Trắc Nghiệm Hóa Học 10 - Chương VII

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1985Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Trắc Nghiệm Hóa Học 10 - Chương VII", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trắc Nghiệm Hóa Học 10 - Chương VII
TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG VII
MÔN HÓA HỌC 10
--- o0o ---
Câu 1 : Câu nào diễn tả đúng cho phản ứng hoá học sau:
	2H2O(l) + năng lượng → 2H2(k) + O2(k)
A/. Phản ứng toả nhiệt, giải phóng năng lượng. 
B/. Phản ứng toả nhiệt, hấp thụ năng lượng.
C/. Phản ứng thu nhiệt, giải phóng năng lượng. 
D/. Phản ứng thu nhiệt, hấp thụ năng lượng.
Câu 2 : Cho phản ứng hoá học: A(k) +2B(k) + nhiệt → AB2(k)
Tốc độ phản ứng sẽ tăng, nếu:
A/. Tăng áp suất. 
B/.Tăng thể tích của bình phản ứng.
C/. Giảm áp suất. 
D/. Giảm nồng độ khí A.
Câu 3 : Tăng nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ dẫn đến sự va chạm có hiệu quả giữa các phân tử chất phản ứng. Tính chất sự va chạm đó là: 
A/. Thoạt đầu tăng, sau đó giảm dần. 
B/. Chỉ có giảm dần.
C/. Thoạt đầu giảm, sau đó tăng dần. 
D/. Chỉ có tăng dần.
Câu 4 : Tăng diện tích bề mặt của các chất phản ứng trong một hệ dị thể, kết quả là:
A/. Giảm tốc độ phản ứng. 
B/. Tăng tốc độ phản ứng.
C/. Giảm nhiệt độ phản ứng. 
D/. Tăng nhiệt độ phản ứng.
Câu 5 : Trong hệ phản ứng ở trạng thái cân bằng:
	2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k) + nhiệt (< 0)
Nồng độ của SO3 sẽ tăng, nếu:
A/. Giảm nồng độ của SO2. 
B/. Tăng nồng độ của SO2.
C/. Tăng nhiệt độ. 
D/. Giảm nồng độ của O2.
Câu 6 : Ở nhiệt độ không đổi, hệ cân bằng nào sẽ dịch chuyển về bên phải nếu tăng áp suất:
A/. 2H2(k) + O2(k) 2H2O(k) 
B/. 2SO3(k) 2SO2(k) + O2(k)
C/. 2NO(k) N2(k) + O2(k) 
D/. 2CO2(k) 2CO(k) + O2(k)
Câu 7 : Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm chất xúc tác thì:
A/. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận. 
B/. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng nghịch.
C/. Làm tăng tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch như nhau 	
D/. Không làm tăng tốc độ phản thuận và phản ứng nghịch.
Câu 8 : Cho phản ứng ở trạng thái cân bằng:
	2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k) ; = -198kJ
Các yếu tố sau làm cho giá trị của hằng số cân bằng K không thay đổi, trừ:
A/. Áp suất 
B/. Nhiệt độ
C/. Nồng độ 
D/. Xúc tác
Câu 9 : Cho phản ứng sau ở trạng thái cân bằng:
	H2(k) + I2(k) 2HI(k)
Biểu thức nào sau đây biểu diễn đúng hằng số cân bằng K của phan ứng?
A/. B/. C/. D/. 
Câu 10 : Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng hoá học, vì nó:
A/. Làm tăng nồng độ của các chất phản ứng. 
B/. Làm tăng nhiệt độ của phản ứng.
C/. Làm giảm nhiệt độ của phản ứng. 
D/. Làm giảm năng lượng hoạt hoá của quá trình phản ứng.
Câu 11 : Cho phản ứng ở trạng thái cân bằng sau:
	4NH3(k) + 3O2(k) 2N2(k) + 6H2O(k) ; = -1268kJ
Cân bằng hoá học sẽ chuyển dịch về phía tạo sản phẩm khi giảm thể tích bình chứa. ĐÚNG hay SAI
Câu 12 : Nếu giảm diện tích bề mặt chất phản ứng trong hệ dị thể sẽ dẫn đến giảm tốc độ phản ứng. 
