Đề thi KSCĐ lớp 12 lần 4 môn thi: Hóa học - Mã đề: 169

pdf 10 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1000Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi KSCĐ lớp 12 lần 4 môn thi: Hóa học - Mã đề: 169", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi KSCĐ lớp 12 lần 4 môn thi: Hóa học - Mã đề: 169
 Trang 1/10 - Mã đề thi 169 
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC 
TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ 
KỲ THI KSCĐ LỚP 12 LẦN 4. NĂM HỌC 2015 - 2016 
Môn thi: Hóa học 
Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề 
(Đề thi gồm 50 câu trắc nghiệm) 
 Mã đề: 169 
SBD:  Họ và tên thí sinh: .. 
Câu 1: Công thức của axit fomic là 
A. HOOC – COOH. B. HCOOH. C. CH3COOH. D. HCHO. 
Câu 2: Hòa tan hết 8 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 4,48 lít 
khí H2 ở đktc. Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp X là 
A. 30%. B. 70%. C. 56%. D. 44%. 
HƯỚNG DẪN 
Theo bài ra ta có hệ pt: 
Fe Mg Fe
Fe
MgFe Mg
56n 24n 8 n 0,1 0,1.56
%m x100% 70%
n 0,12n 2n 0,2 8
    
    
   
→ Đáp án B 
Câu 3: Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ nhân tạo? 
A. Tơ nitron. B. Tơ tằm. C. Tơ visco. D. Tơ capron. 
Câu 4: Cho dãy các chất: Fe(NO3)2; CuCl2; MgCO3; BaSO4. Số chất trong dãy phản ứng được với dung 
dịch NaOH là 
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. 
Câu 5: Thạch cao nung được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương. Công thức phân tử của thạch cao 
nung là 
A. CaSO4.2H2O. B. CaSO4.5H2O. C. CaSO4.H2O. D. CaSO4. 
Câu 6: Thành phần chính của quặng xiđêrit là 
A. Fe3O4. B. FeCO3. C. FeS2. D. Al2O3. 
Câu 7: Nung m gam Mg(NO3)2 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí X 
gồm NO2 và O2. Giá trị của m là 
A. 14,8. B. 18,5. C. 7,4. D. 11,1. 
HƯỚNG DẪN 
Ptpu: 2Mg(NO3)2 
ot 2MgO + 4NO2 + O2 
Đặt số mol O2 là a → Số mol NO2 là 4a; số mol Mg(NO3)2 = 2a. 
Theo bài ra ta có: 5a = 0,25 → a = 0,05 → số mol Mg(NO3)2 = 0,1 → Khối lượng Mg(NO3)2 = 14,8 gam. 
→ Đáp án A. 
Câu 8: Công thức của phèn chua là 
A. K2SO4.Cr2(SO4)3.24H2O. B. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. 
C. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. D. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. 
Câu 9: Khí nào dưới đây làm xanh quỳ tím ẩm? 
A. SO2. B. Cl2. C. CH4. D. NH3. 
Câu 10: Chất nào trong các chất cho dưới đây có tính oxi hóa mạnh nhất? 
A. O2. B. F2. C. Cl2. D. N2. 
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn một ancol no, đơn chức, mạch hở X thu được 3,6 gam H2O và 4,4 gam CO2. 
Tên gọi theo danh pháp thay thế của X là 
A. metanal. B. etanol. C. metanol. D. ancol metylic. 
 Trang 2/10 - Mã đề thi 169 
HƯỚNG DẪN 
Số mol H2O = 0,2 (mol); số mol CO2 = 0,1 (mol) → Số mol acol = 0,1 (mol) 
→ Số nguyên tử cacbon của ancol = 1 → Ancol là CH3OH. Tên gọi: metanol. 
→ Đáp án C. 
Câu 12: Để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, người ta nhiệt phân muối kaliclorat (xt: MnO2). Công 
thức phân tử của muối kalicorat là 
A. K2Cr2O4. B. KClO3. C. K2Cr2O7. D. KClO4. 
Câu 13: Chất nào dưới đây phản ứng được với dung dịch FeCl2? 
A. H2SO4(loãng). B. CuCl2. C. HCl. D. AgNO3. 
Câu 14: Chất nào dưới đây không có khả năng tham gia phản ứng tráng gương? 
A. CH3COOH. B. HCOOCH3. C. OHC-CHO. D. CH2=CH-CHO. 
Câu 15: Yếu tố nào dưới đây không làm ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng hóa học? 
A. Nhiệt độ. B. Xúc tác. C. Nồng độ. D. Áp suất. 
Câu 16: Tổng số nguyên tử hiđro trong một phân tử axit glutamic là 
A. 10. B. 8. C. 7. D. 9. 
HƯỚNG DẪN 
Công thức của axit glutamic: HOOC – CH(NH2) – CH2 – CH2 – COOH 
→ Số nguyên tử H trong axit glutamic là 9 
→ Đáp án D. 
Câu 17: Phương trình phản ứng nào dưới đây không đúng? 
A. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O. B. H2S + Zn(NO3)2 → ZnS + 2HNO3. 
C. 2Cu + O2 + 4HCl → 2CuCl2 + 2H2O. D. H2S + Cu(NO3)2 → CuS + 2HNO3. 
Câu 18: Cho các chất sau: Al; Fe; Fe3O4; Fe2O3; Cr; Sn; Fe(OH)3 lần lượt tác dụng với dung dịch HCl thì 
số chất chỉ cho sản phẩm muối clorua có dạng MCl3 là 
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. 
HƯỚNG DẪN 
Các phương trình phản ứng xảy ra: 
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 
Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O 
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O 
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2 
Sn + 2HCl → SnCl2 + H2 
Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O 
→ Đáp án B 
Câu 19: Xà phòng hóa hoàn toàn 7,4 gam một este no, đơn chức, mạch hở X cần dùng vừa đủ 100ml 
dung dịch NaOH 1M. Số công thức cấu tạo của X là 
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
HƯỚNG DẪN 
Số mol NaOH = 0,1 (mol) → Số mol este = 0,1 (mol) → Meste = 74 
→ CTPT của este: C3H6O2 
→ X có 2 CTCT este: 2 5
3 3
HCOOC H
CH COOCH



