PHẦN III. TỰ KIỂM TRA TRƯỜNG XUYấN VÀ ĐỊNH Kè CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HỢP CHẤT Vễ CƠ A. Bài kiểm tra 15 phút 1. Bài số 1 Hãy khoanh tròn vào chữ cái chỉ đáp án đúng trong các câu sau đây. 1. CO2 không phản ứng với chất nào trong các chất sau? A. dung dịch NaOH B. dung dịch Ca(OH)2 C. CaO D. dung dịch HCl 2. Bazơ nào sau đây làm đổi màu dung dịch phenolphtalein A. dung dịch NaOH B. Cu(OH)2 C. Fe(OH)3 D. Mg(OH)2 3. Cặp chất nào sau đây có thể dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm? A. Al và H2SO4 loãng B. NaOH và dung dịch HCl C. Na2SO4 và dung dịch HCl D. Na2SO3 và dung dịch HCl 4. Hoá chất nào sau đây có thể phân biệt được hai dung dịch NaOH và dung dịch Ba(OH)2 A. Quì tím B. dung dịch H2SO4 C. Phenolphtalein D. dung dịch HCl 5. Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư người ta thu được hiện tượng nào sau đây? A. Chất khí không màu bay ra B. Kết tủa đỏ nâu C. Kết tủa trắng D. Kết tủa xanh 6. Cho 4,4 gam hỗn hợp Mg và MgO phản ứng hoàn toàn với dung dịch axit sunfuric loãng người ta thu được 2,24 lit khí (đktc). Hỏi khối lượng của MgO trong hỗn hợp là bao nhiêu? (cho Mg=24,O=16). A. 2 gam B. 2,4 gam C. 4,4 gam D. 2,24 gam 7. Trung hòa 100 ml dung dịch HCl 1M cần dùng 50 ml dung dịch NaOH. Hỏi nồng độ mol của dung dịch NaOH là bao nhiêu? A. 0,5M B. 1M C. 2M D. 1,5 M 8. Cho 5,6 gam Fe vào dung dịch HCl dư. Hỏi thể tích khí thu được từ phản ứng ở đktc là bao nhiêu? (cho Zn=65) A. 1,12 lit B. 2,24 lit C. 3,36 lit D. 22,4 lit 9. Cho 100 gam dung dịch HCl 14,6% phản ứng hoàn toàn với CuO. Khối lượng CuO tham gia phản ứng là? (cho Cu=64, O=16, H=1, Cl=35,5) A. 32 gam B. 8 gam C. 14,6 gam D. 16 gam 10. Hóa chất nào sau đây có thể phân biệt được các dung dịch không màu là KOH, NaCl, HCl ? A. Quì tím B. dung dịch NaNO3 C. dung dịch BaCl2 D. dung dịch AgNO3 đáp án bài kiểm tra 15 phút Số 1 Bài có 10 câu, mỗi câu đúng 1 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 D A D B C A C B D A 2. Bài số 2 Hãy khoanh tròn vào chữ cái chỉ đáp án đúng trong các câu sau đây. 1. Chất nào sau đây khi phản ứng với nước tạo thành dung dịch mang tính axit A. CaO B. Ba C. SO3 D. Na2O 2. Cho sơ đồ phản ứng: Cu + H2SO4 đ,to CuSO4 + SO2 + H2O. Hỏi tổng các hệ số tối giản của tất cả các chất trong phản ứng trên là bao nhiêu?: A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 3. Cặp chất nào sau đây có thể dùng để điều chế khí H2 A. Al và H2SO4 loãng B. Al và H2SO4 đặc nóng C. Cu và dung dịch HCl D. Fe và dung dịch CuSO4 4. Hoá chất nào sau đây có thể phân biệt được hai dung dịch Na2SO4 và dung dịch H2SO4 A. Quì tím B. dung dịch CuSO4 C. dung dịch BaCl2 D. dung dịch AgNO3 5. Nhỏ dung dịch CuSO4 vào dung dịch NaOH người ta thu được hiện tượng nào sau đây? A. Chất khí không màu bay ra B. Kết tủa đỏ nâu C. Kết tủa trắng D. Kết tủa xanh 6 Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch HCl A. Fe B. Fe2O3 C. SO2 D. Mg(OH)2 7. Dung dịch A chứa 0,1 mol H2SO4 . Dung dịch B chứa 0,15 mol NaOH. Hỏi khi đổ A vào B thì sau phản ứng nhúng quì tím vào quì tím sẽ có màu gì? A. Tím B. Đỏ C. Xanh D. Một màu khác 8. Cho 6,5 gam Zn vào dung dịch HCl dư. Hỏi thể tích khí thu được từ phản ứng ở đktc là bao nhiêu? (cho Zn=65) A. 1,12 lit B. 2,24 lit C. 3,36 lit D. 22,4 lit 9. Để điều chế khí SO2 trong phòng thí nghiệm người ta cho Na2SO3 tác dụng với dung dịch HCl. Hỏi phải dùng tối thiểu bao nhiêu gam dung dịch HCl 14,6% để điều chế được 2,24 lít khí SO2 (đktc)? (cho H=1, Cl=35,5) A. 20 gam B. 35 gam C. 50 gam D. 100 gam 10. Người ta thấy 100 ml dung dịch CuCl2 0,5M phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH. Hỏi nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng là bao nhiêu? A. 0,25M B. 0,5M C. 0,75M D.1M đáp án bài kiểm tra 15 phút Số 2 Bài có 10 câu, mỗi câu đúng 1 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C C A A D C B B C D 3. Bài số 3 Hãy khoanh tròn vào chữ cái chỉ đáp án đúng trong các câu sau đây. 1. Cho các chất : Cu ; MgO ; NaNO3 ; CaCO3 ; Mg(OH)2 ; HCl ; Fe ; CO2. Axit sunfuric loãng phản ứng được với : A. Cu ; MgO ; CaCO3 ; Mg(OH)2 B. MgO; CaCO3; Mg(OH)2; Fe C. CaCO3 ; HCl ; Fe ; CO2 D. Fe ; MgO ; NaNO3 ; HCl 2. Trong dạ dày người có một lượng axit HCl ổn định và axit này có tác dụng trong quá trình tiêu hoá thức ăn. Vì lí do nào đó lượng axit này tăng lên sẽ gây nên hiện tượng đau dạ dày. Muối sau được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày : A. NaHCO3 B. CaCO3 C. NaCl D. KNO3 3. Chất X có các tính chất : - Tan trong nước tạo dung dịch X. - Dung dịch X phản ứng được với dung dịch Na2SO4. - Làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng. X là : A. KCl B. KOH C. Ba(OH)2 D. BaCl2 4. Để có dung dịch NaOH nồng độ 0,2M, người ta đã làm như sau : A. Cân 2 g NaOH cho vào 100 ml H2O khuấy đều. B. Cân 0,8 g NaOH cho vào cốc thuỷ tinh đựng nước, khuấy đều cho NaOH tan hết, thêm H2O cho đủ 100 ml. C. Cân 0,8 g NaOH cho vào cốc thuỷ tinh chứa 100 g H2O. D. Cân 0,2 g NaOH cho vào 100 g H2O, khuấy đều. 5. Cho các muối : NaCl ; CuSO4 ; AgNO3 ; KNO3. Các muối có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là : A. NaCl ; CuSO4 ; AgNO3 B. CuSO4 ; MgCl2 ; KNO3 C. AgNO3 ; KNO3 ; NaCl D. KNO3 ; BaCl2 ; Na2CO3 6. Nung hỗn hợp 2 muối MgCO3 và CaCO3 đến khối lượng không đổi thu được 3,8 g chất rắn và giải phóng 1,68 lít khí CO2 (đktc). Hàm lượng MgCO3 trong hỗn hợp là : A. 30,57 % B. 30% C. 29,58 % D. 28,85 % 7. Nhôm oxit lẫn tạp chất Fe2O3 và SiO2, có thể dùng các chất sau để làm sạch nhôm oxit : A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch NaOH và dung dịch HCl. C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4. 8. Trên bao bì một loại phân bón kép NPK có ghi 20.10.10. Cách ghi trên có ý nghĩa : A. 20% N ; 10% P ; 10% K. B. 20% N ; 10% P2O5 ; 10% K2O. C. 20% N2O5 ; 10% P2O5 ; 10% K2O. D. 20% (NH2)2CO ; 10% Ca(H2PO4)2 ; 10% KCl. 9. Muối M có các tính chất sau : - Chất bột màu trắng. - Tan trong nước. - Phản ứng với dung dịch NaOH tạo kết tủa trắng. - Bị nhiệt phân khi nung nóng. Muối M là : A. CaCO3 B. MgSO4 C. NaHCO3 D. Ca(HCO3)2 10. Cặp chất nào cho dưới đây phản ứng được với nhau chỉ tạo muối và nước ? A. Sắt và axit sunfuric. B. Natri cacbonat và axit sunfuric. C. Bạc nitrat và axit clohiđric. D. Kali hiđroxit và axit nitric. đáp án bài kiểm tra 15 phút Số 3 Bài có 10 câu, mỗi câu đúng 1 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B A C B B C B B D D B. Bài kiểm tra một tiết 1. Bài số 1: I.Phần trắc nghiệm (4 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái chỉ đáp án đúng 1. Chất nào sau đây có thể phản ứng với nước tạo thành dung dịch bazơ A. CO2 B. SO3 C. Na D. SiO2 2. CaO không phản ứng với chất nào trong các chất sau: A. H2O B. SO2 C. HCl D. O2 3. Cho sơ đồ phản ứng: Na2SO3 + HCl đ NaCl + X + H2O. Hỏi X là chất nào trong số các chất cho sau đây: A. SO2 B. SO3 C. CO2 D. O2 4. Dãy các chất nào sau đây đều phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng: A. Fe, NaOH,CuO. B. Fe, NaOH, SO2 . C. CO2 , Fe2O3, NaOH. D. Fe, CO2, NaOH.. 5. Có 2 dung dịch riêng biệt chứa NaCl và Na2SO4. Chất nào sau đây có thể phân biệt được 2 dung dịch này? A. Quì tím B. dung dịch HCl C. dung dịch HNO3 D. dung dịch BaCl2 6. Dẫn 2,24 lit khí SO2 ở đktc vào dung dịch NaOH 1M thấy phản ứng xảy ra vừa đủ và chỉ tạo thành muối Na2SO3. Thể tích dung dịch NaOH đã dùng là: A. 100 ml B. 200 ml C. 300 ml D. 400 ml 7. Cho 100 gam dung dịch HCl 14,6% phản ứng hoàn với MgO. Hỏi khối lượng MgO tham gia phản ứng là bao nhiêu? (Cho Mg=24, O=16, H=1, Cl=35,5) A. 4 gam B. 8 gam C. 16 gam D. 14,6 gam 8. Cho 6,4 gam Cu phản ứng hoàn toàn với H2SO4 đặc nóng tạo ra thể tích khí SO2 ở đktc là (cho Cu=64) A. 11,2 lít B. 1,12 lít C. 2,24 lit D.8,96 lit II. Phần tự luận (6 điểm) Câu 1. (3 điểm) Viết các phương trình phản ứng xảy ra giữa các cặp chất sau 1) lưu huỳnh trioxit với nước 2) natri oxit với nước 3) các bon đi oxit với dung dịch canxi hiđroxit 4) sắt (III) hiđroxit với dung dịch axit clohiđric 5) nhiệt phân canxi cacbonat 6) sắt và axit sunfuric đặc nóng Câu 2. (3 điểm) Cho 8g Fe2O3 phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl 1M 1) Viết phương trình phản ứng và tính thể tích dung dịch HCl 1M cần dùng. 2) Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng 3) Tính nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng (Cho thể tích dung dịch không thay đổi và hai chất tham gia phản ứng tác dụng vừa hết với nhau). Cho Fe = 56, Cu = 64, H =1, Cl =35,5 , O =16. Hướng dẫn chấm Bài kiểm tra một tiết số 1 Môn hoá lớp 9 I. Phần trắc nghiệm (4 điểm): Mỗi câu đúng 0,5 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 C D A A D B B C II. Phần tự luận (6 điểm) Câu 1. (3 điểm) Mỗi phương trình phản ứng đúng : 0,5 điểm 1) SO3 + H2O đ H2SO4 2) Na2O + H2O đ 2NaOH 3) CO2 + Ca(OH)2 đ CaCO3 + H2O 4) Fe(OH)3 + 6HCl đ 2FeCl3 + 3H2O 5) CaCO3 CaO + CO2 6) 2Fe + 6H2SO4 đăc nóng Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O Câu 2(3 điểm) 1) Viết phương trình hóa học: (0,5 điểm) Fe2O3 + 6HCl đ 2FeCl3 + 3H2O - Tính thể tích dung dịch HCl (1 điểm) số mol Fe2O3 = 0,05 mol (0,25 điểm) Fe2O3 + 6HCl đ 2FeCl3 + 3H2O 0,05 mol 0,3 mol 0,1 mol (0,5 điểm) - Thể tích dung dịch HCl cần dùng = 0,3 : 1 = 0,3 lit = 300 ml (0,25 điểm) 2) Tính khối lượng muối tạo thành (0,75 điểm) - Tính số mol FeCl3 (0, 5 điểm) + Khối lượng muối FeCl3 thu được = 0,1´162,5 =16,25 gam (0,25 điểm) 3. Tính nồng độ mol của dung dịch FeCl3 (0,75 điểm) - Thể tích dung dịch sau phản ứng = thể tích dung dịch HCl trước phản ứng = 0,3 lít ị CM (FeCl3) = 0,1: 0,3 = 1/3 (M) 2. Bài số 2: I. Phần trắc nghiệm (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái chỉ các đáp án đúng 1. Để phân biệt dung dịch HCl và dung dịch HNO3 người ta có thể dùng hóa chất nào sau đây: A. Quì tím B. dung dịch NaOH C. dung dịch Na2CO3 D. dung dịch AgNO3 2. Cặp chất nào sau đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch ( nghĩa là cặp chất này không phản ứng với nhau)? A. AgNO3 và HCl B. CuSO4 và HCl C. BaCl2 và Na2SO4 D. KOH và FeCl3 3. Hiện tượng nào sau đây được sinh ra khi nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3 A. Có kết tủa đỏ nâu tạo thành B. Có kết tủa màu trắng tạo thành C. Có kết tủa màu xanh tạo thành D.Có khí bay ra. 4. Bazơ nào sau đây có phản ứng với khí CO2 ? A. NaOH B. Fe(OH)3 C. Cu(OH)2 D. Mg(OH)2 5. Chất nào sau đây khi phản ứng với Na2CO3 tạo ra sản phẩm khí ? A. CaCl2 B. MgSO4 C. H2SO4 D. Ba(OH)2 6. Trung hòa dung dịch chứa 0,1 mol HCl cần dung bao nhiêu gam dung dịch NaOH 8% A. 8 gam B. 50 gam C. 100 gam D. 150 gam 7. Đổ một dung dịch chứa 0,1 mol BaCl2 vào dung dịch chứa 0,2 mol H2SO4. Khối lượng chất rắn thu được là A. 0,1 gam B. 0,2 gam C. 23,3 gam D. 46,6 gam 8. Cho 8,6 gam hỗn hợp Al và Cu phản ứng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng dư người ta thu được 3,2 gam chất rắn không tan và V lít khí (đktc). Hỏi thể tích V là bao nhiêu ? A. 2,24 lit B. 4,48 lit C. 5,6 lit D. 6,72 lit II. Phần tự luận (6 điểm) Câu2 (3đ). Chọn các chất thích hợp điền vào chỗ trống và hoàn thành các phương trình phản ứng sau: 1) HCl + ............... đ MgCl2 + ............... 2) Na2CO3 + ............... đ CaCO3 + ............... 3) CuCl2 + ............... đ Cu + ............... 4) Fe(OH)3 + ............... đ FeCl3 + ............... 5) Na2SO4 + ............... đ NaNO3 + ............... 6_ Fe2O3 + ............... đ Fe + ............... Câu 3 (3đ):Hòa tan hoàn toàn 14,6 g hỗn hợp gồm Zn và ZnO bằng dd axit HCl 7,3% người ta thu được 2,24 lit khí (đktc). 1) Viết PTHH xảy ra 2) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. 3) Tính khối lượng của dung dịch HCl 7,3 % cần dùng để hòa tan hết hỗn hợp trên Cho: H = 1; O = 16; Cl = 35,5 ; S = 32 ; Na = 23 ; Ba = 137 ; Al = 27; Zn = 65 ; Cu = 64 Hướng dẫn chấm Bài kiểm tra một tiết số 2 I. Phần trắc nghiệm (4 điểm): Mỗi câu đúng 0,5 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 D B A A C B C D II. Phần tự luận (6 điểm) Câu 1. (3 điểm) Mỗi phương trình phản ứng đúng : 0,5 điểm ( điền đúng chất 0,25 điểm và cân bằng, ghi điều kiện đúng 0,25 điểm). 1) 2HCl + Mg đ MgCl2 + H2 2) Na2CO3 + CaCl2 đ CaCO3 + 2NaCl 3) CuCl2 + Fe đ Cu + FeCl2 4) Fe(OH)3 + 3HCl đ FeCl3 + 3H2O 5) Na2SO4 + Ba(NO3)2 đ 2NaNO3 + BaSO4 6) Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O Câu 2 (3 điểm) 1) Viết phương trình phản ứng : 1 điểm ( mỗi phản ứng 0,5 điểm) Zn + 2HCl đ ZnCl2 + H2 (1) ZnO + 2HCl đ ZnCl2 + H2O (2) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ( 1 điểm) + Tính khối lượng Zn: Số mol H2 = 0,1 mol Do chỉ có phản ứng (1) sinh ra H2 nên tính theo phản ứng (1) Zn + 2HCl đ ZnCl2 + H2 0,1 0,2 0,1 0,1 Khối lượng kẽm phản ứng = 0,1 ´ 65 =6,5 gam (0,75 điểm) + Tính khối lượng ZnO Khối lượng ZnO = 14,6 - 6,5 = 8,1 gam (0,25 điểm) 2) Tính khối lượng của dung dịch HCl 7,3 % cần dùng (1điểm) Số mol ZnO = 8,1 : 81= 0,1 mol ZnO + 2HCl đ ZnCl2 + H2O 0,1 0,2 Tổng số mol HCl cần dùng = 0,2 + 0,2 = 0,4 mol (0,5 điểm) Tổng khối lượng HCl cần dùng = 0,4´36,5 =14,6 gam Khối lượng dung dịch HCl cần dùng= = 200 gam (0,5 điểm) 3. Bài số 3: I. Phần trắc nghiệm (3,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái chỉ các đáp án đúng 1. Hỗn hợp Ag và Cu được hoà tan hết trong dung dịch: A. NaOH B. HCl C. H2SO4 đặc nóng D. NaCl 2. Dung dịch HCl phản ứng được với dãy chất: A. Fe, Cu, SO2, NaOH B. NaOH, CO2, Al, Zn C. Mg, CuO, Cu(OH)2, NaOH D. Fe, Cu, H2SO4 (l), NaOH 3. Khử hoàn toàn 24g Fe2O3 bằng H2 dư ở nhiệt độ cao, sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng sắt thu được là: A. 11,2g B. 10g C. 4,2g D. 16,8g 4. Hoà tan 2,24(l) khí HCl (đktc) vào 200ml H20 thu được dung dịch HCl. (Bỏ qua thể tích khí), nồng độ mol/lit của dung dịch thu được là: A. 0,1 B. 0,01 C. 0,5 D. 0,05 5. Một dung dịch có tính chất sau: - Tác dụng với kim loại Mg, Zn, Fe đều ra H2 - Tác dụng với bazơ hoặc oxit bazơ tạo muối và nước - Tác dụng với Na2SO3 cho khí SO2 . Dung dịch đó chứa A. H2SO4 đặc nóng B. NaCl C. NaOH D. HCl 6. Hoá