Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập ôn tập đầu năm học giúp học sinh yếu kém mới vào lớp 10 ôn tập kiến thức

docx 11 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 20/06/2022 Lượt xem 519Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập ôn tập đầu năm học giúp học sinh yếu kém mới vào lớp 10 ôn tập kiến thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập ôn tập đầu năm học giúp học sinh yếu kém mới vào lớp 10 ôn tập kiến thức
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên biện pháp: Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập ôn tập đầu năm học giúp học sinh yếu kém mới vào lớp 10 ôn tập kiến thức
2. Tác giả: Chu Quang Linh
Họ và tên tác giả: Chu Quang Linh	Giới tính: Nam
	Trình độ chuyên môn: Đại học 
Chức vụ: Giáo viên.
Đơn vị công tác: Trường THPT Quản Bạ.
3. Đối tượng áp dụng: Sử dụng cho học sinh yếu kém trong tiết ôn tập đầu năm môn hóa học 10 cơ bản.
II. LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP
Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là tổ chức các hoạt động tích cực cho người học. Từ đó khơi dậy và thúc đẩy lòng ham muốn, phát triển nhu cầu tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh trong tự thân của người học từ đó phát triển, phát huy khả năng tự học của họ. Trước vấn đề đó người giáo viên cần phải không ngừng tìm tòi khám phá, khai thác, xây dựng hoạt động, vận dụng, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học trong các giờ học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh.
Vấn đề học sinh yếu kém hiện nay cũng được xã hội quan tâm và tìm giải pháp để khắc phục tình trạng này, để đưa nền giáo dục đất nước ngày một phát triển toàn diện thì người giáo viên không chỉ phải biết dạy mà còn phải biết tìm tòi phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu kém.
Học sinh mới vào lớp 10 đang tập làm quen với môi trường có nhiều thay đổi về phương pháp học tập, thầy cô, bạn bè. Học sinh yếu, kém do lượng lớn kiến thức đã học ở cấp THCS các em đã quên hoặc chưa lĩnh hội hết trong tiết dạy chính trên lớp làm các em khó hòa nhập, bắt kịp các bạn khác học tốt hơn sẽ dần dẫn đến tâm lý sợ học môn hóa học. 
Từ những lý do trên để giúp các em học sinh vươn lên trong học tập tôi mạnh dạn đề xuất biện pháp “Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập ôn tập đầu năm học giúp học sinh yếu kém lớp 10 ôn tập kiến thức”
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng công tác dạy và học hóa học cho học sinh mới vào lớp 10.
* Thuận lợi
- Đối với học sinh lớp 10, các em cũng đã trưởng thành nên ý thức, động cơ học tập tương đối cao.
- Nhiều em có hứng thú với bộ môn, có tư duy và ham muốn chiếm lĩnh kiến thức mới khi hiểu rõ được các vấn đề cơ bản sau khi được giáo viên hướng dẫn học đúng cách.
- Được sự quan tâm, phối hợp của Ban giám hiệu cùng các đoàn thể. - Có thể vận dụng môn học giải thích các vấn đề trong thực tế.
* Khó khăn
- Đối tượng học sinh yếu có những khác biệt về cách nhận thức, hoàn cảnh gia đình, kinh tế, lười học hoặc thiếu sự quan tâm của cha mẹ,... Những điều này đã ảnh hưởng nhiều đến vấn đề học tập của học sinh, từ đó dẫn đến các em chán nản việc học và hổng kiến thức.
- Chất lượng đầu vào lớp 10 của học sinh thấp. Số lượng học sinh học yếu môn hóa tương đối cao dẫn đến hướng dẫn các em chưa được đầy đủ.
- Đặc điểm của trường là ở miền núi, điều kiện đi học của học sinh khó khăn.
2. Nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém
* Về phía học sinh
Nguyên nhân học sinh yếu kém có thể kể đến là do :
	- Học sinh không có hứng thú với môn học dẫn đến vào lớp không chịu chú ý. Còn một bộ phận nhỏ thì các em không xác định được mục đích của việc học. Chưa có phương pháp và động cơ học tập đúng đắn.
- Học sinh không có thời gian cho việc tự học do các em ở nhà phải phụ giúp gia đình. 