→ Đáp án B 
Câu 20: Cho m gam anđehit axetic tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 32,4 
gam Ag kim loại. Giá trị của m là 
A. 4,4. B. 6,6. C. 13,2. D. 8,8. 
Câu 21: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các kim loại nhóm IIA (kim loại kiềm thổ) có dạng: 
A. ns1. B. ns2np1. C. ns2np2. D. ns2. 
Câu 22: Chất nào dưới đây không phản ứng được với kim loại Na? 
A. HCOOCH3. B. CH3COOH. C. C2H5OH. D. H2O. 
 Trang 3/10 - Mã đề thi 169 
Câu 23: Chất nào dưới đây vừa phản ứng được với dung dịch HCl vừa phản ứng được với dung dịch 
NaOH? 
A. Na2CO3. B. NH4Cl. C. NH3. D. NaHCO3. 
Câu 24: Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam kim loại M (hóa trị II) trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được 
3,92 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Kim loại M là 
A. Ag. B. Fe. C. Mg. D. Cu. 
HƯỚNG DẪN 
Số mol NO2 = 0,175 → Số mol e nhận = 0,175 → Số mol kim loại pu = 0,0875 (mol) 
MKim loại = 64 → Kim loại cần tìm là Cu. 
→ Đáp án D. 
Câu 25: Phát biểu nào sau đây là đúng? 
A. Ở điều kiện thường, các kim loại đều có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước. 
B. Các kim loại đều chỉ có một số oxi hoá duy nhất trong các hợp chất. 
C. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử. 
D. Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn. 
Câu 26: Tổng số liên kết σ (xích ma) trong một phân tử vinyl axetilen là 
A. 10. B. 7. C. 8. D. 5. 
HƯỚNG DẪN 
Số liên kết σ của một hiđrocacbon có công thức CxHy = y + (x-1) 
CTPT của vinyl axetilen: C4H4 → Số liên kết σ = 7. 
→ Đáp án B. 
Câu 27: Cacbohiđrat nào sau đây không bị thủy phân? 
A. Tinh bột. B. Xenlulozơ. C. Glucozơ. D. Saccarozơ. 
Câu 28: Chất nào dưới đây là chất lưỡng tính? 
A. Fe(OH)3. B. Al. C. Zn(OH)2. D. CuSO4. 
Câu 29: Cho 6,75 gam một amin no, đơn chức, mạch hở X tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 
12,225 gam muối. Công thức phân tử của X là 
A. C3H9N. B. C2H5N. C. C2H7N. D. CH5N. 
HƯỚNG DẪN 
BTKL tính được khối lượng của HCl phản ứng = 5,475 (gam) → nHCl = 0,15 (mol) 
→ Mamin = 45 → CTCT của amin: C2H7N. 
→ Đáp án C. 
Câu 30: Dung dịch nào dưới đây dùng để phân biệt dung dịch KCl với dung dịch K2SO4? 
A. HCl. B. NaOH. C. H2SO4. D. BaCl2. 
Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp anken A và ankin B thu được 44 gam CO2. Tên gọi của A 
và B lần lượt là 
A. etilen và propin. B. propilen và propin. C. etilen và axetilen. D. propilen và axetilen. 
HƯỚNG DẪN 
Số mol CO2 = 1 (mol) → Số nguyên tử C = 2 → Anken và ankin đều có 2 nguyên tử cacbon. 
→ CTPT của anken và akin là: C2H4 và C2H2 
→ Đáp án C 
Câu 32: Cho a mol Fe phản ứng vừa đủ với b mol H2SO4 (đặc, nóng) thu được khí SO2 (sản phẩm khử 
duy nhất) và 5,04 gam muối. Biết tỉ lệ a : b = 3 : 7. Giá trị của a là 
A. 0,03. B. 0,02. C. 0,025. D. 0,05. 
 Trang 4/10 - Mã đề thi 169 
HƯỚNG DẪN 
Muối gồm: 4
2 4 3
FeSO : x(mol)
Fe (SO ) : y(mol)



 → 152x + 400y = 5,04 (1) 
Số mol e nhường = 2x + 6y → Số mol SO2 = x + 3y 
→ Số mol H2SO4 phản ứng = 2x + 6y (mol) 
Theo bài ra ta có: 
2 4
Fe
H SO
n 3 x 2y 3
x 4y 0 (2)
n 7 2x 6y 7

     

Giải (1) và (2) ta được: 
x 0,02
y 0,005



 → a = x + 2y = 0,03 (mol) 
→ Đáp án A 
Câu 33: Có các thí nghiệm sau: 
 (a). Nhỏ dung dịch natri thiosunfat vào dung dịch axit sunfuaric loãng. 
 (b). Nhỏ anilin vào nước brom. 
 (c). Sục khí hiđro sunfua vào dung dịch đồng (II) sunfat. 
 (d). Nhỏ dung dịch sắt (II) nitrat vào dung dịch bạc nitrat . 
 (e). Sục khí etilen vào dung dịch thuốc tím. 
 (f). Cho ure vào dung dịch bari clorua dư. 
 (g). Nhỏ dung dịch natri hiđrocacbonat vào dung dịch bari hiđroxit dư. 
 (h). Sục khí amoniac tới dư vào dung dịch nhôm clorua. 
Số thí nghiệm sinh ra kết tủa là 
A. 5. B. 4. C. 7. D. 8. 
HƯỚNG DẪN 
Các phương trình phản ứng xảy ra 
(a). Na2S2O3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + S↓ + H2O 
(b). C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2Br3NH2↓ + 3HBr 
(c). H2S + CuSO4 → CuS↓ + H2SO4. 
(d). Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag↓ 
(e). 3C2H4 + 24KMnO4 + 4H2O → 3C2H6O2 + 2MnO2↓ + 2KOH 
(f). (NH2)2CO + 2H2O + BaCl2 → BaCO3↓ + 2NH4Cl 
(g). NaHCO3 + Ba(OH)2 (dư) → BaCO3↓ + NaOH + H2O 
(h). AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl 
→ Đáp án D 
Câu 34: Cho các hợp chất có cấu tạo mạch hở có công thức phân tử lần lượt là: CH4O, CH2O, CH2O2, 
CH2O3, CH4N2O, CH5NO3, CH8N2O3. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH, đun nóng là 
A. 5. B. 4. C. 6. D. 3. 
HƯỚNG DẪN 
CTCT của các chất lần lượt là 
CH4O CH2O CH2O2 CH2O3 CH4N2O CH5NO3 CH8N2O3 
CH3OH HCHO HCOOH H2CO3 (NH2)2CO NH4HCO3 (NH4)2CO3 
→ Có 5 chất tác dụng được với dung dịch NaOH: HCOOH; H2CO3; (NH2)2CO; NH4HCO3; (NH4)2CO3 
→ Đáp án A 
Câu 35: Có các thí nghiệm sau được thực hiện ở nhiệt độ thường: 
 (a). Cho Be vào H2O. 
 (b). Sục khí F2 vào H2O. 
 (c). Cho bột Si vào dung dịch NaOH. 
 (d). Cho bột Al vào dung dịch NaOH. 
 (e). Cho Sn vào dung dịch HCl. 
 (f). Nhỏ dung dịch HCl đặc vào dung dịch KMnO4. 
Số thí nghiệm sinh ra khí H2 sau phản ứng là 
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. 
 Trang 5/10 - Mã đề thi 169 
HƯỚNG DẪN 
Các phương trình phản ứng xảy ra 
(b). F2 + H2O → OF2 + H2 
(c). Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO2 + 2H2 
(d). 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 
(e). Sn + HCl → SnCl2 + H2 
→ Đáp án D 
Câu 36: A, B, C là các kim loại chuyển tiếp và đều thuộc chu kỳ 4 trong bảng tuần hoàn (ZA < ZB < ZC). Biết 
rằng tổng số electron lớp ngoài cùng của A, B và C bằng 4; tổng số electron ở lớp ngoài cùng và phân lớp 
