GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÀI GÒN KỲ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2O16 TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN ƠN Môn thi: HÓA HỌC Thời gian: 9O phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ CHÍNH THỨC Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H =1; He=4; Be=9; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S=32; Cl=35,5; K =39; Ca= 4O; Cr= 52; Mn= 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br=8O; Ag=1O8; Ba = 137; Au = 197; Sn = 119; Sr = 88; Cd=112; Hg=2OO; Pb=2O7; Ni=59; P=31; Si=28. * HS không được sử dụng tài liệu (kể cả bảng tuần hoàn) Câu 1. Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (III) là. A. Tính oxi hóa B. Tính khử C. Tính oxi hóa và tính khử D. Không xác định Câu 2. Cho quỳ tím vào mỗi dung dịch dưới đây, dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là: A. CH3COOH B. H2NCH2COOH C. H2NCH2(NH2)COOH D. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH Câu 3. Cho hỗn hợp Al, Fe tác dụng với dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2, AgNO3 , sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B và chất rắn D gồm 3 kim loại. Thành phần của chất rắn D là A.Fe ,Cu ,Ag B.Al ,Fe ,Cu C.Al ,Cu, Ag D. Al, Fe, Ag Câu 4. Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit? A.Glucozơ B.Saccarozơ C.Tinh bột D.Xenlulozơ Câu 5. Để phân biệt các dung dịch hóa chất riêng biệt: saccarozơ, glucơzơ, etanol, anđehit fomic có thể dùng một hóa chất duy nhất là A. Cu(OH)2/ OH - B. AgNO3/ NH3 C. H2/ Ni D. Vôi sữa Câu 6. Amin nào dưới đây là amin bậc 2? A. CH3-CH2NH2 B. CH3-CHNH2-CH3 C. CH3-NH-CH3 D. CH3-N(CH3)-CH2-CH3 Câu 7. Nguyên tử X có cấu hình e là: 1s22s22p63s23p64s2 thì ion tạo ra từ X sẽ có cấu hình e là: A.1s22s22p63s23p64s2 B. 1s22s22p63s23p6 C. 1s22s22p63s23p64s24p6 D. 1s22s22p63s2 Câu 8. Cho dãy các chất: CH2=CHCl, CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, H2NCH2COOH. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là A. 1. B. 4 C. 3 D. 2 Câu 9. Chất nào dưới đây không phải là este? A.HCOOCH3 B.CH3COOH C.CH3COOCH3 D.HCOOC6H5 Câu 10. Cho các cặp oxi hoá khử sau: Zn2+/Zn, Cu2+/Cu, Fe2+/Fe. Biết tính oxi hoá của các ion tăng dần theo thứ tự: Zn2+, Fe2+, Cu2+, tính khử giảm dần theo thứ tự: Zn, Fe, Cu. Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng không xảy ra là: A. Cu + FeCl2 B. Fe + CuCl2 C. Zn + CuCl2 D. Zn + FeCl2 Câu 11. Cho độ âm điện của Al: 1,6 và Cl:3,0. Liên kết trong phân tử AlCl3 là liên kết: A. Cộng hoá trị không phân cực B. Cộng hoá trị phân cực C. Liên kết ion D. Liên kết cho-nhận Câu 12. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không là phản ứng oxi hóa – khử? A. H2SO4 +Zn à ZnSO4 + H2 B. H2SO4 + Fe à Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O C. H2SO4 + Fe3O4 à FeSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O D. H2SO4 + FeO à Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O Câu 13. Cho các công thức cấu tạo sau : (1) CH3COOH (2) CH3OH (3) CH3OCOCH3 (4) CH3OCH3 (5) CH3COCH3 (6) CH3CHOHCH3 (7) CH3COOCH3. Các công thức cấu tạo nào biểu diễn chất có tên là metylaxetat ? A. (1), (2), (3) B. (4), (5), (6) C. (7) D. (3), (7) Câu 14. Trên cửa các đập nước bằng thép thường thấy có gắn những lá kẽm mỏng. Làm như vậy là để chống ăn mòn các cưả đập theo phương pháp nào dưới đây? A. Dùng hợp kim chống gỉ B. Phương pháp phủ C. Phương pháp biến đổi hoá học lớp bề mặt D. Phương pháp điện hoá Câu 15. Phát biểu nào dưới đây về protein là không đúng? A. Protein là những polipeptit cao phân tử (phân tử khối từ vài chục ngàn đến vài triệu đv.C) B. Protein có vai trò là nền tảng về cấu trúc và chức năng của mọi sự sống. C. Protein đơn giản là những protein được tạo thành chỉ từ các gốc a -aminoaxit. D. Protein tan được vào nước khi đun nóng Câu 16. X là a- aminoaxit no chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 10,3g X tác dụng với dd HCl dư thu được 13,95g muối . CTCT thu gọn của X là: A. CH3CH(NH2)COOH B. H2NCH2COOH C. H2NCH2CH2COOH D. CH3CH2CH(NH2)COOH Câu 17. Kim loaị kiềm được sản xuất trong công nghiệp bằng cách : A. Điện phân hợp chất nóng chảy. B. Phương pháp điện phân dung dịch. C. Phương pháp thủy luyện. D. Phương pháp nhiệt luyện. Câu 18. Hòa tan hết m gam hỗn hợp B (Mg, Al) trong dung dịch H2SO4 thấy sinh ra 3,92 lít H2 ở đktc. Mặt khác đem 2m gam B tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy có 3,36 lít H2 đktc thoát ra. Giá trị m là: A. 3,3g B. 1,95g C. 3,75g D. 4,65g Câu 19. Để khử hoàn toàn 14,4 gam hỗn hợp Fe, FeO, cần dùng 4,48 lít CO (đktc). Khối lượng sắt thu được là: A. 14,4 gam B. 11,2 gam C. 12,32 gam D. 14 gam Câu 20. Xét hai phản ứng: (1) 2Cr3+ + Zn ® 2Cr2+ + Zn2+ (2) 2Cr3+ + 3Br2 + 16OH- ® 2CrO42- + 6Br- + 8H2O Nhận xét nào sau đây là đúng: A. Cr3+ chỉ có tính oxi hóa B. Cr3+ chỉ có tính khử C. Cr3 có+ tính khử mạnh hơn tính oxi hóa. D. Trong môi trường kiềm Cr3+ có tính khử và bị Br2 oxi hóa Câu 21. Phân tử khối trung bình của polietilen X (-CH2-CH2-)n là 364000. Hệ số polime hoá của X là A. 12.000 B. 13.000 C. 15.000 D. 17.000 Câu 22. Chỉ dùng nước và một dung dịch nào sau đây để có thể phân biệt 3 kim loại: Na, Ba, Cu? A. dung dịch HNO3 B. dung dịch H2SO4 C. dung dịch NaOH D. dung dịch HCl Câu 23. Khi để rượu (loãng) lâu ngày ngoài không khí sẽ có vị chua chứng tỏ đã có axit nào sau đây được tạo ra: A. axit lactic B. axit acrylic C. axit axetic D. axit oxalic Câu 24. Chất và ion nào chỉ có thể có tính khử ? A. Al; Cl-; S; SO2 B. Fe; S2-; Cl- C. HCl; S2-; SO2; Al3+ D. S; Cu2+; Cl-; HCl Câu 25. Cho một số nhận định về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí như sau: (1)Do hoạt động của núi lửa (2)Do khí thải công nghiệp, khí thải sinh hoạt (3)Do khí thải từ các phương tiện giao thông (4)Do khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh (5)Do nồng độ cao của các ion kim loại: Pb2+, Hg2+, Mn2+, Cu2+ trong các nguồn nước. Những nhận định đúng là: A. (2), (3), (5) B. (2), (3), (4) C. (1), (2), (3) D. Tất cả 5 nhận định đều đúng Câu 26. Phản ứng nào không thể xảy ra khi trộn lẫn các dung dịch sau. A. AgNO3 + Fe(NO3)2 B. Fe(NO3)2 + HNO3 loãng C. Fe(NO3)2 + HNO3 đặc D. Fe(NO3)3 + HNO3 loãng Câu 27. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este X rồi dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 20g kết tủa. Công thức của X là: A. HCOOCH3 B. CH3COOCH3 C. HCOOC2H5 D. CH3COOC2H5 Câu 28. Hòa tan hoàn toàn 1,44 g một kim loại hóa trị II bằng 250 ml H2SO4 0,3 M (loãng). Muốn trung hòa axit dư trong dung dịch sau phản ứng phải dùng 60 ml dung dịch NaOH 0,5 M. Kim loại đó là: A. Cu B. Ca C. Zn D. Mg Câu 29. Tính chất vật lí nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra? A. Ánh kim B. Tính dẻo C. Tính cứng D. Tính dẫn điện và nhiệt Câu 30. Người ta điện phân muối clorua của một kim loại hóa trị II ở trạng thái nóng chảy sau một thời gian ở catôt thu được 6 gam kim loại , ở anot thu được 3,36 lit khí ở (đktc). Công thức nào sau đây là công thức của muối trên? A. MgCl2 B. CaCl2 C. CuCl2 D. BaCl2 Câu 31. Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng 6CO2 + 6H2O C6H12O6 + 6O2 ΔH = 2813kJ. Trong một phút, mỗi cm2 lá xanh nhận được khoảng 2,09 J năng lượng Mặt trời, nhưng chỉ 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Với một ngày nắng (từ 7 giờ đến 17 giờ), diện tích lá xanh là 1m2 thì khối lượng glucozơ tổng hợp được là: A. 80,24g B. 88,27g C. 78,78g D. 83,20g Câu 32. Từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3, muốn tách Al2O3 người ta thực hiện: A. Dùng H2(to) cao rồi dung dịch NaOH (dư). B. Dùng H2 (to) cao rồi dùng dung dịch HCl (dư). C. Dùng dung dịch NaOH (dư), dung dịch HCl dư rồi nung nóng D. Dùng dịch NaOH dư, CO2 dư, tách kết tủa rồi đem nung nóng Câu 33. Hòa tan hoàn toàn 12,8 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại Fe, Mg, Cu vào HNO3 đặc nóng, dư thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí NO (đkc). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị m là: A. 22,1 gam B. 19,7 gam C. 50,0gam. D. 40,7gam Câu 34. Cho các chất: tinh bột, benzen, chất béo, protein. Số chất khi đốt cháy hết bằng không khí tạo ra hỗn hợp cháy gồm CO2, H2O, N2 là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 35. Cho các nguyên tố : 4Be; 11Na; 12Mg; 19K. Chiều giảm dần tính bazơ của các hydroxit tương ứng như sau: A. KOH > NaOH > Mg(OH)2 > Be(OH)2 B. Be(OH)2 > Mg(OH)2 > NaOH > KOH C. Mg(OH)2 > Be(OH)2 > KOH > NaOH D. Mg(OH)2 > Be(OH)2 > NaOH > KOH Câu 36. Đun nóng 3,21g hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ Y và Z cùng nhóm chức với dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp muối natri của hai axit ankanoic kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một chất lỏng L (tỉ khối hơi ). Chất L phản ứng với CuO đun nóng cho sản phẩm có phản ứng tráng gương. Cho lượng chất L phản ứng với Na được 0,0015 mol H2. Nhận định nào sau đây là sai ? A. Nung một trong hai muối thu được với NaOH (vôi tôi – xút) sẽ tạo metan. B. Tên gọi của L là ancol anlylic. C. Trong hỗn hợp X, hai chất Y và Z có số mol bằng nhau. D. Đốt cháy hỗn hợp X sẽ thu được . Câu 37. Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là A. 1,92. B. 3,20. C. 0,64. D. 3,84. Câu 38. Este của glixerol với axit cacboxylic (RCOOH) được một số học sinh viết như sau: (1) (RCOO)3C3H5; (2) (RCOO)2C3H5(OH); (3) (HO)2C3H5OOCR; (4) (ROOC)2C3H5(OH); (5) C3H5(COOR)3. Công thức đã viết đúng là A. chỉ có (1). B. chỉ có (5). C. (1), (5), (4). D. (1), (2), (3). Câu 39. Trong các hình vẽ sau, xác định hình vẽ đúng nhất mô tả cách thu khí HCl trong phòng thí nghiệm: A. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 3 D. Hình 4 Câu 40. Trong các chất và ion: CH3COO-; NH3; NO3-; CO32-; OH-; Cl- ; SO42-; AlO2-; C6H5NH3+; C6H5O- (phenolat); ClO4-; K+; Fe3+; C2H5O- (etylat); S2-; C6H5NH2 (anilin), có bao nhiêu chất được coi là bazơ? A. 11 B. 8 C. 9 D. 10 Câu 41. Cho m gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng với 180 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M thu được 15,6 gam kết tủa; khí H2 và dung dịch A. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 240 gam dung dịch HCl 18,25% thu được dung dịch B và H2. Cô cạn dung dịch B thu được 83,704 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của kim loại kiềm có khối lượng nguyên tử nhỏ là A. 28,22% B. 37,10% C. 49,38% D. A, C đều có thể đúng Câu 42. Đốt a mol X là trieste của glixerol và 3 axit đơn chức thu được b mol CO2 và c mol H2O, biết b-c = 4a. Hiđro hóa m gam X cần 5,6 lít H2 đktc thu được 32 gam X’. Nếu đun m gam X’ với dung dịch NaOH vừa đủ thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 35,5 gam B. 39,6 gam C. 36 gam D. 40,6 gam Câu 43. Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hóa-khử trong các pư sau: (a) Propin + H2, xúc tác Ni, t0; (b) metyl axetilen + Br2/CCl4 ở -200C; (c) axetilen + H2, xúc tác Pd/PbCO3; (d) propilen + dd AgNO3/NH3; (e) butađien + Br2/CCl4 ở - 400C; (g) isobutilen + HCl; (h) etilen + H2O, xúc tác H+, t0; (i) anlyl clorua + dd NaOH; (k) glixerol + Cu(OH)2. Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là: A. 5 B. 4 C. 7 D. 6 Câu 44. Cho hỗn hợp gồm 1,68 gam Fe và 2,88 gam Cu vào 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là A. 440. B. 180. C. 150. D. 450. Câu 45. Một hỗn hợp gồm Al2(SO4)3 và K2SO4, trong đó số nguyên tử oxi chiếm 20/31 tổng số nguyên tử có trong hỗn hợp. Hoà tan hỗn hợp trên vào nước rồi cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, hỏi khối lượng kết tủa thu được gấp bao nhiêu lần khối lượng hỗn hợp ban đầu: A. 1,788 lần B. 1,488 lần C. 1,688 lần D. 1,588 lần. Câu 46. Cho các chất sau: CH3COOCH2CH2Cl, ClH3N-CH2COOH, C6H5Cl (thơm), HCOOC6H5 (thơm), C6H5COOCH3 (thơm), HO-C6H4-CH2OH (thơm), CH3CCl3, CH3COOC(Cl2)-CH3. Có bao nhiêu chất khi tác dụng với NaOH đặc dư, ở nhiệt độ và áp suất cao cho sản phẩm có 2 muối? A. 7 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 47. X là 1 pentapeptit cấu tạo từ 1 amino axit no mạch hở có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 (A), A có tổng phần trăm khối lượng oxi và nitơ là 51,685%. Khi thủy phân hết m gam X trong môi trường axit thu được 30,2 gam tetrapeptit; 34,65 gam tripeptit; 28,8 gam đipeptit và 88,11 gam A. m có giá trị là : A. 195,8 gam B. 167,85 gam C. 156,66 gam D. 164,12 gam Câu 48. Đốt cháy hoàn toàn 0,9 gam FeS2 trong O2 dư. Hấp thụ toàn bộ khí thu được vào 100 ml dung dịch gồm NaOH 0,12 M và Ba(OH)2 0,04 M thì thu được bao nhiêu gam kết tủa? A. 3,255 gam B. 0,868 gam C. 1,6275 gam D. 1,085 gam Câu 49. Hỗn hợp bột X gồm Fe, FeCl2, FeCl3 (trong đó FeCl2 chiếm18,605% tổng số mol hỗn hợp). Cho m gam hỗn hợp X vào nước thu được dung dịch Y và chất rắn không tan Z. Cô cạn dung dịch Y thu được 53,34 gam muối khan.Chất rắn Z tác dụng vừa đủ với 1 lượng dung dịch HNO3 loãng tối thiểu thu được 3,36 lít NO (đktc). Phần trăm khối lượng Fe trong X là : A. 27,60% B. 23,35% C. 19,11% D. 18,96% Câu 50. Crackinh hexan một thời gian thu được 1,792 lít hỗn hợp X chỉ gồm các hiđrocacbon. Thêm 4,48 lít H2 vào X rồi nung với Ni đến phản ứng hoàn toàn thu được 5,6 lít hỗn hợp khí Y (thể tích khí đều đo ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong dư, khối lượng kết tủa tạo thành và hiệu suất phản ứng Crackinh lần lượt là: A. 35 g và 50% B. 25 g và 60 % C. 30g và 60% D. 20g và 60% --------------------hết---------------------- GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÀI GÒN KỲ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2O16 TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN ƠN Môn thi: HÓA HỌC Thời gian: 9O phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Hóa học M· ®Ò 121 C©u 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 §A B B D C D A C A A C A C B D D A A C©u 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 §A C B C B D A B C C D A B D D B A D C©u 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 §A A A D A D C D A A D D B C A D C M· ®Ò 122 C©u 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 §A A C A A A C B C B A B C D D D D A C©u 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 §A C B D B B C C D A D D C B A D D A C©u 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 §A A D A D B C D A D A C D D B A C M· ®Ò 123 C©u 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 §A C D B C A A C A B D A C D A A B C C©u 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 §A D B B C D A B C D A B D C D A B D C©u 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 §A C A D B D A C D A A A A D D C D M· ®Ò 124 C©u 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 §A C A A B B D D C B B D C B C D B D C©u 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 §A A C A A D A C D A C C D D D A C D C©u 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 §A A D D B D A A C A A D B A D C D
Tài liệu đính kèm: