Đề thi thử số 1 kì thi THPT Quốc gia môn: Sinh học

doc 19 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1160Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử số 1 kì thi THPT Quốc gia môn: Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử số 1 kì thi THPT Quốc gia môn: Sinh học
ĐỀ THI THỬ SỐ 1 KÌ THI THPT QUỐC GIA
MÔN: SINH HỌC
NĂM HỌC 2014-2015
Câu 1: Thích nghi kiểu hình được gọi là:
	A. Thích nghi lịch sử	B. Thích nghi sinh thái
	C. Thích nghi địa lý	D. Thích nghi sinh lý
Câu 2 :  Theo Lamac, tiến hóa là:
	A. Sự biến đổi của các loài dưới ảnh hưởng trực tiếp của ngoại cảnh
	B. Sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của ngoại cảnh.
	C. Sự phát triển có kế thừa lịch sử, nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể .
	D. Kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. 
Câu 3: Theo Đacuyn nguyên nhân nào làm cho sinh giới ngày càng đa dạng phong phú từ một nguồn gốc ban đầu?
	A. Biến dị, di truyền.
	B. Chọn lọc tự nhiên thông qua hai đặc tính biến dị và di truyền.
	C. Chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.
D. Do sự thay đổi liên tục của ngoại cảnh trong một thời gian dài.
Câu 4: Ở các loài giao phối, đơn vị cơ bản chịu tác động của chọn lọc tự nhiên là:
	A. loài.	B. cá thể. 	 C. phân tử. 	D. quần thể.
Câu 5 : Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên ?
	A. kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành loài mới.
	B. nhân tố qui định chiều hướng, nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen trong quần thể.
	C. chọn lọc tự nhiên không tác động đối với từng gen riêng rẽ mà với toàn bộ kiểu gen.
	D. chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa.
Câu 6: Vai trò định hướng quá trình tiến hoá của các hình thức chọn lọc KHÔNG phải là:
A. Chọn lọc ổn định bảo tồn những cá thể mang tính trạng trung bình, nên cá thể tiến hoá theo hướng kiên định kiểu gen dã đạt được.
B. Chọn lọc vận động tác động làm tần số kiểu gen biến đổi theo hướng thích nghi nới thay đổi môi trường nên quần thể tiến hoá theo hướng thích nghi ngày càng cao.
C. Chọn lọc gián đoạn tác động phân hoá quần thể thành nhiều nhóm cá thể thích nghi với các hướng khác nhau. Do vậy quần thể ban đầu bị phân hoá thành nhiều kiểu hình.
D. Chọn lọc gián đoạn tác động gián đoạn làm cho tần số alen của quần thể biến đổi theo hướng không xác định, nên kiểu hình của quần thể cũng thay đổi liên tục.
Câu 7: Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi chịu sự chi phối của các nhân tố nào ?
	A. quá trình đột biến, quá trình giao phối, quá trình chọn lọc tự nhiên và các cơ chế cách li
	B. quá trình đột biến và quá trình giao phối .
	C. quá trình đột biến, quá trình giao phối và quá trình chọn lọc tự nhiên.
	D. quá trình đột biến, quá trình giao phối và các cơ chế cách li.
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây là điểm giống nhau giữa người với vượn người?
	A. Diện tích bề mặt và thể tích não bộ	
B. Chi trước và chi sau có sự phân hóa khác nhau
	C. Cột sống hình cữ S và bàn chân dạng vòm	
D. Xương sườn, xương cụt và số lượng răng
Câu 9: Sự phát triển của sâu bọ bay trong kỉ Giura tạo điều kiện cho:
    A. Sự phát triển ưu thế của bò sát khổng lồ
    B. Sự tuyệt diệt của quyết thực vật
 C. Cây hạt trần phát triển mạnh
D. Sự chuyển từ lưỡng cư thành các bò sát đầu tiên
E. Sự xuất hiện những đại diện đầu tiên của lớp chim
Câu 10: Sự di cư của các động vật, thực vật ở cạn kỉ Thứ tư là do:
A. Khí hậu khô tạo điều kiện cho sự di cư
B. Diện tích rừng bị thu hẹp làm xuất hiện các đồng cỏ
C. Xuất hiện các cầu nối giữa các đại lục do băng hà phát triển, mực nước biển rút xuống
D. Sự can thiệp của tổ tiên loài người
E. Sự phát triển của cây hạt kín và thức ăn thịt
Câu 11: Hiệu suất sinh thái là
A. Tỉ số sinh khối trung bình giữa các bậc dinh dưỡng.
B.Tỉ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng.
