Đề cương ôn tập học kì I môn Sinh lớp 10

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 12393Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Sinh lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì I môn Sinh lớp 10
	— ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN SINH LỚP 10 –
	Câu 1: Trình bày đặc điểm khác nhau cơ bản giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
Trả lời:
¶ Giống nhau: Gồm 3 thành phần cơ bản: Màng sinh chất, chất tế bào và nhân hoặc vùng nhân.
¶ Khác nhau:
Tế bào nhân sơ
Tế bào nhân thực
Sống ở tế bào vi khuẩn
Chưa có nhân hoàn chỉnh, không có màng nhân.
Không có hệ thống nội màng và các bào quan bao bọc.
Kích thước nhỏ hơn tế bào nhân thực.
Không có khung xương định hình tế bào.
Có ở tế bào động vật, nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật.
Nhân được bao bọc bởi lớp màng chứa NST và nhân con.
Có hệ thống nội màng chia các khoang riêng biệt.
Kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ.
Có khung xương định hình tế bào.
	Câu 2: Phân biệt con đường vận chuyển qua các màng.
Trả lời:
¶ Các con đường vận chuyển qua màng sinh chất:
Vận chuyển thụ động (bị động).
Vận chuyển chủ động (sự vận chuyển tích cực).
Xuất bào, nhập bào.
¶ Phân biệt vận chuyển thụ động và chủ động:
Vận chuyển thụ động
Vận chuyển chủ động
1. Nguyên nhân
Do sự chênh lệch về nồng độ.
Do nhu cầu của tế bào.
2. Nguyên lí
Vận chuyển các phần tử từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cùng chiều với gradien nồng độ.
Vận chuyển các chất qua màng ngược với gradien nồng độ.
3. Năng lượng
Không tiêu tốn năng lượng.
Tiêu tốn năng lượng và cần Prôtêin đặc hiệu.
4. Prôtêin màng
Không cần.
Cần có.
5. Kết quả
Làm cân bằng nồng độ.
Không làm cần bằng nồng độ.
6. Tính chất phổ biển
Thứ yếu.
Là phương thức vận chuyển chủ yếu.
¶ Phân biệt xuất bào và nhập bào:
- Giống nhau: 
+ Là phương thức vận chuyển chủ động.
+ Đều là hình thức vận chuyển chất lớn ra vào tế bào bằng cách biến đổi hình dạng của màng sinh chất và tiêu thụ năng lượng.
- Khác nhau: 
+ Nhập bào: là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong tế bào.
+ Xuất bào: Là phương thức tế bào vậ chuyển các chất ra khỏi tế bào.
	Câu 3: Khái niệm về chuyển hóa vật chất – chuyển hóa năng lượng qua tế bào. ATP - đồng tiền năng lượng.
Trả lời:
¶ Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác cho các hoạt động sống.
¶ ATP – đồng tiền năng lượng:
* Cấu trúc: 
Gồm 3 thành phần: Bazơ nitơ Ađênin, Đường Ribôzơ và 3 nhóm Photphat.
Có 2 liên kết cao năng photphat ngoài cùng.
* Chức năng:
Tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào (75%).
Vận chuyển các chất qua màng.
Sinh công cơ học.
Câu 4:Enzim và vai trò của enzim trong chuyển hóa vật chất.
Trả lời:
 Chuyển hóa vật chất là phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong cơ thể gồm quá trình đồng hóa và dị hóa.
1. Enzim và cơ chế tác động của enzim:
¶ Khái niệm: Chất xúc tác sinh học được sinh ra trong cơ thể sống, tăng tốc độ phản ứng và không bị biến đổi sau phản ứng.
¶ Cấu trúc:
Bản chất: Prôtêin.
Mỗi enzim có một trung tâm hoạt động: Khe lõm vào trên mặt của enzim.
+ Cấu trúc tương thích với cơ chất.
+ Mối liên kết với cơ chất (là chất xúc tác bởi enzim).
¶ Cơ chế tác động:
Enzim + cơ chất → phức hợp enzim – cơ chất → sản phẩm trung gian → sản phẩn + enzim.
Enzim làm tăng tốc độ phản ứng bằng cách làm giảm năng lượng hoạt hóa (năng lượng khởi động phản ứng xảy ra) → Tạo các sản phẩm trung gian.
¶ Đặc tính enzim:
Hoạt hóa mạnh.
Tính chuyên hóa cao: Mỗi enzim chỉ xúc tác cho một chất nhất định.
Ví dụ: Urêaza chỉ phân hủy urê mà không phân hủy chất khác.
Có sự phối hợp hoạt động của các enzim.0
¶ Các nhân tố ảnh hưởng:
Nhiệt độ.
Độ pH.
Nồng độ cơ chất.
Nồng độ enzim.
Chất ức chế và chất hoạt hóa.
2. Vai trò:
Xúc tác cho quá trình chuyển hóa.
Điều hòa các quá trình chuyển hóa vật chất bằng cơ chế:
+ Chất ức chế đặc biệt.
+ Chất hoạt hóa.
+ Ức chế ngược: là kiểu điều hòa trong đó sản phẩn của con đường chuyển hóa quay lại tác động như một chất ức chế, làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu của con đường chuyển hóa.
	Câu 5: Hô hấp tế bào là gì? Phân biệt các giai đoạn hô hấp tế bào.
Trả lời: 
¶ Hô hấp tế bào là quá trình ôxi hóa các nguyên liệu hữu cơ tạo thành CO2 và H2O đồng thời giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào.
¶ Các giai đoạn của hô hấp tế bào: 2 hình thức.
Hô hấp hiếu khí (có oxi).
Hô hấp kỵ khí (không có oxi).
*Hô hấp hiếu khí:
Đường phân
Chu trình Crep
Chuỗi chuyển electron hô hấp
Vị trí
Xảy ra ở tế bào chất.
Chất nền ti thể.
Màng trong ti thể.
Nguyên liệu
Glucôzơ
2 phân tử axit piruvic.
2 axêty CoA.
Điện tử được chuyển từ NADH và FADH2.
Sản phẩm
2 phân tử axit piruvic (C3H4O3).
2 ATP.
2 NADH.
2 axêty CoA.
4 CO2.
6 NADH.
2 ATP.
2 FADH2.
10 NADH
2 FADH2.
£ ATP = 2ATP + 2 ATP + 34 ATP = 38 ATP.
* Hô hấp kỵ khí (lên men rượu, lên men lactic).
	Câu 6: Quang tổng hợp là gì? Cơ chế 2 pha của quang tổng hợp.
Trả lời:
¶ Quang tổng hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ chất vô cơ, lấy năng lượng từ ánh sáng mặt trời đã được sặc tố quang hợp hấp thụ.
¶ Cơ chế 2 pha:
Pha sáng
Pha tối
ü Bản chất.
ü Điều kiện.
ü Sản phẩm.
- Ôxi hóa nước.
- Ánh sáng.
- O2, ATP, NADP.
F Là pha oxi hóa nước nhờ năng lượng ánh sáng → tạo O2, giải phóng vào khí quyển và ATP, NADP cho pha tối.
- Khử CO2.	
- Không cần ánh sáng, nhiệt độ.
- Chất hữu cơ.
F Là quá trình khử CO2 nhờ năng lượng ATP và lực khử NADPH do pha sáng cung cấp để tổng hợp chất hữu cơ.
* Pha sáng:
Vị trí: Hạt grana.
2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Quang lí.
+ Giai đoạn 2: Quang hóa.
ž Quang phân ly nước:
ž Tạo chất khử:
ž Tổng hợp ATP:
* Pha tối:
Vị trí: Chất nền stroma.
Xảy ra theo chu trình Cavin của thực vật C3.
3 giai đoạn.
+ Giai đoạn 1: Cố định CO2.
+ Giai đoạn 2: Khử.
+ Giai đoạn 3: Tái sinh chất nhận, tạo sản phẩm.
	Câu 7: Hãy nêu mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp.
Trả lời:
Quang hợp và hô hấp có chung nhiều sản phẩm trung gian (ATP, NADH, CO2) và nhiều hệ enzim.
Sản phẩm của quá trình quang hợp là Oxi và chất hữu cơ cũng cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp
Sản phẩm của quá trình hô hấp là CO2 và H2O cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp.
ð Quang hợp là tiền đề của quá trình hô hấp và ngược lại.
	Câu 8: So sánh hai quá trình nguyên phân và giảm phân.
Trả lời:
¶ Giống nhau: 
Đều nhân đôi ADN trước khi vào phân bào.
Đều phân thành 4 kì: Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
NST đều trải qua sự biến đổi: tự nhân đôi, đóng xoắn,
Đều có thoi phân bào.
Hình thành thoi vô sắc.
Đều tạo ra NST con.
Màng nhân và nhân con đều biến mất cho đến gần cuối.
¶ Khác nhau:
Nguyên phân
Giảm phân
Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.
Một lần phân bào tạo thành 2 tế bào con.
Số NST giữ nguyên: 1 tế bào 2n cho ra 2 tế bào 2n.
Một lần sao chép ADN, một lần chia.
Các nhiễm sắc thể tương đồng không bắt cặp.
Không trao đổi chéo.
Tâm động chia ở kì giữa.
Duy trì sự giống nhau: tế bào con có kiểu gen giống kiểu gen của tế bào mẹ.
Xảy ra ở tế bào sinh dục chín.
2 lần phân bào tạo thành 4 tế bào con.
Số NST giảm một nữa: 1 tế bào 2n cho ra 4 TB n.
Một lần sao chép ADN, hai lần chia.
Các NST tương đồng bắt cặp ở kì trước I.
Ít nhất 1 lần trao đổi chéo cho 1 cặp tương đồng.
Tâm động chia ở kì giữa II.
Tạo ra sự đa dạng trong các sản phẩm của giảm phân.
{ VẬN DỤNG KIẾN THỨC GIẢI THÍCH MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG {
	Câu 1: Tại sao khi rửa rau sống, cho nhiều muối thì rau thường bị ê?
Trả lời: Nếu khi rửa rau sống ta cho một lượng vừa phải thì rau sẽ diệt được vi khuẩn (vì nồng độ muối cao hơn nồng độ rau, theo cơ chế thẩm thấu và thẩm tách thì muối từ bên ngoài đi vào bên trong làm cho vi khuẩn từ trong rau đi ra, vi khuẩn đi ra gặp môi trường muối, VK chưa tiếp thu kịp thời ® VK chết). Còn nếu ta cho quá nhiều muối vào thì nồng độ chất tan môi trường ngoài cao hơn bên trong tế bào rau , gọi là môi trường ưu trương, chất tan sẽ nhanh chóng khuyếch tán từ nơi có nồng độ cao (bên ngoài) vào bên trong tế bào rau, đồng thời nước trong tế bào rau cũng khuyếch tán từ trong tế bào rau ra ngoài để đảm bảo đủ thể tích khi lượng chất tan bên ngoài vào chiếm trong tế bào. Do đó, rau bị mất nước nên héo đi nhanh chóng.
	Câu 2: Vì sao bón phân cho cây quá nhiều, cây sẽ bị héo và chết?
Trả lời: Nếu ta bón phân cho cây với mực độ phù hợp thì cây sẽ sống nhưng nếu ta bón quá nhiều phân cho cây thì nồng độ chất tan ở đất sẽ cao hơn ở rễ và thế nước ở rễ cao hơn thế nước trong đất, theo cơ chế thẩm thấu và thẩm tách nước trong rễ sẽ đi ra và chất tan trong đất sẽ đi vào do đó cây không hút nước được ® cây héo và chết.