ĐÚNG hay SAI 
Câu 13 : Có phản ứng sau:
	Fe(r) + 2HCl(dd) → FeCl2(dd) + H2(k)
Trong phản ứng này, nếu dùng 1 gam bột sắt thì tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi dùng 1 một viên sắt có khối lượng 1 gam. ĐÚNG hay SAI 
Câu 14 : Việc sản xuất amoniac trong công nghiệp dựa trên phản ứng thuận nghịch sau đây:
	N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k) ; = -92kJ
Khi hỗn hợp đang ở trạng thái cân bằng , nếu giảm áp suất thì cân bằng sẽ chuyển dịch sang phải. 	
ĐÚNG hay SAI 
Câu 15 : Trạng thái cân bằng của phản ứng sau được thiết lập:
PCl3(k) + Cl2(k) PCl5(k) + nhiệt
Hãy ghép câu có chữ cái hoa với câu có chữ cái thường sao cho phù hợp:
A/. Tăng nhiệt độ a/. cân bằng chuyển dịch sang trái.
B/. Giảm áp suất b/. cân bằng chuyển dịch sang phải. 
C/. Thêm khí Cl2 c/. cân bằng không chuyển dịch.
D/. Thêm khí PCl5
E/. Dùng chất xúc tác
Câu 16 : Cho phản ứng sau:
	4CuO(r) 2Cu2O(r) + O2(k) ; > 0
Có thể dùng biện pháp gì để tăng hiệu suất chuyển hoá CuO thành Cu2O.
A/. Giảm nhiệt độ B/. Tăng áp suất
C/. Tăng nhiệt độ 	D/. Tăng nhiệt độ hoặc hút khí O2 ra
Câu 17 : Yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sau:
	2KClO3(r) 2KCl(r) + 3O2(k)
A/. Nhiệt độ 
B/. Chất xúc tác 
C/. Áp suất 
D/. Kích thước của các tinh thể KClO3
Câu 18 : Một phản ứng hoá học xảy ra theo phương trình: 
	A + B → C
Nồng độ ban đầu của chất A là 0,8 mol/l; của chất B là 1,00 mol/l. Sau 20 phút, nồng độ chất A là 0,78 mol/l. Nồng độ của chất B lúc đó là:
A/. 0,92 mol/lít 
B/. 0,85 mol/l 
C/. 0,75 mol/l 
D/. 0,98mol/l
Câu 19 : Thực nghiệm cho thấy tốc độ của phản ứng hoá học: 
	A(k) + 2B(k) → C(k) + D(k)
được tính theo biểu thức v = k; trong đó k là hằng số tốc độ; là nồng độ chất A và B tính theo mol/l. Khi nồng độ chất B tăng lên 3 lần và nồng độ chất A không đổi thì tốc độ phản ứng tăng lên:
A/. 9 lần 
B/. 6 lần 
C/. 3 lần 
D/. 2 lần
Câu 20 : Người ta cho N2 và H2 vào một bình kín, thể tích không đổi và thực hiện phản ứng: 
N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k)
Sau một thời gian nồng độ các chất trong bình như sau: =1,5M; =3M; =2M. Nồng độ ban đầu của N2 và H2 lần lượt là:
A/. 2M và 6M 
B/. 2,5M và 6M 
C/. 3M và 6,5M 
D/. 2,5M và 1,5M
Câu 21 : Khi nhiệt độ tăng thêm 10oC, tốc độ của phản ứng tăng lên 4 lần. Khi nhiệt độ giảm từ 70oC xuống 40oC thì tốc độ phản ứng sẽ giảm đi:
A/. 81 lần 
B/. 80 lần 
C/. 64 lần 
D/. 60 lần
Câu 22 : Để hoà tan hết một mẫu Zn trong dung dịch axít HCl ở 20oC cần 27 phút. Cũng mẫu Zn đó tan hết trong dung dịch axít nói trên ở 40oC trong 3 phút. Vậy để hoà tan hết mẫu Zn đó trong dung dịch nói trên ở 55oC thì cần thời gian là:
A/. 64,00 giây 
B/. 60,00 giây 
C/. 54,54 giây 
D/. 34,64 giây 
Câu 23 : Trong những điều khẳng định dưới đây, điều nào phù hợp với một hệ hoá học đang ở trạng thái cân bằng?
A/. Phản ứng thuận đã dừng 
B/. Phản nghịch đã dừng
C/. Nồng độ của các sản phẩm và chất phản ứng bằng nhau. 
D/. Tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch bằng nhau
Câu 24 : Phản ứng sau đây đang ở trạng thái cân bằng :
	2H2(k) + O2(k) 2H2O(k) ; < 0
Trong các tác động dưới đây, tác động nào làm thay đổi hằng số cân bằng?
A/. Thay đổi áp suất 
B/. Cho thêm O2
C/. Thay đổi nhiệt độ 
D/. Cho chất xúc tác
Câu 25 : Quá trình sản xuất NH3 trong công nghiệp dựa trên phản ứng:
	 N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k) ; = -92kJ
Nồng độ NH3 trong hỗn hợp lúc cân bằng sẽ lớn hơn khi:
A/. Nhiệt độ và áp suất đều giảm 
B/. Nhiệt độ và áp suất đều tăng
C/. Nhiệt độ giảm và áp suất tăng 
D/. Nhiệt độ tăng và áp suất giảm
Câu 26 : Một bình kín chứa NH3 ở 0oC và 1 atm với nồng độ 1 mol/l. Nung bình kín đó đến 546oC và NH3 bị phân huỷ theo phản ứng: 
	2NH3(k) N2(k) + 3H2(k) 
Khi phản ứng đạt tới cân bằng; áp suất khí trong bình là 3,3 atm; thể tích bình không đổi. Hằng số cân bằng của phản ứng phân huỷ NH3 ở 546oC là:
A/. 1,08.10-4 
B/. 2,08.10-4 
C/. 2,04.10-3 
D/. 1,04.10-4
Câu 27 : Khi đun nóng HI trong một bình kín, xảy ra phản ứng sau:
	2HI(k) H2(k) + I2(k)
Ở một nhiệt độ nào đó, hằng số cân bằng KC của phản ứng bằng 1. Ở nhiệt độ đó, có bao nhiêu % HI bị phân huỷ?
A/. 10% 
B/. 15% 
C/. 20% 
D/. 25%
Câu 28 : Cho phản ứng sau: 
A(k) + B(k) C(k) + D(k)
Trộn 4 chất A, B, C, D mỗi chất 1 mol vào bình kín có thể tích V không đổi. Khi cân bằng được thiết lập, lượng chất C có trong bình là 1,5 mol. Hằng số cân bằng của phản ứng đó là:
A/. 3 
B/. 5 
C/. 8 
D/. 9
Câu 29 : Cho phản ứng sau:
	CaCO3(r) CaO(r) + CO2(k) ; > 0
Yếu tố nào sau đây tạo nên sự tăng lượng CaO lúc cân bằng:
A/. Lấy bớt CaCO3 ra 
B/. Tăng áp suất
C/. Giảm nhiệt độ 
D/. Tăng nhiệt độ 
Câu 30 : Phản ứng nào trong các phản ứng dưới đây có hằng số cân bằng được tính bằng biểu thức: 
A/. 2AB(k) A2(k) + B2(k) 
B/. A(k) + 2B(k) AB2(k)
C/. AB2(k) A(k) + 2B(k) 
D/. A2(k) + B2(k) 2AB(k) 

Tài liệu đính kèm:

  • docTrắc Nghiệm Hóa Học 10 - Chương VII.doc