Đề cương ôn tập học kì II môn sử 7

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1401Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn sử 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì II môn sử 7
Đây là tài liệu do tôi sưu tầm, nhằm giúp các em có thêm tài liệu ôn thi tốt HK2
Chúc các em thi tốt. Google: thcs nguyen van troi q2 – để xem các đề thi hay 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN SỬ 7
Câu 1/ Hãy nêu những nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ? Giới thiệu sơ lược về Lê Lợi và Nguyễn Trãi ?
a/ Nguyên nhân thắng lợi:
Nhân dân ta đoàn kết, yêu nước, bất khuất, các tầng lớp nhân dân đều tham gia kháng chiến
Đường lối, chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy Lam Sơn, đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi
b/ Ý nghĩa lịch sử:
Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh, mở ra 1 thời kì phát triển mới: thời Lê sơ
Lê Lợi là người yêu nước, thông minh, bất khuất, có uy tín ở vùng Lam Sơn
Nguyễn Trãi yêu nước thương dân, đến Lam Sơn sớm nhất, giàu lòng chính nghĩa, mong muốn cứu dân , cứu nước khỏi ách xâm lược của quân Minh
Câu 2/ Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ ? Vì sao Đại Việt lại đạt được những thành tựu nói trên ?
Dựng lại quốc tử giám, mở trường, mở khoa thi
Nội dung học tập , thi cử là các sách của đạo Nho
Nho giáo có địa vị độc tôn
Tổ chức được 26 khoa thi , có 989 tiến sĩ , 20 trạng nguyên
Đại Việt đạt được những thành tựu trên vì:
Nhà nước quan tâm đến giáo dục
Truyền thống hiếu học của dân tộc ta
Đất nước hòa bình
Câu 3 / Em hãy nêu nguyên nhân, hậu quả và tính chất của cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài
Năm 1545 Nguyễn Kim mất, con rễ là Trịnh Kiểm lên thay, con thứ là Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam
Năm 1627 chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ. Đến năm 1672 lấy sông Gianh làm ranh giới chia đôi đất nước
Cuộc chiến tranh đã gây đau thương cho dân tộc, ảnh hưởng khối thống nhất lãnh thổ, cản trở sự phát triển của đất nước
* Các cuộc chiến tranh phong kiến đều có tính chất phi nghĩa ,chỉ vì lợi ích của mình, các tập đoàn phong kiến đã gây chiến tranh, đánh lẫn nhau, gây tai hại cho dân tộc, đất nước 
Câu 4: Hãy cho biết tình hình sản xuất nông nghiệp Đàng Ngoài và Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII như thế nào? Tại sao các chúa Nguyễn ban đầu lại chú ý phát triển nông nghiệp ?
a/ Đàng Ngoài: Nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng do chính quyền Lê - Trịnh không quan tâm sản xuất và ruộng đất công bị bao chiếm, bỏ hoang. Nhân dân chịu tô thuế, binh dịch, mất mùa, đói kém
b/ Đàng Trong: Nông nghiệp phát triển rõ rệt nhờ chính sách khai hoang và tự nhiên thuận lợi
Chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Cảnh kinh lý Nam bộ , đặt phủ Gia Định
Hình thành tầng lớp địa chủ lớn, có nhiều ruộng đất
c/ Các chúa Nguyễn ban đầu chú ý phát triển nông nghiệp vì đó là 1 trong những kế sách xây dựng Đàng Trong thành cơ sở cát cứ lâu dài chống lại chúa Trịnh
 Câu 5: Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? Vì sao chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ quốc ngữ của nước ta?
Thế kỉ XVII tiếng Việt đã trong sáng
1 số giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền đạo, họ dùng chữ cái La tinh để ghi âm tiếng Việt. Từ đó chữ quốc ngữ ra đời
Một thời gian dài chữ quốc ngữ chỉ lưu hành trong giới truyền đạo. Chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt là thứ chữ tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến nên đã trở thành chữ quốc ngữ của nước ta 
Câu 6: Quang Trung đã đại phá quân Thanh như thế nào? Tại sao vua Quang Trung chọn tấn công quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu ?
- Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, niên hiệu Quang Trung, tiến quân ra Bắc
- Đến Nghệ An, Thanh Hóa tuyển thêm quân, duyệt binh, làm lễ tuyên thệ
- Đến Tam Điệp cho quân ăn tết trước
- Đêm 30 Tết , ta tiến công quân Thanh trên sông Gián Khẩu
- Đêm mồng 3, ta tiến công đồn Hà Hồi ( Thường Tín – Hà Tây )
- Sáng mồng 5 , Quang Trung tiến công đồn Ngọc Hồi. Cùng lúc ấy đô dốc Long tấn công đồn Đống Đa 
- Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy 
- Sau 5 ngày đêm chiến đấu , nghĩa quân Tậy Sơn đã quét sạch 29 vạn quân Thanh
Vua Quang Trung tấn công quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu vì vào dịp Tết quân Thanh lo ăn chơi , lơ là, kém phòng bị
Sử địa phương
Câu 7: Cho biết vùng đất Sài Gòn thế kỉ XVII ? So sánh cuộc sống của cư dân Sài Gòn với đầu thế kỉ XVI ? 
Thế kỉ XVI ,Sài Gòn có khoảng 6 vạn người, Xóm làng , nhà cửa san sát . Sản xuất nhộn nhịp. Thương mại hưng thịnh
Người dân xây nhà tường, mái ngói,ăn ngon. Tinh thần đa dạng .Giáo
dục phát triển.
	Đầu thế kỉ XVI chỉ có khoảng 1 vạn người, xóm làng hoang vắng , nhà cửa thưa thớt
	 Người dân ở nhà tranh, vách đất , cuộc sống đạm bạc
Câu 8: Trình bày sự việc dân làng mở đất trước, nhà nước đến cai trị sau ? Phủ Gia Định có mấy dinh ? Gồm những địa danh nào ngày nay ? 
Năm 1623 chúa Nguyễn cho lập sở thuế
Năm 1679 lập đồn dinh ở Sài Gòn
Năm 1698 chúa Nguyễn cử Nguyễn Hữu Chỉnh đi kinh lược Nam bộ, đặt phủ Gia Định, vùng Sài Gòn Gia Định trở thành đơn vị hành chính của nước ta
 Phủ Gia Định có 2 dinh : Trấn Biên và Phiên Trấn
. Trấn Biên gồm Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước
. Phiên Trấn gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Long An , Tây Ninh

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_Cuong_Sinh_Hoc_7_hoc_ki_2.doc