Ôn tập HK 2 - Sinh học 10

docx 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1339Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập HK 2 - Sinh học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập HK 2 - Sinh học 10
SINH HỌC 10
Sinh trưởng của quần thể VSV 
1. Nuôi cấy không liên tục: là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
* Quần thể VSV trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo 4 pha:
a. Pha tiềm phát (Pha lag) 
- Vi khuẩn thích ứng với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể không tăng.
- Vi khuẩn tổng hợp mạnh mẽ ADN và các enzim.
b. Pha lũy thừa ( Pha log) 
- Vi khuẩn phân chia mạnh mẽ.
- Số lượng tế bào tăng theo lũy thừa và đạt cực đại
- Thời gian thế hệ đạt mức hằng số
- Trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất.
c. Pha cân bằng: 
- Tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất của vi khuẩn giảm dần.
- Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian
d. Pha suy vong: 
- Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do số tế bào chết vượt quá tế bào mới sinh ra.
- Nguyên do: 
 + Chất dinh dưỡng cạn kiệt
 + Chất độc hại tích lũy
2. Nuôi cấy liên tục: 
- Nguyên tắc: Dùng môi trường luôn đổi mới bằng cách bổ sung liên tục chất dinh dưỡng và loại bỏ không ngừng các chất thải để duy trì ổn định môi trường.
- Mục đích: Để tránh hiện tượng suy vong của quần thể VSV.
- Ý nghĩa : Sản xuất sinh khối để thu nhận prôtêin đơn bào, các hợp chất có hoạt tinh sinh học như các axit amin, enzim, các kháng sinh, hoomon 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CÁC YẾU TỐ VẬT LÍ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VSV
1Nhiệt độ
Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt chia thành 4 nhóm VSV: ưa lạnh (< 15oC), ưa ấm (20 - 40oC), ưa nhiệt (55 - 65oC), ưa siêu nhiệt (85 - 110oC).
2. Độ ẩm
3. Độ pH
- Dựa vào pH thích hợp chia vi sinh vật thành 3 nhóm: nhóm ưa axít (pH = 4 - 6), nhóm ưa trung tính (pH = 6 - 8), nhóm ưa kiềm (pH > 9).
4.  Ánh sáng: (tia tử ngoại, tia gamma, tia X.)
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN CỦA VIRUT
Cấu tạo đơn giản gồm 2 thành phần:
- Hệ gen: Lõi Axit nucleic
+ Cấu tạo: Chỉ gồm 1 ADN hoặc 1 ARN chuỗi đơn hoặc chuỗi kép.
+ Chức năng: Hệ gen giúp virut nhân lên, tổng hợp thành phần cấu tạo đặc trưng của nó trong tế bào chủ.
- Vỏ bọc prôtêin (capsit):
+ Cấu tạo từ các đơn vị prôtein gọi là capsôme.
+ Chức năng: Bảo vệ virut.
- Một số virut có thêm vỏ ngoài.
+ Cấu tạo vỏ ngoài là lớp kép lipit và prôtêin.
+ Mặt vỏ ngoài có các gai glicôprôtein làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut bám lên bề mặt tế bào.
*HÌNH THÁI
1. Cấu trúc xoắn: Capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic. Có hình que, hình sợi, hình cầu
2. Cấu trúc khối: Capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện. Gồm 20 mặt tam giác đều.
3. Cấu trúc hỗn hợp: Đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với đuôi có cấu trúc xoắn.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
BỆNH TRUYỀN NHIỄM
1. Bệnh truyền nhiễm: Là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.
- Nguyên nhân: Do vi khuẩn, virut, vi nấm, động vật nguyên sinh..
- Điều kiện gây bệnh: độc lực, số lượng, con đường xâm nhập thích hợp.
2. Phương thức lây truyền:
- Qua đường hô hấp: 
- Qua đường tiêu hóa: 
- Qua tiếp xúc trực tiếp
- Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt.
- Lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai,( khi sinh nở hay qua sữa mẹ.)
MIỄN DỊCH
1. Miễn dịch là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
2. Phân loại miễn dịch
a. miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh.
* Đặc điểm:
- Miễn dịch không đặc hiệu không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc với các kháng nguyên.
b. miễn dịch đặc hiệu là miễn dịch xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập.
* Miễn dịch thể dịch: Là miễn dịch sản xuất ra kháng thể nằm trong thể dịch 
- Kháng nguyên chỉ phản ứng với loại kháng thể mà nó kích thích tạo thành.
* Miễn dịch tế bào: Là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào T độc có nguồn gốc từ tuyến ức.
- Quá trình: Khi tế bào T phát hiện  tế bào khác bị nhiễm thì nó sẽ tiết ra prôtêin độc làm tan tế bào nhiễm, khiến virut không thể nhân lên.
- Miễn dịch tế bào có vai trò quan trọng đối với những bệnh do virut gây ra.
3. Phòng chống bệnh truyền nhiễm :
- Sử dụng thuốc kháng sinh đúng liều lượng.
- Tiêm vacxin.
- Kiểm soát vật trung gian có nguy cơ truyền bệnh.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng.

Tài liệu đính kèm:

  • docxsinh_10_hk2.docx