sát ngoài cùng của B là 8. Điều khẳng định nào sau đây về A, B, C là đúng? 
A. Tổng số electron của B2+ và C2+ là 51. 
B. Công thức oxit cao nhất của A có dạng A2O3. 
C. Tổng số khối: MA + MB + MC = 79. 
D. Cả A, B, C đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng làm giải phóng khí H2. 
HƯỚNG DẪN 
Cấu hình electron của A, B, C có dạng: [Ar]3dα4sa4pb 
Do tổng số electron lớp ngoài cùng của A, B, C = 4 nên phải có hai nguyên tố có cấu hình electron lớp 
ngoài cùng dạng 4s1 và một nguyên tố còn lại là 4s2. 
Vì B có tổng số electron ở lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng là 8 nên B có cấu hình: [Ar]3d64s2 
Vậy A là: [Ar]3d54s1 và C là: [Ar]3d104s1 → A: 24Cr; B: 26Fe; C: 29Cu. 
→ Đáp án A 
Câu 37: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C8H8O2, X chứa nhân thơm, khi cho 0,1 mol X tác 
dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn là 
A. 10. B. 6. C. 4. D. 12. 
HƯỚNG DẪN 
X: C8H8O2 (∆ = 5); X chứa nhân thơm. 
X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2 nên X là este của phenol hoặc X có 2 nhóm –OH trên vòng 
Các CTCT của X: 
→ Đáp án A 
Câu 38: Trong thành phần phân tử của ancol X có nC = nO. Điều khẳng định nào sau đây về X là đúng? 
A. X là ancol no, có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi. 
B. X là ancol no, đơn chức, mạch hở. 
C. X là ancol mạch hở, có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi. 
D. X là ancol no, mạch hở. 
HƯỚNG DẪN 
Ancol có số mol C = số mol O là ancol có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi. 
→ Ancol phải là ancol no. 
→ Đáp án A 
 Trang 6/10 - Mã đề thi 169 
Câu 39: Cho 12,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Al4C3 vào dung dịch KOH dư, sau khi các phản ứng xảy ra 
hoàn toàn thu được a mol hỗn hợp khí Y và dung dịch Z. Sục khí CO2 dư vào dung dịch Z thu được 31,2 
gam kết tủa. Giá trị của a là 
A. 0,25. B. 0,35. C. 0,3. D. 0,45. 
HƯỚNG DẪN 
Đặt số mol Al: x (mol); Al4C3: y (mol) ta có: 27x + 144y = 12,6 (1) 
Kết tủa thu được là Al(OH)3. Số mol Al(OH)3 = 0,4 (mol) → x + 4y = 0,4 (BTNT Al) (2) 
Giải (1) và (2) ta được: x = 0,2 (mol); y = 0,05 (mol) 
Khí thu được gồm H2 và CH4; số mol H2 = 1,5x; số mol CH4 = 3y. 
→ Tổng số mol khí = 1,5x + 3y = 0,45 (mol). 
→ Đáp án D 
Câu 40: Cho 6,36 gam hỗn hợp X gồm ancol anlylic; propanal và propanđial (trong đó propanđial chiếm 
40% số mol). Hiđro hóa hoàn toàn 6,36 gam hỗn hợp X cần V lít khí H2 (Ni, to). Giá trị của V là 
A. 1,792. B. 1,344. C. 2,24. D. 3,136. 
HƯỚNG DẪN 
Hỗn hợp X 3 6
3 4 2
58a 72b 6,36
C H O : a(mol) a 0,06(mol)
a 6
C H O : b(mol) b 0,04(mol)
b 4
 
 
   
  

Số mol H2 phản ứng với X = a + 2b = 0,06 + 0,08 = 0,14 (mol) → V = 3,136 lít 
→ Đáp án D 
Câu 41: Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch X chứa CuSO4 và NaCl (có tỉ lệ mol 
tương ứng 3:2) bằng dòng điện một chiều có cường độ 5A, sau thời gian t giờ thu được dung dịch Y chứa 
hai chất tan và thấy khối lượng dung dịch Y giảm 33,1 gam so với khối lượng của dung dịch X. Dung 
dịch Y hòa tan tối đa 3,6 gam Al. Giả sử khí sinh ra trong quá trình điện phân thoát hết ra khỏi dung dịch. 
Giá trị của t gần giá trị nào nhất sau đây? 
A. 4,5. B. 6. C. 5,36. D. 6,66. 
HƯỚNG DẪN 
Dung dịch Y chứa 2 chất tan nên CuSO4 và NaCl bị điện phân hết. Các ptpu xảy ra: 
Cu2+ + 2Cl  → Cu + Cl2 (1) 
2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + 2H2SO4 + O2 (2) 
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 (3) 
Theo các ptpư (3) và (2) thì số mol H2SO4 = số mol CuSO4 = 1,5nAl = 0,2 (mol) 
Theo (1) và giả thiết ta có số mol CuSO4 = 0,3 (mol); Số mol NaCl = 0,2 (mol) 
Giả sử trong quá trình điện phân H2O chưa bị điện phân thì khối lượng dung dịch giảm = 29,5 < 33,1 
Vậy nước bị điện phân; khối lượng nước bị điện phân = 3,6 (gam) 
ne trao đổi = 2n
2Cl + 4n 2O = 1 (mol) 
→ t = 
nF
3600.I
= 5,36 (giờ) → Đáp án C 
Câu 42: Hòa tan m gam Mg trong 500ml dung dịch chứa hỗn hợp H2SO4 0,4M và Cu(NO3)2 đến phản 
ứng hoàn toàn thu được dung dịch X; 2 gam hỗn hợp kim loại và hỗn hợp khí X gồm 0,03 mol H2 và 0,02 
mol N2. Giá trị của m là 
A. 5,08. B. 3,52. C. 3,12. D. 4,64. 
HƯỚNG DẪN 
Khí X có chứa H2 → dung dịch X không có muối nitrat; 
Sau phản ứng thu được hỗn hợp kim loại → Mg dư → H+ đã phản ứng hết. 
 Số mol H+ phản ứng = 0,4 (mol); Số mol H+ tạo H2 và N2 = 0,3 → Có muối amoni trong dung dịch X 
Số mol NH 4
 = 
0,4 0,3
0,01(mol)
10

 → Số mol Cu(NO3)2 (bđ) = 0,025 (mol) 
Theo bảo toàn e → số mol Mg phản ứng = 0,195 (mol); khối lượng Mg dư = 0,4 gam 
→ Khối lượng Mg (ban đầu) = 5,08 gam → Đáp án A 
 Trang 7/10 - Mã đề thi 169 
Câu 43: Đun nóng 45,54 gam hỗn hợp E gồm hexapeptit X và tetrapeptit Y cần dùng 580 ml dung dịch 
NaOH 1M chỉ thu được dung dịch chứa muối natri của glyxin và valin. Mặt khác, đốt cháy cùng lượng E 
như trên bằng một lượng O2 vừa đủ thu được hỗn hợp Y gồm CO2; H2O và N2. Dẫn toàn bộ Y qua bình 
đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 115,18 gam. Phần trăm khối lượng của X trong E 
gần với giá trị nào nhất sau đây? 
A. 74,7. B. 42,69. C. 68,25. D. 61,8. 
HƯỚNG DẪN 
Số mol NaOH = 0,58 (mol) → Số mol Nitơ trong E = 0,58 → Số mol N2 (phản ứng cháy) = 0,29 (mol) 
Áp dụng DDLBTKL ta có m
2O (phản ứng cháy) = 45,54 + m 2O = 115,18 = 0,29.28 → m 2O 77,76 (gam) 
Quy đổi hỗn hợp E thành đipeptit theo sơ đồ: 
 2Xn + (n-2)H2O nX2 (CnH2nO3N2) 
 0,58/n 0,29(n-2)/n 0,29 (mol) 
Khi đốt X2 ta có số mol H2O = số mol CO2; BTNT (O) ta có: n
2H O = n 2CO = 1,91 (mol) 
Khi đốt Xn ta có số mol CO2 = 1,91 (mol). BTKL → m
2H O = 31,14 (gam) → n 2H O = 1,73 (mol) 
→ 
0,29(n 2)
1,91 1,73
n

  → n = 
58
11
 → nE = 0,11 (mol) 
E gồm: 6
4
X : x(mol) x y 0,11 x 0,07
6x 4y 0,58 y 0,04Y : y(mol)
    
   
   
Muối gồm: 2 2
3 3 2
H N CH COONa: z(mol) z + t = 0,58 (BT N) z 0,33
CH CH(CH ) CH(NH ) COONa: t(mol) 2z + 5t = 1,91 (BT C) t 0,25
   
   
    
Đặt công thức của các peptit trong E: 6 a 6 a
4 b 4 b
X : (Gly) (Val) : 0,07(mol) a 3
0,07.a 0,04.b 0,33
Y : (Gly) (Val) : 0,04(mol) b 3


 
    

Vậy hỗn hợp E gồm: 3 6
3
Gly Val : 0,07(mol)
Gly Val : 0,04(mol)



 → %mX = 
0,07.486
x100% 74,7%
45,54
 
→ Đáp án A 
Câu 44: Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX < MY; Z là ancol có cùng số 
nguyên tử cacbon với X; T là este hai chức tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E 
gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 13,216 lít khí O2 (đktc), thu được khí CO2 và 9,36 gam nước. Mặt khác 11,16 
gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E 
trên tác dụng hết với dung dịch KOH dư là 
A. 5,04 gam. B. 5,80 gam. C. 4,68 gam. D. 5,44 gam. 
HƯỚNG DẪN 
BTKL cho phản ứng cháy ta có khối lượng CO2 = 20,68 gam → Số mol CO2 = 0,47 (mol) 
Do số mol H2O > Số mol CO2 nên ancol là ancol no, 2 chức. 
Đặt công thức của các chất trong hỗn hợp E: 
2n 2n 2
n 2n 2 2
m 2m 6 4
X, Y : C H O : x(mol) (k=2)
Z : C H O : y(mol) (k=0)
T : C H O : z(mol) (k=4)








BTNT (O) ta có: 2x + 2y + 4z = 0,28 (1) 
E phản ứng với tối đa với 0,04 mol Br2 nên: x + 2z = 0,04 (2) 
Từ sự chênh lệch số mol H2O và CO2 ta có: y – x – 3z = 0,05 (3) 
Giải hệ (1); (2) và (3) ta có: x = 0,02; y = 0,1; z = 0,01 
Số nguyên tử cacbon trung bình (E) = 3,61 → X là CH2=CH-COOH → Ancol: C3H8O2 
Khối lượng của axit và este trong E = 11,16 – 76.0,1 = 3,56 (gam) 
Ta có sơ đồ: 3 8 2 2
0,04mol 0,02mol3,56gam 0,01mol
X,Y,T KOH Muôi + C H O H O   
BTKL ta có: mmuối = 4,68 gam → Đáp án C 
 H2O; CO2; N2 H2O; CO2; N2 
 +O2: 2,43mol +O2: 2,43mol 
 H2O 
 Trang 8/10 - Mã đề thi 169 
Câu 45: Hỗn hợp X chứa ba axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở, gồm một axit no và hai axit không 
no đều có một liên kết đôi (C=C). Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 2M, thu 
được 25,56 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy bằng dung 
dịch NaOH dư, khối lượng dung dịch tăng thêm 40,08 gam. Tổng khối lượng của hai axit cacboxylic 
không no trong m gam X là 
A. 18,96 gam. B. 9,96 gam. C. 15,36 gam. D. 12,06 gam. 
HƯỚNG DẪN 
Số mol NaOH = 0,3 (mol) → Số mol O (axit) = 0,6 (mol) 
BTKL ta có: mX = 18,96 (gam) 
Đặt số mol CO2: x (mol); số mol H2O: y(mol) 
Ta có hệ pt: 
44x 18y 40,08 x 0,69
12x y 18,96 9,6 y 0,54
   
 
    
 → Số mol axit không no = 0,15; số mol axit no = 0,15 
→ Số nguyên tử cacbon trung bình = 2,3; số nguyên tử hiđro trung bình = 3,6 → Có HCOOH. 
Vậy khối lượng của 2 axit không no trong hỗn hợp X = 18,96 – 0,15.46 = 12,06 (gam) 
→ Đáp án D 
Câu 46: X là chất hữu cơ không tác dụng với Na. Thủy phân X trong dung dịch NaOH chỉ tạo ra một 
muối của α-amino axit (mạch cacbon không phân nhánh, chứa 1 nhóm amino và 2 nhóm cacboxyl) và 
một ancol no đơn chức. Thủy phân hoàn toàn một lượng chất X trong 100ml NaOH 1M rồi cô cạn, thu 
được 1,84 gam một ancol Y và 6,22 gam chất rắn khan Z. Đun nóng 1,84 gam ancol Y với H2SO4 đặc ở 
170oC thu được 0,672 lít (đktc) một olefin với hiệu suất phản ứng là 75%. Cho toàn bộ chất rắn Z tác 
dụng với dung dịch HCl dư rồi cô cạn thì thu được chất rắn khan R. Quá trình cô cạn không xảy ra phản 
ứng. Khối lượng của chất rắn R là 
A. 9,52 gam. B. 7,77 gam. C. 6,01 gam. D. 3,67 gam. 
HƯỚNG DẪN 
X là este có dạng: ROOC-R’(NH2)-COOR 
Số mol của olefin = 0,03 → Số mol của ancol = 0,04 (mol) → Mancol = 46. 
Số mol của X = 0,02 (mol) → Chất rắn Z gồm: 2
NaOOC R '(NH ) COONa:0,02(mol)
NaOH:0,06(mol)
 


→ Khối lượng của muối hữu cơ = 3,82 gam → Mmuối = 191 → R’ = 41 (- C3H5) 
Cho Z tác dụng với HCl dư thu được chất rắn khan R gồm: 3
HOOC R '(NH Cl) COOH:0,02(mol)
NaCl:0,1(mol)
 


→ mchất rắn = 183,5.0,02 + 58,5.0,1 = 9,52 (gam) 
→ Đáp án A 
Câu 47: Cho m gam Al tan hoàn toàn vào dung 
dịch chứa y mol HCl thu được dung dịch Z chứa 
2 chất tan có cùng nồng độ mol. Thêm từ từ 
dung dịch NaOH vào dung dịch Z thì đồ thị biểu 
diễn lượng kết tủa phụ thuộc vào lượng OH- như 
sau: 
Giá trị của m là 
A. 20,25. B. 32,4. C. 26,1. D. 27,0. 
HƯỚNG DẪN 
Dung dịch Z gồm: 3
AlCl : x(mol)
4x y (BTNT Cl)
HCl : x(mol)

 

Theo sơ đồ khi cho 5,16 mol NaOH vào dung dịch Z thì xảy ra 3 phản ứng và thu được 0,7x mol Al(OH)3 
→ Số mol NaAlO2 = 0,3x mol 
→ x + 3.0,7x + 4.0,3x = 5,16 → x = 1,2 (mol) → Số mol Alban đầu = 1,2 → m = 32,4 (gam) 
→ Đáp án B 
 Trang 9/10 - Mã đề thi 169 
Câu 48: Hỗn hợp X chứa 5 hợp chất hữu cơ no, mạch hở, có số mol bằng nhau, (trong phân tử chỉ chứa 
nhóm chức –CHO hoặc –COOH hoặc cả 2). Chia X thành 4 phần bằng nhau: 
- Phần 1 tác dụng vừa đủ 0,896 lít (đktc) H2 (xt: Ni, to). 
- Phần 2 tác dụng vừa đủ 400 ml dung dịch NaOH 0,1M. 
- Đốt cháy hoàn toàn phần 3 thu được 3,52 gam CO2. 
- Phần 4 tác dụng với AgNO3 dư trong NH3, đun nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam Ag. 
Giá trị của m là 
A. 8,64. B. 17,28. C. 12,96. D. 10,8. 
HƯỚNG DẪN 
Số mol H2 = 0,04 → Số mol nhóm –CHO = 0,04 (mol) 
Số mol NaOH = 0,04 → Số mol nhóm –COOH = 0,04 (mol) 
Số mol CO2 = 0,08 (mol) = số mol nhóm –CHO + số mol nhóm –COOH 
→ 1/4 hỗn hợp X gồm các chất: 
HCOOH : 0,01(mol)
HCHO : 0,01(mol)
OHC CHO : 0,01(mol)
OHC COOH:0,01(mol)
HOOC-COOH:0,01(mol)




 


→ mAg = 12,96 (gam) 
→ Đáp án C 
Câu 49: Trộn 8,1 gam Al với 35,2 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2 thu được 
hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch chứa 1,9 mol HCl và 0,15 mol HNO3, khuấy đều cho các 
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Z (không chứa muối amoni) và 0,275 mol hỗn hợp khí T 
gồm NO và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Z. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn 
thu được dung dịch M; 0,025 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 280,75 gam kết tủa. Phần 
trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong Y là 
A. 41,57%. B. 62,35%. C. 76,7%. D. 51,14%. 
HƯỚNG DẪN 
Sơ đồ 1: 
3+
3+
2+
2
43,3gam x Y 3 2+
3 2
Al
Al : 0,3(mol)
Fe
Fe HCl :1,9(mol) NO
hh Y dd Z Fe 0, 275mol T H O
Fe O HNO : 0,15(mol) N O
H
Fe(NO )
Cl



  
      
 
 


Sơ đồ 2: 
3+
3+ 3+
2+ 3+
3(du) 2
0,025mol+ -
3
Al
Fe Fe
Ag
dd Z Fe AgNO dd M Al NO H O
AgCl
H NO
Cl



 
      
 



Từ sơ đồ 2 ta có: 
BTNT Cl → Số mol AgCl = 1,9 (mol) → Số mol Ag = 0,075 (mol) 
Số mol H+ dư trong Z = 4nNO = 0,1 (mol) 
Bảo toàn e ta có số mol Fe2+ (trong Z) = 3nNO + nAg = 0,15(mol) 
Bảo toàn điện tích cho dung dịch Z ta có: Số mol Fe3+ = 0,2 (mol) 
Từ sơ dồ 1 ta có: 
Số mol H2O = 
1,9 + 0,15 - 0,1
2
= 0,975 (mol) 
BTKL ta có: mkhí T = 9,3 (gam) → 
2
22
NO N O NO
N ONO N O
n n 0,275 n 0,2
n 0,07530n 44n 9,3
    
 
   
BTNT (N) ta có số mol Fe(NO3)2 = 
0,2 0,075.2 0,15
0,1(mol)
2
 
 
→ %m (Fe(NO3)2 = 
180.0,1
.100% 41,57%
43,3
 → Đáp án A 
 Trang 10/10 - Mã đề thi 169 
Câu 50: Cho 38,55 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 
0,725 mol H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 96,55 
gam muối sunfat trung hòa và 3,92 lít (đktc) khí Z gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không 
khí. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 9. Phần trăm số mol của Mg trong hỗn hợp X là 
A. 40% B. 24%. C. 32%. D. 16%. 
HƯỚNG DẪN 
YM = 18 → Hỗn hợp Y gồm 2 2
2
H NO H2
H NO NO
n n 0,175 n 0,075H
2n 30n 3,15NO n 0,1
     
   
    
Sơ đồ phản ứng: 
2+
3+
2+
2
2 4(l) 22+
38,55gam
0,725mol
3 2 4
2
4
Mg
AlMg
ZnAl H : 0,075
hh X H SO dd Y H O
ZnO NO : 0,1Fe
Fe(NO ) NH
SO




 
 
 
     
 
 


BTKL ta có khối lượng H2O = 9,9 (gam) → Số mol H2O = 0,55 (mol) 
BTNT (H) ta có số mol NH 4
 = 
0,725.2 0,55.2 0,075.2
0,05(mol)
4
 
 
BTNT (N) → Số mol Fe(NO3)2 = 
0,1 0,05
0,075(mol)
2

 
BTNT (O) → Số mol ZnO = 0,2 (mol) 
Đặt số mol Mg và Al trong X lần lượt là a và b ta có
24a 27b 8,85 a 0,2(mol)
2a 3b 0,85 b 0,15(mol)
   
 
   
→ %nMg = 
0,2
.100% 32%
0,625
 → Đáp án C 
----------------------------------------------- 
----------- HẾT ---------- 
Quý thầy, cô và các em học sinh cần góp ý hoặc trao đổi xin liên hệ: 
Giáo viên biên soạn: Nguyễn Trường Giang – Sđt: 01673009100 hoặc 0964201181 
Địa chỉ: Trường THPT Ngô Gia Tự – Lập Thạch – Vĩnh Phúc 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfGIAI_CHI_TIET_THI_THU_THPT_QUOC_GIA_NGO_GIA_TU_LAN_4.pdf