Đề kiểm tra học kì II lớp 7 môn: Lịch sử thời gian: 45 phút

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 886Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II lớp 7 môn: Lịch sử thời gian: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II lớp 7 môn: Lịch sử thời gian: 45 phút
PGD& ĐT HỒNG NGỰ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS TT HẬU B ĐỘC LẬP- TỰ D0- HẠNH PHÚC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 7
THIẾT LẬP MA TRẬN:
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Ôn tập
So sánh điểm giống và khác nhau giữa luật pháp thời Lê sơ với luật pháp thời Lý-Trần
Số câu
Số điểm Tỉ lệ%
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu:1
Số điểm:1
Số câu
Số điểm
Số câu
2 điểm=10%
2. Kinh tế văn hóa thế kỉ XVI-XVIII
Tại sao trong thế kỉ XVII ở nước ta xuất hiện một số thành thị
Số câu
Số điểm Tỉ lệ%
Số câu
Số điểm
Số câu:1
Số điểm: 1
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
1 điểm=10%
3. Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
Nhận xét về tính chất và quy mô của phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII
Số câu
Số điểm Tỉ lệ%
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu:1
Số điểm:1
Số câu
Số điểm
Số câu
1 điểm=10%
4. Phong trào nông dân Tây Sơn
- Kể những hoạt động của Nguyễn Huệ ở Bắc Hà từ năm 1786-1788
- Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với quân Xiêm
Số câu
Số điểm Tỉ lệ%
Số câu:1
Số điểm: 3
Số câu: 1
Số điểm:2
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
5điểm =50%
5. Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII-nửa đầu thế kỉ XIX
Nêu một số thành tựu văn hóa, nghệ thuật ở nước ta cuối thế kỉ XVIII-nửa đầu thế kỉ XIX. 
Số câu
Số điểm Tỉ lệ%
Số câu:1
Số điểm: 2
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu 
2 điểm=20%
Tổng số câu
Tổng sổ điểm Tỉ lệ %
Số câu:2
Sổ điểm:4
50%
số câu:2
sổ điểm:3
30 %
số câu: 2
sổ điểm:2
20 %
số câu:6
sổ điểm: 10 100 %
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 7
Môn: Lịch sử
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Em hãy so sánh luật pháp thời Lê sơ với luật pháp thời Lý-Trần có những điểm gì giống và khác nhau? (2 điểm)
Câu 2: Tại sao trong thế kỉ XVII ở nước ta xuất hiện một số thành thị? (1đ)
Câu 3: Em có nhận xét gì về tính chất và quy mô của phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII (1đ)
Câu 4: Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với quân Xiêm? (2đ)
Câu 5: Em hãy kể những hoạt động của Nguyễn Huệ ở Bắc Hà từ năm 1786-1788. (2đ)
Câu 6: Hãy nêu một số thành tựu văn hóa, nghệ thuật ở nước ta cuối thế kỉ XVIII-nửa đầu thế kỉ XIX. (2đ).
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SỬ 7
Câu
Nội dung
Điểm
1
Luật pháp thời Lê sơ với luật pháp thời Lý-Trần có những điểm gì giống và khác nhau (2đ)
*. Giống:
- Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, trật tự xã hội, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
*. Khác:
- Có nhiều điểm tiến bộ, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
1
1
2
Tại sao trong thế kỉ XVII ở nước ta xuất hiện một số thành thị? (1đ)
- Do nghề thủ công phát triển và buôn bán cũng được mở rộng
1
3
Em có nhận xét gì về tính chất và quy mô của phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII (1đ)
Phong trào nông dân ở thế kỉ XVIII ở Đàng Ngoài có tính chất quyết liệt và quy mô rộng lớn.
1
4
Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với quân Xiêm? (2đ)
- Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành-Tiền Giang) làm trận quyết chiến Vì: Đoạn sông này dài khoảng 6km, rộng hơn 1 km, có chỗ gần 2km. Hai bờ sông cây cối rậm rạp, giữa dòng có cù lao Thới Sơn, Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh
1
1
5
Những hoạt động của Nguyễn Huệ ở Bắc Hà từ năm 1786-1788. (2đ)
- Tháng 6 / 1786, được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh, nghĩa quân Tây Sơn nhanh chóng hạ thành Phú Xuân rồi tiến ra Nam Sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.
- Với khẩu hiệu “phù Lê diệt Trịnh”, Tây Sơn tiến quân ra Bắc. Giữa năm 1786, Nguyễn Huệ đánh Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt đem nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền họ Trịnh bị sụp đổ. Nguyễn Huệ vào thành, giao chính quyền cho vua Lê rồi trở về Nam.
- Sau khi quân Tây Sơn rút về Nam, tình hình Bắc Hà rối loạn, Lê Chiêu Thống không dẹp nổi nên mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp và đánh tan tàn dư của họ Trịnh. Nguyễn hữu Chỉnh lộng quyền ra mặt chống lại Tây Sơn.
- Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra Bắc trị tội Chỉnh. Vũ văn Nhậm lại kêu căng, có mưu đồ riêng. Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ lại ra bắc diệt Nhậm. Các sĩ phu nổi tiếng ở Bắc Hà như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp ... hết lòng giúp nguyễn Huệ xây dựng chính quyền ở Bắc hà.
0,5
0,5
0,5
0,5
6
- Nêu một số thành tựu văn hóa, nghệ thuật ở nước ta cuối thế kỉ XVIII-nửa đầu thế kỉ XIX. (2đ).
*. Văn học: 
- Văn học dân gian ở thế kỉ XVIII-nửa đầu thế kỉ XIX, phát triển rực rỡ với nhiều hình thức phong phú: tục ngữ, ca dao, truyện thơ, tiếu lâm ... Văn học viết bằng chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao.
- Nội dung văn học dân gian và văn học viết bằng chữ Nôm phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời cùng những thay đổi rong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt nam.
- Một số tác giả và tác phẩm nổi tiếng: Truyện Kiều của Nguyễn Du; Chinh Phụ Ngâm, Cung Oán ngâm khúc, thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu ...
*. Nghệ thuật:
- Văn nghệ dân gian phát triển phong phú ...
- Nghệ thuật sân khấu, tuồng chèo phổ biến ...
- Tranh dân gian đậm đà bản sắc dân tộc, nổi tiếng nhất là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh).
- các công trình kiến trúc nổi tiếng: Chùa Tây Phương (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội); đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh), lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế ...
0,25
0, 25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docde_yhi_hc_ki_2.doc