Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 10 tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2013-2014 môn: Sinh học (dành cho thpt không chuyên)

doc 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1309Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 10 tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2013-2014 môn: Sinh học (dành cho thpt không chuyên)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 10 tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2013-2014 môn: Sinh học (dành cho thpt không chuyên)
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ NGUỒN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 NĂM HỌC 2013-2014
MÔN : SINH HỌC
(Dành cho THPT không chuyên)
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (1,0 điểm). Để 1 sinh vật nào đó là 1 sinh vật sống thì cần phải có các điều kiện nào?
Câu 2(1,0 điểm). Dựa trên đặc điểm cấu tạo và tính chất của phân tử nước, hãy giải thích các hiện tượng sau:
a. Khi bảo quản rau quả tươi, người ta chỉ để trong ngăn lạnh để chứ không để trong ngăn đá.
b. Khi cơ thể đang ra mồ hôi, nếu có gió thổi sẽ có cảm giác mát hơn.
c. Trên bề mặt phía ngoài của cốc đựng nước đá thường có các giọt nước hình thành.
d. Một số côn trùng (nhện nước, ...) có khả năng chạy trên mặt nước mà không bị chìm 
Câu 3(1,0 điểm). 
a. Trong tế bào thực vật, bào quan nào có khả năng tổng hợp ATP nhờ năng lượng ánh sáng? Nêu cấu trúc của bào quan đó. 
b. Bào quan trên có chứa những loại axit nuclêic nào? Mô tả cấu trúc loại axit nucleic đó?
Câu 4(1,0 điểm). 
a. Các tế bào nhận biết nhau bằng các “dấu chuẩn ” có trên màng sinh chất. Theo em dấu chuẩn là hợp chất hóa học nào? Chất này được tổng hợp và chuyển đến màng sinh chất như thế nào?
b. Nêu những chức năng chính của prôtêin màng trong hoạt động sống của tế bào?
Câu 5(1,0 điểm). 
Nêu sự khác nhau giữa quá trình quang hợp và quá trình hô hấp ở sinh vật nhân thực ( vị trí xảy ra, nguyên liệu sử dụng, sản phẩm tạo thành, vai trò của quá trình)
Câu 6 (1,0 điểm). Viết phương trình tổng quát của pha sáng và pha tối trong quá trình quang hợp của cây xanh. Tại sao hai pha này lại xảy ra ở hai nơi khác nhau trong lục lạp? 
Câu 7(1,0 điểm). 
a. Sự thiếu O2 ảnh hưởng như thế nào đến chuỗi electron hô hấp và quá trình tổng hợp ATP theo cơ chế hóa thẩm?
b. Nếu trong điều kiện thiếu oxy, người ta làm giảm pH xoang gian màng của ty thể thì điều gì sẽ xảy ra?
Câu 8(1,0 điểm). Tại sao nói chu trình Crep là trung tâm của các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào và cơ thể?
Câu 9(1,0 điểm). 
a. Phân biệt các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật. Nước dưa là môi trường gì? Giải thích?
b. Khi nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường không liên tục thì thu hoạch sinh khối vào thời điểm nào là hiệu quả nhất? Giải thích?
Câu 10(1,0 điểm). Tính hiệu suất sử dụng năng lượng của quá trình hô hấp tế bào từ nguyên liệu là 1 phân tử glucozo, biết 1 phân tử ATP tích trữ được 7,3kcal?
...................Hết ....................
Họ và tên thí sinh...............................................................SBD......................................
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SINH 10 – KHÔNG CHUYÊN- NĂM 13-14
Câu 
Nội dung
Điểm
1
(1.0đ)
* Điều kiện:
- Phải có cấu trúc tế bào.......................................................................................................
- Có các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của sự sống: 
+ TĐC và NL theo phương thức đồng hóa và dị hóa
+ Sinh trưởng và phát triển
+ Sinh sản
+ Cảm ứng 
+ Di truyền và biến dị............................................................................................................
0,5
0,5
2
(1.0đ)
a. Do nước đá có thể tích lớn hơn nước lỏng nên khi để rau quả tươi (là dạng vốn đang chứa nhiều nước) vào ngăn đá, nước trong đó sẽ thành nước đá à phá vỡ tế bào à làm hỏng, làm giảm chất lượng của rau quả..................................................................................
b. Do nước trong mồ hôi khi bay hơi phải lấy nhiệt của cơ thể àgiúp làm giảm nhiệt của bề mặt cơ thể. Có gió sẽ giúp nước trong mồ hôi bay hơi nhanh hơn à làm giảm nhiệt nhanh hơn à tạo cảm giác mát hơn khi không có gió...........................................................
c. Do hơi nước trong không khí quanh cốc nước đá có nhiệt độ cao hơn thành cốc à bị mất nhiệt khi tiếp xúc với thành cốc àhình thành liên kết hidro giữa các phân tử nước trên bề mặt cốc à tạo thành các giọt nước...................................................................................
d. Do sự liên kết giữa các phân tử nước (bằng liên kết hidro) tạo sức căng bề mặt cho 
khối nước. Lực này tuy yếu nhưng cũng có khả năng đỡ được một số côn trùng nhỏ à giúp 
chúng có thể di chuyển được trên mặt nước mà không bị chìm.
0,25
0,25
0,25
0,25
3
(1,0đ)
a. 
- Bào quan đó là lục lạp..........................................................................................................
- Cấu trúc lục lạp:
+ Thường có dạng hình bầu dục , kích thước trung bình < 10µm
+ Bên ngoài gồm hai lớp màng, bên trong lục lạp chứa chất nền. Trong chất nền có ADN mạch kép dạng vòng, ribôxôm 70S và một hệ thống các túi dẹt (các tylacôit) xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc hạt gọi là grana. Trên màng của tylacôit chứa sắc tố và enzim quang hợp. Trong chất nền cũng chứa nhiều enzim quang hợp............................................
b. 
- Trong lục lạp có ADN và các loại ARN (thông tin, vận chuyển, riboxom)......................
- Cấu trúc: ADN trần, vòng, kép; ARN 1 mạch hở..............................................................
 0,25
0,25
0,25
 0,25
4
(1,0đ)
a. 
- Dấu chuẩn là hợp chất glycôprôtêin....................................................................................
- Prôtêin được tổng hợp ở các Ribôxôm trên màng lưới nội chất hạt, sau đó đưa vào trong xoang của mạng lưới nội chất hạt ® tạo thành túi ® bộ máy gôngi. Tại đây protein được hoàn thiện cấu trúc, gắn thêm hợp chất saccarit ® glycoprotein hoàn chỉnh ® đóng gói® đưa ra ngoài màng bằng xuất bào...........................................................................................
b. Chức năng chính của prôtêin màng gồm:
- Ghép nối 2 tế bào với nhau
- Là thụ thể bề mặt tiếp nhận các thông tin
- Giúp tế bào nhận biết nhau nhờ dấu hiệu nhận biết đặc hiệu ( glicôprôtêin)
- Là các kênh vận chuyển các chất qua màng
- Là enzim màng.....................................................................................................................
0,25
0,25
0,5
5
(1,0đ)
Điểm 
phân biệt
Quang hợp
Hô hấp
Vị trí xảy ra
 Lục lạp
Tế bào chất, ti thể
Nguyên liệu
Chất vô cơ (CO2, H2O)
Chất hữu cơ (glucoz )
Sản phẩm
Chất hữu cơ, oxi
CO2, H2O, một số chất hữu cơ trung gian, năng lượng (ATP, nhiệt)
Vai trò
- Tạo ra nguồn hữu cơ từ các chất vô cơ cho sinh giới.
- Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành hóa năng.
- Góp phần điều hòa khí hậu
- Giải phóng năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào
- Trong quá trình hô hấp, có tạo ra một số sản phẩm trung gian làm nguyên liệu cho một số quá trình sống khác 
0,25
0,25
0,25
0,25
6
(1,0đ)
* Viết PTPU:
- Pha sáng:
 12 H2O + 12 NADP+ + 12 ADP + 18 Pi → 12 NADPH + 18 ATP + 6 H2O + 6 O2.............
- Pha tối: 
 6 CO2 + 12 NADPH + 18 ATP + 12 H2O → C6H12O6 + 12 NADP+ + 18ADP + 18 Pi......
* Pha sáng xảy ra ở màng tilacoit, pha tối xảy ra ở stroma vì: 
- Trên màng tilacoit có định vị các sắc tố quang hợp, hệ enzim của chuỗi truyền electron và phức hệ ATP synteaza để tổng hợp ATP và NADPH cung cấp cho pha tối.........................
- Trong stroma có hệ enzim khử CO2.................................................................................... 
0,25
0,25
0,25
0,25
7
(1.0đ)
a. Không có O2 để nhận e, H+ không được bơm vào xoang gian màng của ty thể và hóa thẩm không xảy ra, photphoryn hóa dừng lại và không tổng hợp được ATP.........................
b. Nồng độ H+ ở xoang gian màng tăng tạo ra một gradient H+ mà không cần có sự hoạt động của chuỗi chuyền e → ATP syntaza có thể hoạt động tổng hợp ATP...........................
0,5
0,5
8
(1.0đ)
Vì:
- Cung cấp năng lượng ATP cho các hoạt động sống.
- Tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình sinh tổng hợp.....
- Đầu mối của nhiều con đường chuyển hóa
- Tạo ra các coenzim tham gia vào quá trình chuyển hóa
 0,25
0,25
0,25
0,25
9
(1.0đ)
a. 
* Phân biệt môi trường nuôi cấy:
- Môi trường tự nhiên: chưa biết rõ thành phần và hàm lượng các chất.
- Môi trường tổng hợp: đã biết rõ thành phân và hàm lượng các chất.
- Môi trường bán tổng hợp: là môi trường tự nhiên có bổ sung thêm một số chất biết rõ hàm lượng...............................................................................................................................
* Nước dưa là môi trường tự nhiên. Vì chưa biết rõ thành phần và hàm lượng các chất trong đó...................................................................................................................................
b. 
- Thu hoạch sinh khối vào cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng là tốt nhất...........................
- Vì: Lúc này quần thể VK có sinh khối lớn nhất, ít chất thải nhất, thời gian nuôi cấy không kéo dài và không tốn thêm thức ăn
0,25
0,25
 0,25
0,25
10
(1.0đ)
- Năng lượng được tích trữ trong các phân tử ATP: 38 x 7,3= 277,4kcal.............................
- Năng lượng có trong 1 phân tử glucozo: 686 kcal...............................................................
=> Hiệu suất sử dụng năng lượng: 277,4/686 x100% = 40% ..............................................
 0,25
0,25
0,5
.................... .. Hết ..................

Tài liệu đính kèm:

  • docHSG_THAM_KHAO.doc