PHÒNG GD & ĐT TAM ĐẢO TRƯỜNG THCS BỒ LÝ --------------- ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LẦN 2 NĂM HỌC: 2015 - 2016 MÔN: Hóa học 9 Thời gian làm bài: 120 phút (không tính thời gian giao đề) ( Đề này gồm 01 trang) Câu 1 (2 điểm). Cho hỗn hợp A gồm: Al, Fe, Cu vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được khí B, dung dịch C và chất rắn D, lọc chất rắn D. Cho NaOH dư vào trong dung dịch C được dung dịch E và kết tủa F. Lấy F nung trong không khí đến khối lượng không đổi. Sục khí CO2 dư vào dung dịch E. Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra. Câu 2 (2 điểm). Có một hỗn hợp gồm các oxit: SiO2, Al2O3, Fe2O3, CuO. Hãy trình bày phương pháp hoá học để tách riêng từng oxit. Câu 3 (2 điểm). Hỗn hợp A gồm Na và Al. Cho m gam A vào một lượng dư nước thì thu được 1,344 lit khí, dung dịch B và phần không tan C. Cho 2m gam A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 20,832 lit khí. a. Tính khối lượng từng kim loại trong m gam A? b.Cho 50 ml dung dịch HCl vào dung dịch B. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,78 gam kết tủa. Xác định nồng độ M của dung dịch HCl đã dùng? Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích khí đo ở đktc. Câu 4 (2 điểm). 1. Hấp thụ 5,6 lít khí CO2 (đkc) vào 400 ml dung dịch NaOH 1M nhận được dung dịch A. Hỏi trong A chứa muối gì với lượng bằng bao nhiêu? 2. Cho từ từ một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm Fe , FeO, Fe3O4 , Fe2O3 đun nóng thu được 64 gam sắt, khí đi ra sau phản ứng cho đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư được 40 gam kết tủa. Tìm m? Câu 5 (2 điểm). Hòa tan 5,33 gam hỗn hợp 2 muối RCln và BaCl2 vào nước được 200 gam dung dịch X. Chia X thành 2 phần bằng nhau: Phần 1: Cho tác dụng với 100 g dung dịch AgNO3 8,5% thu được 5,74 g kết tủa X1 và dung dịch X2. Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 1,165 gam kết tủa X3. a. Xác định tên kim loại R và công thức hóa học RCln. b. Tính nồng độ % các chất trong dung dịch X2 Biết: Fe = 56, Ca = 40, H = 1, Na = 23, Al = 27, O = 16, Cl = 35,5, C = 12, K = 39, N = 14, Ag = 108, Ba = 137. ---------------------------------------------------------------------- Lưu ý : Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KS HỌC SINH GIỎI LẦN 2 MÔN : Hóa học 9 Câu ý Nội dung, đáp án. Điểm 1 (2điểm) Khi cho hỗn hợp A vào dung dịch HCl dư, chỉ có Al và Fe tan: 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 Fe + 2HCl FeCl2 + H2 Khí B là H2, chất rắn D là Cu, dung dịch C gồm: AlCl3, FeCl2, HCl dư. Khi cho NaOH dư vào C, xảy ra phản ứng: NaOH + HCl NaCl + H2O FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl AlCl3 + 3NaOH Al(OH)3 + 3NaCl NaOH + Al(OH)3 NaAlO2 + 2H2O Kết tủa F là: Fe(OH)2, dung dịch E gồm: NaAlO2 và NaOH dư. Khi nung F trong không khí đến khối lượng không đổi: 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O Sục CO2 vào dung dịch E: CO2 + NaOH NaHCO3 CO2 + 2H2O + NaAlO2 Al(OH)3 + NaHCO3 0,1 0,15 0,15 0,15 0,15 0,15 0,15 0,15 0,15 0,15 0,15 0,1 0,15 0,15 2 (2điểm) - Cho hh tác dụng với dd HCl -> SiO2 không tan, các oxit khác tan. Al2O3 + 6HCl à 2AlCl3 + 3 H2O Fe2O3 + 6HCl à 2FeCl3 + 3H2O CuO + 2HCl à CuCl2 + H2O - dd nước lọc gồm AlCl3, FeCl3, CuCl2 cho tác dụng với dd NaOH dư. PTPƯ: AlCl3 +3 NaOH à Al(OH)3 + 3NaCl Al(OH)3 +NaOH àNaAlO2 + 2H2O FeCl3 +3 NaOH à Fe(OH)3 + 3NaCl CuCl2 +2 NaOH à Cu(OH)2 + 2NaCl - Lọc thu được dd nước lọc là: NaAlO2 , NaCl và kết tủa: Fe(OH)3, Cu(OH)2. - Cho HCl vừa đủ vào dd nước lọc thu được Al(OH)3 PTPƯ : NaAlO2 + HCl + H2O -> Al(OH)3 + NaCl 2Al(OH)3 Al2O3 + 3 H2O( Thu được Al2O3) - Nhiệt phân Cu(OH)2, Fe(OH)3 thu được CuO và Fe2O3 Cu(OH)2 CuO + H2O 2 Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O - Cho CO dư tác dụng với CuO và Fe2O3 nung nóng -> Cu và Fe. CO + CuO Cu + CO2 3 CO + Fe2O3 2Fe + 3CO2 Cho Cu và Fe tác dụng với dd HCl -> FeCl2 và Cu tách ra Fe + 2HCl à FeCl2 + H2O 2Cu +O2 2 CuO (Thu được CuO) Cho: FeCl2 + 2NaOH -> Fe(OH)2 + 2NaCl 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O -> 4Fe(OH)3 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O ( Thu được Fe2O3) (HS có thể làm theo cách khác: tách được mỗi chất được 0,5đ) 0,5 0,5 0,5 0,5 3 (2điểm) a. b. Đặt x, y lần lượt là số mol của Na và Al trong m gam hỗn hợp A. -Cho m gam hỗn hợp A vào nước dư thu được dd B và chất rắn C chứng tỏ chất rắn C là Al dư. PTHH: 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 (1) x mol x mol 0,5x mol 2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2 (2) x mol x mol x mol 1,5x mol Số mol H2 là: 1,344 : 22,4 = 0,06(mol) Theo PTHH: nH2 = 0,5x + 1,5x = 2x (mol) 2x = 0,06 => x = 0,03(mol) -Cho 2m gam hỗn hợp A vào dd NaOH dư thì Na và Al đều tan hết. các phản ứng xảy ra như (1) và (2) : nH2 = 20,832 : 22,4 = 0,93(mol) Số mol Na trong 2m gam A là : 0,03 . 2 = 0,06 (mol) Theo PTHH(1) : nH2 = 12nNa = 0,063 = 0,03 (mol) nH2(2) = 0,93 – 0,03 = 0,9 (mol) Theo (2) : nAl = 2/3 nH2 = 2/3 . 0,9 = 0,6 ( mol) Số mol Al trong m gam hỗn hợp A là: 0,6 : 2 = 0,3 (mol) Vậy khối lượng từng kim loại trong m gam hỗn hợp A là: mNa = 0,03 . 23 = 0.69 (g) mAl = 0,3 . 