- Học sinh thường bỏ qua các câu hỏi yêu cầu ở mức vận dụng do tâm lý ngại suy nghĩ, cho rằng bản thân mình không có khả năng làm.
Học sinh bị hổng kiến thức từ lớp nhỏ: Đây là một thực tế không thể phủ nhận. Nguyên nhân này có thể nói đến một phần lỗi của giáo viên là chưa đánh giá đúng trình độ của học sinh, dẫn đến hiện tượng “ngồi nhầm lớp” từ cấp học dưới.
Về phía giáo viên
- Nguyên nhân học sinh học yếu không phải hoàn toàn là ở học sinh mà một phần ảnh hưởng không nhỏ là ở người giáo viên:
- Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập còn nhanh khiến cho học sinh yếu kém không theo kịp. 
- Thời gian tiết học ngắn, trong một tiết học chưa thể giải đáp hết các thắc mắc của học sinh.
	- Phương pháp đưa ra chưa hợp lý vói học sinh yếu kém, không gây hứng thú cho học sinh thích học môn mình...
Về phía phụ huynh: Còn một số phụ huynh HS:
Thiếu quan tâm đến việc học tập ở nhà của con em. Phó mặc mọi việc cho nhà trường và thầy cô.
Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm khiến các em không chú tâm vào học tập.
Một số cha mẹ quá nuông chiều con cái, dẫn đến học sinh lười học.
Để giải quyết vấn đề học sinh học yếu kém cần có sự cố gắng của từ chính bản thân học sinh, tâm huyết của người giáo viên, quan tâm từ nhà trường và cha mẹ học sinh. Trong nội dung báo cáo này chỉ đề xuất một phần nội dung, câu hỏi, bài tập để học sinh ôn tập lại phần kiến thức bị hổng từ lớp dưới, hệ thống lại kiến thức cơ bản giúp học sinh định hình phương pháp học tập bộ môn.
3. Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy hóa học cho học sinh mới vào lớp 10.
*Bước 1: Xác định rõ kiến thức trọng tâm, kiến thức nền trong tiết dạy cần cung cấp, truyền đạt cho học sinh.
- Mục tiêu giúp giáo viên lập kế hoạch các hoạt động của mình và khi tiến hành giảng dạy. Nó còn định hướng cho việc tìm hiểu các nguồn tài liệu, là cơ sở xác định kết quả việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.
- Để xác định mục tiêu bài học, giáo viên cần thực hiện các việc sau
+ Nhìn nhận việc xác định mục tiêu là góc nhìn học sinh, căn cứ việc lĩnh hội các kiến thức bài học trước để làm cơ sở xác định mục tiêu bài sau.
+ Kết quả của mục tiêu bài học phải đo lường được. (định tính hoặc định lượng).
* Bước 2: Xây dựng nội dung bài luyện tập phù hợp với các đối tượng HS trong lớp. 
- Việc này, giúp chúng ta chủ động việc kiểm soát và định hướng nội dung hoạt động luyện tập.
- Đối với học sinh yếu kém không nên mở rộng, chỉ dạy phần trọng tâm, cơ bản, làm bài tập nhiều lần và nâng dần mức độ của bài tập sau khi các em đã nhuần nhuyễn dạng bài tập đó.
- Nhắc lại kiến thức kiến thức cơ bản, công thức cần nhớ ở cấp THCS mà các em đã hổng, cho bài tập lý thuyết khắc sâu để học sinh nhớ lâu.
	- Với thực tế của trường lượng học sinh yếu, kém chiếm lượng lớn trong lớp học nên trong giờ ôn tập chủ yếu sẽ lựa chọn các dạng bài tập cơ bản cho học sinh. Phù hợp với cấp độ nhận biết, thông hiểu. Đối với học sinh khá giỏi đóng vai trò hướng dẫn, hỗ trợ các bạn học sinh yếu, kém trong hoạt động nhóm.
* Bước 3: Đa dạng cách tổ chức hoạt động học tập trong tiết ôn tập. 
- Việc thay đổi cách tổ chức hoạt động tiết luyện tập, giúp HS cảm thấy không nhàm chán. Đồng thời, giúp các em học hỏi thêm nhiều kĩ năng và tinh thần làm việc nhóm, học hỏi từ chính bạn trong nhóm, trong lớp.
- Các hình thức tổ chức hoạt động học tập :
+ Sử dụng kĩ thuật dạy học công não, KWL: với các câu hỏi ngắn , đơn giản để nhiều học sinh có thể trả lời giúp làm giảm tâm lý sợ học, tạo hứng thú, ham muốn tiếp nhận kiến thức bộ môn. 
+ Cá nhân, cặp đôi, nhóm học tập: việc chia nhóm trong quá trình học tập sẽ khiến cho sự trao đổi qua lại, phản biện giữa các thành viên của nhóm diễn ra. Từ đó, nâng cao hiệu quả của hoạt động nhóm nhằm khắc sâu kiến thức.
+ Trò chơi trong tiết luyện tập: Trả lời trắc nghiệm, trò chơi Giải ô chữ, Nhanh như chớp...củng cố kiến thức, lồng ghép các kĩ năng và giáo dục đạo đức cho các em HS.
- Bên cạnh đó, những sự khích lệ của GV và các bạn trong lớp, cũng động lực khích lệ các bạn cố gắng trong các hoạt động học tập để đạt kết quả tốt.
* Bước 4: Tăng cường đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực. 
- Nhằm giải quyết hạn chế HS không tập trung vào việc học, chưa chủ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Từ đó giúp HS tiếp cận, ứng dụng trong cuộc sống hiện tại.
- Đánh giá HS không chỉ tập trung điểm số, GV đánh giá có thể linh hoạt trong hoạt động đánh giá HS
4. Thực nghiệm sư phạm
Mô tả cách thực hiện trong một tiết dạy cụ thể:
Dựa trên thực trạng của vần đề cùng chuỗi giải pháp nêu trên, bản thân tôi tiến hành xây dựng nội dung cho một tiết ôn tập đầu năm như sau:
*Bước 1: Xác định rõ kiến thức trọng tâm, kiến thức nền trong tiết dạy cần cung cấp, truyền đạt cho học sinh.
- Đối với học sinh yếu kém không nên mở rộng, chỉ dạy phần trọng tâm, cơ bản, làm bài tập nhiều lần và nâng dần mức độ của bài tập sau khi các em đã nhuần nhuyễn dạng bài tập đó.
- Sau đây là một số kiến thức trọng tâm học sinh cần nhớ:
+ Tên, ký hiệu các nguyên tố hóa học thường dùng.
+ Phân loại được oxit, axit, bazơ, muối.
+ Hóa trị, viết đúng công thức hóa học.
+ Lập phương trình hóa học.
 * Bước 2: Xây dựng nội dung bài luyện tập phù hợp với học sinh yếu kém.
Nội dung kiến thức cần ôn tập
Mục tiêu học sinh cần đạt
Tên, ký hiệu các nguyên tố hóa học thường dùng.
- Đọc được tên, ghi đúng ký hiệu nguyên tố thường dùng.
- Phân loại nguyên tố kim loại, phi kim.
Phân loại được oxit, axit, bazơ, muối.
- Phân loại đúng theo nội dung định nghĩa đã học ở cấp THCS, đọc được tên một số chất thường gặp
Hóa trị các nguyên tố, viết đúng công thức hóa học.
- Ghi nhớ được hóa trị của các nguyên tố kim loại, phi kim, ion thường gặp.
- Sử dụng quy tắc hóa trị ghep đúng công thức hóa học.
Các công thức thường gặp
- Sử dụng đúng công thức tính số mol cho từng giữ kiện cụ thể của bài tập.
* Bước 3: Lựa chọn tổ chức hoạt động học tập trong tiết ôn tập
Nội dung kiến thức
Phương thức tổ chức
Mục đích
Tên, ký hiệu các nguyên tố hóa học thường dùng.
- Sử dụng kỹ thuật sử dụng câu hỏi ngắn kết hợp tổ chức trò chơi.
 - Đặt câu hỏi dễ, có nhiều phương án trả lời.
VD: Em hãy nêu tên nguyên tố hóa học mà em biết kèm ký hiệu của nguyên tố đó. Phân loại nguyên tố theo nhóm nguyên tố kim loại hoặc phi kim.
Tổ chức:
 - Gọi ngẫu nhiên một học sinh trả lời. 
 + Nếu học sinh trả lời sai sẽ phạt theo quy định trước của trò chơi.
 + Nếu học sinh học sinh tra lời được sẽ được quyền gọi một bạn bất kì khác trong lớp
Dự kiến sản phẩm:
- Học sinh sẽ dễ dàng nêu được tên và ký hiệu của các nguyên tố, sẽ có học sinh nhầm lẫn trong phân loại
- Giáo viên nêu một số tính chất dễ nhận của kim loại và phi kim, giới thiệu phương pháp xác định của hóa học 10.
- Học sinh kiểm tra được khối lượng kiến thức bản thân.
- Tạo tâm lý thoải mái cho phần kiến thức sau.
- Học sinh phân loại được kim loại, phi kim làm tiền đề để phân loại axit, bazơ, oxit và muối
Phân loại được oxit, axit, bazơ, muối.
- Giáo viên nêu lại các đặc điểm chính để phân loại.
Sử dụng kĩ thuật KWL kết hợp hoạt động nhóm.
K(biết)
W(Muốn biết)
L (Đáp án)
Em hãy nhắc lại nội dung đã học về axit, bazơ, oxit mà em nhớ
Em muốn được thầy hướng dẫn, nhắc lại nội dung nào
 - Tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm nhỏ. Ghi phần thông tin vào cột K và W. 
 - Hướng dẫn, gọi ý nội dung cho học sinh thực hiện.
- Học sinh báo cáo, tìm đáp án trong phần trả lời của nhóm khác.
Dự kiến sản phẩm:
 - HS nêu được một số công thức axit, bazơ, oxit phổ biến, một số muối nhứng không gọi được tên, nhớ tên nhưng không viết được công thức.
- HS thường yêu cầu chỉ cách phân biệt. Cách gọi tên.
- Dùng quy tắc nào để viết được đúng công thức hóa học.
- Huy động được lượng kiến thức của học sinh.
- Cho học sinh thấy được tầm quan trọng của việc học lý thuyết về chất trong bộ môn hóa học.
- Hướng dẫn học sinh phân loại theo dấu hiệu nhận biết cụ thể.
- Sử dụng tình huống nêu vẫn đề dẫn dắt học sinh để hình thành phương pháp học tập.
Hóa trị các nguyên tố, viết đúng công thức hóa học.
- Hướng dẫn học sinh cách ghi nhớ hóa trị các nguyên tố, ion thường sử dụng.
-Cho học sinh nhắc lại dãy hoạt động của kim loại.
- Đối với kim loại: thường gặp nhất là hóa trị I, II, III
Hóa trị
Nguyên tố
I
Kim loại nhóm IA (Li, Na, K), Ag, Cu (nhưng ít gặp)
II
Cu, Fe,	(và hầu hết các nguyên tố còn lại)
III
Al, Fe
- Gợi ý cho học sinh nên nhớ theo kim loại hóa trị I và III.
- với phi kim ưu tiên nhớ hóa trị thường gặp của một số phi kim. 
- Hóa trị của ion gốc axit = số nguyên tử H liên kết
Trong phân tử axit
- Hóa trị của Kim loại = Số nhóm OH liên kết trong phân tử bazơ
- Hướng dẫn học sinh sử dụng quy tắc hóa trị. Luyện tập để viết đúng công thức hóa học của muối, oxit.
- Học sinh hiểu được tầm quan trọng của hóa trị để giải quyết các vấn đề trong môn hóa.
Các công thức thường gặp
- Sử dụng dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
- Với mỗi công thức giáo viên cần nhắc công thức các chú ý khi sử dụng, đặt ra nhiều ví dụ tương ứng với các tình huống học sinh đã và có thể sẽ gặp.
Ví dụ: Công thức tinh số mol theo khối lượng
 n= mM 
- m được hiểu là khối lượng chất được sử dụng, hoặc sản phẩm thường gặp là phần khối lượng được cho sẵn theo đề bài. Từ khóa trong đề là khối lượng, một lượng,gam, 
- M là khối lượng phân tử( nội dung này nên cho học sinh tạo bảng ghi nhớ kết hợp nhớ ký hiệu và hóa trị)
Bài tập luyện tập:
- Tính số mol của chất tương ứng trong các bài toán sau:
- Chú ý: đây là một phần lời dẫn của bài toán để áp dụng công thức.
a) Cho 5,6 gam Fe tác dụng với dung dịch 
b) Cho 5,6 gam hỗn hợp Fe và Al tác dụng với dung dịch 
c) Cho m gam Fe tác dụng với dung dịch 
d) Cho 5,6 gam kim loai R tác dụng với 
e) Cho 5,2 gam hợp chất R2On tác dụng với  
- Dự kiến khó khăn của học sinh
+ b Học sinh thường mắc lỗi lấy khối lượng hỗn hợp để tính số mol cho từng chất n= 5,656 ; n= 5,627
+ c, d ,e đa số học sinh không tính được theo dạng tổng quát có ẩn số.
- Hướng dẫn học sinh tính khối lượng phân tử hợp chất trường hợp có công thức phân tử đầy đủ và dạng công thức phân tử có ẩn. Từ đó gợi ý học sinh giải quyết các ý c, d, e.
- Sử dụng đúng công thức cho các trường hợp cụ thể.
- Kích thích khả năng tư duy của học sinh.
- Biết được bản thân phải làm gì khi làm bài tập hóa học.
* Bước 4: Tăng cường đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực. 
Mục tiêu hướng đến là đối tượng học sinh yếu kém trong tiết ôn tập kiến thức nên việc kiểm tranh đánh giá có thể sử dụng những hình thức sau:
1. Vở ghi, soạn bài và làm bài tập.
2. Mức độ tham gia các hoạt động trong nhóm của HS.
3. Đánh giá dựa trên sự tiến bộ của cá nhân HS
5. Kết quả đạt được
Qua quá trình giảng dạy trước đây và hiện tại, tôi đã thấy có sự chuyển biến rất rõ rệt ở các học sinh yếu kém. Các em đã nắm được những kiến thức tối thiểu của chương trình dành cho học sinh. Các em đã mạnh dạn phát biểu ý kiến, biết cách học sao cho dễ nhớ, hiệu quả. Đặc biệt, các em đã bỏ qua được mặc cảm tự ti, biết trao đổi với thầy cô giáo những chỗ mình chưa hiểu. Sự tiến bộ của các em biểu hiện cụ thể qua việc học sinh có ý thức học bài ở lớp cũng như ở nhà, qua điểm số trong các bài kiểm tra thường xuyên. Vì thế cha mẹ học sinh yên tâm, tin tưởng vào nhà trường, tích cực ủng hộ việc dạy học của nhà trường.
6. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm
Từ chuỗi giải pháp đề ra, tôi tiến hành tổ chức các tiết luyện tập sau với việc áp dụng các biện pháp linh động với từng đối tượng HS hơn, thường xuyên sử dụng các phiếu học tập học sinh trong các tiết học. 
7. Kết luận
Sau thời gian thực hiện tổ chức các hoạt động đan xen giữa các nhóm hoạt động với mức độ nội dung kiến thức, nhận thấy học sinh tiếp cận và tổ chức các hoạt động rõ ràng, học sinh tích cực trong giờ học và yêu thích môn hóa hơn. 
Mục đích của tôi là làm như thế nào rút ra được kinh nghiệm cho bản thân, nhất là kinh nghiệm dạy các tiết luyện tập, ôn tập chương nhằm tìm ra phương pháp phù hợp tạo ra hứng thú, phát huy khả năng sáng tạo, tiềm năng của HS. Do vậy, trong quá trình dạy đã có hiệu quả tích cực tới HS. 
Trên đây là những biện pháp tôi đã thực hiện không tránh khỏi những sai sót, rất mong đóng góp của đồng nghiệp để biện pháp có hiệu quả hơn.
8. Kiến nghị, đề xuất: Không
PHẦN IV. CAM KẾT
Tôi xin cam đoan biện pháp trình bày trên đây, không sao chép hoặc vi phạm bản quyền các cá nhân hoặc tổ chức khác
Quản Bạ, ngày 10 tháng 01 năm 2022
TÁC GIẢ 
(ký và ghi rõ họ tên)
Chu Quang Linh

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_he_thong_cau_hoi_bai_tap_on_t.docx