Đề thi trắc nghiệm môn Sinh học lớp 12 (Đề 1)

pdf 7 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1130Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi trắc nghiệm môn Sinh học lớp 12 (Đề 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi trắc nghiệm môn Sinh học lớp 12 (Đề 1)
www.DeThiThuDaiHoc.com – Đề Thi Thử Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Tiếng Anh 
FB.com/ThiThuDaiHoc Trang 1/7 - Mã đề thi 134 
TRƯỜNG THPT MỸ ĐỨC A 
Kì thi thử QG kì 1 năm 2016 
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH HỌC LỚP 12 
Thời gian làm bài: 90 phút; 
(50 câu trắc nghiệm) 
 Mã đề thi 134 
Câu 1: Nhận xét nào sau đây không đúng về mức phản ứng? 
A. Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau. 
B. Mức phản ứng của một tính trạng do kiểu gen quy định. 
C. Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng, tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp. 
D. Năng suất vật nuôi, cây trồng phụ thuộc chủ yếu vào mức phản ứng, ít phụ thuộc vào môi trường. 
Câu 2: Trong các thành phần dưới đây, có bao nhiêu thành phần trực tiếp tham gia vào quá trình tổng hợp 
chuỗi Polipeptit 
(1) Gen. (2) mARN. (3) Axit amin. (4) tARN. (5) Riboxom. 
(6) Enzim. (7) ADN. (8) ARN mồi. (9) Đoạn Okazaki. 
A. 7. B. 8. C. 6. D. 5. 
Câu 3: Khi nói về quá trình dịch mã, những phát biểu nào sau đây đúng? 
(1) Dịch mã là quá trình tổng hợp protein, quá trình này chỉ diễn ra trong nhân của tế bào nhân thực. 
(2) Quá trình dịch mã có thể chia thành hai giai đoạn là hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi polypeptit. 
(3) Trong quá trình dịch mã trên mỗi phân tử mARN thường có một số riboxom cùng hoạt động. 
(4) Quá trình dịch mã kết thúc khi riboxom tiếp xúc với codon 5’ UUG 3’ trên phân tử mARN. 
A. (1), (3). B. (2), (3). C. (1), (4). D. (2), (4). 
Câu 4: Biết rằng alen A qui định tính trạng hoa đỏ là trội so với alen a qui định hoa trắng. Trong các quần 
thể dưới đây, quần thể nào chắc chắn đang ở trạng thái cân bằng di truyền? 
A. Quần thể cây hoa đỏ có kiểu gen đồng hợp. B. Quần thể cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp. 
C. Quần thể cây hoa đỏ. D. Quần thể có cả cây hoa đỏ và cây hoa trắng. 
Câu 5: Ở một loài thực vật alen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định quả dài; alen B 
quy định quả chín sớm trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chín muộn. Lai cây quả tròn, chín sớm với 
cây quả dài, chín muộn (P), thu được F1 gồm 80 cây quả tròn, chín muộn; 80 cây quả dài, chín sớm; 20 cây 
quả tròn, chín sớm; 20 cây quả dài, chín muộn. Cho biết không xảy ra đột biến, kiểu gen của P đúng với 
trường hợp nào sau đây? 
A. AaBb x aabb. B. Ab ab
aB ab
× . C. AB ab
ab ab
× . D. AABb x aabb. 
Câu 6: Cho các thành tựu sau: 
1. Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bất hoạt. 2. Tạo giống dâu tằm tứ bội. 
3. Tạo giống lúa ‘‘gạo vàng’’ có khả năng tổng hợp β - caroten trong hạt. 4. Tạo giống dưa hấu đa bội. 
Các thành tựu được tạo ra công nghệ gen là 
A. 1,3 B. 1, 2 C. 2, 4 D. 3, 4 
Câu 7: Khi nói về quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, nhận định nào sau đây không đúng? 
A. Kiểu hình của cơ thể chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không phụ thuộc vào môi trường. 
B. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. 
C. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. 
D. Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen. 
www.DeThiThuDaiHoc.com – Đề Thi Thử Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Tiếng Anh 
FB.com/ThiThuDaiHoc Trang 2/7 - Mã đề thi 134 
Câu 8: Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không 
có đột biến xảy ra. Tính theo lý thuyết, có mấy kết luận đúng về kết quả của phép lai: AaBbDdEe x 
AaBbDdEe? 
(1) Kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ 9/256. 
(2) Có 8 dòng thuần được tạo ra từ phép lai trên. 
(3) Tỉ lệ có kiểu gen giống bố mẹ là 1/16. 
(4) Tỉ lệ con có kiểu hình khác bố mẹ (3/4). 
(5) Có 256 kiểu tổ hợp giao tử được hình thành từ phép lai trên. 
A. 3 B. 4. C. 2. D. 5. 
Câu 9: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do ba cặp gen (A,a; B,b; D,d) tương tác cộng gộp quy 
định, trong đó mỗi alen trội làm chiều cao cây tăng thêm 10 cm. Đem lai cây cao nhất có chiều cao 210 cm 
với cây thấp nhất thu được F1. Cho F1 lai với cây có kiểu gen AabbDd thì ở F2 có bao nhiêu kiểu gen quy 
định cây cao 170 cm? 
A. 4. B. 2. C. 5. D. 6. 
Câu 10: Cơ thể sống xuất hiện đầu tiên thuộc giới sinh vật nào sau đây? 
A. Động vật. B. Khởi sinh. C. Nấm. D. Thực vật. 
Câu 11: Đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên là : 
A. Nòi địa lí. B. Nòi sinh thái. C. Cá thể. D. Quần thể. 
Câu 12: Điểm giống nhau giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính là: 
1. Đều mang gen quy định tính trạng thường. 
2. Đều có thành phần hóa học chủ yếu là protein và axit nucleic. 
3. Đều ảnh hưởng đến sự xác định giới tính. 
4. Đều có các khả năng nhân đôi, phân li và tổ hợp cũng như biến đổi hình thái trong chu kỳ phân bào. 
5. Đều có thể bị biến đổi cấu trúc và số lượng. 
Số phương án đúng là: 
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 
Câu 13: Ở một loài thực vật, các đột biến thể một nhiễm vẫn có sức sống và khả năng sinh sản. Cho thể đột 
biến (2n-1) tự thụ phấn, biết rằng các giao tử (n-1) vẫn có khả năng thụ tinh nhưng các thể đột biến không 
nhiễm (2n-2) tự thụ phấn đều bị chết. Tính theo lý thuyết, trong số các hợp tử sống sót, tỷ lệ các hợp tử mang 
bộ nhiễm sắc thể 2n được tạo ra là bao nhiêu? 
A. 1/3. B. 1/4. C. 1/2. D. 2/3. 
Câu 14: Cho một số thao tác cơ bản trong qui trình chuyển gen tạo ra chủng vi khuẩn có khả năng tổng hợp 
insulin của người như sau: 
1. Tách plasmit từ tế bào vi khuẩn và tách gen mã hóa insulin từ tế bào người. 
2. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người. 
3. Chuyển ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người vào tế bào vi khuẩn. 
4. Tạo ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người. 
Trình tự đúng của các thao tác trên là : 
A. 1 → 4 → 3 → 2 B. 2 → 4 → 3 → 1 C. 1 → 2→ 3 → 4 D. 2 → 1 → 3 → 4 
Câu 15: Một cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy ước là Aa. Nếu cặp nhiễm sắc thể này không phân li ở kì 
sau của giảm phân II thì sẽ tạo ra các loại giao tử nào? 
A. Aa, O B. Aa, a C. AA, Aa, A, a D. AA, O, aa 
www.DeThiThuDaiHoc.com – Đề Thi Thử Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Tiếng Anh 
FB.com/ThiThuDaiHoc Trang 3/7 - Mã đề thi 134 
Câu 16: Ở mèo, gen B quy định màu lông đen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, gen b quy định màu lông 
hung, mèo cái dị hợp về gen này có màu lông tam thể do B trội không hoàn toàn. Lai mèo cái tam thể với 
mèo đực lông đen, màu lông của mèo con sẽ là: 
A. Mèo cái toàn đen, mèo đực 50% đen: 50% hung. 
B. Mèo cái 50% đen: 50% tam thể, mèo đực 100% đen. 
C. Mèo cái 50% đen: 50% tam thể, mèo đực 100% hung. 
D. Mèo cái 50% đen: 50% tam thể, mèo đực 50% đen: 50% hung. 
Câu 17: Phát biểu không đúng về nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực. 
A. Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ chất nhiễm sắc bao gồm chủ yếu là ADN và protein Histon. 
B. Bộ nhiễm sắc thể của loài đặc trưng về hình dạng, số lượng, kích thước và cấu trúc. 
C. Trong tế bào các nhiễm sắc thể luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng. 
D. Số lượng nhiễm sắc thể của các loài không phản ánh mức độ tiến hóa cao hay thấp. 
Câu 18: Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể. 
B. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm cho một số gen trên nhiễm sắc thể này được chuyển sang nhiễm 
sắc thể khác. 
C. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi chiều dài của nhiễm sắc thể. 
D. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm gia tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể. 
Câu 19: Ở một loài thực vật, alen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa trắng; alen B 
qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen b qui định thân thấp. Các gen phân li độc lập. Cho một cá thể (P) 
lai với một cá thể khác không cùng kiểu gen, đời con thu được nhiều loại kiểu hình, trong đó kiểu hình hoa 
trắng, thân cao chiếm tỉ lệ 1/4. Có bao nhiêu phép lai phù hợp với kết quả trên? 
A. 2 phép lai. B. 5 phép lai. C. 3 phép lai. D. 1 phép lai. 
Câu 20: Axit amin xistêin được mã hóa bởi hai bộ ba trên mARN là 5’UGU3’ và 5’UGX3’. Ví dụ này thể 
hiện đặc điểm nào sau đây của mã di truyền? 
A. Tính liên tục. B. Tính phổ biến. C. Tính đặc hiệu. D. Tính thoái hóa. 
Câu 21: Trong quần thể tự phối, yếu tố nào sau đây được duy trì không đổi qua các thế hệ ? 
A. Số lượng các alen. B. Tần số các kiểu gen. C. Số lượng cá thể. D. Tần số các alen. 
Câu 22: Đối với quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên không có vai trò nào sau đây ? 
A. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. 
B. Định hướng quá trình tiến hóa. 
C. Làm phong phú vốn gen của quần thể. 
D. Tác động hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen qui định các kiểu hình thích nghi. 
Câu 23: Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào sau đây không đúng? 
A. Trong những điều kiện nhất định, quần thể ngẫu phối có tần số các kiểu gen được duy trì không đổi 
qua các thế hệ. 
B. Trong quần thể ngẫu phối, các cá thể giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên. 
C. Quần thể ngẫu phối đa dạng di truyền. 
D. Qua các thế hệ ngẫu phối, tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần. 
Câu 24: Các bước trong phương pháp phân tích cơ thể lai của Menđen gồm: 
(1) Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết. 
(2) Lai các dòng thuần khác nhau về một hoặc nhều tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1, F2, F3. 
(3) Tạo các dòng thuần chủng. 
www.DeThiThuDaiHoc.com – Đề Thi Thử Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Tiếng Anh 
FB.com/ThiThuDaiHoc Trang 4/7 - Mã đề thi 134 
(4) Sử dụng toán xác suất tiến hành nghiên cứu để phân tích kết quả phép lai. 
Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được qui luật di truyền là: 
A. 2, 3, 4, 1. B. 2, 1, 3, 4. C. 3, 2, 1, 4. D. 3, 2, 4, 1 
Câu 25: Khi nói về vai trò của cách li địa lý trong quá trình hình thành loài, nhận định đúng là: 
A. Cách lí địa lý luôn dẫn đến cách li sinh sản. 
B. Không có cách li địa lý thì không thể hình thành loài mới. 
C. Cách li địa lý có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều dạng trung gian chuyển tiếp. 
D. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính dẫn đến phân hóa thành phần kiểu gen của quần thể 
cách li. 