C. Hiệu số sinh khối trung bình của hai bậc dinh dưỡng liên tiếp.
 D. Hiệu số năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng liên tiếp.
Câu 12: Một quần xã có các sinh vật sau:
	(1) Tảo lục đơn bào. (2) Cá rô.	(3) Bèo hoa dâu. 	(4) Tôm.
	(5) Bèo Nhật Bản.	(6) Cá mè trắng.	(7) Rau muống.	(8) Cá trắm cỏ.
Trong các sinh vật trên, những sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 là:
	 A. (3), (4), (7), (8).	 B. (1), (2), (6), (8).	
 C. (2), (4), (5), (6).	 D. (1), (3), (5), (7).
Câu 13: Cho một số khu sinh học: 
(1) Đồng rêu (Tundra).
(2) Rừng lá rộng rụng theo mùa.
(3) Rừng lá kim phương bắc (Taiga). 
(4) Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.
Có thể xếp các khu sinh học nói trên theo mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng là
A. (2) → (3) → (4) → (1).
B. (1) → (3) → (2) → (4).
C. (2) → (3) → (1) → (4).
D. (1) → (2) → (3) → (4).
Câu 14: Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy:
A. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3.
B. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.
C. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.
D. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.
Câu 15: Hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã là 
A. hiện tượng khống chế sinh học B. trạng thái cân bằng của quần thể
C. trạng thái cân bằng sinh học D. Sự điều hòa mật độ.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tháp sinh thái? 
A. Tháp sinh khối không phải lúc nào cũng có đáy lớn đỉnh nhỏ.
B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
C. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng.
D. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
Câu 17: Cho các hoạt động của con người sau đây:
(1) Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh. 
(2) Bảo tồn đa dạng sinh học. 
(3) Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp. 
(4) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản. 
Giải pháp của phát triển bền vững là các hoạt động 
 A. (2) và (3). B. (1) và (2). C. (1) và (4). D. (3) và (4). 
Câu 18: Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, cần tập trung vào các biện pháp nào sau đây?
Xây dựng các nhà máy xử lý và tái chế rác thải.
Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.
Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.
Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.
Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản.
	A. (1), (3), (5). 	B. (2), (3), (5). 	C. (3), (4), (5).	D. (1), (2), (4).
Câu 19: Câu 11: Khoảng thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể được sinh ra cho đến khi nó chết do già được gọi là: 
A.tuổi sinh thái.	B.tuổi sinh lí.
C.tuổi trung bình.	D.tuổi quần thể
Câu 20: Tổng nhiệt hữu hiệu cho một chu kỳ phát triển của sâu khoang cổ ở Việt Nam với ngưỡng nhiệt phát triển là 10oC, nhiệt độ trung bình là 23,6oC, thời gian phát triển cho một chu kỳ sống là 42,8 ngày là
A. 525 độ ngày B. 258 độ ngày C. 528 độ 
 D. 528 độ ngày 
Câu 21: Hoán vị gen xảy ra trong giảm phân là do:
A. Trao đổi chéo đều giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng.
B. Trao đổi đoạn giữa hai crômatit thuộc các nhiễm sắc thể không tương đồng.
C. Trao đổi chéo giữa hai crômatit trong cùng một nhiễm sắc thể kép.
D. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể khác nhau.
Câu 22: Xét cá thể có kiểu gen: Dd. Khi giảm phân hình thành giao tử thì có 36% số tế bào không xảy ra hoán vị gen. Theo lý thuyết, tỷ lệ các loại giao tử mang hai alen trội do cơ thể trên tạo ra là: 
A. 0,42 
B. 0,36 
C. 0,41 
D. 0,48
Câu 23:Một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định quả dài. Các cặp gen này nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể.Trong một phép lai người ta thu được tỉ lệ: 31% cao tròn; 44% cao dài; 19% thấp tròn; 6% thấp dài. Cho biết không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen dị hợp ở đời con của phép lai trên là:
A. 75%	
B. 24%	
C. 36%	
D. 16%
Câu 24: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do hai cặp gen A, a và B, b phân li đọc lập quy định; khi kiểu gen có cả alen A và alen B quy định kiểu hình hoa đỏ; các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng. Cho hai cây có kiểu hình khác nhau (P) giao phấn với nhau, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa trắng: 1 cây hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen của P là:
A. AaBb x aabb	
B. AaBb x Aabb	
C. Aabb x aaBB	
D. AABb x aaBb
Câu 23: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen này nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, trong các phép lai sau, có bao nhiêu phép lai Cho đời con có số cây thân thấp, hoa trắng chiếm tỉ lệ 25%?
(1)AaBb x Aabb	(2) AaBB x aaBb	(3) Aabb x aaBb	(4) aaBb x aaBb	
A. 3	
B. 1	
C. 4	
D. 2
Câu 26: Ở người, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có hai alen: alen A không gây bệnh trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh. Một người phụ nữ bình thường nhưng có em trai bị bệnh kết hôn với một người đàn ông bình thường nhưng có em gái bị bệnh. Xác suất để con đầu lòng của cặp vợ chồng này không bị bệnh là bao nhiêu? Biết rằng những người khác trong cả hai gia đình trên đều không bị bệnh.
A. .
B. .	
C. .	
D. .
Câu 27: Ở một loài thực vật, xét cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều có 1200 nuclêôtit. Alen B có 301 nuclêôtit loại ađênin, alen b có số lượng 4 loại nuclêôtit bằng nhau. Cho hai cây đề có kiểu gen Bb giao phấn với nhau, trong số các hợp tử thu được, có một loại hợp tử chứa tổng số nuclêôtit loại guanin của các alen nói trên bằng 1199. Kiểu gen của loại hợp tử này là:
A.Bbbb.
B.BBbb .
C. Bbb.
D.BBb.
Câu 28: Lai phân tích là phép lai: 
A. Giữa cơ thể mang kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với cơ thể mang tính trạng lặn tương phản để kiểm tra kiểu gen. 
B. Giữa 2 cơ thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản.
C. Giữa cơ thể mang KH trội chưa biết KG với cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen.
D. Giữa 2 cơ thể có tính trạng tương phản.
Câu 29: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; gen B quy định quả màu đỏ, alen b quy định quả màu trắng; hai cặp gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình thân thấp, quả màu trắng chiếm tỉ lệ 1/16 ?
A. AaBb x AaBb.
B. AaBb x Aabb.	
C. AaBB x aaBb.	
D. Aabb x AaBB.
Câu 30: Tỉ lệ kiểu hình không xuất hiện ở con lai từ phép lai 2 cặp tính trạng di truyền độc lập là
	A. 6,25% : 6,25% : 12,5% : 18,75% : 18,75% : 37,5%.
	B. 12,5% : 12,5% : 37,5% : 37,5%.
	C. 25% : 25% : 25% : 25%.
	D. 7,5% : 7,5% : 42,5% : 42,5%.
Câu 31: Ở người, trên nhiễm sắc thể thường, gen A qui định thuận tay phải, gen a qui định thuận tay trái. Trên nhiễm sắc thể giới tính X, gen M qui định nhìn màu bình thường và gen m qui định mù màu. Đứa con nào sau đây không thể được sinh ra từ cặp bố mẹ AaXMXm x aaXMY?
	A. Con trai thuận tay phải, mù màu.
	B. Con gái thuận tay trái, nhìn màu bình thường.
	C. Con gái thuận tay phải, mù màu.
	D. Con trai thuận tay trái, nhìn màu bình thường.
Câu 32: Ở một loài động vật, người ta đã phát hiện 5 nòi có trình tự các gen trên nhiễm sắc thể số II như sau: 
Nòi 1: PQCDIKHGEF. Nòi 2: CIFPDEGHKQ. Nòi 3: PQKHGEDCIF. 
 Nòi 4: PFICDEGHKQ. 	Nòi 5: PQCDEGHKIF.
 Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do một đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng của sự phát sinh các nòi trên là	
A. 1	 3	 2	 4	5.	B. 1	 5	 4	 2	3.
C. 1	 5	 3	 4 2.	D. 1	 4	 5	 3	2.
Câu 33: Một tế bào sinh dục của một loài nguyên phân liên tiếp một số lần đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để hình thành tương đương 19890 nhiễm sắc thể đơn mới. Các tế bào con sinh ra từ đợt phân bào cuối cùng đều giảm phân bình thường tạo ra 512 tinh trùng chứa nhiễm sắc thể giới tính Y. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) của loài là
A. 76.	B. 64.	C. 78.	D. 38.
Câu 34: Sự thu gọn cấu trúc không gian ở kỳ giữa của nhiễm sắc thể 
A. giúp tế bào phân chia đều vật chất di truyền vào các tế bào con ở pha phân bào.	
B. tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân ly, tổ hợp của nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.	
C. đảm bảo cho bộ nhiễm sắc thể của loài được ổn định qua các thế hệ.
D. tạo điều kiện cho sự điều hòa hoạt động của gen.	
Câu 35: Một gen qua 5 lần sao mã hình thành 3745 mối liên kết hóa trị trong các phân tử ARN và có 9750 liên kết hiđrô bị phá vỡ. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen là
A. A = T = 400; G = X = 350.	B. A = T = 350; G = X = 400.
C. A = T = 300; G = X = 450.	D. A = T = 450; G = X = 300.
Câu 36: Bố bị rối loạn giảm phân II ở cặp NST giới tính đã tạo ra giao tử bị đột biến. Khi giao tử này đợc thụ tinh với giao tử bình thờng của mẹ, chắc chắn không tạo ra thể đột biến biểu hiện hội chứng
 A. Claiphentơ B. Tơcnơ	C. 3X	D. 3X hoặc Tơcnơ
Câu 37: Dạng đột biến nào sau đây không xảy ra trong hệ gen tế bào chất của sinh vật nhân thực?
A. Mất đoạn. B. Chuyển đoạn tương hỗ C. Mất một cặp nu. D. Lặp đoạn.
Câu 38. Một loài có 2n = 46. Có 10 tế bào nguyên phân liên tiếp một số lần như nhau tạo ra các tế bào con, trong nhân của các tế bào con này thấy có 13800 mạch pôlinuclêôtit mới. Số lần nguyên phân của các tế bào này là
	A. 5 lần.	B. 8 lần.	C. 4 lần.	D. 6 lần.
Câu 39: Trong quá trình phên mã, enzim ARN-poli meraza bám vào:
A. Vùng 3’ của mạch mã gốc và di chuyển từ mã mở đầu đến mã kết thúc.
B. Vùng điều hoà và di chuyển từ đầu 3’ sang đầu 5’ của mạch mã gốc.
C. Mã mở đầu và di chuyển từ đầu 5’ sang đầu 3’ của mạch mã gốc.
D. Vùng điều hoà và di chuyển từ đầu 5’ sang đầu 3’ của mạch mã gốc.
Câu 40: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ?
A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.
B. Các gen cấu trúc Z, Y,A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
C. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế.
D. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã.
Câu 41: Ở người, dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể chỉ gặp ở cặp số 21 và cặp số 23. Giải thích nào sau đây là hợp lí nhất?
A. Các cặp nhiễm sắc thể còn lại có kích thước lớn nên đột biến thường gây hậu quả nghiêm trọng, thể đột biến chết trước khi ra đời.
B. Các cặp nhiễm sắc thể còn lại có thể xuất hiện dạng tiền đột biến nhưng có cơ chế sửa sai tốt nên không biểu hiện thành kiểu hình.
C. Các cặp nhiễm sắc thể còn lại có cấu trúc bền vững nên ít xảy ra đột biến.
D. Các cặp nhiễm sắc thể còn lại có kích thước bé, số lượng gen ít nên đột biến không biểu hiện thành kiểu hình
Câu 42: Cho các phát biểu sau:
(1) Gen cấu trúc là gen mang thông tin mã hóa cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc hay chức năng của tế bào. 
(2) Quá trình nhân đôi ADN ở tế bào sinh vật nhân sơ, sinh vật nhân thực và ADN của tất cả các virut đều theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn.
(3) Thông tin di truyền trong ADN của mỗi tế bào được truyền đạt cho thế hệ tế bào con thông qua các cơ chế nhân đôi, phiên mã và dịch mã.
(4) Điều hòa hoạt động của gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra. 
	Phát biểu đúng là
A. (1), (4). 	B. (2), (3). C. (1), (3). D. (2), (4).
Câu 43 : Một quần thể có tần số tương đối = có tỉ lệ phân bố kiểu gen trong quần thể là
A. 0,36 AA + 0,48Aa + 0,16 aa.
B. 0,16AA + 0,48 Aa + 0,36 aa.
C. 0,48 AA + 0,36Aa + 0,16 aa.
D. 0,36 AA + 0,16 Aa + 0,48 aa.
Câu 44 : Trong một quần thể cân bằng có 20,25% số cá thể lông dài, số còn lại có lông ngắn. 
Biết A: lông ngắn, a: lông dài.Tần số của A và a trong quần thể là: 
A. Tần số của A = 0,45, của a = 0,55 
B. Tần số của A = 0,55, của a = 0,45 
C. Tần số của A = 0,75, của a = 0,25 
D. Tần số của A = 0,25, của a = 0,75 
Câu 45 : Hiện tượng giao phối có lựa chọn và tự phối có đặc điểm là
A. Tạo biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa.
B. Làm cho tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể bị thay đổi qua các thế hệ.
C. Lựa chọn kiểu hình khác giới thích hợp với mình.
D. Làm thay đổi tần số của các alen qua các thế hệ.
Câu 46: Cho các thành tựu sau: (1) Tạo giống cà chua có gen làm chính quả bị bất hoại. (2) Tạo giống dâu tằm tứ bội. (3) Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp - carôten trong hạt. (4) Tạo giống dưa hấu đa bội. Các thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là:
 A.(1) và (3)	 B.(1) và (2)	 C. (3) và (4)	 D.(2) và (4)
Câu 47: Sinh vật biến đổi gen không được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây ?
A. Tổ hợp lại các gen vốn có của bố mẹ bằng lai hữu tính.
B. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.
C. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.
D. Đưa thêm một gen của loài khác vào hệ gen.
Câu 48: Trong tạo giống bằng công nghệ tế bào, phương pháp tạo giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị được sử dụng trong việc
A. tạo ra các dòng tế bào đơn bội, các dòng tế bào này có các kiểu gen khác nhau.
B. tạo ra các giống cây trồng mới, có các kiểu gen khác nhau của cùng một giống ban đầu.
C. tạo ra các giống cây trồng mới, có kiểu gen giống nhau từ một số giống ban đầu.
D. tạo ra các đột biến ở tế bào sinh dưỡng và được nhân lên thành thể khảm.
Câu 49: Nghiên cứu phả hệ sau về một bệnh di truyền ở người:
I 
II
III
IV 
 Nữ bị bệnh Nam bị bệnh 
	 Nữ bình thường	 Nam bình thường 
Hãy cho biết điều nào dưới đây giải thích đúng cơ sở di truyền của bệnh trên phả hệ?
A. Bệnh do gen trội nằm trên NSTS X (không có alen tương ứng trên NSTS Y) qui định.
B. Bệnh do gen lặn nằm trên NSTS X (không có alen tương ứng trên NSTS Y) qui định.
C. Bệnh do gen lặn nằm trên NSTA qui định.
D. Bệnh do gen trội nằm trên NSTA qui định
Câu 50. Đối với y học, di truyền học có vai trò
A. tìm hiểu nguyên nhân, phòng ngừa và điều trị một phần cho một số bệnh, tật di truyền bẩm sinh trên người
B. giúp y học tìm hiểu nguyên nhân chẩn đoán và dự phòng cho một số bệnh di truyền và một số các dị tật bẩm sinh trên người
C. giúp y học tìm hiểu nguyên nhân và chẩn đoán cho một số bệnh di truyền và một số bệnh tất bẩm sinh trên người
D. giúp y học tìm hiểu nguyên nhân và cơ chế của một số bệnh di truyền trong những gia đình mang đột biến
ĐỀ THI THỬ SỐ 2 KÌ THI THPT QUỐC GIA
MÔN: SINH HỌC
NĂM HỌC 2014-2015
Câu 1: Lamac giải thích như thế nào về đặc điểm của hươu cao cổ có cái cổ rất dài ?
	A. Do đột biến.	B. Ảnh hưởng của tập quán hoạt động. 
	C. Kết quả của chọn lọc tự nhiên.	D. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh.
Câu 2: Theo Đacuyn nguyên nhân nào làm cho sinh giới ngày càng đa dạng phong phú từ một nguồn gốc ban đầu?
	A. Biến dị, di truyền.
	B. Chọn lọc tự nhiên thông qua hai đặc tính biến dị và di truyền.
	C. Chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.
D. Do sự thay đổi liên tục của ngoại cảnh trong một thời gian dài.
Câu 3: CLTN làm thay đổi tần số alen của quần thể như thế nào?
A. CLTN làm xuất hiện tác nhân gây đột biến gen từ đó tần số alen thay đổi.
B. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen làm thay đổi tần số alen.
C. CLTN tác động lên kiểu hình, qua đó tác động lên kiểu gen và alen làm thay đổi tần số alen.
D. CLTN đào thải những biến dị có hại cho sinh vật do đó làm thay đổi tần số alen.
Câu 4: Trong lịch sử tiến hóa, những sinh vật xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm thích nghi hợp lí hơn những sinh vật xuất hiện trước là do :
	A. đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng tác 	động nên các đặc điểm thích nghi không ngừng được hoàn thiện.
	B. chọn lọc tự nhiên là nhân tố quyết định hướng tiến hóa của sinh giới.
	C. chọn lọc tự nhiên đã đào thải những dạng kém thích nghi chỉ giữ lại những dạng thích 	nghi nhất.
	D. sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi.
Câu 5: Đacuyn quan niệm như thế nào về mối quan hệ giữa các loài ?
	A. Các loài có nguồn gốc khác nhau.
	B. Các loài được hình thành đồng thời và không biến đổi.
	C. Các loài khác nhau là kết quả của quá trình tiến hóa từ một gốc chung. 
	D. Các loài khác nhau là kết quả của quá trình tiến hóa từ các nguồn gốc khác nhau.
Câu 6: Quá trình tiến hóa lớn diễn ra theo các con đường sau :
 	A. Phân li tính trạng và đồng qui tính trạng . 	B. Phân li tính trạng và chọn lọc tự nhiên .
 	C. Chọn lọc tự nhiên và các cơ chế cách li.	D. Chọn lọc tự nhiên và đồng qui tính trạng .
Câu 7: Trong quần thể ong, ong thợ đảm bảo sự tồn tại của cả tổ ong nhưng không có khả năng sinh sản, mà ong chúa đảm nhiệm chức năng sinh sản, nếu không có ong chúa thì đàn ong bị tiêu diệt. Điều này chứng minh:
A. CLTN không tác động từng gen riêng rẽ mà tác động với toàn bộ kiểu gen, trong đó các gen thống nhất .
B. CLTN không chỉ tác động với từng cá thể riêng rẽ mà còn với cả quần thể, trong đó các cá thể có quan hệ ràng buộc nhau.
C. CLTN phân hoá chức phận của mỗi cá thể trong quần thể.
D. CLTN phân hoá khả năng sinh sản của từng cá thể trong quần thể.
Câu 8: Hiện tượng đa hình cân bằng di truyền trong quần thể là:
A. Quần thể có sự phát triển ưu thế của loại kiểu hình thích nghi nhất.
B. Quần thể song song tồn tại một số loại kiểu hình ở trạng thái cân bằng ổn định.
C. Quần thể có vốn gen đa hình.
D.Các đặc điểm thích nghi trong quần thể liên tục thay đổi và hoàn thiện.
Câu 9:   Lí do khiến bò sát khổng lồ bị tuyệt diệt ở kỉ Thứ ba là:
    A. Khí hậu lạnh đột ngột là thức ăn khan hiếm
    B. Bị sát hại bởi thú ăn thịt
    C. Bị sát hại bởi tổ tiên loài người
    D. Cây hạt trần phát triển không cung cấp đủ thức ăn cho bò sát khổng lồ
    E. Biển lấn sâu vào đất liền
Câu 10:  Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống:
    A. Prôtêin
    B. Axit nucleic
    C. Carbon hydrat
    D. Prôtêin và axit nuclêic 
Câu 11. Nơi ở của các loài là:
A. địa điểm cư trú của chúng.	B. địa điểm sinh sản của chúng.
C. địa điểm thích nghi của chúng.	 D. địa điểm dinh dưỡng của chúng.
Câu 12: Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là: 
A. tận dụng nguồn sống thuận lợi. 	B. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài.
C. giảm cạnh tranh cùng loài.	D. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài.
Câu 13: Một quần thể như thế nào là quần thể không sinh trưởng nhanh? 	
A.Trong quần thể có nhiều cá thể ở tuổi trước sinh sản hơn cá thể sinh sản.
B.Trong quần thể có kiểu phân bố tập trung.
C.Quần thể gần đạt sức chứa tối đa.
D.Quần thể có nhiều cá thể ở tuổi sau sinh sản hơn cá thể sinh sản.
Câu 14. Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +20C đến 440C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +5,60C đến +420C. Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng? 
A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn.
C. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn.
D. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn.
Câu 15: Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện:
A. biến động tuần trăng.	B. biến động theo mùa
C. biến động nhiều năm.	D. biến động không theo chu kì
Câu 16. Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 11000 cá thể. Quần thể này có tỷ lệ sinh là 12%/ năm, tỷ lệ tử vong là 8%/năm, xuất cư là 2%/năm. Sau một năm, số lượng cá thể trong quần thể được dự đoán là bao nhiêu
A. 10000 B. 12000 C. 11220 D. 11200
Câu 17: Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là
A. cạnh tranh.	B. ký sinh.
C. vật ăn thịt – con mồi.	D. ức chế cảm nhiễm.
Câu 18: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?
A. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm. 
B. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại.
C. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,... chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.
D. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường.
Câu 19: Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi một ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN quá trình dịch mã dừng lại, mARN phân hủy trả các nucleôtit về môi trường nội bào
B. Ribôxôm dịch chuyển một bộ ba trên mARN theo chiều 5' - 3' ngay sau khi bộ ba đối mã khớp bổ sung với bộ ba mã sao tương ứng trên mARN.
C. Trong giai đoạn hoạt hóa, năng lượng ATP dùng để gắn axit amin vào đầu 5' của tARN.
D. Tiểu phần lớn của ribôxôm gắn với tiểu phần bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh sau khi bộ ba đối mã của phức hợp mở đầu Met – tARN bổ sung chính xác với codon mở đầu trên mARN.
Câu 20: Ở một loài sinh vật, xét một tế bào sinh tinh có hai cặp nhiễm sắc thể kí hiệu Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân hình thành giao tử, ở giảm phân I cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li; giảm phân II diễn ra bình thường. Số loại giao tử tạo ra từ tế bào sinh tinh trên là
A. 4.	B. 8.	C. 6.	D. 2.
Câu 21: Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây đúng?
Ở sinh vật nhân thực, côđon 3’AUG5’ có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hóa axit amin mêtiônin
Côđon 3’UAA5’ quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã
Với ba loại nuclêôtit A, U, G có thể tạo ra 24 loại côđon mã hóa các axit amin
Tính thoái hóa của mã di truyền có nghĩa là mỗi côđon có thể mã hóa cho nhiều loại axit amin
Câu 22: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzym ADN pôlimeraza có vai trò 
A. lắp ráp các nuclêôtit vào đầu 3/-OH theo nguyên tắc bổ sung.	
B. tổng hợp các đoạn mồi cho quá trình nhân đôi.	
C. bám vào ADN để cắt đứt các liên kết hiđrô và tháo xoắn phân tử ADN.
D. nối các đoạn Okazaki với nhau tạo thành mạch mới bổ sung hoàn chỉnh.
Câu 23: Những bệnh, tật di truyền nào sau đây ở người do đột biến gen gây ra?
A. Thiếu màu hồng cầu hình liềm, ung thư máu.B. Hội chứng Patau, hội chứng Etuôt.	
C. Tâm thần phân liệt, thiếu máu hồng cầu hình liềm.D. Ung thư máu, tâm thần phân liệt.
Câu 24: Người ta xác định được chỉ số ADN của từng cá thể bằng cách nào?
A. Dùng phương pháp nguyên tử đánh dấu.	B. Sử dụng enzim cắt giới hạn.
C. Lai phân tử ADN.	 D. Sử dụng kĩ thuật giải trình tự nuclêôtít
Câu 25: Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ diễn ra chủ yếu ở giai đoạn
A. phiên mã B. dịch mã và biến đổi sau dịch mã.
C. phiên mã và biến đổi sau phiên mã. D. dịch mã.
Câu 26: Ở cà độc dược (2n = 24 ) có 1 thể đột biến, trong đó ở 1 chiếc của NST số 1 bị mất 1 đoạn, Ở 1 chiếc của NST số 5 bị đảo 1 đoạn, ở NST số 3 được lặp 1 đoạn. Khi giảm phân nếu các cặp NST phân ly bình thường thì giao tử đột biến sẽ có tỷ lệ:
A. 25 % B. 12,5%.	C. 87,5%.	D. 75%.
Câu 27. Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen b bị đột biến thành gen B và C bị đột biến thành c. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?
A. AAbbCc, aaBbCC, AaBbcc	B. aaBbCc, AabbCC, AaBBcc
C. AaBbCc, aabbcc, aaBbCc D. aaBbCC, AabbCc, AaBbCc
Câu 28: Ở một loài thực vật, xét cặp gen Aa nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều có chiều dài 0,4080. Alen A có số nuclêôtit loại X chiếm 30%, alen a có 3240 liên kết hyđrô. Do xử lý đột biến đã tạo thành cơ thể dị bội 2n + 1 có số lượng nuclêôtit loại A và G lần lượt là 1320 và 2280. Kiểu gen của cơ thể dị bội là
A. Aaa.	B. AAA.	C. AAa.	D. aaa.
Câu 29: Một số ruồi giấm có một đột biến làm cho chúng bị run rẩy. Những ruồi giấm này được gọi là “ruồi run”. Có một phép lai dưới đây:
P: (đực) ruồi run x (cái) ruồi bình thường
F1: Tất cả ruồi đực bình thường, tất cả ruồi cái đều là ruồi run.
F2: 136 ruồi đực là ruồi run, 131 ruồi đực bình thường,
 132 ruồi cái là ruồi run, 137 ruồi cái bình thường.
	Kiểu di truyền nào giúp giải thích tốt nhất cho gen run rẩy?
A. Trội nằm trên NST thường hoặc lặn liên kết với NST X. 
B. Lặn nằm trên NST thường.
C. Trội liên kết với NST X.
D. Trội liên kết với NST Y.
Câu 30: Lai 2 dòng thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng, người ta thu được đồng loạt các cây hoa đỏ. Để kết luận hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng phải có thêm điều kiện. Điều kiện nào dưới đây không đúng?
A. Các gen tác động qua lại cùng quy định màu hoa.
B. Tính trạng màu sắc hoa do một gen quy định.
C. Nếu F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng.
D. Nếu lai phân tích F1 thu được tỉ lệ kiểu hình 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng.
Câu 31: Một loài thực vật gen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt dài; gen B qui định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với gen b qui định hạt trắng. Khi thu hoạch, thống kê ở một quần thể, người ta thu được 4 loại kiểu hình khác nhau trong đó kiểu hình hạt dài trắng chiếm tỷ lệ 4%, biết rằng tỷ lệ hạt tròn, trắng khác tỷ lệ hạt dài, đỏ. Tỷ lệ kiểu hình hạt tròn, đỏ đồng hợp trong quần thể là
A. 54%.	B. 1%.	C. 9%.	D. 63%
Câu 32: Cho P: AaBbDd x AabbDd, biết mỗi gen quy định một tính trạng có quan hệ trội lặn hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Tỉ lệ con có kiểu hình lặn ít nhất về 2 trong 3 tính trạng trên là bao nhiêu?
A. 9/64.	B. 7/32.	C. 5/32.	D. 1/4.
Câu 33: Cho các quy luật di truyền sau đây:
1. Quy luật phân li
2. Quy luật phân li độc lập.
3. Quy luật tương tác gen.
4. Quy luật liên kết gen.
5. Quy luật hoán vị gen.
	Các quy luật di truyền nào dưới đây phản ánh hiện tượng kiểu hình ở con có sự tổ hợp lại các tính trạng ở đời bố mẹ?
A. 1,2,4,5.	B. 2, 4,5.	C. 2, 5.	D. 2,3,5.
A. 1/64.	B. 9/16.	C. 3/32.	D. 27/64.
Câu 34: Trong một phép lai phân

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_THU_MON_SINH_CUC_CHUAN.doc