúng hay sai? Tại sao?
Câu 5 (1 điểm). Một nhà khoa học sử dụng phương pháp đánh dấu phóng xạ để nghiên cứu nguyên liệu và sản phẩm của quá trình quang hợp và hô hấp tế bào.
	a) Trong hô hấp tế bào, nếu thu được phân tử nước có nguyên tử oxi được đánh dấu phóng xạ thì nhà khoa học đã sử dụng oxi đánh dấu ở nguyên liệu nào? Giải thích tại sao.
	b) Trong quá trình quang hợp, nếu nhà khoa học sử dụng nước có đánh dấu phóng xạ nguyên tử oxi thì sẽ thu được phân tử nào có đánh dấu phóng xạ? Giải thích tại sao.
Câu 6 (1 điểm). 
 	a) Trình bày tóm tắt sơ đồ chu trình Canvin. APG là chất có mấy cacbon?
 	b) Khi nói về quá trình quang hợp, có nhận định cho rằng: “Pha sáng là quá trình chuyển đổi quang năng thành hóa năng”. Nhận định trên đúng hay sai? Giải thích tại sao.
Câu 7 (1 điểm). 
 	a) Quá trình vận chuyển H+ từ xoang gian màng vào chất nền ti thể để tổng hợp ATP được thực hiện theo hình thức vận chuyển nào? Nêu điều kiện để xảy ra hình thức vận chuyển đó.
 	b) Trong quá trình hô hấp hiếu khí có 10 phân tử glucôzơ được phân giải. Tính số NADH và FADH2 tạo ra.
Câu 8 (1 điểm). Nêu hai sự kiện chỉ xảy ra trong quá trình phân bào giảm phân mà không xảy ra trong phân bào nguyên phân dẫn đến sự đa dạng di truyền. Giải thích tại sao.	
Câu 9 (1 điểm).
 	a) Trình bày các hình thức hô hấp ở vi sinh vật.
 	b) Vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh lấy năng lượng từ những phản ứng hóa học nào?
Câu 10 (1 điểm). Cho hỗn hợp các sản phẩm sau:
(1): CO2 + C2H5OH; (2): CH3CHOHCOOH ; (3): CH3CHOHCOOH + CO2+ C2H5OH.
 	a) Cho biết tên các vi sinh vật có thể tạo thành các hỗn hợp sản phẩm trên nhờ lên men đường glucôzơ.
 	b) Ở người có quá trình tạo sản phẩm (2) không? Nếu có thì xảy ra trong điều kiện nào?
 	c) Nêu ứng dụng quá trình tạo sản phẩm (2) và (3) trong đời sống.
---------------Hết--------------
Thí sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu nào.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh: Số báo danh.............
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 THPT
Năm học 2015 – 2016
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC 10 - THPT
(hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(1 điểm)
- Polisacarit đó là xenlulôzơ
- Vai trò trong cơ thể thực vật là cấu trúc thành tế bào
- Trong tế bào nấm, chất này được thay thế bằng kitin
- Đơn phân cấu tạo kitin là N-acetyl glucozamin
0,25 đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 2
(1 điểm)
a) -Ty thể.
- Lục lạp..
0,25đ
0,25đ
b) - Đúng.
- Lưới nội chất tạo ra bóng sản phẩm chuyển đến nhập vào bộ máy Gôngi => màng của 2 bào quan này tương tự nhau. Bộ máy Gôngi tạo ra bóng dung hợp với màng sinh chất xuất bào => màng của bộ máy Gôngi tương tự như màng sinh chất..
0,25đ
0,25đ
Câu 3
(1 điểm)
- Ở ribôxôm: aa được gắn với t-ARN trong quá trình dịch mã.
- Ở các túi tiết: chứa đựng chuỗi polipeptit trước khi chuyển vào bộ máy Gôngi
- Ở bộ máy Gôngi: hoàn chỉnh cấu trúc, tạo thành prôtêin hoàn chỉnh.
- Màng sinh chất: thực hiện cơ chế xuất bào.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 4
(1 điểm)
a) - Mg2+ được bao bọc bởi lớp nước.
- Tương tác kị nước giữa Mg2+ và đuôi kị nước của màng làm cho chúng không được khuếch tán trực tiếp qua màng sinh chất.
0,25đ
0,25đ
b) - Sai
- Xuất nhập bào đòi hỏi phải có sự biến đổi của màng và tiêu dùng năng lượng.
0,25đ
0,25đ
Câu 5
(1 điểm)
a) Đã đánh dấu oxi.
- Oxi là chất nhận e trong chuỗi truyền e và H+ tạo thành H2O
0,25đ
0,25đ
b) - Oxi..
- Quang phân li nước tạo ra Oxi
0,25đ
0,25đ
Câu 6
(1 điểm)
a) 
RiDP + CO2 à APG + ATP + NADPH à AlPG à GLUCÔZƠ + RiDP
(Hình SGK ) ..
- APG: 3 các bon..
0,25đ
0,25đ
b) - Đúng
- Năng lượng ánh sáng chuyển vào liên kết hóa học trong ATP và NADPH.
0,25đ
0,25đ
Câu 7
(1 điểm)
a) - Phương thức: Bị động (thụ động) (khuếch tán). ............................
- Điều kiện: Cần phải có chênh lệch nồng độ, kênh prôtêin.................
0,25đ
0,25đ
b) - Số NADH và FADH2 tạo ra:
- Số NADH tạo ra: 10 x 10 =100..........................................................
- Sô FADH2 tạo ra:10 x 2 = 20.............................................................
0,25đ
0,25đ
Câu 8
(1 điểm)
- Sự trao đổi chéo diễn ra trong kì đầu của giảm phân I..
- Trao đổi chéo tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về cấu trúc so với giao tử không có trao đổi chéo......................................
- Sự phân li của các nhiễm sắc kép ở kì sau giảm phân I.
- Sự phân li theo nhiều kiểu khác nhau tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau..
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 9
(1 điểm)
a) - Hô hấp hiếu khí: Chất nhận e cuối cùng là Oxi.
- Hô hấp kị khí: Chất nhận e cuối cùng là CO2, NO3- . 
b)
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 10
(1 điểm)
a) (1) –nấm men; (2) – vi khuẩn lăctic đồng hình.
 (3)- vi khuẩn lactic dị hình
b) Quá trình tạo sản phẩm (2) có ở người, diễn ra khi các cơ hoạt động liên tục mà thiếu oxi.
c) Ứng dụng quá trình tạo sản phẩm (2) và (3): làm dưa chua, sữa chua
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
-----------------Hết--------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_HSG_sinh_10_nam_2016_tinh_Vinh_Phuc.doc