27 = 8,1 ( g) Tính CM của dung dịch HCl Dung dịch B chứa 0,03 mol NaAlO2 Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch HCl: PTHH: HCl + NaAlO2 + H2O NaCl + Al(OH)3 (3) Nếu dư HCl: 3HCl + Al(OH)3 AlCl3 + 3H2O (4) Theo đề bài: Sau phản ứng thu được 0,78 gam kết tủa nên nAl(OH)3 = 0,78 : 78 = 0,01(mol) Theo (3) nếu NaAlO2 phản ứng hết và không xảy ra (4) thì nAl(OH)3 = nNaAlO2 = 0,03mol Vì trên thực tế số mol Al(OH)3 chỉ có 0,01< 0,03 nên có 2 trường hợp xảy ra: TH1: NaAlO2 dư – chỉ xảy ra phản ứng (3): Theo (3) nHCl = n Al(OH)3 = 0,01mol CM(HCl) = 0,01/ 0,05 = 0,2(M) TH2: NaAlO2 phản ứng hết – Xảy ra (3) và Al(OH)3 bị hòa tan một phần theo (4) Theo (3): nHCl = nNaAlO2 = 0,03 mol Vì sau phản ứng còn 0,01mol Al(OH)3 nên nAl(OH)3 bị hòa tan = 0,03 – 0,01 = 0,02 (mol) Theo PTHH (4) nHCl = 3n(Al(OH)3 = 3.0,02 = 0,06(mol) Tổng số mol HCl đã TGPƯ là: 0,03 + 0,06 = 0,09(mol) CM(HCl) = 0,09 : 0,05 = 1,8(M) 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 4 (2điểm) 1. 2. nCO= 5,6 : 22,4= 0,25 (mol) NNaOH = = 0,4 ( mol) Ta có: 1< < 2 Sản phẩm tạo 2 muối. CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O (1) x 2x x CO2 + NaOH NaHCO3 (2) y y y Gọi số mol của CO2 trong PTHH 1, 2 lần lượt là x, y Ta có: x+y = 0,25 2x + y = 0,4 Giải ra ta được x= 0,15 , y = 0,1 mNaCO= 0,15 x 106= 15,9 g mNaHCO= 0,1 x 84 = 8,4 g mmuối = 15,9+8,4= 24,3 g PTHH: FeO + CO Fe + CO2 Fe2O3 + 3 CO 2 Fe + 3 CO2 Fe3O4 + 4 CO 3 Fe + 4 CO2 CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O nCaCO= 40 : 100= 0,4 mol Theo các PTHH trên nO trong các oxit = nCaCO= 0,4 mol nO = 0,4 x 16 = 6,4 gam m = 64+ 6,4 = 70,4 gam 0,1 0,1 0,1 0,15 0,15 0,2 0,2 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,2 0,2 5 (2điểm) a. b. Gọi a,b là số mol của RCln và BaCl2 có trong 2,665 gam mỗi phần Phần 1: RCln + n AgNO3 → R(NO3)n + n AgCl (1) a an a an (mol) BaCl2 + 2 AgNO3 → Ba(NO3)2 + 2 AgCl (2) b 2b b 2b (mol) nAgCl = = 0,04 mol à an + 2b = 0,04 Phần 2: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2 HCl (3) b b mol 2RCln + nH2SO4 → R2(SO4)n + 2nHCl (4) Từ phản ứng(3) cứ 1 mol BaCl2 chuyển thành 1 mol BaSO4 khối lượng muối tăng 25 gam. Từ phản ứng (4) cứ 2 mol RCln chuyển thành 1 mol R2(SO4) khối lượng tăng 12,5 n gam. Nhưng khối lượng X3 < m hỗn hợp muối ban đầu. Chứng tỏ (4) không xảy ra. → X3 là BaSO4 Số mol BaSO4 = = 0,005 mol ð b = 0,005 ð an = 0,03. mhh = a(MR + 35,5n) + 0,005. 208 = 2,665 ð aMR = 0,56 aMR / an = 0,56 / 0,03 ð MR = n 1 2 3 MR 18,7 37,3 56(Fe) Vậy R là kim loại sắt Fe. Công thức hóa học của muối: FeCl3 nAgNO3 bđ = 0,05 mol số mol AgNO3 phản ứng theo PTHH (1), (2) =. 0,04 mol số mol AgNO3 dư = 0,05 - 0,04 = 0,01 mol Dung dịch X2 gồm: Fe(NO3)3 ( 0,01 mol) ð m Fe(NO3)3 = 0,01. 242 = 2,42 g Ba(NO3)2 ( 0,005 mol) ð mBa(NO3)2 = 0,005. 261= 1,305 g AgNO3 dư (0,01 mol) ð m AgNO3 = 0,01 . 170 = 1,7 g mdd = + 100 - 5,74 =194,26 g C% Fe(NO3)3 = = 1,246% C% Ba(NO3)2 = = 0,672% C% AgNO3 = 0,3 0,3 0,3 0,3 0,15 0,15 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 Chú ý : Học sinh có thể có nhiều cách giải khác nhau nên khi chấm cần căn cứ vào bài làm của học sinh. Nếu đúng thì vẫn cho điểm tối đa.
Tài liệu đính kèm: