Đề thi thử THPT Quốc gia môn: Hóa học - Tỉnh Cà Mau

docx 6 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1325Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn: Hóa học - Tỉnh Cà Mau", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia môn: Hóa học - Tỉnh Cà Mau
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀ MAU
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
 (Đề thi có 6 trang)
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016 
MÔN THI: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể phát đề 
(đề gồm 50 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 132
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ và tên thí sinh:..................................................................... 
Số báo danh: ..............................................
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
C = 12, H = 1, O = 16, Ag = 108, S = 32, N = 14, Fe = 56, K = 39, Li = 7, Rb = 85, Ca = 40, Si = 28, Cu = 64, Al = 27, Ba = 137, Mg = 24, Br = 80, Cr = 52, Cl = 35.5
Câu 1: Cho các kim loại Fe, Cu, Mg, Al, Na, Cr. Số kim loại được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là
A. 2.	B. 4.	C. 5.	D. 3.
Câu 2: Gần đây một số trường hợp bị ngộ độc khí than có biểu hiện buồn nôn, hô hấp khó và có thể dẫn đến tử vong do đốt than để sưởi ấm trong phòng kín vào mùa đông. Chất khí gây nên hiện tượng ngộ độc trên là
A. CO2.	B. CH4.	C. CO	.	D. CO và CO2.
Câu 3: Chọn câu phát biểu sai:
A. Phân biệt Ala - Gly và Gly - Ala - Ala bằng phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
B. Phân biệt glucozơ và fructozơ bằng dung dịch brom.
C. Anđehit axetic vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
D. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau vì đều có công thức phân tử (C6H10O5)n.
Câu 4: Dãy gồm các hợp chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ là:
A. CH3NH2, C6H5NH2, NH3.	B. NH3, C6H5NH2, CH3NH2.
C. C6H5NH2, NH3, CH3NH2.	D. C6H5NH2, CH3NH2, NH3.
Câu 5: Cho m gam kim loại Fe tác dụng với dung dịch HNO3 dư, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí NO đo ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m là
A. 5,6.	B. 11,2.	C. 8,4.	D. 16,8.
Câu 6: Cho các hợp kim sau: Al – Zn (1); Fe – Zn (2); Zn – Cu (3); Mg – Zn (4). Khi tiếp xúc với dung dịch axit H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị ăn mòn điện hóa học là
A. (2), (3) và (4).	B. (3) và (4).	C. (1), (2) và (3).	D. (2) và (3).
Câu 7: Khi làm bay hơi 8,14 gam một este đơn chức X thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 3,52 gam O2 đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Công thức phân tử của X là
A. C3H6O2.	B. C3H4O2.	C. C4H6O2.	D. C4H8O2.
Câu 8: Nguyên tử canxi có kí hiệu là Ca. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Nguyên tử Ca có 20 electron.
B. Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) của canxi là 40.
C. Canxi ở ô thứ 20 trong bảng tuần hoàn.
D. Số hiệu nguyên tử của Ca là 20.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. CrO3 là một oxit axit.
B. Cr(OH)3 tan được trong dung dịch NaOH.
C. Cr phản ứng với axit H2SO4 loãng nóng tạo thành Cr3+.
D. Trong môi trường kiềm, Br2 oxi hóa thành .
Câu 10: Công thức hóa học của poli(vinyl clorua) là
A. (-CH2-CHCl-)n.	B. (-CH2-CH=CH-CH2-)n.
C. (-CF2-CF2-)n.	D. (-CH2-CH2-)n.
Câu 11: Khi nấu canh cua thấy có “riêu cua” vón cục nổi lên là do
A. sự đông tụ của protein bởi nhiệt độ.	B. sự đông tụ của lipit.
C. phản ứng màu của protein.	D. phản ứng thủy phân của protein.
Câu 12: Cấu hình electron của nguyên tử X là [Ar]3d64s2. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn:
A. chu kỳ 4, nhóm VIIIB.	B. chu kỳ 4, nhóm IIA.
C. chu kỳ 4, nhóm VIB.	D. chu kỳ 4, nhóm IIB.
Câu 13: Liên kết trong phân tử NaCl là liên kết
A. cộng hóa trị không phân cực.	B. kim loại.
C. cộng hóa trị phân cực.	D. ion.
Câu 14: Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong
A. nước.	B. dầu hỏa.	C. phenol lỏng.	D. ancol etylic.
Câu 15: Cho các phương trình hóa học sau:
a) 2HCl + Fe ® FeCl2 + H2
b) 4HCl + MnO2MnCl2 + Cl2 + 2H2O
c) 6HCl + Al2O3 ® 2AlCl3 + 3H2O
d) 2HCl + Na2SO3 2NaCl + SO2 + H2O
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là
A. 2.	B. 1.	C. 4.	D. 3.
Câu 16: Chất không có khả năng làm mất màu nước brom ở điều kiện thường là
A. metyl acrylat.	B. benzen.	C. etilen.	D. stiren.
Câu 17: Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là
A. 18,0.	B. 16,2.	C. 10,8.	D. 9,0.
Câu 18: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A. quặng pirit.	B. quặng đôlômit.	C. quặng manhetit.	D. quặng boxit.
Câu 19: Khi đun nóng chất X có công thức phân tử C3H6O2 với dung dịch axit H2SO4 loãng thu được axit hữu cơ HCOOH và C2H5OH. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3COOC2H5.	B. HCOOC2H5.	C. CH3COOCH3.	D. C2H5COOH.
Câu 20: Chất không có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch axit, đun nóng là
A. xenlulozơ.	B. glucozơ.	C. saccarozơ.	D. tinh bột.
Câu 21: Thành phần chính của thủy tinh là SiO2. Một loại thuỷ tinh chứa 13% Na2O; 11,7% CaO và 75,3% SiO2 về khối lượng. Thành phần của loại thuỷ tinh này biểu diễn dưới dạng hợp chất các oxit là:
A. 2 Na2O.CaO.6SiO2	B. Na2O. 6CaO.SiO2
C. Na2O.CaO.6SiO2	D. 2 Na2O.6CaO.SiO2
Câu 22: Cho 7,08 gam amin X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 11,46 gam muối có dạng RNH3Cl. Số đồng phân cấu tạo của amin X thõa mãn điều kiện trên là:
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 23: Cho 14,8 gam hỗn hợp hai kim loại Fe, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Kết thúc phản ứng thu được 6,4 gam chất rắn không tan và V lít khí H2 (đo ở đktc). Giá trị V là
A. 1,12	B. 2,24	C. 5,6	D. 3,36.
Câu 24: Ở nhiệt độ thường khí Y có màu xanh nhạt. Không khí chứa một lượng nhỏ khí Y có tác dụng làm không khí trong lành. Người ta có thể dùng khí Y để tẩy trắng tinh bột, dầu ăn và sát trùng nước sinh hoạt, chữa sâu răng. Khí Y là
A. SO2	B. O3	C. Cl2	D. O2
Câu 25: Thực hiện phản ứng thủy phân hoàn toàn 0,02 mol triolein cần dùng vừa đủ a mol NaOH. Phản ứng kết thúc, thu được b mol glixerol. Giá trị của a, b lần lượt là
A. 0,02 ; 0,02.	B. 0,06 ; 0,02.	C. 0,02 ; 0,01.	D. 0,03 ; 0,06.
Câu 26: Thể tích khí H2 (ở điều kiện tiêu chuẩn) vừa đủ để tác dụng với 11,2 gam anđehit acrylic là
A. 0,336 lit.	B. 4,48 lit.	C. 8,96 lit.	D. 6,72 lit.
Câu 27: X là một amino axit. 0,01 mol X tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,125M thu được 1,835 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch NaOH 3,2%. X là
A. (H2N)2C3H5(COOH)2.	B. (H2N)2C3H5COOH.
C. H2NC4H7(COOH)2.	D. H2NC3H5(COOH)2.
Câu 28: Ancol etylic tan tốt trong nước và có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn so với ankan và các dẫn xuất halogen có khối lượng phân tử xấp xỉ với nó vì
A. ancol etylic có liên kết hiđro liên phân tử và liên kết hiđro với nước.
B. trong các hợp chất trên chỉ có ancol etylic có liên kết hiđro với nước.
C. trong các hợp chất trên chỉ có ancol etylic tác dụng với natri.
D. trong các hợp chất trên chỉ có ancol etylic có liên kết hiđro liên phân tử.
Câu 29: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí X bằng cách cho dung dịch Y tác dụng với chất rắn Z. Hình vẽ bên không minh họa phản ứng nào sau đây?
A. Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2­.	B. Al4C3 +12 HCl ® 4AlCl3 + 3CH4­ .
C. CaCO3 + 2HCl ® CaCl2 + CO2­ + H2O.	D. NH4Cl + NaOH ® NH3­ + H2O + NaCl.
Câu 30: Có các chất sau đây: metylamin (1); anilin (2); amoniac (3); valin (4); kali sunfua (5), lysin (6), axit glutamic (7). Các dung dịch (dung môi nước) của chất làm quỳ tím chuyển thành màu xanh là
A. (1), (2), (3) , (4).	B. (1), (3), (4), (7).	C. (1), (2), (3), (5).	D. (1), (3), (5), (6).
Câu 31: Cho hỗn hợp X gồm Fe, Cu vào dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được khí NO, dung dịch Y và còn lại chất rắn chưa tan Z. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thấy có khí thoát ra. Vậy thành phần chất tan trong trong dung dịch Y là
A. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2.	B. Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2.
C. Fe(NO3)2.	D. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2.
Câu 32: Nhằm đạt lợi ích về kinh tế, một số trang trại chăn nuôi heo đã bất chấp thủ đoạn dùng một số hóa chất cấm trộn vào thức ăn với liều lượng cao trong đó có Salbutamol. Salbutamol giúp heo lớn nhanh, tỉ lệ nạc cao, màu sắc thịt đỏ hơn. Nếu con người ăn phải thịt heo được nuôi có sử dụng Salbutamol sẽ gây ra nhược cơ, giảm vận động của cơ, khớp khiến cơ thể phát triển không bình thường. Salbutamol có công thức cấu tạo thu gọn nhất như sau:
 .
Salbutamol có công thức phân tử là
A. C13H20O3N.	B. C3H22O3N.	C. C13H21O3N.	D. C13H19O3N.
Câu 33: Tiến hành các thí nghiệm sau:
	1) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch NaHCO3.
	2) Sục khí CO2 vào dung dịch natri silicat.
	3) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.
	4) Sục khí H2S vào dung dịch ZnCl2.
	5) Nhỏ từ từ dung dịch HNO3 tới dư vào bạc photphat.
	6) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaF.
	7) Cho vài giọt dung dịch KI vào dung dịch FeCl3.
Số thí nghiệm không thu được kết tủa là
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 2.
Câu 34: Có 3 mẩu phân bón hoá học: phân kali KCl, phân đạm NH4NO3, và phân lân supephotphat kép Ca(H2PO4)2. Chỉ dùng thuốc thử nào sau đây là có thể phân biệt được cả 3 loại phân bón trên?
A. Dung dịch H2SO4.	B. Dung dịch Ca(OH)2.
C. Dung dịch AgNO3.	D. Dung dịch HCl.
Câu 35: Cho 5,85 gam kim loại kiềm X vào một lượng nước (dư) thu được 1,68 lít khí H2 (đktc). Kim loại X là
A. Li.	B. Na.	C. K.	D. Rb.
Câu 36: Cho m gam CuSO4.5H2O vào 200 ml dung dịch NaCl 1M thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp trong thời gian 6250 giây, thu được dung dịch Y và 3,92 lít khí thoát ra ở anot. Nếu thời gian điện phân là 11500 giây, thì tổng thể tích khí thoát ra ở hai điện cực là 6,72 lít. Nhúng thanh Mg vào dung dịch Y, kết thúc phản ứng thấy khối lượng thanh Mg tăng a gam. Thể tích các khí đo ở đktc. Giá trị m và a lần lượt là