chất dùng để phân biệt từng chất trong cặp chất CaO và MgO bằng phương pháp hoá học là: A. Nước và quì tím B. dd HCl C. dd NaOH D. Khí CO2 II. Phần tự luận (6 điểm) 1. Viết PTHH cho mỗi chuyển đổi sau: Mg MgO MgCl2 Mg(OH)2 MgSO4 Mg(NO3)2 2. Viết 3 PTHH điều chế MgO (bằng 3 phương pháp khác nhau) 3. Cho hỗn hợp gồm Cu và Al tác dụng với một lượng dư dd H2SO4 loãng, thu được 6,72 lit khí (đktc). Sau phản ứng còn 6,4 gam chất rắn không tan. a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu? b) Cho toàn bộ hỗn hợp trên vào dd H2SO4 98% dư rồi đun nóng. Tính thể tích khí thu được (đktc) sau khi phản ứng kết thúc. c) Tính khối lượng dd H2SO4 98% cần để hoà tan hỗn hợp trên. Cho: Al = 27; Cu = 64 ; S = 32 ; O = 16 ; H = 1 Hướng dẫn chấm Bài kiểm tra một tiết số 3 I. Phần trắc nghiệm (3,0 điểm) Có 6 câu, mỗi câu được 0,5 điểm 1 2 3 4 5 6 C C D C D A II. Phần tự luận (7,0 điểm) 1. Viết PTHH cho mỗi chuyển đổi sau: (2,5 điểm) mỗi PTHH được 0,5 điểm (1) 2Mg + O2 2MgO (2) MgO + 2HCl đ MgCl2 + H2O (3) MgCl2 + 2NaOH đ 2NaCl + Mg(OH)2 (4) Mg(OH)2 + H2SO4 đ MgSO4 + 2H2O (5) MgSO4 + Ba(NO3)2 đ BaSO4¯ + Mg(NO3)2 2. 3 PTHH điều chế MgO (bằng 3 phương pháp khác nhau) (1,5 điểm) (1) 2Mg + O2 2MgO (2) Mg(OH)2 MgO + H2O (3) Mg + CO2 MgO + CO 3. a) Cu không tan trong dd H2SO4 loãng ị khối lượng Cu = 6,4 g (0,1 mol) 2Al + 3H2SO4 đ Al2(SO4)3 + 3H2ư (số mol H2 = 0,3) 0,2 0,3 Theo PTHH: Al = 0,2 mol hay 5,4 gam (1 điểm) b) 2Al + 6H2SO4 đ Al2(SO4)3 + 3SO2ư + 6H2O 0,2 0,6 0,3 Cu + 2H2SO4 đ CuSO4 + SO2ư + 2H2O 0,1 0,2 0,1 (1 điểm) Theo PTHH: số mol SO2 = 0,3 + 0,1 = 0,4 mol ị V = 8,96 lít (đktc) c) Theo PTHH: số mol H2SO4 = 0,6 + 0,2 = 0,8 mol ị Khối lượng dung dịch 98% = = 80 (gam) (1 điểm) CHƯƠNG 2: KIM Loại A. Bài kiểm tra 15 phút 1. Bài số 1 1. Dãy các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường: A. Na, Al, K B. Al, Fe, Ca C. Na, K, Ba D. Ba, Cu, Zn 2. Dãy các kim loại đều tác dụng với dung dịch HCl là: A. Mg, Cu, Zn, Al B. Mg, Al, Zn, Fe C. Al, Zn, Fe, Ag D. Cu, Mg, Al, Ag 3. Trong các cặp chất sau đây, cặp nào xảy ra phản ứng? A. Ag + dd HCl B. Cu + dd ZnSO4 C. Cu + dd H2SO4 D. Fe + dd CuSO4 4. Có 4 kim loại là: Fe, Mg, Cu, Ag và 4 dung dịch muối: ZnSO4, AgNO3, CuCl2, FeSO4. Kim loại nào tác dụng được với cả 4 dung dịch muối trên? A. Fe B. Ag C. Mg D. Cu 5. Cho lá sắt có khối lượng 5,6 g vào dung dịch đồng (II) sunfat. Sau mọt thời gian , nhắc lá sắt ra, rửa nhẹ , làm khô, cân được 6,4 gam. Khối lượng của muối sắt tạo thành là A. 30,4 gam B. 15,2 gam C. 12,5 gam D. 14,6 gam 6. Hòa tan 5,1 g oxit một kim loại hóa trị III. Cần dung 54,75g đ HCl 20%. Công thức oxit kim loại là: A. Fe3O4 B. Fe2O3 C. Al2O3 D. Cr2O3 7. Kim loại nào sau đây có tính chất dẫn điện tốt nhất trong số các kim loại A. Sắt B. Bạc C. Đồng D. Nhôm 8. Kim loại mạnh có thể đẩy kim loại yếu ra khỏi muối của nó.Thí dụ minh họa là sơ đồ nào dưới đây. A. Na + CuSO4 đ B. Cu + FeSO4 đ C. Mg + NaCl đ D. Fe + CuSO4 đ 9. Hỗn hợp X gồm bột Cu và FeO. X có thể tan hết trong dung dịch nào: A. H2SO4 đặc, to B. AgNO3 C. HCl D. FeSO4 10. Hòa tan hêt 19,5gam Kali vào 261gam nước . Nồng độ % của dung dịch thu được (cho rằng nước bay hơi không đáng kể) là A. 5% B. 10% C. 15% D. 20% đáp án bài kiểm tra 15 phút Số 1 Bài có 10 câu, mỗi câu đúng 1 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C B D C B C B D A B 2. Bài số 2 1. Thứ tự sắp xếp các kim loại sau đây theo tính hoạt động hóa học tăng dần. A. Na, Al, Zn, Pb, Fe, Ag, Cu, B. Al, Zn, Fe, Na, Cu, Ag, Pb, C. Ag, Cu, Pb, Zn, Fe, Al, Na D. Ag, Cu, Pb, Fe, Zn, Al, Na 2. Những kim loại nào sau đây đều tác dụng được với dung dịch HCl A. Mg; Fe; Cu B. Mg; Cu; Ca C. Ag; Mg; Ba D. Al; Fe; Mg 3. Cho một dây đồng vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3. Hiện tượng thí nghiệm quan sát được là: A. dung dịch nhạt màu B. dung dịch không màu C. dung dịch tạo màu xanh D. không có hiện tượng gì 4. Hòa tan 4,8 (g) kim loại Magie vào dung dịch H2SO4 loãng, thể tích khí duy nhất thu được ở đktc là: A. 3,36(lít) B. 4,48(lít) C. 11,2(lít) D. 22,4 (lít) 5. Có một tấm kim loại bằng vàng (Au) bị bám một ít kim loại nhôm (Al) trên bề mặt, ta có thể dung chất lỏng nào sau đây để hòa tan lớp kim loại nhôm đó. A. HCl B. H2O C. AlCl3 D. FeCl2 6. Phương pháp nào sau đây có thể điều chế đồng (II) sunfat? A. Thêm dung dịch Natri sunfat vào dung dịch đồng (II) clorua B. Cho axit sunfuric loãng tác dụng với đồng (II) cacbonat C. Cho đồng kim loại váo dung dịch natrisunfat D. Cho đồng kim loại vào axit sunfuric loãng 7. Cho các kim loại: Fe, Cu, Ag, Al, Mg. Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai? A. Kim loại tác dụng với dung dịch HCl: Cu, Ag B. Kim loại tác dung với dung dịch NaOH: Al C. Kim loại không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nguội: Al, Fe D. Kim loại không tan trong nước ở nhiệt độ thường: Al, Fe 8. Cho 0,84 gam bột sắt vào 50ml dung dịch axit H2SO4 . Thể tích khí H2 sinh ra ở đktc là A. 3,36(lít) B. 4,48(lít) C. 0,336(lít) D. 2,24 (lít) 9. Ngâm một lá kẽm trong 200g dung dịch CuSO4 10% cho đến khi kẽm không còn tan được nữa. Khối lượng kẽm đã phản ứng là A. 1,825 (g) B. 16,25 (g) C. 8,215 (g) D. 8,125 (g) 10. Hòa tan 9,2g hỗn hợp gồm Mg, MgO cần vừa đủ m gam dung dịch HCl 14,6%. Sau phản ứng thu được 1,12 lít khí (ở đktc). Khối lượng Mg, MgO trong hỗn hợp đầu là A. 8 (g) và 1,2 (g) B. 1,2 (g) và 8 (g) C. 2,4 (g) và 6,8 (g) D. 5,2 (g) và 4 (g) đáp án bài kiểm tra 15 phút Số 2 Bài có 10 câu, mỗi câu đúng 1 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 D D C B A B A C D B 3. Bài số 3 1. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch đồng nitrat có lẫn tạp chất bạc nitrat A. Mg B. Cu C. Fe D. Au 2. Dãy gồm các kim loại đều tác dụng với dung dịch CuSO4 là: A. Na, Al, Cu, Zn B. Na, Fe, Cu, K C. Mg, Cu, Ag, K D. Mg, Al, Zn, Fe 3. Dãy gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần về hoạt động hóa học là: A. Cu, Fe, Al, Mg, Na, K B. Na, Al, Cu, K, Mg C. Cu, Fe, Al, K, Na D. Fe, Al, Cu, Mg, K 4. Nhóm kim loại đều tác dụng với dung dịch axit HCl là: A. Mg, Cu, Fe, Zn, Al. B. Mg, Hg, Fe, Zn, Al. C. Mg, Fe, Zn, Al. D. Mg, Au, Fe, Zn, Al. 5. Kim loại tác dụng với dung dịch NaOH là: A. Mg. B. Ag. C. Al. D. Fe. 6. Cho dây sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian sẽ có hiện tượng là A. không có hiện tượng gì. B. có chất rắn màu xám bám vào dây sắt. C. có chất rắn màu xanh bám vào dây sắt. D. có chất rắn màu đỏ bám vào dây sắt và dung dịch màu xanh nhạt dần. 7. Có bột bạc lẫn đồng và nhôm, dùng dung dịch nào để thu bạc tinh khiết? A. dd Cu(NO3)2 dư B. dd Al(NO3)3 C. dd AgNO3 dư D. dd kiềm đặc 8. Cho hỗn hợp bột hai kim loại kẽm và đồng tác dụng với dung dịch H2SO4 (l) dư. Sau phản ứng thu được 3,2g chất rắn không tan và 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng của hỗn hợp bột kim loại là A. 10 (g) B. 9,7 (g) C. 7,9 (g) D. 3,2 (g) 9. Cho 1,96 gam bột sắt vào 112 gam dung dịch CuSO4 nồng độ 10%. Khối lượng Cu sinh ra là A. 4,48 (g) B. 1,12 (g) C. 4,22 (g) D. 2,24 (g) 10. Hòa tan 28,2 (g) Kali oxit vào nước thu được 0,5 (l) dung dịch bazơ. Tính nồng độ mol của dung dịch bazơ thu được A. 1,2 M B. 0,6 M C. 0,9 M D. 2,4 M đáp án bài kiểm tra 15 phút Số 3 Bài có 10 câu, mỗi câu đúng 1 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B D A C C D C B D A B. Bài kiểm tra một tiết 1. Bài số 1: I. Phần trắc nghiệm (3,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái chỉ các đáp án đúng 1. Ngâm 1 lá nhôm sạch trong dung dịch CuCl2. Quan sát thấy: A. Không có hiện tượng gì xảy ra B. Đồng bị giải phóng nhưng nhôm không bị biến mất C. Nhôm bị hòa tan một phần và đồng được giải phóng D. Không có chất nào mới được sinh ra, chỉ có nhôm bị hòa tan 2. Dãy kim loại nào sau đây được xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần A. K; Mg; Al; Zn; Cu B. K; Mg; Cu; Ag; Al C. Ag; K; Cu; Al; Fe D. Cu; Zn; Mg; Na; K 3. Có 3 ống nghiệm: ống thứ nhất đựng đồng (II) oxit, ống thứ hai đựng sắt (III) oxit, ống thứ ba đựng sắt.Thêm vào mỗi ống nghiệm 2ml đ axit clohiddric rồi lắc nhẹ. A. Đồng (II) oxit và sắt(III) oxit tác dụng với axit clohiđric còn sắt không tác dụng với axit clohidric. B. Sắt tác dụng với axit clohidric còn đồng (II) oxit và sắt (III) oxit không tác dụng với axit clohidric C. Đồng (II) oxit , sắt (III) oxit và sắt đều tác dụng với axit clohidic D. Sắt (III) oxit và sắt tác dụng với axit clohidric còn đồng (II) oxit không tác dụng với axit clohidric. 4. Cặp chất có thể phản ứng được với nhau là (a) Zn + HCl (d) Fe + CuSO4 (b) Cu + ZnSO4 (e)Cu + HCl (c) Ag + HCl (f) Ag + CuSO4 A. (a) và (b) B. (a) và (c) C. (a) và (d) D. (b) và (d) 5. Phát biểu nào sau đây đúng: A.Kim loại kẽm có thể thế chỗ kim loại nhôm trong dung dịch muối. B. Kim loại sắt có thể thế chỗ kim loại kẽm trong dung dịch muối. C. Kim loại chì (Pb) có thể thế chổ kim loại sắt trong dung dịch muối D. Kim loại đồng có thể thế chỗ kim loại bạc trong dung dịch muối 6. Kim loại X có những tính chất sau : - Tỉ khối lớn hơn 1. - Phản ứng với oxi khi nung nóng. - Phản ứng với dung dịch AgNO3 giải phóng Ag. - Phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí H2 và muối của kim loại hoá trị II. Kim loại X là : A. Cu B. Na C. Al D. Fe II. Phần tự luận (7 điểm) 1. Viết phương trình phản ứng thực hiện những chuyển đổi hoá học theo sơ đồ sau : (4) Natri natri oxit natri sunfat natri nitrat (2)(6) natri hiđroxit natri clorua 2. Cho một hỗn hợp A gồm Mg và MgCO3 tác dụng với dung dịch axit HCl (dư). Dẫn khí tạo thành lội qua nước vôi trong có dư thì thu được 10 gam kết tủa và còn lại 2,8 lít khí không màu (ở điều kiện tiêu chuẩn). 1) Viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra. 2) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A. Hướng dẫn chấm Bài kiểm tra một tiết số 1 I. Phần trắc nghiệm (3,0 điểm) Có 6 câu, mỗi câu được 0,5 điểm 1 2 3 4 5 6 C A C C D D II. Phần tự luận (7,0 điểm) 1. Mỗi PTHH đúng được 0,5 điểm (1) 4Na + O2 2Na2O (2) 2Na + 2H2O 2NaOH + H2# (3) Na2O + H2SO4 Na2SO4 + H2O (4) Na2O + H2O 2NaOH (5) Na2SO4 + Ba(NO3)2 BaSO4$ + 2NaNO3 (6) Na2SO4 + BaCl2 BaSO4$+ 2NaCl (7) NaOH + HCl NaCl + H2O 2. số mol H2 = 0,125 (mol). Viết đúng các PTHH được 1,5 điểm 1) Mg + 2HCl MgCl2 + H2 0,125 mol 0,125 mol MgCO3 + 2HCl MgCl2 + CO2 + H2O 0,1 mol 0,1 mol CO2 + Ca(OH)2 CaCO3$ + H2O 0,1 mol 0,1 mol 2) Khí H2 không phản ứng với nước vôi trong, bay ra. Chất kết tủa là CaCO3 số mol = 0,1 Khối lượng Mg = 0,125 ´24 = 3 (g) Khối lượng MgCO3 = 0,1 ´84 = 8,4 (g) (1 điểm) Khối lượng hỗn hợp A : mA= mMg + = 3 + 8,4= 11,4 (g). (1 điểm) Thành phần % khối lượng mỗi chất trong A : %Mg = và %MgCO3 = 2. Bài số 2: I. Phần trắc nghiệm (3,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái chỉ các đáp án đúng 1. Cho hỗn hợp hai kim loại Al và Fe vào dung dịch gồm Cu(NO3)2 và AgNO3, kết thúc thí nghiệm, lọc bỏ dung dịch thu được chất rắn gồm 3 kim loại. 3 kim loại đó là : A. Al, Cu, Ag B. Fe, Cu, Ag C. Al, Fe, Cu D. Al, Fe, Ag 2. Cho một mẩu Cu vào dung dịch AgNO3. Hiện tượng quan sát được là : A. Cu tan ra giải phóng khí H2. B. Cu tan ra, dung dịch có màu xanh, có kim loại màu trắng bám vào mẩu Cu. C. Không có hiện tượng gì. D. Cu tan hết tạo thành dung dịch không màu. 3. Nhúng một thanh kim loại Fe vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy thanh Fe ra khỏi dung dịch, kiểm tra khối lượng thấy : A. Khối lượng thanh sắt giảm. B. Khối lượng dung dịch tăng. C. Khối lượng thanh sắt không đổi. D. Khối lượng dung dịch giảm. 4. Để nhận ra sản phẩm của phản ứng giữa sắt và oxi tạo ra Fe3O4, người ta làm như sau : A. Cho sản phẩm sau phản ứng vào dung dịch axit. B. Cân khối lượng Fe tham gia phản ứng và khối lượng oxit tạo thành. C. Đo thể tích khí oxi tham gia phản ứng. D. Thử sản phẩm sau phản ứng bằng nam châm. 5. Trong thành phần oxit của một kim loại R hoá trị (III) có chứa 30% oxi theo khối lượng. Tên kim loại R là A. crom B. nhôm C. sắt D. mangan 6. Có 5 g hỗn hợp hai muối là CaCO3 và CaSO4 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl tạo thành 448 ml khí (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của CaCO3 và CaSO4 trong hỗn hợp ban đầu là A. 60% và 40% B. 40% và 60 % C. 75% và 25% D. 20% và 80% II. Phần tự luận (7 điểm) 1. Viết các phương trình hoá học của phản ứng thực hiện những chuyển đổi hoá học theo sơ đồ sau : (3,5 điểm) Fe2O3 Fe FeCl2 Fe(OH)2 FeSO4 (5) FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 2. (3,5 điểm). Hòa tan hoàn toàn a (g) CuO cần dùng 200 ml dung dịch HCl 0,2 M (vừa đủ) thu được dung dịch D. 1) Tính a 2) Tính nồng độ mol (CM) của dung dịch D. Biết rằng thể tích dung dịch coi như không đổi 3) Nhúng thanh kim loại M hóa trị II vào dung dịch D chờ cho đến khi dung dịch mất màu hoàn toàn, lấy thanh kim loại ra rửa sạch, làm khô và cân lại thấy khối lượng thanh kim loại tăng 0,16 (g) so với ban đầu. Tìm kim loại M. Biết rằng toàn bộ lượng Cu sinh ra đều bám vào thanh kim loại M. Hướng dẫn chấm Bài kiểm tra một tiết số 2 I. Phần trắc nghiệm (3,0 điểm) Có 6 câu, mỗi câu được 0,5 điểm 1 2 3 4 5 6 B B D B C B II. Phần tự luận (7,0 điểm) 1. Viết đúng mỗi PTHH được 0,5 điểm (1) Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2 (hoặc 2Fe2O3 + 3C 4Fe + 3CO2 Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O) (2) Fe + 2HCl FeCl2 + H2 # (3) FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 $ + 2NaCl (4) Fe(OH)2 + H2SO4 FeSO4 + 2H2O (5) 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 (6) FeCl3 + 3KOH Fe(OH)3 $ + 3KCl (7) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O 2. 1) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O (0,5 đ) 0,02 0,02 0,02 - Theo PTHH: khối lượng CuO = a = 0,02´80 = 1,6 (g) (1,0 đ) 2) dung dịch D thu được là CuCl2 với số mol tính được = 0,02 ị Nồng độ của D = 0,02 : 0,2 = 0,1 M (0,5 đ) 3) M + CuCl2 → MCl2 + Cu (0,5 đ) 0,02 0,02 0,02 Vì dung dịch mất màu nên CuCl2 phản ứng hết. - Theo PTHH: độ tăng khối lượng kim loại = (0,02´64) - (0,02´M) = 0,16 ị M =24. thỏa mãn Mg (1,0 đ)
Tài liệu đính kèm: