Kiểm tra năng lực THPT quốc gia lần I môn: Sinh học Trường THCS – THPT Đông Du

doc 33 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1103Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kiểm tra năng lực THPT quốc gia lần I môn: Sinh học Trường THCS – THPT Đông Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra năng lực THPT quốc gia lần I môn: Sinh học Trường THCS – THPT Đông Du
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THCS – THPT ĐÔNG DU
KIỂM TRA NĂNG LỰC THPT QUỐC GIA LẦN I
MÔN : SINH HỌC 
Thời gian làm bài: 90 phút; 
(50 câu trắc nghiệm)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: ...........................
ĐIỂM
LỜI NHẬN XÉT
Mã 456
Câu 1: Có bao nhiêu ví dụ thuộc về cách li sau hợp tử?
1. Ngựa lai với lừa đẻ ra con la bất thụ. 
2. Hai loài rắn sọc sống trong cùng một khu vực địa lí, một loài sống dưới nước loài kia sống trên cạn. 
3. Các protein bề mặt của trứng và tinh trung nhím biển tím và nhím biển đỏ không tương thích nên không thể kết hợp được với nhau. 
4. Trong cùng một khu phân bố địa lí, chồn đốm phương Đông giao phối vào cuối đông, chồn đốm phương Tây giao phối vào cuối hè. 
5. Một số loài kì giông sống cùng một khu vực vẫn giao phối với nhau, tuy nhiên phân lớn con lai phát triển không hoàn chỉnh và bất thụ. 
6. Hai dòng lúc tích lũy cac alen đột biến lặn ở một số locut khác nhau, hai dòng vẫn phát triển bình thường và hữu thụ nhưng con lai hai dòng mang nhiều đột biến lặn nên kích thước rất nhỏ và cho hạt lép.
A. 5	B. 2	C. 4	D. 3
Câu 2: Cho sơ đồ lưới thức ăn trong hệ sinh thái như sau:
Cho các kết luận sau về lưới thức ăn:
(1)	Lưới thức ăn này có tối đa 6 chuỗi thức ăn. 
(2)	Loài A3 vừa là sinh tiêu thụ bậc 2, vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 3. 
(3)	Loài A3 tham gia vào 3 chuỗi thức ăn khác nhau, trong đó có 1 chuỗi loài A3 đóng vai trò sinh vật tiêu thụ bậc 3, 2 chuỗi loài A3 đóng vai trò sinh vật tiêu thụ bậc 2. 
(4)	Loài B1 tham gia nhiều chuỗi thức ăn hơn loài A2. 
(5)	Nếu số lượng loài A1 giảm thì số lượng loài A2 cũng giảm. 
(6)	Loài D có thể là vi sinh vật
Có bao nhiêu nhận xét đúng ?
A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 3: Cho các mối quan hệ sinh thái sau:
1. Hải quỳ và cua. 	2. Cây nắp ấm bắt mồi. 
3. Kiến và cây kiến. 	4. Virut và tế bào vật chủ 
5. Cây tầm gửi và cây chủ. 	6. Cá mẹ ăn cá con. 
7. Địa y. 	8. Tự tỉa cành ở thực vật
9. Sáo đậu trên lưng trâu	10. Cây mọc theo nhóm. 
11. Tảo hiển vi làm chết cá nhỏ xung quanh. 
12. Khi gặp nguy hiểm, đàn trâu rừng xếp thành vòng tròn, đưa con non và con già vào giữa. 
Hãy cho biết trong số các nhận định sau đây về các mối quan hệ sinh thái trên thì có bao nhiêu nhận định đúng?
a)	Các mối quan hệ trên vừa có những mối quan hệ xảy ra trong quần xã, vừa có các mối quan hệ xảy ra trong quần thể. 
b)	Có 6 mối quan hệ gây hại cho ít nhất một loài sinh vật
c)	Số mối quan hệ cộng sinh nhiều hơn số mối quan hệ hỗ trợ cùng loài. 
d)	Không có mối quan hệ nào ở trên là quan hệ hội sinh. 
e)	Có 2 mối quan hệ là quan hệ kí sinh. 
f)	Các quan hệ ức chế cảm nhiễm hay hợp tác đều chỉ có một minh họa ở trên.
A. 6	B. 4	C. 5	D. 3
Câu 4: Trong quá trình giảm phân của ruồi giấm cái có kiểu gen AB/ab đã xảy ra hoán vị gen với tần số 17%. Tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra từ ruồi giấm này là:
A. AB = ab = 33%; Ab = aB = 17%	B. AB = ab = 8,5%; Ab = aB =41,5%
C. AB = ab = 17%; Ab = aB = 33%	D. AB = ab = 41,5%; Ab = aB = 8,5%
Câu 5: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định quả vàng. Cho cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với cây cà chua tứ bội có kiểu gen Aaaa. Cho biết cây tứ bội giảm phân đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là
A. 11 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng.	B. 1 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng.
C. 3 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng.	D. 35 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng.
Câu 6: Cho các nhóm sinh vật sau:
1. Những con chuột sống cùng ruộng lúa. 
2. Những con cá rô phi sống cùng một ao. 
3. Những con chim sống cùng một khu vườn. 
4. Những con mối cùng sống ở một chân đê. 
5. Những con hổ cùng loài sống trong một vườn bách thú. 
6. Bèo nổi trên mặt Hồ Tây. 
7. Các cây mọc quanh bờ hồ. 
Có bao nhiêu nhóm sinh vật không phải quần thể là:
A. 4.	B. 5.	C. 3.	D. 6.
Câu 7: Quan hệ đối kháng giữa hai loài gồm :
1. Cạnh tranh	2. Kí sinh	3. Ức chế - cảm nhiễm	4. sinh vật ăn sinh vật
Hãy sắp xếp theo trật tự quan hệ loài càng bị hại nhiều càng xếp về sau. Trật tự đúng là :
A. 1, 3, 2, 4.	B. 2, 1, 4, 3	C. 2, 3, 1, 4	D. 1, 2, 3, 4
Câu 8: Ở người, tính trạng thuận tay phải hay thuận tay trái do 1 gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, tính trạng tóc quăn hay tóc thẳng do một gen có 2 alen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường khác quy định. Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, tính theo lí thuyết, số loại kiểu gen tối đa có thể có về 2 tính trạng trong quần thể người là
A. 16.	B. 27.	C. 18.	D. 9.
Câu 9: Cho các phát biểu sau về hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1. Hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống. 
2. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải. 
3. Kích thước của một hệ sinh thái rất đa dạng có thể bé như một giọt nước ao, nhưng cũng có thể vô cùng lớn như Trái Đất. 
4. Trong hệ sinh thái, vật chất được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng. 
5. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào trong hệ sinh thái là nhóm sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm. 
6. Chức năng của hệ sinh thái không giống với chức năng của cơ thể vì chúng có mối quan hệ bên trong không sự trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường bên ngoài. 
7. Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã, trong đó các cá thể sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với thành phần vô sinh của quần xã.
A. 6	B. 3	C. 4	D. 2
Câu 10: Một quần thể gia súc đàng ở trạng thái cân bằng di truyền có 84% số cá thể lông vàng, các các thể còn lại có lông đen. Biết gen A quy định lông vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định lông đen. Tần số của alen A và alen a trong quần thể này lần lượt là
A. 0,6 và 0,4	B. 0,7 và 0,3	C. 0,4 và 0,6	D. 0,3 và 0,7
Câu 11: Có bao nhiêu bằng chứng không phải là bằng chứng giải phẫu so sánh?
1. Đa số các loài đều sử dụng chung một bộ mã di truyền. 
2. Xương chi dưới của các loài động vật có xương sống phân bố từ trong ra ngoài tương tự nhau. 
3. Sự tương đồng trong quá trình phát triển phôi của một số loài động vật có xương sống. 
4. Ở các loài động vật có vú, đa số con đực vẫn còn di tích của tuyến sữa không hoạt động. 
5. Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan là biến dạng của lá. 
6. Cá voi còn di tích của xương đai hông, xương đùi và xương chày, hoàn toàn không dính với cột sống.
A. 5.	B. 4.	C. 3.	D. 2.
Câu 12: Trong các nhân tố sau, có bao nhiêu nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể?
1. Chọn lọc tự nhiên. 	2. Đột biến. 	3. Di – nhập gen. 
4. Giao phối ngẫu nhiên. 	5. Phiêu bạt di truyền. 	6. Giao phối không ngẫu nhiên.
A. 5.	B. 2.	C. 4.	D. 3.
Câu 13: Có bao nhiêu phát biểu đúng với đặc điểm của đột biến?
1. 	Đa số đột biến là trung tính. 
2. 	Phần lớn alen đột biến là alen trội. 
3. 	Đột biến là một nhân tố tiến hóa vô hướng. 
4. 	Đột biến làm tăng tính đa dạng cho quần thể. 
5. 	Giá trị đột biến phụ thuộc và tổ hợp kiểu gen. 
6. 	Đột biến làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng. 
7. 	Đột biến làm giảm tính đa dạng da đa số các đột biến làm bất thụ cho thể đột biến.
A. 6.	B. 5.	C. 3.	D. 4.
Câu 14: Cho các phát biểu sau khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái:
(1)	Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm. 
(2)	Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại. 
(3)	Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,. . . chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn. 
(4)	Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật tiêu thụ rồi trở lại môi trường. 
Số phát biểu đúng là:
A. 4	B. 1	C. 2	D. 3
Câu 15: Để giúp nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm từ một cây ban đầu có kiểu gen quý tạo nên một quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen, người ta sử dụng
A. Công nghệ gen.	B. Công nghệ tế bào.
C. phương pháp lai xa và đa bội hóa.	D. Phương pháp gây đột biến.
Câu 16: Cho các phát biểu sau:
(1)	Loài thân thuộc là những loài có quan hệ gần về nguồn gốc. 
(2)	Loài sinh học là một đơn vị sinh sản, là một đơn vị tổ chức của tự nhiên, một thể thống nhất về sinh thái và di truyền. 
(3)	Quần thể là đơn vị tổ chức cơ sở của loài. Các quần thể khác nhau có thể phân bố liên tục hay gián đoạn tạo thành các nòi. 
(4)	Tiêu chuẩn cách li sinh sản có thể ứng dụng đối với các loài sinh sản vô tính. 
(5)	Để phân biệt hai quần thể có thuộc một loài hay thuộc hai loài khác nhau thì việc sử dụng tiêu chuẩn cách li sinh sản là chính xác và khách quan nhất. 
(6)	Đối với các trường hợp các loài thân thuộc có đặc điểm hình thái rất giống nhau (loài đồng hình) để phân biệt hai loài này sử dụng tiêu chuẩn sinh lí – hóa sinh là chính xác nhất. 
(7)	Cách li sinh sản về bản chất là cách li di truyền. Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cách sắp xếp các gen trên đó. Do sự sai khác về bộ NST mà lai khác loài thường không có kết quả. 
Số phát biểu không đúng là?
A. 4.	B. 2.	C. 5.	D. 6.
Câu 17: Số lượng của thỏ rừng và mèo rừng Bắc Mĩ cứ 9 – 10 năm lại biến động một lần. Đây là kiểu biến động theo chu kì
A. nhiều năm.	B. tuần trăng.	C. mùa.	D. Ngày đêm.
Câu 18: Trong lịch sử phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, loài người xuất hiện ở
A. đại Tân sinh	B. đại Cổ sinh	C. đại Nguyên sinh	D. đại Trung sinh
Câu 19: Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, enzim được sử dụng để gắn gen cần chuyển với thể truyền là:
A. ligaza	B. ANDpôlimeraza	C. Restrictaza	D. ARN pôlimeraza
Câu 20: Tại một hồ nuôi cá, người ta thấy có 2 loài cá chuyên ăn động vật nổi, một loài sống ở nơi thoáng đãng, một loài thì luôn sống nhờ các vật thể trôi nổi trong nước, chúng cạnh tranh gay gắt. Người ta tiến hành thả vào hồ một ít rong với mục đích chính là:
A. Tăng hàm lượng oxi trong nước nhờ sự quang hợp của rong.
B. Rong làm nguồn thức ăn cho cá.
C. Giúp giữ độ pH của thức ăn cho cá.
D. Giảm sự cạnh tranh giữa hai loài.
Câu 21: Lúa tẻ có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của cây lúa tẻ lệch bội thể một kép là
A. 22.	B. 21.	C. 23.	D. 26.
Câu 22: Trong trường hợp các gen phân li độc lập và quá trình giảm phân diễn ra bình thường, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AaBbDd thu được từ ghép lại AaBbDd × AaBbdd là.
A. 1/4	B. 1/8	C. 1/16	D. 1/2
Câu 23: Có bao nhiêu so sánh là sai giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn?
1. Tiến hóa nhỏ có quy mô hẹp hơn tiến hóa lớn. 
2. Tiến hóa lớn không tách biệt với tiến hóa nhỏ. 
3. Tiến hóa nhỏ diễn ra trước, tiến hóa lớn diễn ra sau. 
4. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian ngắn hơn tiến hóa lớn. 
5. Tiến hóa nhỏ dễ dàng nghiên cứu bằng thực nghiệm hơn tiến hóa lớn. 
6. Tiến hóa lớn là trung tâm của thuyết tiến hóa tổng hợp còn tiến hóa nhỏ thì không.
A. 4.	B. 3.	C. 5.	D. 2.
Câu 24: Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều dung cùng 20 loại axít amin để cấu tạo nên prôtêin, chứng tỏ chúng tiến háo từ một tổ tiên chung. Đây là một trong những bằng chứng tiến hóa về
A. phôi sinh học.	B. địa lý sinh vật học.	C. sinh học phân tử.	D. Giải phẫu so sánh.
Câu 25: Có bao nhiêu ví dụ thuộc về cơ chế cách li trước hợp tử ?
1. Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản. 
2. Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác. 
3. Cừu có thể giao phối với dê, có thể thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay. 
4. Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển. 
5. Do chênh lệch về thời kì sinh trưởng và phát triển nên một số quần thể thực vật ở bãi bồi sông Vonga không giao phấn với các quần thể thực vật ở phía trong bờ sông.
A. 1	B. 2	C. 4	D. 3
Câu 26: Một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát (P) có 100% số cá thể mang kiểu gen Aa. Qua tự thụ phấn bắt buộc, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AA ở thế hệ F3 là
A. 1/8	B. 1/2	C. 7/16	D. 1/16
Câu 27: Trong một khu rừng nhiệt đới, thực vật là nguồn thức ăn cho nhiều loài khác: gỗ làm thức ăn cho xén tóc; chuột ăn rễ cây; quả của cây làm mồi cho khỉ, sóc, sâu ăn quả; còn lá cây là nguồn thức ăn của hươu, sâu ăn lá và khỉ. Hổ ăn thịt hươu và khỉ; sâu ăn lá và sâu ăn quả là thức ăn của chim ăn sâu; gõ kiến và rắn có nguồn thức ăn lần lượt là xén tóc và chuột Cú méo ăn sóc và chuột trong khi đó chim ăn sâu, khỉ, sóc, chuột, gõ kiến, rắn là thức ăn của đại bàng. Trong các phát biểu dưới đây, những phát biểu đúng là:
1. 	Chuỗi thức ăn dài nhất có 4 mắt xích. 
2. 	Đại bàng sử dụng đến 6 loài sinh vật làm thức ăn. 
3. 	Có 3 chuỗi thức ăn mà đại bàng là sinh vật tiêu thụ bậc 3. 
4. 	Đại bàng thuộc 7 chuỗi thức ăn khác nhau. 
5. 	Đại bàng và hổ có sự cạnh tranh với nhau. 
6. 	Chuỗi thức ăn dài nhất mà trong đó có mắt xích là quả có tất cả 3 mắt xích. 
7. 	Các chuỗi thức ăn có 4 mắt xích đều có đại bàng là một trong các mắt xích. 
8. 	Tất cả các chuỗi thức ăn có thể có đều mở đầu bằng sinh vật sản xuất
9. 	Có tất cả 7 chuỗi thức ăn chỉ có 3 mắt xích.
A. 2,3,4,5,7.	B. 1,3,4 5 7.	C. 1,2,4,6,7.	D. 1,2,5,7,8.
Câu 28: “Loài tôm vệ sinh, một loài liều lĩnh một cách điên rồ. Chúng cả gan leo vào cái miệng đầy răng nhọn hoắt lởm chởm của những con lươn, đào bới quanh răng chúng để tìm thức ăn. Đây là tập quán kiếm ăn đã có từ lâu đời của loài tôm này, chúng chuyên ăn những ký sinh trùng trong miệng của các loài lươn và cá. " - Theo khoahoc. tv. 
Có bao nhiêu nhận xét dưới đây sai khi nói về thông tin trên:
1. 	Đây là quan hệ kí sinh. 
2. 	Đây là mối quan hệ hai bên cùng có lợi. 
3. 	Đây là mối quan hệ bắt buộc phải có trong giai đoạn sống của 2 cá thể. 
4. 	Quan hệ giữa vi khuẩn và tảo đơn bào với địa y cũng tương tự như quan hệ của loài tôm vệ sinh trên. 
5. 	Đây là mối quan hệ hỗ trợ giữa 2 loài khác nhau trong quần xã. 
6. 	Đây là quan hệ hội sinh. 
7. 	Đây là mối quan hệ cộng sinh.
A. 5.	B. 2.	C. 3.	D. 6.
Câu 29: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng là.
A. Aa × Aa	B. Aa × aa	C. AA × aa	D. AA × Aa
Câu 30: Trong tế bào sinh dưỡng của người mắc hội chứng Đao có số lượng nhiễm sắc thể là
A. 45.	B. 44	C. 46.	D. 47.
Câu 31: Cho một số nhận định sau:
1. Quần thể bị diệt vong khi mất đi nhóm tuổi đang sinh sản và trước sinh sản. 
2. Ánh sáng là nhân tố cơ bản, chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến hầu hết các nhân tố khác. 
3. Những loài có kích thước cơ thể lớn thường hình thành quần thể có số lượng cá thể nhiều và ngược lại. 
4. Kích thước tối đa là số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường. 
5. Ở quần thể cá sống sâu, con đực nhỏ biến đổi hình thái, cấu tạo, sống kí sinh vào con cái là ví dụ của quan hệ cộng sinh. 
6. Những kiểu quan hệ : cạnh tranh, kí sinh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể dẫn đến sự tiêu diệt loài. 
7. Ở cơ thể còn non hoặc cơ thể trưởng thành nhưng trạng thái sinh lý thay đổi, giới hạn sinh thái đối với nhiều nhân tố bị thu hẹp. 
8. Trong quan hệ kí sinh-vật chủ, vật kí sinh hầu như không giết chết vật chủ mà chỉ làm nó suy yếu, do đó dễ bị vật ăn thịt tấn công. 
Gọi a là số phát biểu đúng, b là số phát biểu sai. Biểu thức nào sau đây diễn tả đúng mối quan hệ của a và b?
A. a-b = 5	B. a+2b = 10	C. a+4 = 3b	D. a+3=b+8
Câu 32: Một gien ở sinh vật nhân sơ có 3000 nucleotit và có tỉ lệ . Gen này bị đột biến mất một cặp nucleotit do đó giảm đi 2 liên kết hidro so với gen bình thường. Số lượng từng loại nucleotit của gen mới được hình thành sau đột biến là:
A. A = T = 600; G = X = 900.	B. A = T = 600; G = X = 899.
C. A = T = 900; G = X = 599.	D. A = T = 599; G = X = 900.
Câu 33: Cho các hiện tượng sau:
1. Vi khuẩn nốt sần và rễ cây họ đậu. 
2. Một loài cây mọc thành đám, rễ liền nhau. 
3. Vi khuẩn phân hủy xenlulozo sống trong ruột già ở người. 
4. Bọ chét, ve sống trên lưng trâu. 
5. Dây tơ hồng sống trên cây thân gỗ. 
6. Cá mập con ăn trứng chưa kịp nở của mẹ. 
7. Tranh giành ánh sáng giữa các cây tràm trong rừng tràm. 
8. Chim ăn thịt ăn thịt thừa của thú. 
9. Chim cú mèo ăn rắn. 
10. Nhạn biển và cò làm tổ sống chung. 
11. Những con gấu tranh giành ăn thịt một con thú. 
12. Những con sói cùng nhau hạ một con bò rừng. 
13. Nhờ có tuyến hôi, bọ xít không bị chim dùng làm thức ăn. 
14. Một số cây khi phát triển, bộ rễ tiết ra các chất kìm hãm các cây xung quanh phát triển. 
Có bao nhiêu mối quan hệ giữa các loài sinh vật được thể hiện trong các ví dụ trên?
A. 7	B. 8	C. 9	D. 6
Câu 34: Ở đậu thơm, tính trạng màu hoa do hai cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng tham gia quy định theo kiểu tương tác bổ sung. Khi trong kiểu gen đồng thời có mặt cả 2 gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ thẫm, các kiểu gen còn lại đều cho kiểu hình hoa trắng. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ thẫm: 7 cây hoa trắng?
A. AaBb x Aabb	B. AaBb x Aabb	C. AaBb x aaBb	D. AaBb x AaBb
Câu 35: Trong quá trình dịch mã, loại axit nuclêic có chức năng vận chuyển axit amin là
A. rARN	B. AND	C. tARN	D. mARN
Câu 36: Một đoạn phân tử AND ở sinh vật nhân thực có trình tự nucleotit trên mạch mang mã gốc là: 3’AAAXAATGGGGA5’. Trình tự nucleotit trên mạch bổ sung của đoạn ADN này là
A. 5’GTTGAAAXXXXT3’.	B. 5’TTTGTTAXXXXT3’.
C. 5’AAAGTTAXXGGT3’.	D. 5’GGXXAATGGGGA3’.
Câu 37: Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa là phương thức thường gặp ở
A. vi khuẩn	B. nấm	C. thực vật	D. động vật
Câu 38: Chủng vi khuẩn E. coli mang gen sản xuất insulin của người đã tạo ra nhờ
A. nhân bản vô tính.	B. gây đột biến nhân tạo.
C. Dung hợp tế bào trần.	D. công nghệ gen
Câu 39: Hình ảnh sau diễn tả kiểu phân bố của cá thể trong quần thể
Một số nhận xét được đưa ra như sau:
1. 	Hình 1 là kiểu phân bố đồng đều, hình 2 là kiểu phân bố theo nhóm và hình 3 là kiểu phân bố ngẫu nhiên. 
2. 	Hình 3 là kiểu phân bổ phổ biến nhất, thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường. 
3. 	Cây thông trong rừng thông hay chim hải âu làm tổ là một số ví dụ của kiểu phân bố được nói đến ở hình 1. 
4. 	Hình 2 là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống được phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. 
5. 	Hình 2 là kiểu phân bố giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. 
6. 	Hình 3 là kiểu phân bố giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. 
7. 	Nhóm cây bụi mọc hoang dại và đàn trâu rừng là một số ví dụ của kiểu phân bố được nói đến ở hình 3. 
8. 	Hình 1 là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiên sống phân bố môt cách đồng đều trong môi trường và khi giữa các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt
Các em hãy cho biết có bao nhiêu phát biểu nào sai?
A. 7	B. 3	C. 4	D. 2
Câu 40: Cho các nhận xét sau:
1. 	Đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S. 
2. 	Tuổi sinh lí là thời gian sống thực tế của cá thể. 
3. 	Tuổi sinh thái là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể. 
4. 	Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian. 
5. 	Mức độ sinh sản của quần thể sinh vật chỉ phụ thuộc vào thức ăn có trong môi trường. 
6. 	Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy điều kiện môi trường sống. 
7. 	Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi. 
8. 	Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi và tiềm năng sinh học của các cá thể cao. 	
Trong số những phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 3	B. 5	C. 6	D. 4
Câu 41: Những thành phần nào sau đây tham gia cấu tạo nên nhiểm sắc thể ở sinh vật nhân thực?
A. rARN và prôtêin.	B. ADN và prôtêin.	C. tARN và prôtêin.	D. mARN và prôtêin.
Câu 42: Cho các phát biểu sau:
1. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. 
2. Cạnh tranh là một nhân tố điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. 
3. Hiện tượng "tự tỉa thưa" gặp phổ biến ở thực vật, ít gặp ở động vật. 
4. Các loài sinh vật có kích thước nhỏ và tuổi thọ thấp thường biến động theo chu kì ngày đêm. 
5. Các cây thông nhựa liền rễ nhau là ví dụ về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thế. 
6. Quan hệ cạnh tranh dẫn đến quần thể bị suy thoái, nghèo nàn về vốn gen, mất sự đa dạng di truyền. 
7. Biến động không theo chu kì thường xảy ra với các loài sinh vật có kích thước nhỏ và tuổi thọ thấp. 
8. Quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng. 
9. Biến động số lượng được coi là phản ứng tổng hợp của quần thể trước sự biến đổi của điều kiện sống, đặc biệt là nguồn thức ăn và không gian sống cũng như các nhân tố môi trường khác. 
Các em hãy cho biết trong số những nhận xét trên có bao nhiêu nhận xét đúng?
A. 3	B. 5	C. 4	D. 2
Câu 43: Cho các nhận xét sau:
1. Chọn lọc nhân tạo do con người thực hiện. 
2. Chọn lọc nhân tạo xuất hiện từ khi có người hiện đại. 
3. Động lực của chọn lọc tự nhiên là đấu tranh sinh tồn. 
4. Kết quả của chọn lọc nhân tạo là hình thành giống mới. 
5. Chọn lọc tự nhiên xuất hiện từ khi loài mới được hình thành. 
6. Động lực của chọn lọc nhân tạo là nhu cầu và thị hiếu của con người. 
7. Kết quả của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo đều giảm tính đa dạng của sinh giới. 
8. Con đường phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên, kèm theo đó là các cơ chế cách li dẫn đến hình thành loài mới. 
Có bao nhiêu nhận xét sai?
A. 5	B. 6.	C. 4.	D. 3.
Câu 44: Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêootit là: A = T = 600 và G = X = 300. Tổng số liên kết hiđrô của gen này là
A. 1800.	B. 1200.	C. 2100.	D. 1500.
Câu 45: Người mắc bệnh, hội chứng nào sau đây thuộc thể một (2n – 1)?
A. Hội chứng Đao.	B. Hội chứng Tơcno
C. Bệnh hồng cầu hình liềm.	D. Hội chứng AIDS.
Câu 46: Ở ruồi giấm, gen W quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen w quy định mắt trắng , các gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 ruồi mắt đỏ: 1 ruồi mắt trắng và tất cả ruồi mắt trắng đều là ruồi đực ?
A. XWXW × XwY	B. XWXw × XwY	C. XWXw × XWY	D. XWXW × XWY
Câu 47: Trên mạch mang mã gốc của gen có một bộ ba 3’AGX5’. Bộ ba tương ứng trên phân tử mARN được phiên mã từ gen này là
A. 5’XGU3’	B. 5’GXU3’	C. 5’GXT3’	D. 5’UXG3’
Câu 48: Cho những quan niệm học thuyết Đacuyn:
1. Biến dị cá thể di truyền được. 
2. Biến dị đồng loại di truyền được. 
3. Biến dị xác định là biến dị cá thể. 
4. Đấu tranh sinh tồn là động lực của quá trình tiến hóa. 
5. Biến dị xác định ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa. 
6. Biến dị không xác định là nguyên liệu chủ yếu cho quá trình chọn giống và tiến hóa. 
7. Biến dị cá thể là những sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong đời sống cá thể của sinh vật. 
8. Biến dị xác định là mọi cá thể trong cùng loài đều có những biến đổi giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh. 
Có bao nhiêu quan niệm đúng.
A. 6.	B. 4.	C. 5.	D. 3.
Câu 49: Ở sinh vật nhân lực, quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào?
A. Dịch mã.	B. Tái bản ADN ( nhân đôi ADN)
C. Nhân đôi nhiễm sắc thể.	D. Phiên mã
Câu 50: Trong kỹ thuật chuyển gen, các nhà khoa học thường chọn thể truyền có gen đánh dấu để
A. Nhận biết các tế bào đã nhận được ADN tái tổ hợp
B. Dễ dàng chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
C. Giúp enzim giới hạn nhận biết vị trí cần cắt trên thể truyền.
D. Tạo điều kiện cho enzim nối hoạt động tốt hơn.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
Mã 345
Câu 1: Trong các nhân tố sau, có bao nhiêu nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể?
1. Chọn lọc tự nhiên. 	2. Đột biến. 	3. Di – nhập gen. 
4. Giao phối ngẫu nhiên. 	5. Phiêu bạt di truyền. 	6. Giao phối không ngẫu nhiên.
A. 2.	B. 5.	C. 4.	D. 3.
Câu 2: Quan hệ đối kháng giữa hai loài gồm :
1. Cạnh tranh	2. Kí sinh	3. Ức chế - cảm nhiễm	4. sinh vật ăn sinh vật
Hãy sắp xếp theo trật tự quan hệ loài càng bị hại nhiều càng xếp về sau. Trật tự đúng là :
A. 1, 3, 2, 4.	B. 1, 2, 3, 4	C. 2, 1, 4, 3	D. 2, 3, 1, 4
Câu 3: Cho sơ đồ lưới thức ăn trong hệ sinh thái như sau:
Cho các kết luận sau về lưới thức ăn:
(1)	Lưới thức ăn này có tối đa 6 chuỗi thức ăn. 
(2)	Loài A3 vừa là sinh tiêu thụ bậc 2, vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 3. 
(3)	Loài A3 tham gia vào 3 chuỗi thức ăn khác nhau, trong đó có 1 chuỗi loài A3 đóng vai trò sinh vật tiêu thụ bậc 3, 2 chuỗi loài A3 đóng vai trò sinh vật tiêu thụ bậc 2. 
(4)	Loài B1 tham gia nhiều chuỗi thức ăn hơn loài A2. 
(5)	Nếu số lượng loài A1 giảm thì số lượng loài A2 cũng giảm. 
(6)	Loài D có thể là vi sinh vật
Có bao nhiêu nhận xét đúng ?
A. 4	B. 6	C. 5	D. 3
Câu 4: Ở ruồi giấm, gen W quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen w quy định mắt trắng, các gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng và tất cả ruồi mắt trắng đều là ruồi đực ?
A. XWXw × XWY	B. XWXW × XWY	C. XWXw × XwY	D. XWXW × XwY
Câu 5: Cho các phát biểu sau về hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1. Hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống. 
2. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải. 
3. Kích thước của một hệ sinh thái rất đa dạng có thể bé như một giọt nước ao, nhưng cũng có thể vô cùng lớn như Trái Đất. 
4. Trong hệ sinh thái, vật chất được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng. 
5. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào trong hệ sinh thái là nhóm sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm. 
6. Chức năng của hệ sinh thái không giống với chức năng của cơ thể vì chúng có mối quan hệ bên trong không sự trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường bên ngoài. 
7. Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã, trong đó các cá thể sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với thành phần vô sinh của quần xã.
A. 6	B. 4	C. 2	D. 3
Câu 6: Cho các mối quan hệ sinh thái sau:
1. Hải quỳ và cua. 	2. Cây nắp ấm bắt mồi. 
3. Kiến và cây kiến. 	4. Virut và tế bào vật chủ 
5. Cây tầm gửi và cây chủ. 	6. Cá mẹ ăn cá con. 
7. Địa y. 	8. Tự tỉa cành ở thực vật
9. Sáo đậu trên lưng trâu	10. Cây mọc theo nhóm. 
11. Tảo hiển vi làm chết cá nhỏ xung quanh. 
12. Khi gặp nguy hiểm, đàn trâu rừng xếp thành vòng tròn, đưa con non và con già vào giữa. 
Hãy cho biết trong số các nhận định sau đây về các mối quan hệ sinh thái trên thì có bao nhiêu nhận định đúng?
a)	Các mối quan hệ trên vừa có những mối quan hệ xảy ra trong quần xã, vừa có các mối quan hệ xảy ra trong quần thể. 
b)	Có 6 mối quan hệ gây hại cho ít nhất một loài sinh vật
c)	Số mối quan hệ cộng sinh nhiều hơn số mối quan hệ hỗ trợ cùng loài. 
d)	Không có mối quan hệ nào ở trên là quan hệ hội sinh. 
e)	Có 2 mối quan hệ là quan hệ kí sinh. 
f)	Các quan hệ ức chế cảm nhiễm hay hợp tác đều chỉ có một minh họa ở trên.
A. 6	B. 3	C. 5	D. 4
Câu 7: Ở đậu thơm, tính trạng màu hoa do hai cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng tham gia quy định theo kiểu tương tác bổ sung. Khi trong kiểu gen đồng thời có mặt cả 2 gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ thẫm, các kiểu gen còn lại đều cho kiểu hình hoa trắng. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ thẫm : 7 cây hoa trắng?
A. AaBb x aaBb	B. AaBb x Aabb	C. AaBb x Aabb	D. AaBb x AaBb
Câu 8: Để giúp nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm từ một cây ban đầu có kiểu gen quý tạo nên một quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen, người ta sử dụng
A. Công nghệ gen.	B. Phương pháp gây đột biến.
C. phương pháp lai xa và đa bội hóa.	D. Công nghệ tế bào.
Câu 9: “Loài tôm vệ sinh, một loài liều lĩnh một cách điên rồ. Chúng cả gan leo vào cái miệng đầy răng nhọn hoắt lởm chởm của những con lươn, đào bới quanh răng chúng để tìm thức ăn. Đây là tập quán kiếm ăn đã có từ lâu đời của loài tôm này, chúng chuyên ăn những ký sinh trùng trong miệng của các loài lươn và cá. " - Theo khoahoc. tv. 
Có bao nhiêu nhận xét dưới đây sai khi nói về thông tin trên:
1. 	Đây là quan hệ kí sinh. 
2. 	Đây là mối quan hệ hai bên cùng có lợi. 
3. 	Đây là mối quan hệ bắt buộc phải có trong giai đoạn sống của 2 cá thể. 
4. 	Quan hệ giữa vi khuẩn và tảo đơn bào với địa y cũng tương tự như quan hệ của loài tôm vệ sinh trên. 
5. 	Đây là mối quan hệ hỗ trợ giữa 2 loài khác nhau trong quần xã. 
6. 	Đây là quan hệ hội sinh. 
7. 	Đây là mối quan hệ cộng sinh.
A. 6.	B. 3.	C. 2.	D. 5.
Câu 10: Cho các nhóm sinh vật sau:
1. Những con chuột sống cùng ruộng lúa. 
2. Những con cá rô phi sống cùng một ao. 
3. Những con chim sống cùng một khu vườn. 
4. Những con mối cùng sống ở một chân đê. 
5. Những con hổ cùng loài sống trong một vườn bách thú. 
6. Bèo nổi trên mặt Hồ Tây. 
7. Các cây mọc quanh bờ hồ. 
Có bao nhiêu nhóm sinh vật không phải quần thể là:
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 11: Một quần thể gia súc đàng ở trạng thái cân bằng di truyền có 84% số cá thể lông vàng, các các thể còn lại có lông đen. Biết gen A quy định lông vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định lông đen. Tần số của alen A và alen a trong quần thể này lần lượt là
A. 0,6 và 0,4	B. 0,7 và 0,3	C. 0,4 và 0,6	D. 0,3 và 0,7
Câu 12: Một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát (P) có 100% số cá thể mang kiểu g

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_THU_THPT_QUOC_GIA_2016_LAN_1.doc