Bài tập Este – Lipit

doc 13 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 3100Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Este – Lipit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập Este – Lipit
ESTE – LIPIT
I. ESTE
1. Cấu tạo phân tử
Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este. Este đơn giản có công thức cấu tạo RCOOR’.
2. Cách gọi tên este
Tên este gồm: tên gốc hiđrocacbon R' + tên anion gốc axit (đuôi "at").
VD: HCOOC2H5 – etyl fomiat.	CH3COOCH=CH2 – vinyl axetat
C6H5COOCH3 – metyl benzoat	CH3COOC6H5 – benzyl axetat.
3. Tính chất vật lí của este
Giữa các phân tử este không có liên kết hiđro vì thế este có nhiệt độ sôi thấp hơn so với axit và ancol có cùng số nguyên tử C. Các este thường là những chất lỏng, nhẹ hơn nước, rất ít tan trong nước, có khả năng hoà tan được nhiều chất hữu cơ khác nhau. Những este có khối lượng phân tử rất lớn có thể ở trạng thái rắn (như mỡ động vật, sáp ong,...). Các este thường có mùi thơm dễ chịu, chẳng hạn
isoamyl axetat CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 có mùi chuối chín, benzyl propionat CH3–CH2–COOCH2C6H5: có mùi hoa nhài; etyl butirat CH3CH2CH2COOC2H5 có mùi dứa, etyl isovalerat: CH3CH2CH2CH2COOC2H5: có mùi táo
4. Tính chất hóa học
a. Phản ứng ở nhóm chức
Phản ứng thủy phân
R–COOR' + NaOH R–COONa + R'–OH
Phản ứng khử
Este bị khử bởi liti nhôm hiđrua (LiAlH4), khi đó nhóm RC=O (gọi là nhóm axyl) trở thành ancol bậc I
b. Phản ứng ở gốc hiđrocacbon
Este có thể tham gia phản ứng thế, cộng, tách, trùng hợp, Sau đây chỉ xét phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp.
– Phản ứng cộng vào gốc không no: Gốc hiđrocacbon không no ở este có phản ứng cộng với H2, Br2, Cl2... giống như hiđrocacbon không no. Thí dụ:
Metyl oleat	Metyl stearat
 – Phản ứng trùng hợp: Một số este đơn giản có liên kết C = C tham gia phản ứng trùng hợp giống như anken. Thí dụ:
nCH2=CHCOOCH3 [–CH(COOCH3)–CH2–]n
 Metyl acrylat	 Poli(metyl acrylat)
5. Điều chế
a) Este của ancol
Phương pháp thường dùng để điều chế este của ancol là đun hồi lưu ancol với axit hữu cơ, có H2SO4 đặc xúc tác, gọi là phản ứng este hóa. Thí dụ
	ancol isoamylic 	isoamyl axetat
Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch. Để nâng cao hiệu suất của phản ứng (tức chuyển dịch cân bằng về phía tạo thành este) có thể lấy dư một trong hai chất đầu hoặc làm giảm nồng độ các sản phẩm. Axit sunfuric vừa làm xúc tác vừa có tác dụng hút nước, do đó góp phần làm tăng hiệu suất tạo este.
b) Este của phenol: Để điều chế este của phenol không dùng axit cacboxylic mà phải dùng anhiđrit axit hoặc clorua axit tác dụng với phenol. Thí dụ:
C6H5OH + (CH3CO)2O → CH3COOC6H5 + CH3COOH
	anhiđrit axetic	phenyl axetat
II. LIPIT
1. Khái niệm và phân loại
Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có số chẵn nguyên tử cacbon (thường từ 12 C đến 24 C) không phân nhánh (axit béo), gọi chung là triglixerit.
Khi thủy phân chất béo thì thu được glixerol và axit béo. Axit béo no thường gặp là
CH3[CH2]14COOH	CH3–[CH2]16–COOH
Axit panmitic, tnc 63,1°C	Axit stearic, tnc 69,6 °C
Axit béo không no thường gặp là:
CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COOH;	CH3[CH2]4CH=CHCH2CH=CH[CH2]7COOH
axit oleic	axit linoleic
2. Tính chất hóa học
a) Phản ứng thủy phân trong môi trường axit
Khi đun nóng với nước có xúc tác axit, chất béo bị thủy phân tạo ra glixerol và các axit béo:
Triglixerit	Glixerol	Các axit béo
b) Phản ứng xà phòng hóa
Khi đun nóng chất béo với dung dịch kiềm (NaOH hoặc KOH) thì tạo ra glixerol và hỗn hợp muối của các axit béo. Muối natri hoặc kali của các axit béo chính là xà phòng:
Triglixerit	 Glixerol	 Xà phòng
Phản ứng của chất béo với natri hiđroxit được gọi là phản ứng xà phòng hóa. Phản ứng xà phòng hóa xảy ra nhanh hơn phản ứng thủy phân trong môi trường axit và không thuận nghịch.
c) Phản ứng hiđro hóa	
Chất béo có chứa các gốc axit béo không no tác dụng với hiđro ở nhiệt độ và áp suất cao có Ni xúc tác. Khi đó hiđro cộng vào nối đôi C=C:
Triolein (lỏng)	 	 Tristearin (rắn)
d) Phản ứng oxi hóa
Nối đôi C=C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit, chất này bị phân hủy thành anđehit có mùi khó chịu. Đó là nguyên nhân của hiện tượng dầu mỡ để lâu bị ôi.
BÀI TẬP ESTE – LIPIT
Câu 1: Công thức tổng quát của este tạo bởi một axit cacboxylic đơn chức và một ancol đơn chức là
	A. CnH2nO2 	B. RCOOR’	C. CnH2n–2O2	C. Rb(COO)abR’a
Câu 2: Phản ứng đặc trưng của este là
	A. phản ứng xà phòng hóa.	B. phản ứng este hóa.
	C. phản ứng nitro hóa.	D. phản ứng vô cơ hóa.
Câu 3: Từ dầu thực vật làm thế nào để có được bơ?
	A. Hiđro hóa axit béo.	B. Hiđro hóa chất béo lỏng.
	C. Đehiđro hóa chất béo lỏng.	D. Xà phòng hóa chất béo lỏng.
Câu 4: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H6O2 là
	A. 5.	B. 2.	C. 4.	D. 6.
Câu 5: Số đồng phân đơn chức, mạch hở ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
	A. 8.	B. 6.	C. 4.	D. 2.
Câu 6: Chọn phát biểu SAI.
	A. Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo.
	B. Ở động vật, lipit tập trung nhiều trong mô mỡ. Ở thực vật, lipit tập trung nhiều trong hạt, quả.
	C. Chất béo động vật thường ở dạng rắn.
	D. Axit panmitit, axit stearic là các axit béo chủ yếu thường gặp trong chất béo từ quả, hạt.
Câu 7: Este X có chứa vòng benzen và có công thức phân tử là C8H8O2. Số đồng phân cấu tạo của X là
	A. 4.	B. 7.	C. 6.	D. 5.
Câu 8: Trong bốn chất: ancol etylic, axit axetic, anđehit axetic, metyl fomat, chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
	A. anđehit axetic.	B. metyl fomat.	C. axit axetic.	D. ancol etylic.
Câu 9: Cho các chất sau: CH3COOH (a), C2H5COOH (b), CH3COOCH3 (c), CH3CH2CH2OH (d). Chiều tăng dần nhiệt độ sôi (từ trái qua phải) của các chất trên là
	A. d, a, c, b.	B. c, d, a, b.	C. a, c, d, b.	D. a, b, d, c.
Câu 10: Cho 4 chất: HCOOCH3, C2H5OH, CH3COOH, CH3COOCH3. Chất ít tan trong nước nhất là
	A. C2H5OH.	B. CH3COOCH3.	C. CH3COOH.	D. HCOOCH3.
Câu 11: Este X có công thức phân tử C7H12O4. Cho 16 gam X phản ứng vừa đủ với 200 gam dung dịch NaOH 4% thu được một ancol Y và 17,8 gam hỗn hợp 2 muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
	A. HCOOCH2CH2CH2CH2–OOCCH3.	B. CH3COOCH2CH2CH2–OOCCH3.
	C. C2H5COOCH2CH2CH2–OOCH.	D. CH3COOCH2CH2–OOCC2H5.
Câu 12: Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là
	A. metyl fomat.	B. etyl axetat.	C. n–propyl axetat.	D. metyl axetat.
Câu 13: Tính khối lượng este metyl metacrylat thu được khi đun nóng 215 gam axit metacrylat với 100 gam ancol metylic. Giả thiết phản ứng este hóa đạt hiệu suất 60%.
	A. 125 gam	B. 175 gam	C. 150 gam	D. 200 gam
Câu 14: Cho các dung dịch: Br2 (1), KOH (2), C2H5OH (3), AgNO3 (4). Với điều kiện phản ứng coi như có đủ thì vinyl fomat tác dụng được với các chất là
	A. (2)	B. (4), (2)	C. (1), (3)	D. (1), (2) và (4)
Câu 15: Poli (vinyl axetat) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
	A. C2H5COO–CH=CH2.	B. CH2=CH–COO–C2H5.
	C. CH3COO–CH=CH2.	D. CH2=CH–COO–CH3.
Câu 16: Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
	A. CH2=C(CH3)COOCH3.	B. CH2=CH–COOCH3.
	C. C6H5–CH=CH2.	D. CH3COO–CH=CH2.
Câu 17: Đun nóng A với dung dịch NaOH dư thu được muối và ancol đa chức. Công thức cấu tạo của A là
	A. CH3–COO–CH(CH3)2.	B. CH3–COO–CHCl–CH3.	
	C. CH3–COO–CH2CH2Cl.	D. CH3–COO–CH=CH2.
Câu 18: Một hỗn hợp X gồm 2 este X, Y có cùng công thức phân tử C8H8O2 và đều chứa vòng benzen. Xà phòng hóa hết 0,2 mol X, ta cần 0,3 lít dung dịch NaOH 1M thu được 3 muối. Khối lượng mỗi muối là
	A. 8,2 gam CH3COONa; 14,4 gam C6H5COONa; 11,6 gam C6H5ONa.
	B. 4,1 gam CH3COONa; 14,4 gam C6H5COONa; 11,6 gam C6H5ONa.
	C. 8,2 gam CH3COONa; 7,2 gam C6H5COONa; 17,4 gam C6H5ONa.
	D. 4,1 gam CH3COONa; 7,2 gam C6H5COONa; 17,4 gam C6H5ONa.
Câu 19: Hai chất hữu cơ X1 và X2 đều có phân tử khối bằng 60. X1 có khả năng phản ứng với: Na, NaOH, Na2CO3. X2 phản ứng được với NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng Na. Công thức cấu tạo của X1, X2 lần lượt là
	A. CH3COOH, CH3COO–CH3.	B. (CH3)2CH–OH, HCOO–CH3.
	C. H–COO–CH3, CH3–COOH.	D. CH3–COOH, H–COO–CH3.
Câu 20: Biết rằng phản ứng este hóa CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O. Hằng số cân bằng K = 4, nếu ban đầu có [C2H5OH] = 1 M, [CH3COOH] = 2 M thì phần trăm ancol etylic phản ứng là
	A. 80%.	B. 92,5%.	C. 22,5%.	D. 84,5%.
Câu 21: Cho dãy các chất sau: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất có thể tham gia phản ứng tráng gương là
	A. 3.	B. 6.	C. 4.	D. 5.
Câu 22: Một este có công thức phân tử là C4H6O2 thủy phân trong môi trường axit thu được acetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là
	A. CH2=CH–COO–CH3.	B. HCOO–C(CH3)=CH2.
	C. HCOO–CH=CHCH3.	D. CH3COO–CH=CH2.
Câu 23: Khi thủy phân este C4H6O2 trong môi trường axit, thu được một hỗn hợp gồm 2 chất đều có phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của este đó là
	A. CH2=CH–COO–CH3.	 	B. CH3COO–CH=CH2.
	C. HCOO–CH2CH=CH2.	 	D. HCOO–CH=CHCH3.
Câu 24: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: C3H4O2 + NaOH → X + Y; X + H2SO4 loãng → Z + T. Biết Y và Z đều có phản ứng tráng gương. Hai chất Y, Z tương ứng là
	A. HCHO, CH3CHO.	B. HCHO, HCOOH.
	C. CH3CHO, HCOOH.	D. HCOONa, CH3CHO.
Câu 25: Quá trình nào sau không tạo ra anđehit axetic?
	A. CH2=CH2 + H2O (t°, xúc tác HgSO4).	B. CH2=CH2 + O2 (t°, xúc tác).
	C. CH3COO–CH=CH2 + dd NaOH (t°).	D. CH3CH2OH + CuO (t°).
Câu 26: Este X không no, mạch hở, có tỉ khối hơi so với oxi bằng 3,125 và khi tham gia phản ứng xà phòng hóa tạo ra một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?
	A. 2.	B. 5.	C. 3.	D. 4.
Câu 27: Cho chất X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho chất T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. Chất X có thể là
	A. HCOO–CH=CH2.	B. CH3COO–CH=CH2.
	C. HCOO–CH3.	D. CH3COO–CH=CHCH3.
Câu 28: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là
	A. 2.	B. 5.	C. 4.	D. 3.
Câu 29: Một hỗn hợp X gồm 2 este A, B đơn chức đồng đẳng liên tiếp, khi bị xà phòng hóa cho ra 2 muối của axit cacboxylic và 1 ancol. Thể tích dung dịch NaOH 1M cần dùng để xà phòng hóa 23,6 gam hỗn hợp este này là 0,3 lit. Xác định công thức cấu tạo và số mol mỗi este trong hỗn hợp X. Biết rằng 2 ester A, B không có chất nào cho phản ứng tráng gương.
	A. 0,1 mol CH3COOCH3; 0,2 mol CH3COOC2H5.
	B. 0,2 mol CH3COOCH3; 0,1 mol CH3COOC2H5.
	C. 0,2 mol CH3COOCH3; 0,1 mol C2H5COOCH3.
	D. 0,2 mol HCOOCH3; 0,2 mol CH3COOC2H5.
Câu 30: Dầu mỡ để lâu bị ôi, thiu là do chất béo bị
	A. cộng hidro thành chất béo no.	B. oxi hóa chậm bởi oxi không khí.
	C. thủy phân với nước trong không khí.	D. phân hủy thành các anđehit có mùi khó chịu.
Câu 31: Xà phòng hóa một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức của ba muối đó là
	A. CH2=CH–COONa, CH3CH2COONa và HCOONa.
	B. HCOONa, CH≡C–COONa và CH3–CH2–COONa.
	C. CH2=CH–COONa, HCOONa và CH≡C–COONa.
	D. CH3–COONa, HCOONa và CH3CH=CH–COONa.
Câu 32: Cho glixerol trioleat lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là
	A. 2.	B. 3.	C. 5.	D. 4.
Câu 33: Khi thủy phân trong môi trường kiềm 265,2 gam chất béo tạo bởi một loại axit béo thu được 288 gam muối kali. Chất béo này có tên gọi là
	A. tristearin	B. triolein	C. trilinolein	D. tripanmitin
Câu 34: Công thức chung của este giữa axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức là
	A. CnH2n–4O2.	B. CnH2nO2.	C. CnH2n–2O.	D. CnH2n+2O2.
Câu 35: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
	A. 17,80 g.	B. 18,24 g.	C. 16,68 g.	D. 18,38 g.
Câu 36: Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng:
	A. Este hóa	B. Xà phòng hóa	C. Tráng gương	D. Trùng ngưng
Câu 37: Một số este có mùi thơm hoa quả, không độc. Cho biết etyl butirat và isoamyl axetat lần lượt có mùi
	A. chuối chín và mùi táo.	B. táo và mùi hoa nhài.
	C. đào chín và mùi hoa nhài.	D. dứa và mùi chuối chín.
Câu 38: X là một este no đơn chức, có tỉ khối hơi đối với CH4 là 5,5. Nếu đem đun 2,2 gam este X với dung dịch NaOH (dư), thu được 2,05 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
	A. HCOOCH2CH2CH3.	B. C2H5COOCH3.
	C. CH3COOC2H5.	D. HCOOCH(CH3)2.
Câu 39: Este đơn chức X có tỉ khối hơi so với CH4 là 6,25. Cho 20 gam X tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 1M (đun nóng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 28 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
	A. CH2=CHCH2COOCH3.	B. CH2=CHCOOCH2CH3. 
	C. CH3COOCH=CHCH3.	D. CH3CH2COOCH=CH2.
Câu 40: Thủy phân hoàn toàn một este đơn chức A bằng dung dịch NaOH thu được 1,84 gam ancol B. Đun nóng lượng ancol B trên với H2SO4 đặc ở 170°C thu được 0,672 lít olefin (đktc) với hiệu suất là 75%. Công thức ancol B là
	A. C4H9OH.	B. C2H5OH.	C. C3H7OH.	D. C3H5OH.
Câu 41: Đun nóng hỗn hợp gồm 1 mol axit axetic và 2 mol etylen glicol với xúc tác H2SO4 đặc thu được một hỗn hợp gồm hai este A và B, trong đó tỉ lệ số mol nA : nB = 2 : 1 và MB > MA. Biết rằng chỉ có 60% axit axetic bị chuyển hóa thành este. Khối lượng của este B là
	A. 21,9 gam.	B. 31,2 gam.	C. 41,6 gam.	D. 29,2 gam.
Câu 42: Có thể chuyển hóa trực tiếp từ lipit lỏng sang lipit rắn bằng phản ứng
	A. Tách nước	B. Hidro hóa	C. Đề hidro hóa	D. Xà phòng hóa
Câu 43: Cho 35,2 gam hỗn hợp gồm 2 este no đơn chức là đồng phân của nhau có tỉ khối hơi so với H2 là 44 tác dụng với 2 lít dung dịch NaOH 0,4 M, rồi cô cạn dung dịch vừa thu được 44,6 gam chất rắn B. Công thức của 2 este là
	A. HCOOC2H5 và CH3COOCH3.	B. C2H5COOCH3 và CH3COOC2H5.
	C. HCOOC3H7 và CH3COOC2H5.	D. HCOOC3H7 và CH3COOCH3.
Câu 44: Khi đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam chất hữu cơ X đơn chức thu được sản phẩm cháy chỉ gồm 4,48 lít CO2 (ở đktc) và 3,6 gam nước. Nếu cho 4,4 gam hợp chất X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 4,8 gam muối của axit hữu cơ Y và chất hữu cơ Z. Tên của X là
	A. etyl propionat.	B. metyl propionat.	C. isopropyl axetat.	D. etyl axetat.
Câu 45: Đun nóng 0,1 mol chất A với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được 13,4 gam muối của một axit hữu cơ với 9,2 gam ancol đơn chức. Cho lượng ancol đó bay hơi ở đktc chiếm thể tích 4,48 lít. Công thức của A là
	A. CH3OOCCH2COOCH3.	B. CH3OOC–[CH2]2–COOCH3.
	C. C3H7COOC2H5.	D. C2H5OOC–COOC2H5.
Câu 46: A là một este đơn chức có công thức đơn giản là C2H4O. Khi xà phòng hóa hoàn toàn 4,4 gam A bằng NaOH thu được 4,1 gam muối khan. Tên của A là
	A. etylaxetat	B. n–propylfomiat	C. iso–propylfomiat	D. metylpropionat
Câu 47: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp hai este cho sản phẩm cháy qua bình đựng P2O5 dư thấy khối lượng bình tăng thêm 6,21g, sau đó cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 34,5g kết tủa. Các este nói trên thuộc loại este
	A. no, đơn chức.	B. chưa no đơn chức	C. no, đa chức.	D. chưa no đa chức
Câu 48: Cho 4,2g este đơn chức no E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 4,76g muối natri. Vậy công thức cấu tạo của E có thể là
	A CH3–COOCH3.	B. C2H5COOCH3.	C. CH3COOC2H5.	D. HCOOCH3.
Câu 49: Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp 2 este đơn chức trong 200 ml dung dịch NaOH 0,4 M thu được 3,28g một muối và hỗn hợp 2 ancol no đơn chức là đồng đẳng kế tiếp. Tách 2 ancol trên cho phản ứng với Na dư thu được 2,24g muối. Xác định công thức cấu tạo của 2 este.
	A. HCOOC4H9, CH3COOC3H7.	B. CH3COOC3H7; C2H5COOC3H7.
	C. CH3COOCH3, CH3COOC2H5.	D. C2H5COOCH3, CH3COOC3H7.
Câu 50: X có công thức phân tử C4H6O2Cl2. Khi cho X phản ứng hết với dung dịch NaOH thu được etylen glicol, HOCH2COONa và NaCl. Công thức cấu tạo của X là
	A. ClCH2COOCHCl–CH3.	B. ClCH2COOCH2CH2Cl.
	C. Cl2CHCOOCH2CH3.	D. HOCH2–CO–CHCl–CH2Cl.
Câu 51: Xà phòng hóa hoàn toàn 11,1 g hỗn hợp hai este là HCOOC2H5 và CH3COOCH3 cần dùng tối thiểu 100 ml dung dịch NaOH có nồng độ là
	A. 0,5 M	B. 1,0 M	C. 1,5 M	D. 2,0 M
Câu 52: Trong thành phần của một số dầu pha sơn có este của glixerol với các axit không no C17H33COOH (axit oleic), C17H29COOH (axit linoleic). Có thể tạo ra bao nhiêu trieste của glixerol với các gốc axit trên?
	A. 4	B. 5	C. 6	D. 2
Câu 53: Một chất hữu cơ X mạch hở có khối lượng phân tử là 60 đvC thỏa mãn điều kiện X không tác dụng với Na, X tác dụng với dung dịch NaOH, và X phản ứng với AgNO3/NH3. Vậy X là
	A. CH3–COOH.	B. HCOO–CH3.	C. C3H7OH.	D. HO–CH2–CHO
Câu 54: Đun este E (C6H12O2) với dung dịch NaOH ta được một ancol A không bị oxi hóa bởi CuO. Este E có tên là
	A. isopropyl propionat.	B. isopropyl axetat.
	C. n–butyl axetat.	D. tert–butyl axetat.
Câu 55: Chỉ số xà phòng hóa là
	A. số mg KOH để trung hòa axit tự do và xà phòng hóa hết 1 gam chất béo.
	B. số mg NaOH để trung hòa axit tự do và xà phòng hóa hết 1 gam chất béo.
	C. số gam KOH để trung hòa axit tự do và xà phòng hóa hết 100 gam chất béo.
	D. số mg KOH để trung hòa axit tự do và xà phòng hóa hết 1 gam lipit.
Câu 56: Chất X là một hợp chất đơn chức mạch hở, tác dụng được với dd NaOH có khối lượng phân tử là 88 đvC. Khi cho 4,4g X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng được 4,1g chất rắn. Chất X là
	A. Axit butanoic	B. Metyl propionat	C. Etyl acetat	D. Isopropyl fomiat.
Câu 57: Một loại chất béo có chỉ số iot là 3,81 (số gam iot cộng được với 100 gam chất béo). Giả sử mẫu chất béo chỉ gồm triolein và tripanmitin. Phần trăm triolein và tripanmitin lần lượt là
	A. 4,42%, 95,58%	B. 4,46%, 95,54%	C. 39,78%, 60,22%	D. 52,50%, 47,50%
Câu 58: Đun nóng 6,0 gam CH3COOH với 6,0 gam C2H5OH (có H2SO4 xúc tác, hiệu suất phản ứng este hóa bằng 50%). Khối lượng este tạo ra là
	A. 4,2 g	B. 4,4 g	C. 7,8 g	D. 5,3 g
Câu 59: Khối lượng của Ba(OH)2 cần để trung hòa 4 gam chất béo có chỉ số axit bằng 9 là
	A. 36 mg	B. 20 mg	C. 50 mg	D. 55 mg
Câu 60: Xà phòng hóa hoàn toàn 1 kg chất béo có chỉ số axit bằng 7 và chỉ số xà phòng hóa là 200. Khối lượng glixerol thu được là
	A. 352,43 g.	B. 105,69 g.	C. 320,52 g.	D. 193 g.
Câu 61: Khi trùng hợp CH2=CH–COOCH3 thu được
	A. polistiren.	B. polivinyl axetat.	C. polibutađien.	D. polietilen.
Câu 62: Để xà phòng hóa 10 kg chất béo có chỉ số axit bằng 7 người ta đun chất béo với dung dịch chứa 1,42 kg NaOH. Sau phản ứng hoàn toàn muốn trung hòa hỗn hợp cần 250 ml dung dịch HCl 1M. Tính khối lượng glixerol và khối lượng xà phòng nguyên chất đã tạo ra.
	A. 1012 g và 10335,5 g	B. 2024 g và 11320,5 g
	C. 3036 g và 10335,5 g	D. 1250 g và 11320,5 g
Câu 63: Cho sơ đồ phản ứng C2H5COOCH3 A + B. A, B là các sản phẩm chính. A và B lần lượt là
	A. C2H5OH, CH3CH2OH	B. C3H7OH, CH3OH
	C. C2H5OH, HCOOCH3.	D. C2H5OH, CH3COOH
Câu 64: Một este đơn chức no có 54,55% C về khối lượng trong phân tử. Công thức phân tử của este có thể là
	A. C3H6O2.	B. C4H8O2.	C. C4H6O2.	D. C3H4O2.
Câu 65: Đun nóng 1,1g este no đơn chức E với dung dịch KOH dư, thu được 1,4g muối. Tỉ khối của M so với khí CO2 là 2. M có công thức cấu tạo nào sau đây?
	A. C2H5COOCH3.	B. CH3COOC2H5.	C. HCOOC3H7.	D. CH3COOC2H5.
Câu 66: Este X tạo bởi ancol no đơn chức và axit cacboxylic không no (có 1 liên kết đôi C=C) đơn chức. Đốt cháy n mol X thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 9 gam H2O. Giá trị của n là
	A. 1 mol	B. 2 mol	C. 3 mol	D. 0,5 mol
Câu 67: Loại dầu nào sau đây không là este của axit béo và glixerol?
	A. Dầu ăn	B. Dầu lạc	C. Dầu dừa	D. Dầu nhớt
Câu 68: Khi cho 4,5 gam một mẫu chất béo phản ứng với iot thì cần vừa đủ 1,143 gam iot. Tính chỉ số iot của mẫu chất béo trên?
	A. 24,5.	B. 25,4.	D. 42,5.	D. 45,2.
Câu 69: Đốt cháy hoàn toàn 7,5 gam este X thu được 11 gam CO2 và 4,5 gam H2O. X có công thức phân tử là
	A. C3H6O2.	B. C4H8O2.	C. C5H10O2.	D. C2H4O2.
Câu 70: Đốt cháy hoàn toàn 1,46 gam chất hữu cơ A gồm C, H, O thì thu được 1,344 lít CO2 (đktc) và 0,9 gam H2O. Công thức nào dưới đây có thể là công thức đúng.
	A. C2H5OOC–COO–C2H5.	B. CH3–COOH.
	C. CH3COO–CH3.	D. HOOC–C6H4–COOH.
Câu 71: X là trieste của glixerol và axit hữu cơ Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X rồi hấp thụ tất cả sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 60g kết tủa. Chất X có công thức là
	A. (HCOO)3C3H5.	B. (CH3COO)3C3H5.
	C. (C17H35COO)3C3H5.	D. (C17H33COO)3C3H5.
Câu 72: Thủy phân một este trong môi trường kiềm thu được ancol etylic mà khối lượng ancol bằng 62% khối lượng của este. Công thức este có thể là công thức nào dưới đây?
	A. CH3COOCH3.	B. HCOOC2H5.	C. CH3COOC2H5.	D. C2H5COOC2H5.
Câu 73: Thủy phân một este trong môi trường kiềm thu được một muối natri có khối lượng bằng 41/37 khối lượng este. Biết khi làm bay hơi 7,4 gam este thì thể tích hơi của nó đúng thể tích của 3,2 gam O2 ở cùng điều kiện. Công thức cấu tạo của este có thể là
	A. HCOO–CH3.	B. HCOOC2H5.	C. CH3COOCH3.	D. CH3COOC2H5.
Câu 74: Hai este X và Y là dẫn xuất của benzen có cùng công thức phân tử là C9H8O2. X và Y đều cộng hợp với brom theo tỉ lệ mol là 1 : 1. X tác dụng với với xút cho một muối và một anđehit. Y tác dụng với xút dư cho 2 muối và nước, các muối có khối lượng mol phân tử lớn hơn khối lượng mol phân tử natri axetat. Công thức cấu tạo X và Y lần lượt là
	A. CH2=CH–COOC6H5, C6H5COOC2H5.	B. C6H5COOCH=CH2, C2H5COOC6H5.
	C. C6H5COOCH=CH2, CH2=CHCOOC6H5.	D. CH2=CHCOOC6H5; C6H5CH3COOCH3.
Câu 75: Thủy phân một este đơn chức no E bằng dung dịch NaOH thu được muối khan có khối lượng phân tử bằng 24/29 khối lượng phân tử của E. Tỉ khối hơi của E đối với không khí bằng 4. Công thức cấu tạo của E là
	A. C2H5COOCH3.	B. C2H5COOC3H7.	C. C3H7COOCH3.	D. C2H5COOC2H5.
Câu 76: Một số este được dùng trong hương liệu, mĩ phẩm, bột giặt là nhờ các este
	A. là chất lỏng dễ bay hơi.	B. có mùi thơm, an toàn với người.
	C. có thể bay hơi nhanh sau khi sử dụng.	D. đều có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Câu 77: Ở ruột non cơ thể người, nhờ tác dụng xúc tác của các enzim như lipaza và dịch mật chất béo bị thủy phân thành
	A. axit béo và glixerol	.	B. axit cacboxylic và glixerol.
	C. CO2 và H2O.	D. NH3, CO2, H2O.
Câu 78: Để trung hòa axit béo tự do có trong 14 gam chất béo cần 15 ml dung dịch KOH 0,1 M. Chỉ số axit của chất béo này là
	A. 15	B. 0,084	C. 6	D. 84
Câu 79: Ứng với công thức phân tử C4H6O2 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo mạch hở tác dụng được với dung dịch NaOH?
	A. 5 đồng phân.	B. 6 đồng phân.	C. 7 đồng phân.	D. 8 đồng phân.
Câu 80: X là este mạch hở do axit no A và ancol no B tạo ra. Khi cho 0,2 mol X phản ứng với NaOH thu được 32,8 gam muối. Để đốt cháy 1 mol B cần dùng 2,5 mol O2. Công thức cấu tạo của X là
	A. (CH3COO)2C2H4.	B. (HCOO)2C2H4.	C. (C2H5COO)2C2H4.	D. (CH3COO)3C3H5.
ĐÁP ÁN Bài Tập Ester – Lipit
	1B	2A	3B	4A	5C	6D	7D	8C	9B	10B	11D	12A	13C	14D	15C	16A	17C	18A	19D	20D	21A	22D	23D	24C	25A	26D	27B	28C	29C	30D	31A	32A	33B	34B	35A	36B	37D	38C	39D	40B	41A	42B	43C	44B	45D	46A	47A	48D	49C	50B	51C	52C	53B	54D	55A	56C	57C	58B	59D	60B	61B	62A	63B	64B	65A	66D	67D	68B	69D	70A	71A	72B	73C	74C	75B	76B	77A	78C	79D	80A
BÀI TẬP ESTE – LIPIT TRONG CÁC ĐỀ THI ĐH CĐ
Năm 2007
Câu 1: Mệnh đề KHÔNG đúng là
	A. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3.
	B. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối.
	C. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2.
	D. CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime.
Câu 2: Thủy phân hoàn toàn 444 gam một lipit thu được 46 gam glixerol và hai loại axit béo. Hai loại axit béo đó là
	A. C15H31COOH và C17H35COOH.	B. C17H33COOH và C15H31COOH.
	C. C17H31COOH và C17H33COOH.	D. C17H33COOH và C17H35COOH.
Câu 3: Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là
	A. 8,56 gam.	B. 3,28 gam.	C. 10,4 gam.	D. 8,2 gam.
Câu 4: Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thủy phân trong môi trường axit thu được axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là
	A. CH2=CH–COO–CH3.	B. HCOO–C(CH3)=CH2.
	C. HCOO–CH=CH–CH3.	D. CH3COO–CH=CH2
Câu 5: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là
	A. 2.	B. 3.	C. 5.	D. 4.
Câu 6: X là một este no đơn chức, có tỉ khối hơi đối với CH4 là 5,5. Nếu đem đun 2,2 gam este X với dung dịch NaOH dư, thu được 2,05 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
	A. HCOOCH2CH2CH3.	B. HCOOCH(CH3)2.
	C. C2H5COOCH3.	D. CH3COOC2H5.
Câu 7: Hai este đơn chức X và Y là đồng phân của nhau. Khi hóa hơi 1,85 gam X, thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,7 gam N2 đo ở cùng điều kiện. Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y là
	A. C2H5COOCH3 và HCOOCH(CH3)2.	B. HCOOC2H5 và CH3COOCH3.
	C. C2H3COOC2H5 và C2H5COOC2H3.	D. HCOOCH2CH2CH3 và CH3COOC2H5.
Câu 8: Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol benzylic, p–crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
	A. 6.	B. 4.	C. 5.	D. 3.
Câu 9: Thủy phân este có công thức phân tử C4H8O2 với xúc tác axit, thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là
	A. rượu metylic	B. etyl axetat	C. axit fomic	D. rượu etylic
Năm 2008
Câu 10: Este X có các đặc điểm sau: đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau; thủy phân X trong môi trường axit được chất Y tham gia phản ứng tráng gương và chất Z có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X. Phát biểu KHÔNG đúng là
	A. Chất X thuộc loại este no, đơn chức.
	B. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sản phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O.
	C. Chất Y tan vô hạn trong nước.
	D. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170°C thu được anken.
Câu 11: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
	A. 6.	B. 5.	C. 2.	D. 4.
Câu 12: Phát biểu đúng là
	A. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
	B. Phản ứng giữa axit và rượu khi có H2SO4 đặc là phản ứng một chiều.
	C. Tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm luôn thu được sản phẩm cuối cùng là muối và ancol.
	D. Khi thủy phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2.
Câu 13: Cho glixerin trioleat (hay triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là
	A. 4.	B. 2.	C. 3.	D. 5.
Câu 14: Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là
	A. etyl axetat.	B. metyl axetat.	C. metyl fomat.	D. n–propyl axetat.
Câu 15: Hợp chất hữu cơ no, đa chức X có công thức phân tử C7H12O4. Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với 100 gam dung dịch NaOH 8% thu được chất hữu cơ Y và 17,8 gam hỗn hợp muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
	A. CH3COO–(CH2)2–OOCC2H5.	B. CH3OOC–(CH2)2–COOC2H5.
	C. CH3OOC–CH2–COO–C3H7.	D. CH3COO–(CH2)2–COOC2H5.
Câu 16: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
	A. 17,80 g.	B. 18,24 g.	C. 16,68 g.	D. 18,38 g.
Năm 2009
Câu 17: Xà phòng hóa hoàn toàn 1,99 gam hỗn hợp hai este bằng dung dịch NaOH thu được 2,05 gam muối của một axit cacboxylic và 0,94 gam hỗn hợp hai ancol là đồng đẳng kế tiếp nhau. Công thức của hai este đó là
	A. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5.	B. C2H5COOCH3 và C2H5COOC2H5.
	C. CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7.	D. HCOOCH3 và HCOOC2H5.
Câu 18: Xà phòng hóa hoàn toàn 66,6 gam hỗn hợp hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp X gồm hai ancol. Đun nóng hỗn hợp X với H2SO4 đặc ở 140 °C, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam nước. Giá trị của m là
	A. 4,05.	B. 8,10.	C. 18,00.	D. 16,20.
Câu 19: Xà phòng hóa một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức của ba muối đó là
	A. CH2=CH–COONa, CH3–CH2–COONa và HCOONa.
	B. HCOONa, CH≡C–COONa và CH3–CH2–COONa.
	C. CH2=CH–COONa, HCOONa và CH≡C–COONa.
	D. CH3–COONa, HCOONa và CH3–CH=CH–COONa.
Câu 20: Cho các hợp chất hữu cơ: C2H2; C2H4; CH2O; CH2O2 (mạch hở); C3H4O2 (mạch hở, đơn chức). Biết C3H4O2 không làm chuyển màu quỳ tím ẩm. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra kết tủa là
	A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 2.
Câu 21: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C5H8O2. Cho 5 gam X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH, thu được một hợp chất hữu cơ không làm mất màu nước brom và 3,4 gam một muối. Công thức cấu tạo của X là
	A. HCOOC(CH3)=CHCH3.	B. CH3COOC(CH3)=CH2.
	C. HCOOCH2CH=CHCH3.	D. HCOOCH=CHCH2CH3.
Câu 22: Cho các hợp chất hữu cơ: (1) ankan; (2) ancol no, đơn chức, mạch hở; (3) xicloankan; (4) ete no, đơn chức, mạch hở; (5) anken; (6) ancol không no (có một liên kết đôi C=C), mạch hở; (7) ankin; (8) anđehit no, đơn chức, mạch hở; (9) axit no, đơn chức, mạch hở; (10) axit không no (có một liên kết đôi C=C), đơn chức. Dãy gồm các chất khi đốt cháy hoàn toàn đều cho số mol CO2 bằng số mol H2O là
	A. (2), (3), (5), (7), (9).	B. (1), (3), (5), (6), (8).
	C. (3), (4), (6), (7), (10).	D. (3), (5), (6), (8), (9).
Câu 23: Hỗn hợp X gồm hai este no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần dùng vừa đủ 3,976 lít khí O2 (ở đktc), thu được 6,38 gam CO2. Mặt khác, X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được một muối và hai ancol là đồng đẳng kế tiếp. Công thức phân tử của hai este trong X là
	A. C3H6O2 và C4H8O2.	B. C2H4O2 và C5H10O2.
	C. C2H4O2 và C3H6O2.	D. C3H4O2 và C4H6O2.
Câu 24: Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng và với dung dịch AgNO3 trong NH3. Thể tích của 3,7 gam hơi chất X bằng thể tích của 1,6 gam khí O2 cùng điều kiện. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 gam X thì thể tích khí CO2 thu được vượt quá 0,7 lít ở đktc. Công thức cấu tạo của X là
	A. HCOOC2H5.	B. OCHCH2CH2OH.	C. CH3COOCH3.	D. HOOC–CHO.
Câu 25: Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được một muối và 336 ml hơi một ancol (ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng 6,82 gam. Công thức của hai hợp chất hữu cơ trong X là
	A. CH3COOH và CH3COOC2H5.	B. C2H5COOH và C2H5COOCH3.
	C. HCOOH và HCOOC3H7.	D. HCOOH và HCOOC2H5.
Câu 26: Este X (có khối lượ

Tài liệu đính kèm:

  • docBtap_este_Lipit.doc