Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học (phần trắc nghiệm khách quan) thời gian 45 phút không kể thời gian giao đề

doc 8 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1488Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học (phần trắc nghiệm khách quan) thời gian 45 phút không kể thời gian giao đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học (phần trắc nghiệm khách quan) thời gian 45 phút không kể thời gian giao đề
UBND HUYỆN THANH SƠN
PHÒNG GD&ĐT
Đề thi có 03 trang
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI 
DỰ THI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Hóa học (Phần trắc nghiệm khách quan)
Thời gian 45 phút không kể thời gian giao đề
Số báo danh
Số phách
Họ tên, chữ ký giám thị số 1
Họ tên, chữ ký giám thị số 2
Họ và tên thí sinh:....
Ngày sinh:....
Học sinh trường:..........
Chỉ dẫn:
1. Đề thi có 03 trang, thí sinh kiểm tra số trang của đề trước khi làm bài.
2. Thí sinh làm bài trực tiếp vào đề thi.
3. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
UBND HUYỆN THANH SƠN
PHÒNG GD&ĐT
Đề thi có 03 trang
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI 
DỰ THI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Hóa học (Phần trắc nghiệm khách quan)
Thời gian 45 phút không kể thời gian giao đề
Điểm bài thi
Họ tên, chữ ký giám khảo
Số phách
Bằng số:
Giám khảo số 1: 
Bằng chữ:
Giám khảo số 2: 
Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1: Cho khí CO dư đi qua ống sứ chứa 15,2 gam hỗn hợp hai oxit CuO và Fe3O4 nung nóng thu được khí (X) và 13,6 gam chất rắn (Y). Dẫn từ từ khí (X) vào nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Lọc lấy kết tủa rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được m1 gam chất rắn. Giá trị của m1 là:
 A. 4,0.	 B. 4,6.	 C. 5,0	D. 5,6
Câu 2: Phân bón NPK là hỗn hợp các muối: 
NH4NO3, (NH4)2HPO4, K2SO4
NH4NO3, (NH4)2HPO4, KCl
NH4NO3, (NH4)2HPO4, KNO3
 D. NH4NO3, NH4H2PO4, KCl
Câu 3: Điều chế NaOH trong công nghiệp bằng cách:
Cho Na2O tác dụng với nước.
Điện phân dung dịch muối ăn bão hòa.
Điện phân dung dịch muối ăn bão hòa trong bình điện phân có màng ngăn.
Điện phân muối ăn trong bình điện phân có màng ngăn.
Câu 4: Để làm khô khí CO2 cần dẫn khí này qua:
 A. H2SO4 đặc B. CaO C. NaOH rắn D. KOH rắn 
Câu 5: Trộn những cặp chất nào sau đây ta thu được NaCl ?
A. Dung dịch Na2CO3 và dung dịch BaCl2.
B. Dung dịch NaNO3 và dung dịch CaCl2.
C. Dung dịch Na2CO3 và dung dịch MgCl2.
D. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch KCl
Câu 6: Cho dãy các chất Na2O, Na2SO4, NaHCO3, Zn(OH)2, Al2O3, Al. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là:
 A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 7: Nung 12,8 gam Cu ngoài không khí thu được 12,0 gam CuO. Hiệu suất phản ứng là:
A. 60%.	B. 65%.	 C. 70%.	 D. 75%. 
Câu 8: Phản ứng hóa học được biểu diễn bằng sơ đồ:
 FexOy + H2SO4 đặc, nóng Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O 
 Hệ số cân bằng của phản ứng hóa học trên là:
 A. 4; (6x-y); x; (3x-2y); (6x-y) B. 2; (6x-2y); 2x; (3x-y); (6x-2y) 
 C. 2; (4x-2y); x; (3x-2y); (4x-2y) D. 2; (6x-2y); x; (3x-2y); (6x-2y) 
Câu 9: Hỗn hợp X có khối lượng 82,3 gam gồm KClO3, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl. Nhiệt phân hoàn toàn X thu được 13,44 lít O2 (đktc), chất rắn Y gồm CaCl2 và KCl. Toàn bộ Y tác dụng vừa đủ với 0,3 lít dung dịch K2CO3 1M thu được dung dịch Z. Lượng KCl trong Z nhiều gấp 5 lần lượng KCl trong X. Phần trăm khối lượng KCl trong X là:
 A. 18,10% B. 25,62% C. 12,67% D.29,77%
Câu 10: Khi bị ong đốt bôi vôi tôi vào vết thương để làm gì?
