Kiểm tra 1 tiết môn: Lịch sử 7 tiết: 70 mã đề: 05

doc 14 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 844Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết môn: Lịch sử 7 tiết: 70 mã đề: 05", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra 1 tiết môn: Lịch sử 7 tiết: 70 mã đề: 05
MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KI I
MÔN SƯ 7
TIẾT: 70
 MỨC ĐỘ
CHỦ ĐỀ
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
TỔNG
MĐ THẤP
MĐ CAO
1 Đại Việt thời Lê Sơ ( TK XVI – đầu TK XVI
Trình bày được quá trình phát triển của cuộc khởi ngĩa lam sơn và sự phát triển của vương triều Lê Sơ ở nước ta
Số câu:1
Số điểm:4
Tỉ lệ: 40%
Số câu:1
Số điểm:4
Tỉ lệ: 40%
2. Đại việt ở các TK XVI - XVIII
Giải thích được nguyên nhân suy yếu của Đại việt ở TK XVI – XVIII và nhứng nguyên nhân bùng nổ của phong trào Tây Sơn
Số câu:1
Số điểm:4
Tỉ lệ: 40%
Số câu:1
Số điểm:4
Tỉ lệ: 40%
3. Việt Nam nửa đầu TK XIX
Giải thích được sự thành lập của vương triều Nguyễn ở nước ta và những thành tựu nổi bật của nước ta về văn học và khoa học nghệ thuật
Số câu:1
Số điểm:2
Tỉ lệ: 20%
Số câu:1
Số điểm:2
Tỉ lệ: 20%
Tổng
Số câu:1
Số điểm:4
Tỉ lệ: 40%
Số câu:1
Số điểm:4
Tỉ lệ: 40%
Số câu:1
Số điểm:2
Tỉ lệ: 20%
Số câu:3
Số điểm:10
Tỉ lệ: 100%
Phòng GD&ĐT Mường Chà	 KIỂM TRA 1 TIẾT
Trường PT DTBT THCS Huổi Lèng Môn: Lịch Sử 7
 Tiết: 70 Mã Đề: 05
Họ và tên.. lớp 7
 Điểm
	Lời phê của thầy cô
ĐỀ BÀI
Câu 1:(4 đ) Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn 1418 – 1423?
Câu 2:( 4 đ) em hãy giải thích vì sao dưới triều Nguyễn mặc dù diện tích đất canh tác tăng mà vẫn càn tình trạng dân sống lưu vong?
Câu 3:(2 đ) tại sao vào Thế kỷ XVI các cuộc khởi nghĩa của nông dân bùng nổ
BÀI LÀM
.....
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
ĐỀ 1
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
CÂU 1
Do lực lượng còn mỏng và yếu, quân Minh nhiều lần tấn công bao vây căn cứ Lam Sơn, nghĩa quân phải ba lần rút lên núi Chí Linh, chịu đựng rất nhiều khó khăn, gian khổ, nhiều tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm xuất hiện, tiêu biểu là Lê Lai.
	Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa, được quân Minh chấp nhận, nghĩa quân trở về Lam Sơn và tiếp tục hoạt động.
	 Cuối năm 1424, quân Minh trở mặt tấn công Lam Sơn. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới.
2 Đ
1Đ
1 Đ
CÂU 2
- Việc khai hoang đã tăng them diện tích đất canh tác nhưng ruộng đất bỏ hoang vẫn còn nhiều:
+ Do nông dân bị địa chủ cường hào cướp đoạt mất ruộng đất phải sống lưu vong
+ Do nhà Nguyễn áp đặt chế độ tô thuế nặng nề và phải đi phu dịch cho nhà nước
+ Không dắp đê thường xuyên nên lũ lụt nhiều dân phải đi phiêu tán khắp nơi
1 đ
1 đ
1 đ
1 đ
CÂU 3
- Từ đầu thế kỉ XVI, vua, quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng cung điện, lâu đài tốn kém.
- Nội bộ triều Lê “chia bè kéo cánh’, tranh giành quyền lực. Dưới triều Lê Uy Mục, quý tộc ngoại thích nắm hết quyền lực, giết hại công thần nhà Lê.
- Dưới triều Lê Tương Dực, tướng Trịnh Duy Sản gây bè phái, đánh nhau liên miên suốt hơn 10 năm. 
- triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương “cậy quyền thế ức hiếp dân, vật dụng trong dân gian cướp lấy đến hết”, “dùng của như bùn đất.coi dân như cỏ rác”Đời sống nhân dân, nhất là nông dân lâm vào cảnh khốn cùng.
1 đ
1 đ
Phòng GD&ĐT Mường Chà	 KIỂM TRA HỌC KỲ II
Trường PT DTBT THCS Huổi Lèng Môn: Lịch Sử 7
 Tiết: 70 Mã Đề: 05 Đề 2
Họ và tên.. lớp 7
 Điểm
	Lời phê của thầy cô
ĐỀ BÀI
Câu 1:( 4 đ) Em hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi – ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Câu 2:( 4 đ) Em có nhận xét gì về nền kinh tế nước ta thời Nguyễn?
Câu 3( 2 đ) Vì sao Thế kỷ XVI – XVIII nền nghệ thuật nước ta phát triển đến đỉnh cao? 
BÀI LÀM
...
 ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
ĐỀ 2
CÂU 
NỘI DUNG
ĐIỂM
CÂU 1
Nguyên nhân thắng lợi
-Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.
- Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng nghĩa quân, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.
-Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
Ý nghĩa lịch sử:
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.
- Mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc - thời Lê sơ. 
2 đ
2 đ
Câu 2
+ Về nông nghiệp: 
-chú ý việc khai hoang và thi hành các biện pháp di dân lập ấp và đồn điền; đặt lại chế độ quân điền...
- Tuy một số huyện mới được thành lập (do lấn biển) như: Tiền Hải (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh Bình) và hàng trăm đồn điền được thành lập ở Nam Kì nhưng không mang lại hiệu quả thiết thực cho nông dân. 
+ Về công thương nghiệp:
- Nhà nước lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu... Ngành khai thác mỏ được mở rộng, nhưng cách khai thác còn lạc hậu và hoạt động thất thường.
- Các nghề thủ công vẫn phát triển nhưng phân tán, thợ thủ công phải nộp thuế sản phẩm nặng nề. Buôn bán trong nước có nhiều thuận lợi do đất nước đã thống nhất, xuất hiện thêm nhiều thị tứ mới.
	Về ngoại thương, nói chung nhà nước hạn chế buôn bán với nước ngoài.
2 đ
2 đ
Câu 3
- Các thế kỉ XVI - XVII, tuy văn học chữ Hán chiếm ưu thế, nhưng văn học chữ Nôm cũng phát triển mạnh. Có truyện Nôm dài hơn 8.000 câu như bộ Thiên Nam ngữ lục. Nội dung truyện Nôm thường viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội... Các nhà thơ Nôm nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ...
- Sang thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển mạnh mẽ, bên cạnh truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhị Độ Mai... còn có truyện Trạng Quỳnh, truyện Trạng Lợn...
- Nghệ thuật dân gian như múa trên dây, múa đèn, ảo thuật, điêu khắc... nghệ thuật sân khấu chèo, tuồng, hát ả đào... được phục hồi và phát triển.
1 đ
1 đ
Phòng GD&ĐT Mường Chà	 KIỂM TRA HỌC KỲ II
Trường PT DTBT THCS Huổi Lèng Môn: Lịch Sử 7
 Tiết: 70 Mã Đề: 05 Đề 3
Họ và tên.. lớp 7
 Điểm
	Lời phê của thầy cô
ĐỀ BÀI
Câu 1:(4 đ) Em hãy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế nước ta thời Lê Sơ
Câu 2 :( 4 đ) Em hãy giải thích vào đầu thế kỷ XIX các cuộc khởi nghĩa của nông dân lai bùng nổ
Câu 3:( 2 đ) Vì sao khi quân Thanh sang xâm lược nước ta Nguyễn Huệ mới lên ngôi hoàng đế?
BÀI LÀM
..
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
ĐỀ 3
CÂU 
NỘI DUNG
ĐIỂM
CÂU 1
+ Nông nghiệp:
- Hai mươi năm dưới ách thống trị của nhà Minh, nước ta lâm vào tình trạng xóm làng điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân cực khổ
- Nhà Lê đã cho 25 vạn lính (trong tổng số 35 vạn) về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh. đồng thời kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng.
- Đặt một số quan chuyên lo sản xuất nông nghiệp: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ... thi hành chính sách quân điền, cấm giết trâu, bò và bắt dân đi phu trong mùa gặt, cấy.
-Nhờ các biện pháp tích cực, sản xuất nông nghiệp nhanh ch óng phục hồi và phát triển.
+ Thủ công nghiệp, thương nghiệp:
- Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời. Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất; hình thành các công xưởng do nhà nước quản lí khuyến khích lập chợ mới và họp chợ.
- Buôn bán với nước ngoài được phát triển, các sản phẩm sành, sứ, vải lụa, lâm sản quý
2 đ
2 đ
CÂU 2
Do đời sống các tầng lớp nhân dân ngày càng khổ cực 
-địa chủ, hào lí chiếm đoạt ruộng đất, 
- quan lại tham nhũng, tô thuế, lao dịch nặng nề. 
-Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hoành khắp nơi.
+ Một số cuộc nổi dậy tiêu biểu:
- Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 - 1827):	
- Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 - 1835):	
- Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 - 1835):	
- Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856): 
2 đ
2 đ
CÂU 3
- Do khi nổi dậy khởi nghĩa để thu phục lòng dân nguyễn huệ nêu cao khẩu hiệu phù lê diệt trịnh để lấy được sự ủng hộ của nhân dân để tăng cường lực lượng 
- khi phong trào tây sơn lớn mạnh lật đổ chế độ phong kiến nguyễn huệ đã trao lại bắc hà cho vua lê chiêu thống nhưng do tài hèn nên lê chiêu thống không trị vì đất nước
- khi vua lê chiêu thống sang cầu cứu nhà thanh nên nhà thanh mang 29 vạn quân sang xâm lược nước ta và đúng lúc này thì nguyễn huệ mới lên ngôi hoàng đế để hợp long dân
2 đ
2 đ
Phòng GD&ĐT Mường Chà	 KIỂM TRA HỌC KỲ II
Trường PT DTBT THCS Huổi Lèng Môn: Lịch Sử 7
 Tiết: 70 Mã Đề: 05 Đề 4
Họ và tên.. lớp 7
 Điểm
	Lời phê của thầy cô
ĐỀ BÀI
Câu 1:( 4 đ) Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn hóa giáo dục nước ta thời Lê Sơ?
Câu 2:( 4 đ) Những thành tựu khoa học – kĩ thuật của nước ta thời kỳ đầu thế kỷ XIX phản anh điều gì?
Câu 3:( 2 đ) Tại sao khi lên ngôi vua Quang Trung đã ban bố “Chiếu Lập Học”
BÀI LÀM
.
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
ĐỀ 4
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
CÂU 1
+ Giáo dục và khoa cử:
- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long; ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
- Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Đạo Nho chiếm địa vị độc tôn, Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
- Thời Lê sơ (1428 - 1527), tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 Tiến sỹ và 20 Trạng nguyên.
+ Văn học, khoa học, nghệ thuật:
- Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế; văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư...
- Địa lí có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí...
- Y học có tác phẩm Bản thảo thực vật toát yếu...
- Toán học có tác phẩm Đại thành toán pháp...
- Nghệ thuật sân khấu, ca, múa, nhạc, chèo, tuồng... đều phát triển.
- Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
2 đ
2 đ
CAU 2
- Từ thế kỉ XVIII, một số kĩ thuật tiên tiến của phương Tây đã ảnh hưởng vào nước ta. Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú (người Đàng Trong) đã học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí của Hà Lan.
- Thợ thủ công nhà nước (thời Nguyễn) chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước và thử nghiệm thành công tàu thủy chạy bằng máy hơi nước.
+ Thể hiện bàn tay khéo léo của những người thợ thủ công của nước ta
+ Trí thông minh và tinh thần ham học hỏi của những người thợ thủ công của nước ta
+ sự vươn lên trong khó khăn
2 đ
2 đ
CÂU 3
Việc ban bố chiếu lập học nói lên hoài bão của vua quang trung
-vua quang trung muốn nền giáo dục của nước ta phát triển sau một thời gian dài bị chế độ phong kiến lê trịnh kìm hãm
- muốn cho nền giáo dục của nước ta phát triển cùng với các ngành khác
- nói nên hoài bão của vua quang trung muốn đào tao những nhân tài để giúp vua trị nước	
1 đ
1 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hk_2.doc