Đề xuất đề thi học sinh giỏi khu vực duyên hải – ĐBBB 2016 môn: Hóa học – lớp 10 - Tỉnh Hưng Yên

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 3066Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề xuất đề thi học sinh giỏi khu vực duyên hải – ĐBBB 2016 môn: Hóa học – lớp 10 - Tỉnh Hưng Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề xuất đề thi học sinh giỏi khu vực duyên hải – ĐBBB 2016 môn: Hóa học – lớp 10 - Tỉnh Hưng Yên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN
ĐỀ GIỚI THIỆU
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 
NĂM 2016
MÔN: HOÁ HỌC LỚP 10
Thời gian làm bài: 180 phút
Câu 1. Cấu tạo nguyên tử , phân tử. Định luật tuần hoàn.(2 điểm)
1. Cho các góc liên kết 100,30; 97,80;101,50; 1020 và các góc liên kết IPI; FPF; ClPCl; BrPBr. Hãy dựa vào độ âm điện, gán trị số cho mỗi góc liên kết và giải thích?
2.Có thể viết cấu hình electron của Ni2+là:
Cách 1: Ni2+ [1s22s22p63s23p63d8]. 
Cách 2: Ni2+ [1s22s22p63s23p63d64s2].
Áp dụng phương pháp gần đúng Slater, tính năng lượng electron của Ni2+ với mỗi cách viết trên (theo đơn vị eV). Cách viết nào phù hợp với thực tế? Tại sao?
Câu 2: Tinh thể
Trong các tinh thể (cấu trúc lập phương tâm khối) các nguyên tử cacbon có thể chiếm các mặt của ô mạng cơ sở 
Bán kính kim loại của sắt là 1,24 . Tính độ dài cạnh a của ô mạng cơ sở 
Bán kính cộng hóa trị của cacbon là 0,77 . Hỏi độ dài cạnh a sẽ tăng lên bao nhiêu khi sắt có chứa cacbon so với cạnh a khi sắt nguyên chất
Tính độ dài cạnh ô mạng cơ sở cho sắt (cấu trúc lập phương tâm diện) và tính độ tăng chiều dài cạnh ô mạng biết rằng các nguyên tử cacbon có thể chiếm tâm của ô mạng cơ sở và bán kính kim loại sắt là 1,26 . Có thể kết luận gì về khả năng xâm nhập của cacbon vào 2 loại tinh thể sắt trên 
Câu 3: Phản ứng hạt nhân
1. 238U là đồng vị đầu tiên trong họ phóng xạ Uran-rađi, các đồng vị của các nguyên tố khác thuộc họ này đều là sản phẩm của chuỗi phân rã phóng xạ ban đầu từ 238U. Khi phân tích quạng Urani, người ta tìm thấy 3 đòng vị của Uran là 238U; 235U; 234U đều có tính phóng xạ
Hai đồng vị 235U và 234U có thuộc họ phóng xạ Uran-rađi không? Tại sao, Viết phương trình biểu diễn các biến đổi hạt nhân để giải thích. Điện tích hạt nhân Z của Thori ( Th), prrotatini (Pa) và Urani (U) lần lượt là 90, 91, 92. Các nguyên tố phóng xạ tự nhiên có tính phóng xạ và 
2. Sản phẩm của xử lí nước thải chứa 226Ra có thể được kết khối trong xi măng (phương pháp xi măng hoá), bảo quản trong các thùng kim loại, rồi đem chôn giữ trong các kho thải phóng xạ. Cần giữ an toàn trong bao lâu để lượng Ra của khối chất thải này chỉ còn lại lượng ban đầu? Thời gian bán huỷ của 226Ra là 1600 năm. 
Câu 4: Nhiệt hóa học
Cho các dữ kiện sau.
Hãy xác định:
Nhiệt tạo thành của etylen (DHtt)
Nhiệt đốt cháy của etylen (DHđc)
Từ hệ thức: và phương trình: 
Lập biểu thức: 
Trong đó K1, K2 lần lượt là hằng số của phản ứng ở nhiệt độ thấp và nhiệt độ cao.
Khi DH0 và DS0 không thay đổi theo nhiệt độ.
Áp dụng cho phản ứng:
NO (k) + = NO2 (k)
Biết DH0 = -56,484 KJ và KP = 1,3. 10-6 ở 250.
Tính KP ở 3250C.
Tính DH0 của phản ứng:
Biết KP ở 4000C là 1,3.10-2 và 5000C là 3,8.10-3
Câu 5: Cân bằng hóa học pha khí
Ngày nay, để sản xuất clo từ hiđro clorua, người ta sử dụng cân bằng:
	O2 (k) + 4 HCl (k) D 2 Cl2 (k) + 2 H2O (k)
1. Cho vào bình phản ứng 2,2 mol oxi và 2,5 mol hiđro clorua ở áp suất cố định là 0,5 atm và nhiệt độ T. Khi hệ đạt cân bằng thì bình phản ứng chứa lượng oxi gấp đôi hiđro clorua, tìm giá trị T (oC).
2. Ở 520oC, nạp vào bình phản ứng một lượng hỗn hợp khí oxi và hiđro clorua. Ở trạng thái cân bằng thì hiệu suất chuyển hóa của hiđro clorua bằng 80%. Tìm áp suất riêng phần của oxi tại trạng thái cân bằng?
Cho: số liệu nhiệt động (coi không phụ thuộc vào nhiệt độ)
Chất	 O2 (k)	 HCl (k)	 Cl2 (k)	 H2O (k)
ΔHos (kJ/mol)	 -92,3	 	 -241,8
So (J/mol .K) 205	 186,8	 223	 188,7
Câu 6: Cân bằng axit – bazơ và kết tủa
1. Cho H2S lội qua dung dịch chứa Cd2+ 0,01M và Zn2+ 0,01M đến bão hòa ().
a) Xác định giới hạn pH phải thiết lập trong dung dịch sao cho xuất hiện kết tủa CdS mà không xuất hiện kết tủa ZnS.
b) Thiết lập khu vực pH tại đó chỉ còn 0,1% Cd2+ trong dung dịch mà Zn2+ vẫn không bị kết tủa
	Biết: H2S có Ka1 = 10-7,02 , Ka2 = 10-12,9, Ks, ZnS = 10-21,6 , Ks, CdS = 10-26
2. Tính pH và cân bằng trong hệ gồm HCl 0,01M và H2S 0,1M. 
Câu 7: Phản ứng oxi hóa – khử. Điện hóa
Muối KClO4 được điều chế bằng cách điện phân dung dịch KClO3. Thực tế khi điện phân ở một điện cực, ngoài nửa phản ứng tạo ra sản phẩm chính là KClO4 còn đồng thời xẩy ra nửa phản ứng phụ tạo thành một khí không màu. Ở điện cực thứ hai chỉ xẩy ra nửa phản ứng tạo ra một khí duy nhất. Hiệu suất tạo thành sản phẩm chính chỉ đạt 60%.
1. Viết ký hiệu của tế bào điện phân và các nửa phản ứng ở anot và catot.
2. Tính điện lượng tiêu thụ và thể tích khí thoát ra ở điện cực (đo ở 250C và 1atm) khi điều chế được 332,52g KClO4.
Câu 8: Nhóm halogen
1. Viết phương trình phản ứng minh họa quá trình điều chế các chất sau đây từ các đơn chất halogen tương ứng: (a) HClO4, (b) I2O5, (c) Cl2O, (d) OF2.
2. Một dung dịch monoaxit HA nồng độ 0,373% có khối lượng riêng bằng 1,000 g/ml và pH = 1,70. Khi pha loãng gấp đôi thì pH = 1,89.
a. Xác định hằng số ion hóa Ka của axit.
b. Xác định khối lượng mol và công thức của axit này. Thành phần nguyên tố của axit là: hiđro bằng 1,46%, oxi bằng 46,72% và một nguyên tố chưa biết X (% còn lại).
Câu 9: Nhóm oxi – lưu huỳnh
9.1. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi cho khi cho KClO3 tác dụng với:
a) HCl 	b) H2SO4 đặc	c) H2SO4 loãng
d) Kali pesulfat	e) Axit oxalic	f) Hỗn hợp gồm axit oxalic và H2SO4 loãng.
9.2. Một loại oleum, ngoài H2SO4, SO3 còn có SO2. Lấy 1 gam oleum này đem hoà tan vào H2O được dung dịch A gồm hai axit. Để trung hoà hết dung dịch A cần 22ml dung dịch NaOH 1M. Nếu cũng lấy 1 gam oleum này cho vào 10 ml dung dịch I2 0,05 M. Lượng I2 dư phản ứng vừa đủ với 4,1 ml dung dịch Na2S2O3 0,1M (tạo sản phẩm là Na2S4O6 và NaI). Tính % khối lượng các anhidrit trong oleum này.
Câu 10: Động học
10.1: Cho phản ứng: (1) là phản ứng đơn giản. Tại 27oC và 68oC, phương trình (1) có hằng số tốc độ tương ứng lần lượt là k1 = 1,44.107 mol-1.l.s-1 và k2 = 3,03.107 mol-1.l.s-1, R = 1,987 cal/mol.K
Tính năng lượng hoạt hóa EA (theo cal/mol) và giá trị của A trong biểu thức mol-1.l.s-1. 
Tại 119oC, tính giá trị của hằng số tốc độ phản ứng k3. 
Nếu CoA = CoB = 0,1M thì 1/2 ở nhiệt độ 119oC là bao nhiêu.
Câu 10.2 
Cho phản ứng giữa chât A và B tạo thành chất C theo sơ đồ phản ứng sau: 
 a A + B C
Trong đó a, b là bậc riêng phần của cấu tử A và B (Có thể hệ số a, b không đúng với hệ số tỷ lượng của phương trình hoá học). Kết quả các thí nghiệm như sau (Tại nhiệt độ không đổi)
Thí nghiệm
Nồng độ ban đầu (M)
Thời gian t tiến hành phản ứng, phút
Nồng độ cấu tử A tại thời điểm t
[A]0
[B]0
1
0,1000
1,0000
5
0,0975
2
0,1000
2,0000
5
0,0900
3
0,0500
1,0000
20
0,0450
1. Xác định tốc độ trung bình của phản ứng theo nồng độ chất A trong khoảng thời gian t của phản ứng.
2. Xác định bậc riêng phần của cấu tử A, B và bậc chung của phản ứng. 
3. Tính hằng số tốc độ của phản ứng, cho biết đơn vị của hằng số tốc độ.
Giáo viên ra đề : Nguyễn Thị Thu Hà (0987.989.922)

Tài liệu đính kèm:

  • doc00- DE THI ĐỀ NGHỊ DHBB 2016.doc
  • doc00- DE THI ĐỀ NGHỊ DHBB 2016 - ĐA.doc