Câu 26: Cho biết mỗi tính trạng do một cặp gen qui định và gen trội là trội hoàn toàn. Xét các phép lai: 
(1) aaBbDd x AaBBdd. (2) AaBbDd x aabbDd. (3) AAbbDd x aaBbdd. 
(4) aaBbDD x aabbDd. (5) AaBbDD x aaBbDd. (6) AABbdd x AabbDd. 
Theo lý thuyết, trong 6 phép lai trên có bao nhiêu phép lai mà đời con có 4 loại kiểu hình, trong đó mỗi 
loại chiếm 25%? 
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. 
Câu 27: Khi nói về thể đa bội, phát biểu nào sau đây là không đúng? 
A. Trong thể đa bội, bộ nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng là bội số của bộ đơn bội, lớn hơn 2n. 
B. Những giống cây ăn quả không hạt thường là thể đa bội lẻ 
C. Trong thể đa bội, bộ nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng có số lượng nhiễm sắc thể là 2n+2. 
D. Thể đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khỏe, chống chịu tốt. 
Câu 28: Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể sinh sản vào những mùa khác nhau nên chúng không có 
điều kiện giao phối với nhau. Đây là dạng cách li nào? 
A. Cách li thời gian. B. Cách li sinh cảnh. C. Cách li tập tính. D. Cách li cơ học. 
Câu 29: Khi nói về tâm động của nhiễm sắc thể, những phát biểu nào sau đây đúng? 
(1) Tâm động là trình tự nucleotit đặc biệt, mỗi nhiễm sắc thể có duy nhất một trình tự nucleotit này. 
(2) Tâm động là vị trí liên kết của nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di chuyển về 
các cực của tế bào trong quá trình phân bào. 
(3) Tâm động bao giờ cũng nằm ở đầu tận cùng của nhiễm sắc thể. 
(4) Tâm động là những điểm mà tại đó ADN bắt đầu tự nhân đôi. 
(5) Tùy theo vị trí của tâm động mà hình thái của nhiễm sắc thể có thể khác nhau. 
A. (3), (4), (5). B. (1), (3), (4). C. (1), (2), (5). D. (2), (3), (4). 
Câu 30: Mỗi gen trong cặp gen dị hợp đều chứa 2998 liên kết phốtphođieste nối giữa các nucleotit. Gen trội 
D chứa 17,5% số nucleotit loại T. Gen lặn d có A=G=25%. Trong trường hợp chỉ xét riêng cặp gen này, tế 
bào mang kiểu gen Ddd giảm phân bình thường thì loại giao tử nào sau đây không thể tạo ra? 
A. Giao tử có 1275 Xitozin. B. Giao tử có 975 Guanin. 
C. Giao tử có 525 Ađênin. D. Giao tử có 1275 Timin. 
Câu 31: Quần thể sinh vật chỉ tiến hóa khi: 
A. Cấu trúc di truyền của quần thể được thay đổi qua các thế hệ. 
B. Tần số alen và tần số các kiểu gen của quần thể được duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. 
C. Các cá thể của quần thể giao phối ngẫu nhiên với nhau. 
D. Có cấu trúc đa hình. 
Câu 32: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào? 
A. Tái bản ADN (nhân đôi ADN). B. Nhân đôi nhiễm sắc thể. 
www.DeThiThuDaiHoc.com – Đề Thi Thử Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Tiếng Anh 
FB.com/ThiThuDaiHoc Trang 5/7 - Mã đề thi 134 
C. Phiên mã. D. Dịch mã. 
Câu 33: Trong các ví dụ dưới đây, ví dụ nào thuộc cơ quan tương tự ? 
A. Vây cá và vây cá voi. B. Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan. 
C. Cánh dơi và tay khỉ. D. Tuyến nước bọt của động vật và tuyến nọc độc của rắn. 
Câu 34: Xu hướng thể dị hợp ngày càng giảm, thể đồng hợp ngày càng tăng được thấy ở : 
A. Quần thể giao phối ngẫu nhiên. B. Quần thể tự phối. 
C. Quần thể thuộc loài sinh sản vô tính. D. Quần thể thuộc loài sinh sản hữu tính. 
Câu 35: Ở người kiểu gen HH qui định hói đầu, hh qui định không hói đầu. Đàn ông dị hợp Hh hói đầu,phụ 
nữ dị hợp Hh không hói. Giải thích thế nào sau đây hợp lý? 
A. Gen qui định tính trạng chịu ảnh hưởng của môi trường. 
B. Gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường nhưng chịu ảnh hưởng của giới tính. 
C. Gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính. 
D. Gen qui định tính trạng nằm trong tế bào chất. 
Câu 36: Một quần thể giao phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Xét một gen có hai alen là A và a; 
trong đó số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn chiếm tỉ lệ 16%. Tần số các alen A và a trong quần thể này lần 
lượt là 
A. 0,6 và 0,4 B. 0,38 và 0,62 C. 0,4 và 0,6 D. 0,42 và 0,58 
Câu 37: Khi nói về xét nghiệm trước sinh ở người, phát biểu nào sau đây là không đúng? 
A. Xét nghiệm trước sinh được thực hiện bằng 2 kĩ thuật phổ biến là chọc dò dịch ối và sinh thiết tua nhau thai. 
B. Xét nghiệm trước sinh nhằm mục đích chủ yếu là xác định tình trạng sức khỏe của người mẹ trước khi sinh. 
C. Xét nghiệm trước sinh là những xét nghiệm để biết xem thai nhi có bị bệnh di truyền nào đó không. 
D. Xét nghiệm trước sinh đặc biệt hữu ích đối với một số bệnh di truyền phân tử làm rối loạn quá trình 
chuyển hóa trong cơ thể. 
Câu 38: Ở một quần thể ngẫu phối, xét 2 gen: gen thứ nhất có 3 alen, nằm trên đoạn không tương đồng của 
nhiễm sắc thể giới tính X ; gen thứ hai có 5 alen, nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong trường hợp không 
xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả 2 gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là : 
A. 90 B. 45 C. 135. D. 15 
Câu 39: Giao phối cận huyết hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới hiện tượng thoái hóa giống do : 
A. tăng cường sự biểu hiện của các gen trội có hại. 
B. các gen lặn có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp. 
C. tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau. 
D. các gen lặn có hại biểu hiện thành kiểu hình do tăng cường thể đồng hợp. 
Câu 40: Trong kĩ thuật chuyển gen, đoạn ADN cho được gắn vào vùng plasmit là do chúng có đầu dính 
giống nhau. Các đầu dính giống nhau là vì: 
A. chúng được cắt bởi cùng 1 loại enzim đặc hiệu. 
B. chúng được cắt bởi 2 loại enzim đặc hiệu. 
C. chúng được cắt bởi cùng một thời điểm. 
D. tất cả các đoạn ADN đều có đầu dính giống nhau. 
Câu 41: Ở cà chua gen A quy định thân cao; a: thân thấp; B: quả tròn; b: quả bầu dục. Hai cặp gen này cùng 
nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cho lai giữa 2 thứ cà chua thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính 
trạng tương phản được F1 toàn cà chua thân cao, quả tròn. Cho F1 giao phấn ở F2 thu được kết quả như sau: 
295 thân cao, quả tròn; 79 thân cao, quả bầu dục; 81 thân thấp, quả tròn, 45 thân thấp, quả bầu dục. 
Hãy xác định tần số hoán vị gen. Biết rằng quá trình giảm phân tạo giao tử giống nhau. 
www.DeThiThuDaiHoc.com – Đề Thi Thử Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Tiếng Anh 
FB.com/ThiThuDaiHoc Trang 6/7 - Mã đề thi 134 
A. f = 10%.. B. f = 40%. C. f = 20%. D. f = 30%. 
Câu 42: Trong trường hợp nào sau đây, giao phối gần thể hiện chặt chẽ nhất? 
A. Giao phối giữa các con vật có cùng cha khác mẹ hoặc ngược lại. 
B. Giao phối giữa các con vật có cùng bố, mẹ. 
C. Tự thụ phấn ở thực vật. 
D. Giao phối giữa các con vật có tổ tiên chung. 
Câu 43: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tiến hóa nhỏ? 
A. Diễn ra trong phạm vi của loài, với qui mô nhỏ. B. Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. 
C. Diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn. D. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài. 
Câu 44: Ở người, khi xét sự di truyền của một bệnh ở một gia đình, người ta lập được sơ đồ phả hệ sau: 
Phả hệ cho thấy bệnh trên được qui định bởi : 
A. gen trội trên nhiễm sắc thể giới tính Y. B. gen trội trên nhiễm sắc thể giới tính X. 
C. gen lặn trên nhiễm sắc thể thường. D. gen trội trên nhiễm sắc thể thường. 
Câu 45: Bệnh pheninketo niệu xảy ra do : 
A. Chuỗi bêta trong phân tử hemoglobin có sự biến đổi 1 axit amin. 
B. Thiếu enzim xác tác cho phản ứng chuyển pheninalanin trong thức ăn thành tirozin. 
C. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể giới tính X. 
D. Thừa enzim chuyển tirozin thành pheninalanin. 
Câu 46: Hai chị em sinh đôi cùng trứng, người chị nhóm máu AB, người em là: 
A. Nam, nhóm máu AB. B. Nữ, nhóm máu AB. C. Nam, nhóm máu A. D. Nữ, nhóm máu B. 
Câu 47: Cho biết bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể thường qui định. Bố mẹ có kiểu gen 
dị hợp thì xác suất sinh ra người con trai bị bệnh chiếm tỉ lệ 
A. 12,5% B. 25% C. 50% D. 75% 
Câu 48: Một số đột biến ở ADN ti thể có thể gây bệnh mù đột phát ở người. Phát biểu nào sau đây là đúng? 
A. Một người chỉ bị bệnh khi mang cả ti thể đột biến từ cha và mẹ. 
B. Một người có thể bị bệnh nếu mẹ mang ti thể đột biến nhưng cha khoẻ mạnh. 
C. Chỉ nữ giới (chứ không phải nam giới) mới có thể bị bệnh. 
D. Một người sẽ bị bệnh nếu cha mang ti thể đột biến nhưng mẹ khoẻ mạnh. 
Câu 49: Một loài thực vật lưỡng bội có 4 nhóm gen liên kết. Giả sử có 8 thể đột biến kí hiệu từ (1) đến (8) 
mà số nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi có trong mỗi tế bào sinh dưỡng của mỗi thể đột biến là: 
(1) 8 NST. (2) 12 NST. (3) 16 NST. (4) 5 NST. 
(5) 20 NST. (6) 28 NST. (7) 32 NST. (8) 24 NST. 
Trong 8 thể đột biến trên có bao nhiêu thể đột biến là đa bội chẳn? 
Qui ước 
Nữ không bị bệnh 
Nữ bị bệnh. 
Nam không bị bệnh. 
Nam bị bệnh. 
www.DeThiThuDaiHoc.com – Đề Thi Thử Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Tiếng Anh 
FB.com/ThiThuDaiHoc Trang 7/7 - Mã đề thi 134 
A. 5. B. 3. C. 2 D. 4. 
Câu 50: Loài người xuất hiện vào đại nào sau đây ? 
A. Đại Tân sinh (kỉ thứ 4) B. Đại cổ sinh. 
C. Đại Trung sinh. D. Đại Tân sinh (kỉ thứ 3) 
----------------------------------------------- 
----------- HẾT ---------- 
ĐÁP ÁN 
1. D 
2. D 
3. B 
4. A 
5. B 
6. A 
7. A 
8. C 
9. C 
10. B 
11. D 
12. C 
13. A 
14. A 
15. D 
16. D 
17. C 
18. A 
19. B 
20. D 
21. D 
22. C 
23. D 
24. D 
25. C 
26. C 
27. C 
28. A 
29. C 
30. A 
31. A 
32. D 
33. A 
34. B 
35. B 
36. A 
37. B 
38. C 
39. D 
40. A 
41. B 
42. C 
43. D 
44. C 
45. B 
46. B 
47. A 
48. B 
49. B 
50. A 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf1. De Dan thi thu THPT 2016 My Duc A.pdf