	Câu 3: Vì sao ngâm mơ, mận trong đường sau một thời gian mơ nhỏ lại có vị ngọt còn nước có vị chua thanh?
Trả lời: Khi ngâm mơ, mận vào đường, theo cơ chế khuếch tán thì sau một thời gian nước vận chuyển từ trong mơ, mận đi ra; đường từ ngoài đi vào trong; các axit trong mơ, mận có nồng độ cao hơn ngoài nên vận chuyển từ trong ra ngoài.
	Câu 4: Loại tế bào nào không có nhân?Vì sao?
Trả lời: 
¶ Tế bào hồng cầu không có nhân vì:
Hồng cầu vận động nhiều, vận chuyển O2 và CO2.
Cung cấp năng lượng.
Lõm hai mặt ® tăng diện tích tiếp xúc.
Liên tục được thay thế các hồng cầu mới hoạt động mạnh hơn.
	Câu 5: So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật.
Trả lời:
¶ Giống nhau:
Đều là tế bào nhân thực.
Gồm 3 thành phần cơ bản: Màng sinh chất, chất tế bào và nhân hoặc vùng nhân.
¶ Khác nhau:
Tế bào động vật
Tế bào thực vật
Không có thành xenlulôzơ, dị dưỡng.
Không có lục lạp.
Có trung thể.
Không có không bào.
- Có thành xenlulôzơ, tự dưỡng.
Có lục lạp.
Không có trung thể.
Không bào lớn giữ vai trò quan trọng.
	Câu 6: Tại sao tinh bột và xenlulôzơ đều có cấu tạo từ các đơn phân là glucôzơ những chúng lại khác nhau về tính chất? Hãy giải thích sự khác nhau đó.
Trả lời: Vì tinh bột chưa được chuyển hóa thành đường đa nên có cấu trúc phức tạp còn xenlulôzơ là đường đa và có dạng mạch thẳng.
	Câu 7: Tại sao nói ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào?
Trả lời: 
ATP có liên kết cao năng giữa nhóm photphat ngoài cùng → Dễ dàng phá vở và giải phóng một lượng lớn năng lượng.
ATP cung cấp năng lượng cho tất cả mọi hoạt động sống của tế bào.
	Câu 8: Điều gì sẽ xảy ra nếu tế bào không được cung cấp oxi?
Trả lời:
 Nếu tế bào không được cung cấp oxi → phản ứng cuối cùng tạo thành nước không thực hiện được → tế bào bị ức chế → cơ thể thực hiện được quá trình đường phân → lên men tạo axit lactic gây đau cơ.
	Câu 9: Tại sao NST co xoắn cực đại ở kì giữa và tháo xoắn tối đa ở kì sau ở nguyên phân?
Trả lời: 
Nhiễm sắc thể co xoắn cực đại để dễ dàng di chuyển.
Tháo xoắn tối đa ở kì sau để dễ tiếp xúc với enzim → nhân đôi ADN.
	Câu 10: Tại sao bộ nhiễm sắc thể trong các tế bào con giống nhau và giống tế bào mẹ ban đầu trong nguyên phân?
Trả lời: Vì nhiễm sắc thể nhân đôi ở kì trung gian và phân chia đồng đều ở kì sau.
	Câu 11: Điểm khác nhau cơ bản trong sự phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật được thể hiện như thế nào trong nguyên phân?
Trả lời: 
Tế bào động vật hình thành rãnh phân cắt tại mặt phẳng xích đạo của tế bào chất thắt sâu dần từ ngoài vào trong cho đến khi đứt làm đôi.
Tế bào thực vật do có thành xenlulôzơ cứng, chắc nên xuất hiện vách ngăn từ trong ra ngoài.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_sinh_hoc_lop_10_hoc_ki_I.doc