A. 115,0 và 4,0.	B. 115,0 và 7,6.	C. 110,0 và 7,6.	D. 110,0 và 4,0.
Câu 37: Hòa tan hết hỗn hợp chất rắn X gồm: Mg, Cu(NO3)2, Fe, FeCO3 vào dung dịch chứa H2SO4 và 0,045 mol NaNO3 thu được dung dịch Y chỉ chứa 62,605 gam các muối (không có ion Fe3+) và thấy thoát ra 3,808 lít hỗn hợp khí T gồm các khí N2, NO, N2O, NO2, H2, CO2 có tỉ khối so với H2 bằng 304/17 (trong T có chứa 0,02 mol H2). Cho dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y (có mặt không khí) đến khi thu được kết tủa tối đa là 34,78 gam thì dùng hết 432,5 ml . Mặt khác cho 94,64 gam BaCl2 vừa đủ vào dung dịch Y sau đó thêm tiếp AgNO3 dư vào thì thu được 256,04 gam kết tủa Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cho các phát biểu sau:
(a) Tổng khối lượng của Fe và FeCO3 trong X là 14,88 gam. 
(b) Phần trăm khối lượng của Mg trong hỗn hợp X là xấp xỉ 17,647%.	
(c) Khối lượng đơn chất trong Z là 19,44 gam.
(d) Phần trăm số mol Fe trong X là xấp xỉ 23,81%. 	
(e) Số mol H2SO4 tham gia phản ứng là 0,544 mol.
(f) Tổng khối lượng các khí (N2, NO, N2O, NO2) trong T là 2,52 gam.
Số phát biểu đúng trong các phát biểu trên là
A. 4.	B. 6.	C. 5.	D. 3.
Câu 38: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp M gồm Fe, FeCO3, Fe2O3, Fe(OH)2, Fe(OH)3 trong dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít hỗn hợp khí E có tỉ khối so với He bằng 7,5 và dung dịch chứa m gam muối. Mặt khác hòa tan hoàn toàn hỗn hợp M trong dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch chứa 33,88 gam muối và 1,12 lit hỗn hợp khí T gồm NO và CO2. Biết các thể tích khí đo ở đktc và NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-. Giá trị của m là
A. 20,265.	B. 15,375.	C. 9,970.	D. 11,035.
Câu 39: Cho các phản ứng sau:	
	X + 3NaOH C6H5ONa + Y + CH3CHO + H2O.
	Y + 2NaOH T + 2Na2CO3	
	CH3CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH Z + ..
	Z + NaOH T + Na2CO3	
Công thức phân tử của X là
A. C12H14O4.	B. C11H12O4.	C. C12H20O6.	D. C11H10O4.
Câu 40: Cho cân bằng hóa học sau: 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k) ; DH < 0 (tỏa nhiệt). 
Cho các biện pháp : 
	 (1) tăng nhiệt độ, 	(2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng,
	 (3) hạ nhiệt độ, 	(4) dùng thêm chất xúc tác V2O5,
	 (5) giảm nồng độ SO3, 	(6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. 
Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận? 
	A. (2), (3), (4), (6)	B. (1), (2), (4)	C. (1), (2), (4), (5)	D. (2), (3), (5)
Câu 41: Cho 27,1 gam hỗn hợp X gồm axit fomic, axit Glutamic, Glyxin, axetilen, stiren tác dụng tối đa với 150 ml dung dịch NaOH 2,0M. Nếu đốt cháy hoàn toàn 27,1 gam hỗn hợp X trên người ta cần dùng x mol O2, thu được 15,3 gam H2O và y mol khí CO2. Tổng x+y là:
A. 3,275.	B. 2,525.	C. 2,950.	D. 2,775.
Câu 42: Hấp thụ hoàn toàn 8,96 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol Ba(OH)2, x mol KOH, y mol NaOH. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 32,15 gam muối và 19,7 gam kết tủa. Bỏ qua sự thủy phân của các ion. Tỉ lệ x : y có thể là
A. 4:1.	B. 2:1.	C. 3:1.	D. 195:44.
Câu 43: Hỗn hợp M gồm một peptit mạch hở X và một peptit mạch hở Y với tỉ lệ số mol nX : nY = 1 : 3. Khi thủy phân hoàn toàn m gam M chỉ thu được 81,0 gam glyxin và 42,72 gam alanin. Biết rằng mỗi peptit X, Y chỉ được cấu tạo từ một loại α-aminoaxit duy nhất và tổng số liên kết peptit –CO–NH– trong 2 phân tử X, Y là 5. Giá trị của m là
A. 104,28.	B. 110,28.	C. 116,28.	D. 109,5.
Câu 44: Một bình kín chứa hỗn hợp X gồm axetilen 0,15 mol; vinylaxetilen 0,12 mol; hidro 0,195 mol và một ít bột Ni. Nung hỗn hợp X một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với H2 là 19,5. Cho toàn bộ hỗn hợp Y tác dụng vừa đủ với bình chứa 0,21 mol AgNO3 trong NH3 thu được m gam kết tủa và 3,024 lít hỗn hợp khí Z (đkc) thoát ra. Hỗn hợp Z phản ứng tối đa với 165 ml dung dịch Br2 1,0 M. Giá trị của m là
A. 82,8.	B. 52,5.	C. 55,2.	D. 27,6.
Câu 45: Cho hỗn hợp ở dạng bột gồm Al và Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 0,75 M, khuấy kĩ hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 9 gam chất rắn A gồm hai kim loại. Để hoà tan hoàn toàn chất rắn A thì cần ít nhất bao nhiêu lít dd HNO3 2M (biết phản ứng tạo ra sản phẩm khử NO duy nhất)?
A. 0,4 lit.	B. 0,5 lit.	C. 0,2 lít.	D. 0,3 lit.
Câu 46: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Al và Cr2O3, thu được hỗn hợp Y. Chia hỗn hợp Y thành hai phần bằng nhau. Phần 1 phản ứng vừa đủ 2,5 lít dung dịch H2SO4 0,5M, nóng (không có không khí). Phần 2 phản ứng vừa đủ 3,2 lít dung dịch HNO3 1M, thu được 11,2 lít khí NO (đo ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là
A. 50%.	B. 80%.	C. 75%.	D. 60%.
Câu 47: X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z không no có một liên kết C=C và có tồn tại đồng phân hình học, MY < MZ). Đốt cháy 21,62 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với oxi vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 34,5 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 21,62 gam E với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M (vừa đủ), thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp gồm 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng. Khối lượng m gam của muối có khối lượng phân tử lớn hơn trong hỗn hợp F là:
A. 4,68.	B. 8,10.	C. 8,64.	D. 9,72.
Câu 48: Cho các phát biểu sau: 
1. Có hai đồng phân amino axit ứng với công thức phân tử C3H7O2N.
Tristearin tồn tại trạng thái rắn ở điều kiện thường và có khả năng làm mất màu nước brom.
Phenyl axetat tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được CH3COONa và C6H5OH.
Benzyl axetat là este có mùi chuối chín.
Đốt cháy hoàn toàn este đơn chức thu được số mol H2O bằng số mol khí CO2.
HCOOH, HCHO, HCOONa, HCOOCH3 đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3/NH3.
Số phát biểu đúng là
A. 4.	B. 2.	C. 5.	D. 3.
Câu 49: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch X chứa FeCl3 và AlCl3 thu được đồ thị sau. Giá trị n gần nhất với giá trị nào sau đây? 
A. 84 gam	B. 81 gam.	C. 83 gam	D. 82 gam.
Câu 50: Cho 30,9 gam hỗn hợp Y gồm FeO, Mg(NO3)2, Al tan hoàn toàn trong dung dịch loãng chứa 190,4 gam KHSO4. Sau phản ứng thu được dung dịch Z chỉ chứa 208,3 gam muối trung hòa và 3,36 lit hỗn hợp T gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của T so với không khí bằng . Khối lượng của Al trong hỗn hợp là
A. 5,4.	B. 9,1.	C. 8,1.	D. 10,8.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_Hoa_THPT_Ca_Mau_nam_2016.docx