 A. Để ngăn vi khuẩn xâm nhập mà ong truyền vào cơ thể.
 B. Để trung hòa axít mà ong truyền vào cơ thể.
 C. Để dãn động mạch chỗ vết thương cho máu lưu thông nhanh, nhằm sảy ra phản ứng trao đổi axit. 
 D. Để ngăn vi khuẩn xâm nhập và dãn động mạch chỗ vết thương cho máu lưu thông nhanh và phân hủy axít mà ong truyền vào cơ thể.
Câu 11: Hai chất nào dưới đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch.
NaCl và AgNO3 B. HCl và Na2SO4
CuSO4 và Na2S D. Na2SO4 và KNO3
Câu 12: Quặng dùng để sản xuất nhôm là:
 A. Bôxit B. Hematit	 C. Manhetit 	D. Pirit. 
Câu 13: Để hòa tan hoàn toàn 34,8 gam hỗn hợp gồm Fe3O4, FeO, Fe2O3 (số mol FeO bằng số mol Fe2O3) thì phải dùng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 4,9% (loãng). Khối lượng của dung dịch H2SO4 4,9% đã dùng là:
 A. 1250 gam B. 1220 gam C. 1000 gam D. 1200 gam 
Câu 14: Ở 850C có 1877 gam dung dịch bão hòa CuSO4. Làm lạnh xuống 250C. Biết độ tan của CuSO4 ở 850C là 87,7 gam và độ tan của CuSO4 ở 250C là 40 gam. Khối lượng CuSO4.5H2O tách khỏi dung dịch là:
 A. 571,86 gam B. 661,75 C. 861,75 gam D. 961,75 gam
Câu 15: Cho 8 gam hỗn hợp X gồm Mg và kim loại M tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít H2 (ở đktc) và dung dịch B. Mặt khác khi hoà tan hết 8 gam X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thấy thoát ra 5,6 lít SO2 (ở đktc). Kim loại M là:
 A. Fe B. Zn C. Cu D. Al 
Câu 16: Để tác dụng vừa đủ 8,4 gam hỗn hợp 3 oxit (CuO, Fe3O4, Al2O3), người ta cho từ từ V lít (ở đktc) hỗn hợp khí (gồm CO, H2) đi qua ống đựng hỗn hợp oxit nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kết thúc phản ứng thu được một hỗn hợp gồm khí và hơi nặng hơn hỗn hợp khí ban đầu 0,16 gam và a gam chất rắn. Giá trị của V và a theo thứ tự là:
A. 2,24 lít và 8,24 gam B. 0,224 lít và 82,4 gam C. 0,224 lít và 8,24 gam D. 22,4 lít và 4,12 gam
Câu 17: Hòa tan vừa đủ 6 gam hỗn hợp A gồm 2 kim loại X, Y có hóa trị tương ứng là I, II vào dung dịch hỗn hợp 2 axit HNO3, H2SO4 thì thu được 2,688 lít hỗn hợp khí NO2 và SO2 ở đktc nặng 5,88 gam. Cô cạn dung dịch sau cùng thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
 A. 14,0 gam B. 14,6 gam C. 14,12 gam D. 14,24 gam
Câu 18: Hòa tan 7,8 gam hỗn hợp gồm Al, Mg bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung dịch axit tăng thêm 7 gam. Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là: 
 A. 2,7 và 5,1 B. 4,05 và 3,75 
 C. 5,4 và 2,4 D. 7,56 và 0,24
Câu 19: Cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch Ca(OH)2, chỉ thu được muối CaCO3. Nồng độ mol của dung dịch Ca(OH)2 cần dùng là:
 A. 0,5M B. 0,25M C. 0,1M D. 0,05M
Câu 20: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất là:
 A. 5,04 B. 4,05 C. 4,32 D. 2,8 
(Cho C= 12; O = 16; H = 1; Zn = 65; Fe = 56; Cl = 35,5; N = 14; Al = 27; S = 32; Cu = 64; Mg = 24; K = 39; Ca = 40)
---------------Hết-------------
(Thí sinh không được sử dụng Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học)
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
UBND HUYỆN THANH SƠN
PHÒNG GD&ĐT
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề thi có 01 trang
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN 
HỌC SINH GIỎI DỰ THI CẤP TỈNH
Năm học 2015 - 2016
Môn: Hóa học (Phần tự luận)
Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề
Câu 1: (1,5 điểm) Chọn các chất A, B, C, D thích hợp và viết các phương trình hóa học minh họa cho sơ đồ sau: 
 A
 (5) 
 (1) 
 B (2) Ca(OH)2 (4) D 
 (3)
 (6) 
 C
Câu 2: (1,5 điểm) Chỉ dùng dung dịch phênolphtalein hãy nhận biết 3 dung dịch riêng biệt mất nhãn có cùng nồng độ: KOH, HCl, H2SO4 .
Câu 3: (2,5 điểm) Cho hỗn hợp A gồm 3 oxit: Al2O3, K2O và CuO. Tiến hành 3 thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho A vào nước dư thấy còn lại 15 gam chất rắn không tan.
- Thí nghiệm 2: Cho thêm vào A một lượng Al2O3 bằng 50% lượng Al2O3 trong A ban đầu, rồi lại hòa tan vào nước dư. Sau thí nghiệm còn lại 21 gam chất rắn không tan.
- Thí nghiệm 3: Cho thêm vào A một lượng Al2O3 bằng 75% lượng Al2O3 trong A ban đầu, rồi lại hòa tan vào nước dư thấy còn lại 25 gam chất rắn không tan.
Tính khối lượng mỗi oxit trong A. 
Câu 4: (2,5 điểm) Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm có nguyên tử khối gần nhau vào nước thu được dung dịch H và 672 ml khí ở đktc. Chia H làm 2 phần bằng nhau.
 Phần 1 cho tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 thu được 2,45 gam hỗn hợp hai muối sunfat trung hòa.
 Phần 2 thêm V ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch K. Dung dịch K có thể hòa tan được tối đa 1,02 gam bột Al2O3.
Xác định 2 kim loại kiềm đã cho.
Tính m, V.
Câu 5: (2,0 điểm) Cho 2 dung dịch: dung dịch A là Al2(SO4)3 và dung dịch B là NaOH đều chưa biết nồng độ.
- Thí nghiệm 1(TN1): Trộn 100 ml dung dịch A với 120 ml dung dịch B, được kết tủa, sau khi nung thu được chất rắn có khối lượng 2,04 gam.
- Thí nghiệm 2(TN2 ): Trộn 100 ml dung dịch A với 200 ml dung dịch B, lấy kết tủa đem nung ta thu được 2,04 gam chất rắn.
 a) Chứng minh rằng trong TN1, Al(OH)3 chưa bị hòa tan, xác định nồng độ mol của 2 dung dịch A và B.
 b) Phải thêm vào 100 ml dung dịch A bao nhiêu ml dung dịch B để cho chất rắn thu được sau khi nung kết tủa có khối lượng là 1,36 gam.
(Cho Na= 23; O = 16; H = 1; Cl = 35,5; Al = 27; S = 32; Cu = 64; K = 39)
---------------Hết-------------
(Thí sinh không được sử dụng Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học)
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
UBND HUYỆN THANH SƠN
PHÒNG GD&ĐT
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
CHỌN HỌC SINH GIỎI DỰ THI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Hóa học
(Học sinh làm bài theo cách khác tổ chấm thống nhất cho điểm tương ứng với đáp án)
I. Phần trắc nghiệm khách quan (10,0 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
D
B
C
A
A, C
C
D
D
A
B
Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
B, D
A
D
D
A, C
C
C
C
A
D
II. Phần tự luận (10,0 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(1,5 điểm)
Chọn A: Ca(HCO3)2; B: CaCl2 ; C : Ca(NO3)2 ; D: CaCO3 (có thể chọn chất khác).
 (1). Ca(OH)2 + 2CO2 ® Ca(HCO3)2
(2). Ca(OH)2 + 2HCl CaCl2 + 2H2O
(3). Ca(OH)2 + 2HNO3 Ca(NO3)2 + 2H2O
(4). Ca(OH)2 + CO2 ® CaCO3 + H2O
(5). Ca(HCO3)2 + 2HCl CaCl2 + 2H2O + 2CO2
(6). CaCl2 + 2AgNO3 Ca(NO3)2 + 2AgCl
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2
(1,5 điểm)
Lấy mẫu thử và đánh số thứ tự.
Gọi nồng độ ba dung dịch là a
Cho dung dịch phênolftalein vào, màu đỏ là dd KOH
Đong thể tích KOH, HCl, H2SO4 làm thí nghiệm: Đong 2V dd KOH; 1V dd mỗi axit ta có số mol tương ứng là: 2a; a; a.
Đổ dd KOH vào mỗi axit; axit nào làm mất mầu đỏ là H2SO4 còn lại là HCl.
Viết 2 PTHH ...
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3 
(2,5 điểm)
Cho hỗn hợp A vào nước dư, có các phản ứng sau:
 K2O + H2O 2KOH (1)
Sau đó KOH sẽ hoà tan Al2O3:
 Al2O3 + 2KOH 2KAlO2 + H2O (2)
- Giả sử trong thí nghiệm (2), Al2O3 tan hết. So với thí nghiệm (2) lượng KOH trong thí nghiệm (1) tuy không đổi nhưng lượng Al2O3 nhỏ hơn --> Trong TN (1), Al2O3 phải tan hết. Chất rắn không tan của 2 TN 1 và 2 chỉ gồm CuO nên phải nặng bằng nhau --> Mâu thuẫn đề bài --> Vậy trong TN 2 Al2O3 chưa tan hết.
- Vì trong TN 2 Al2O3 chưa tan hết, nên 25% Al2O3 (ứng với 75 – 50) thêm vào so với TN 2 cũng không thể tan. Sự sai biệt khối lượng chất rắn sau TN 2 và 3 chính là khối lượng của 25% Al2O3 thêm vào.
--> (trong A) = 
- TN 2 so vơi TN 1, có thêm 50% khôí lượng Al2O3 tức là thêm: 
mà khối lượng chất rắn theo đề chỉ tăng: 21 – 15 = 6(g)
--> Phải có 8 – 6 = 2(g) Al2O3 đã tan trong thí nghiệm 2.
--> TN 1, Al2O3 đã tan hết --> Lượng chất rắn không tan trong thí nghiệm 1 là CuO --> mCuO = 15 (g)
- Trong TN 2 có tất cả 16 + 2 = 18 (g) Al2O3 tan trong dung dịch KOH. 
Theo PTPƯ 2 và 1 ta có:
0,25
0,25
0,25
0,25
 0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4 
(2,5 điểm)
a. 2M + 2H2O 2MOH + H2
 2MOH + H2SO4 M2SO4 + 2H2O
 0,03 0,015
 Tính được Mtrung bình = 33,67 g 
 Vậy 2 kim loại là Na và K. 
 Tính được m = 2,02
b. 
 - Trường hợp 1 HCl phản ứng hết với MOH, MOH dư 
 MOH + HCl MCl + H2O
 0,01 0,01
 2MOH + Al2O3 2MAlO2 + H2O
 0,02 0,01
 Tính được V = 10 ml
- Trường hợp 2: HCl dư hòa tan Al2O3
 MOH + HCl MCl + H2O
 0,03 0,03
 6HCl + Al2O3 2AlCl3 + 3H2O
 0,06 0,01
 Tính được V = 90 ml
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
 0,25
Câu 5 
(2,0 điểm)
Các PTHH có thể xảy ra:
Al2(SO4)3 +6NaOH 3Na2SO4 + 2 Al(OH)3 I
Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O II
 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O III
TN1: xảy ra I, III , NaOH hết
TN 2: xảy ra I, II, III, NaOH dư
Theo bài ra lượng Al(OH)3 còn lại bằng nhau, vậy trong TN 1, Al(OH)3 chưa bị hòa tan.
Gọi CM(A) = a
 CM(B) = b
TN1: NaOH hết, tính theo NaOH
 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
 0,04b 0,02b
nAl2O3 = 0,02b = 2,04 : 102 = 0,02
 b = 1M
TN2: Sau PƯ I NaOH dư
nAl2O3= 0,4a - 0,1=0,02
 a = 0,3M
b) Thể tích dd B phải thêm vào 100 ml ddA để có được 1,36 g Al2O3
Trường hợp 1: V ddNaOH 1M= 0,08 lít
Trường hợp 2: VddNaOH 1M = 0,213 lít
0,25
0,25
0,25
 0,25
0,25
 0,25
0,25
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_Hoa_9_vong_2_Thanh_Son_20152016.doc