Kiểm tra 1 tiết Hóa 9 lần 3

doc 6 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 6634Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết Hóa 9 lần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra 1 tiết Hóa 9 lần 3
Kiểm tra 1 tiết
Câu 1( 2,5đ): 	Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu để chọn câu trả lời đúng nhất.
1) Dãy nào gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl sinh ra chất khí.
A. MgCO3, CaO, CuO	;	B. NaOH, Na2CO3, Na2O
C. MgCO3 , Na2CO3, NaHCO3	;	D. MgCO3, Mg, MgO
2) Trong các câu sau đây, câu nào sai kiến thức về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
A. Trong một chu kỳ, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
B. Trong một chu kỳ, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần.
C. Trong một chu kỳ, các nguyên tử có số electron của lớp ngoài cùng tăng từ 1 đến 8.
D Trong một chu kỳ, nguyên tử của các nguyên tố có số electron bằng nhau.
3) Biết 0,15 mol hiđrocacbon A có thể làm mất màu tối đa 0,3 mol Br2. Vậy CTPT của A là:
A. CH4	; B. C2H2	; C. C2H4 	 ; D. Cả B và C đều đúng
4) Hiđrocacbon nào làm mất màu dung dịch Brom ?
A. Propilen C3H6 có cấu tạo : CH2= CH–CH3 
B. Mêtyl axêtilen C3H4 có cấu tạo : CH º C– CH3
C. Propan C3H8 có cấu tạo : CH3 –CH2 – CH3 
D. Cả A và B 
5) Một hiđrocacbon có 75% theo khối lượng là cacbon. Công thức phân tử nào sau đây là của hiđrocacbon nói trên:
A. C2H6	; B. C3H8	; C. CH4	 	; D. C2H4
Câu 2 (0,5đ): Khoanh tròn chữ (Đ) nếu kết luận đúng, hoặc chữ (S) nếu kết luận sai :
1/ Mỗi công thức phân tử có thể tương ứng với nhiều hợp chất hữu cơ khác nhau.
Đ
S
 2/ Mỗi công thức cấu tạo có thể tương ứng với nhiều hợp chất hữu cơ khác nhau.
Đ
S
II- TỰ LUẬN ( 7 điểm )
Câu 3(1,0đ) : Viết một công thức cấu tạo ( mạch hở) cho mỗi hợp chất hữu cơ có công thức phân tử sau đây : C3H8O, C4H8.
Câu 4(1,5đ): Nêu phương pháp hoá học để nhận biết các chất khí đựng trong các lọ mất nhãn: CO2, CH4, C2H4. Viết các phương trình hoá học xảy ra.
Câu 5(2,0đ): Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau đây ( mỗi mũi tên viết một PTHH )
CH4 C2H2 C2H4 C2H4Br2
 C2H2Br4
(4)
Câu 6 (2,5đ): Cho 3,8 gam hỗn hợp X gồm khí mêtan và khí êtilen hấp thụ vào bình đựng dung dịch brôm ( lấy dư) thì thấy có 8 gam brôm đã phản ứng.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính % khối lượng của mỗi chất khí trong hỗn hợp X.
c) Cần bao nhiêu lít không khí (đktc) để đủ đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X . Giả sử O2 chiếm 20% thể tích không khí
Câu 1: Trong các hợp chất sau, chất nào là dẫn xuất của hiđrocacbon?
A. CH4	B. CH3Cl	C. C2H2	D. H2CO3
Câu 2: Dãy các hợp chất nào sau đây đều là hợp chất hữu cơ?
A. CH4, CH3Cl, C2H4	B. NaHCO3, CH4, C2H4
C. CaCO3, C2H2, CH4	D. KHCO3, CH3Cl, C2H4
Câu 3: Cho khí clo và metan vào ống nghiệm, phản ứng xảy ra tạo mêtylclorua và hiđroclorua khi:
A. Thêm chất xúc tác	B. Đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn
C. Đun nóng và có xúc tác	D. Có ánh sáng
Câu 4 : Từ công thức cấu tạo sau có bao nhiêu công thức phân tử?:	 H H
a/ CH2 = CH – CH2 – CH3 	b/ CH2 – CH2 	c/ CH2	d/ 
	 	 	C = C 
 	 CH2 – CH2	 CH2 – CH – CH3 	 CH3	 CH3
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 5: Khi đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X thu được tỉ lệ . Vậy X là:
A. C2H2	B. C3H8	C. C2H4	D. CH4
Câu 6: Một trong những phương pháp nào sau đây tốt nhất để phân biệt khí metan và khí axetilen:
A. So sánh khối lượng riêng(g/ml)	B. Phân tích thành phần định lượng của các chất
C. Sự thay đổi màu của dung dịch brom	D. Dựa vào tỉ lệ về thể tích khí oxi tham gia phản ứng cháy
Câu 7: Những hiđrocacbon nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn?
A. Etilen	B. Axetilen	C. Etilen và metan	D. Metan
Câu 8: Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. CH4 làm mất màu dung dịch brom	B. C2H4 phản ứng thế với Cl2 tương tự CH4
C. CH4 và C2H4 đều có phản ứng trùng hợp	D. C2H4 và C2H2 đều tham gia p/u cộng với dung dịch brom
Câu 9: Chất hữu cơ X khi đốt cháy theo phương trình: X+3O2 2CO2 + 2H2O.
Công thức phân tử của X là:
A. CH4	B. C2H4	C. C2H2	D.C4H8
Câu 10: Một hiđrocacbon có thành phần chứa 75% cacbon. Hiđrocacbon đó có công thức hóa học là:
A. C2H4	B. C4H10	C. C2H2	D. CH4
Câu 11: Công thức cấu tạo nào viết sai?:
Œ H	 H	 H H	 Ž H H	 	  H H
H – C – C – O – H 	H – C – O – C – H 	H – C – H – C – O 	Br – C – C –Br 
 H	 H	 H H	 H H	 H H
A. Œ	B. 	C. Ž 	D. 
Câu 12: Hợp chất hữu cơ C5H12 có bao nhiêu công thức cấu tạo?:
A. 2	B. 3 	C. 4	D. 5
Câu 13: Hiđrocacbon nào làm mất màu dung dịch brom?
A. Propilen : CH2= CH CH3	B. Metyl axetilen: CH C CH3
C. Propan: CH3 CH2 CH3	D. Propilen và metyl axetilen
Câu 14: Chất nào sau đây được dùng để loại etylen ra khỏi hỗn hợp gồm metan và etylen?
A. Ca(OH)2	B. Cl2	C. Br2 	D. CO2
Câu 15: Khí nào dùng để kích thích quả xanh mau chín?
A. Cacbon đioxit 	B. Metan	C. Etilen	D. Axetilen
Câu 16: Một hyđrôcacbon khi cháy sinh ra CO2 , H2O và tỷ lệ số mol CO2 và H2O là 1: 1 ; làm mất màu dung dịch Br2 . Hyđrôcacbon đó là : 
 A. CH4 B. C 2H4 C. C2H2 D. C2H4 và C2H2
B. TỰ LUẬN: 6 Điểm
Bài 1: Cho nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 19, chu kì 4, nhóm I trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố A? (1 điểm)
Bài 2: Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện nếu có) (2 điểm)
CaC2 C2H2 C2H4 C2H4Br2
	 	(4)
 	 CO2
Bài 3: Đốt cháy 2,24 lit khí hỗn hợp A gồm metan và axetilen, thu được 3,36 lit CO2 .
Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Tính thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp.
Tính thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy hết lượng hỗn hợp khí trên.
Biết rằng các khí đo ở đktc 
C = 12	;H =1	;Br = 80	; O = 16
 CH3-COOH; C2H5–OH ; CH3 – O – CH3 ; C6H6 
 ( I ) (II) (III) (IV)
Câu 1 ( 2,5 điểm) : Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu để chọn một kết luận đúng nhất.
1- Cho các chất : 
Chất tác dụng được với kim loại Natri là :
A. Các chất (I) và (II)	; C. Chỉ có chất ( I )
B. Các chất (I), (II), (III) 	; D. Tất cả các chất trên
2- Hợp chất không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường là:
A. Ben zen ; B. Êtilen ; C. Axêtilen ; 	D. Mêtan	; E. Cả A và D đúng
3- Rượu etylic tan nhiều trong nước là do:
A. Phân tử rượu etylic có oxi	; C Phân tử rượu etylic có 3 nguyên tố C,H,O	;
B. Phân tử rượu etylic có nhóm – OH	; D. rượu etylic là chất lỏng.
4- Cặp chất nào sau đây là không tác dụng được với nhau :
A. C2H5OH và NaOH	; C. C2H5OH và Na
B. CH3COOH và NaOH	; D. CH3COOH và CaCO3 
5- Dùng thuốc thử nào để phân biệt được benzen, rượu êtylic và axit axêtic bị mất nhãn ?
A. Dùng nước và Quì tím	; C. Dùng CaCO3 và kẽm
B. Dùng Quì tím và Natri 	; D. Cả A và B đều đúng.
Câu 2 (1,5 điểm ) : Khoanh tròn vào chữ (Đ) nếu kết luận đúng và chữ (S) nếu kết luận sai ?
1/ Natri đẩy được tất cả các nguyên tử hiđro ra khỏi phân tử rượu etylic 
Đ
S
2/ Trong 100 gam rượu 550 có 55 gam rượu etylic và 45 gam nước
Đ
S
3/ Do hàm lượng cacbon trong phân tử cao nên benzen cháy đều sinh ra nhiều muội than ( khói đen).
Đ
S
II-TỰ LUẬN ( 6 điểm )	
Câu 3 (3,đ): Viết các phương trình phản ứng để thực hiện chuyển hoá hoá học sau đây ( ghi rõ điều kiện nếu có) :
	C2H2 C2H4 C2H5OH CH3COOH CH3COOC2H5
(6)
(5)
	( - C2H4 -)n	 (CH3COO)2Mg
Câu 4 (3đ): Cho 11,3 gam một hỗn hợp gồm Mg và Zn tác dụng với dung dịch axit axetic ( vừa đủ) thì sau phản ứng thu được 6,72 lít khí khí X (đktc) và một dung dịch Y.
a) Viết PTHH của các phản ứng trên.
b) Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
c) Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch Y. Giả sử đã dùng 151,44 ml dung dịch axit axetic (D = 1,25g/ml.)
Câu 1 ( 2 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất
1- Nguyên tố X có điện tích hạt nhân bằng 11+ ; có 3 lớp electron ; có 1 electron ở lớp ngoài cùng. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:
A- Ở nhóm III, chu kỳ 1 , ô thứ 11	 
B- Ở nhóm I, chu kỳ 3 , ô thứ 11	
;C- Không xác định được vị trí của X
;D- Cả A,B,C đều sai
2- Dãy nào được sắp xếp theo chiều tăng dần độ hoạt động hóa học của các phi kim:
A- Cl2 , F2 , C , Si
B- Si , C , Cl2 , F2 	
C- Cl2 , Si , C , F2
D- C , Cl2 , F2 , Si 
( IV)
3- Cho các hiđrocacbon sau đây:
CH2= CH–CH3 ;	 CH º C– CH3 ; CH3 –CH2 – CH2 – CH3 	; 
	 (I) 	(II)	(III)	
Chất làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường là :
A- Các chất (I), (II) và (IV)	
B- Các chất (I) và (II)	
; C- Các chất (II) và ( IV)
; D- Các chất (I) và (IV)
4- Dãy nào chỉ gồm các hợp chất hữu cơ?
A. KHCO3, CH3Cl, C2H4 
B. CH2O3, CH4, C2H4	
; C. CaCO3, C2H2, CH4	
; D. CH4, CH3Cl, C2H4
5- Chất A là một hi đrocacbon, biết trong phân tử A có số nguyên tử hid đro gấp 2 lần số nguyên tử cacbon; . Công thức phân tử của chất A là:
A- C2H4	;B- C3H6	; C - C2H6	; D - Gồm cả A và B 
6- Dùng chất nào để làm sạch metan khi bị lẫn khí cacbonic :
A- Dung dịch Ca(OH)2	; B- Dung dịch Br2 ; C- Dung dịch NaOH	; D- Cả A và C 
7- Biết 0,1 mol hiđrocacbon A có thể làm mất màu tối đa 0,2 mol Br2. Vậy CTPT của A là:
A. CH4	; B. C2H4	; C. C2H2 	 ; D. Cả B và C đều đúng
8- Chỉ ra các công thức cấu tạo viết sai (được đánh số )
 H	 H	 H H	 H H	 	 H H
H – C – C – O – H 	H – C – O – C – H 	H – C – H – C – O 	Br – C = C –Br 
 H	 H	 H H	 H H	 H H
 ( I )	(II)	(III)	(IV)
A- (I) và (III)	; B- (II) và (IV)	; C- (III) và (IV)	;	D- (I) và (IV)
II- TỰ LUẬN ( 8,0 điểm)
Câu 2 (2,5đ): Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa hóa học sau đây ( ghi rõ điều kiện nếu có):
	CaC2 C2H2 C2H4 C2H4Br2 
(4)
	C2H6 CO2
Câu 3 (1,0 đ): Viết một công thức cấu tạo cho mỗi công thức phân tử: C3H8 và C5H10 
Câu 4 (1,5 đ): Nêu phương pháp hóa học để phân biệt các lọ khí sau đây mất nhãn: CO2 , CH4, C2H4 .Viết các phương trình hóa học minh họa
Câu 5 ( 3,0 đ): Cho 5,6 lít ( đktc) hỗn hợp khí X gồm mêtan và êtilen hấp thụ vào bình đựng dung dịch brôm ( dư) thì thấy có 8 gam brôm phản ứng.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng.
b) Tính % thể tích của mỗi chất khí trong hỗn hợp X.
c) Cần bao nhiêu lít không khí (đktc) để đủ đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X . Giả sử O2 chiếm 20% thể tích không khí ( Cho biết các nguyên tử khối : C =12, H=1, Br =80 )
1- Độ rượu là gì?
A- là số gam rượu etylic có trong 100 gam hỗn hợp rượu và nước
B- là số ml rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu và nước
; C- Cả A và B đều đúng
; D- Cả A và B đều sai
2- Dãy nào gồm các chất đều tác dụng được với Na?
A- CH3COOH, C2H5OH 
B- C2H5OH , CH3COOC2H5
; C- CH3COOH, CH3COOC2H5
; D- CH3COOH, C2H5OH , CH3COOC2H5
3- Chất nào tác dụng được với dung dịch NaOH?
A- CH3COOH, C2H5OH 
B- CH3COOH, CH3COOC2H5
; C- C2H5OH , CH3COOC2H5
; D- CH3COOH, C2H5OH , CH3COOC2H5
4- Để tẩy vết dầu ăn dính trên áo quần thì chọn cách làm nào sau đây?
A- Chỉ dùng nước 
B- Giặt bằng xà phòng thông thường
; C- Giặt bằng xăng
; D- Tẩy trước bằng xăng rồi giặt lại bằng xà phòng
5- Nung nóng hỗn hợp vừa đủ gồm 8,9 kg chất béo và 1,2 kg xút (NaOH) thì thu được 0,92 kg glyxerol và m gam hỗn hợp muối natri của các axit béo. Giá trị của m là :
A- 11,02 kg
B- 9,18 kg
; C- 10,1 kg
; D- 8,19 kg
6- Hãy chỉ ra công thức cấu tạo dạng thu gọn của rượu etylic?
A- CH3 – O – CH3 
B- CH3-CH2-CH2-OH
; C- CH3 – CH3 
; D- CH3-CH2-OH
7- Trong các chất dưới đây, chất nào có tính axit? 
 	 O 
CH3-C 	 ;
 OH
 (I)
 O
CH3-CH2-C ;
	 OH
	(II)
 	 O
CH2-C ;
 ç	 H
OH (III)	
 	 O
CH3-C 
 H
 (IV)
A- (I) và (II)
B- (I), (II), (III)
; C- (I và IV)
; D- (I), (II), (III), (IV)
8- Cho Na dư vào rượu 900 thì có bao nhiêu phản ứng hóa học xảy ra?
A- 1 phản ứng 
B- 2 phản ứng 
; C- 3 phản ứng 
; D- không có 
II- TỰ LUẬN ( 8,0 điểm)
Câu 2 (2,5 đ): Viết các phương trình hóa học ( ghi rõ điều kiện nếu có) để hoàn thành dãy chuyển hóa sau :
etylen rượu etylic axit axetic etyl axetat axit axetic mage axetat
Câu 3 (1,5 đ): Có 3 lọ chất mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các chất sau đây: rượu etylic, axit axetic , benzen. Hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết mỗi lọ chất ( kèm theo phương trình phản ứng nếu có)
Câu 4 (1,0 đ): Cho 23 gam rượu etylic ( D = 0,8 g/ml) tan hoàn toàn vào nước thì thu được 115 ml dung dịch rượu. Tính độ rượu của rượu thu được.
Câu 5 (3,0 đ): Hòa tan hoàn toàn 4,8 gam kim loại magie vào trong dung dịch axit axetic thì thu được một dung dịch A và khí B. 
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng.
b) Tính khối lượng muối tạo thành và thể tích khí H2 sinh ra ( đktc)
c) Tính nồng độ % của muối trong dung dịch A. Giả sử đã dùng 155,6 g dung dịch axit axetic. 
( Cho biết nguyên tử khối: Mg = 24; C = 12, H =1 , O = 16)
Câu 1. (0,5 điểm) Để phân biệt 2 dung dịch: Na2SO4 và Na2CO3 người ta dùng thuốc thử: 
A. dd NaCl 	 B. dd HCl 	 C. CaCO3 	D. dd KCl
Câu 2. (0,5 điểm) Dãy những công thức cấu tạo nào sau đây biểu diễn cùng một chất:
1. CH2 – CH2 2. CH2 – CH2 3. CH3– CH2 – CH2 – CH3  4. CH3 – CH2 – CH2
 | | | | | 
 CH3 CH3 CH2 – CH2 CH3
A. 1 ; 2 và 4	 B. 1 ; 3 và 4	C.2 ; 3 và 4	D. 1; 2 và 3
Câu 3 (0,5 điểm) Hợp chất hữu cơ có số nguyên tử hiđro bằng hai lần số nguyên tử cacbon và làm mất màu dung dịch brom. Hợp chất đó là 
 A. metan.	 	B. etilen.	C. axetilen.	D. benzen.
Câu 4 (0,5 điểm) Chất hữu cơ X khi cháy theo phương trình phản ứng sau: 
 X + 2O2 CO2 + 2H2O thì X có công thức phân tử là
 A. CH4. 	B. C2H4 .	C. C2H2 .	 D. C6H6 .
II/ Tự luận: ( 8,0 điểm)
Câu 1. ( 2,0 điểm)Bằng phương pháp hóa học, làm thế nào phân biệt được các khí : cacbonic, metan, etilen ? Viết các phương trình hoá học của phản ứng (nếu có) để giải thích.
Câu 2 ( 2,0 điểm) Thực hiện dãy chuyển hoá sau bằng các phương trình hoá học :
	CaC2 C2H2 C2H4 C2H4Br2
	(4)
 P.E
Câu 3 (1,5 điểm) Viết tất cả các công thức cấu tạo dạng thu gọn cho công thức phân tử C5H12
Câu 4 (2,5 điểm) Cho 2,8 lít hỗn hợp metan và etilen (đktc) lội qua dung dịch brom dư, người ta thu được 4,7 gam đibrometan. 
1. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
2. Tính thành phần phần trăm của hỗn hợp theo thể tích.
(Br = 80 ; C = 12 ; H = 1)
Câu 1: (2 điểm) Viết công thức cấu tạo của các hợp chất sau: Axetilen, benzen, rượu etylic, natri axetat.
Câu 2: (3 điểm) Hãy chọn các chất thích hợp điền vào chỗ trống và hoàn thành các phương trình phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
CaC2 + H2O → ? + ?	2. C6H6 + ? → ? + HBr
(RCOO)3C3H5 + ? → ? + C3H5(OH)3	4. CH3COOH + ? → CH3COONa + ? + H2O
C2H5OH + ? → C2H5OK + ? 	6. C6H12O6 + ? → ? + Ag
Câu 3: (1,5 điểm) 
Quan sát nhận xét hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra nếu có khi: Đun nóng hỗn hợp rượu etylic và axit axetic có xúc tác là axit sunfuric đặc.
Nhận biết hai chất lỏng sau bằng phương pháp hóa học: rượu etylic, glucozơ.
Câu 4: (1 điểm) Trên nhãn 1 chai rượu có ghi số 250.
Giải thích ý nghĩa của số ghi trên?
Có thể pha bao nhiêu (l) rượu 120 từ 200 (ml) rượu 250.
Câu 5: (3 điểm) Khi lên men glucozơ thấy thoát ra 11,2 (l) khí CO2 (đktc).
 Viết phương trình phản ứng?
Tính khối lượng rượu etylic tạo thành sau khi lên men?
3.Tính khối lượng glucozơ (C6H12O6) đã lấy lúc ban đầu, biết hiệu suất của quá trình lên men là 90%.
Câu 1: (2 điểm)
Viết công thức cấu tạo đầy đủ các chất có tên sau đây: etilen, rượu etylic.
Viết công thức cấu tạo có thể có ứng với công thức phân tử C4H10.
Câu 2: (2 điểm) Nêu phương pháp hóa học để nhận biết các chất khí không màu gồm: axetilen C2H2, metan CH4, cacbon đioxit CO2.
Câu 3: (3 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
CaC2 + ? → C2H2 + ?
C6H6 + Br2 → ? + ? 
CH4 + ? → CH3Cl + ?
C2H5OH + ? → ? + H2
CH3COOH + CaO → ? + ? 
CH3COOH + ? → ? + CO2 + ? 
B. BÀI TOÁN: (3 điểm)
Cho 4,8 (g) magie tác dụng vừa đủ với dung dịch axit axetic 20%.
Viết phương trình hóa học.
Tính thể tích khí tạo ra (đktc).
Tính khối lượng dung dịch axit cần dùng.

Tài liệu đính kèm:

  • dockt_hoa_9_lan_3.doc