Đề thi thử THPT Quốc gia lần I môn: Hóa học - Trường THPT chuyên Bến Tre

pdf 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1385Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần I môn: Hóa học - Trường THPT chuyên Bến Tre", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia lần I môn: Hóa học - Trường THPT chuyên Bến Tre
SỞ GD & ĐT BẾN TRE 
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẾN 
TRE 
ĐỀ THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM - 2016 
MÔN : HOÁ HỌC 
Mã đề thi : 132 
Câu 1. Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là? 
 A. tơ tằm. B. tơ capron. C. tơ nilon – 6,6. D. tơ visco. 
Câu 2. Một mẫu nước cứng có chứa các ion: Ca2+, Mg2+, 3HCO
− , Cl-, 24SO
− . Chất làm mềm mẫu nước cứng trên 
là ? 
 A. NaHCO3. B. Na3PO4. C. HCl. D. BaCl2. 
Câu 3. Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ từ trái sang phải là ? 
 A. Phenylamin, amoniac, etylamin. 
 B. Etylamin, amoniac, phenylamin. 
 C. Etylamin, phenylamin, amoniac. 
 D. Phenylamin, etylamin, amoniac. 
Câu 4. Cho các phát biểu sau : 
 (a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol. 
 (b) Ở nhiệt độ thường, C2H4 phản ứng được với nước brom. 
 (c) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOCH3 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. 
 (d) Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH. 
Số phát biểu đúng là ? 
 A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. 
Câu 5. Cho m gam Fe phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản 
phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là ? 
 A. 11,2. B. 16,8. C. 8,4. D. 5,6. 
Câu 6. Cho các cặp phản ứng sau : 
 1. H2S + Cl2 + H2O → 2. SO2 + H2S → 
 3. SO2 + Br2 + H2O → 4. S + H2SO4 đặc, nóng → 
 5. S + F2 → 6. SO2 + O2 → 
Tổng số phản ứng tạo ra sản phẩm chứa lưu huỳnh ở mức oxi hóa +6 là : 
 A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 
Câu 7. Cho các chất sau đây, chất có nhiệt độ sôi cao nhất là ? 
 A. CH3OH B. CH3CH2OH 
 C. CH3CH2COOH. D. CH3COOH. 
Câu 8. Kim loại M có thể điều chế được bằng phương pháp thủy luyện, nhiệt điện, điện phân, M là ? 
 A. Mg. B. Cu. C. Al. D. Na. 
Câu 9. Este X có tỉ khối hơi so với He bằng 21,5. Cho 17,2 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 
dung dịch chứa 16,4 gam muối. Công thức của X là ? 
 A. C2H3COOCH3. B. CH3COOC2H3. 
 C. HCOOC3H5. D. CH3COOC2H5. 
Câu 10. Trong quá trình điều chế các chất khí sau trong phòng thí nghiệm: H2, Cl2, SO2, HCl, NH3, NO2, O2. Số 
chất khí có thể thu được bằng phương pháp dời chỗ nước (đẩy nước) là? 
 A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. 
Câu 11. Chia 39,9 gam hỗn hợp X ở dạng bột gồm Na, Al, Fe thành ba phần bằng nhau : 
 - Phần 1: cho tác dụng với nước dư, giải phóng ra 4,48 lít khí H2. 
 - Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, giải phóng ra 7,84 lít khí H2. 
 - Phần 3: Cho vào dung dịch HCl dư, thấy giải phóng ra V lít khí H2 (các khí đo ở đktc). Giá trị của V là ? 
 A. 7,84. B. 13,44. C. 10,08. D. 12,32. 
Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh tính chất hóa học của Al và Cr ? 
 A. Nhôm và crom đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệ số mol. 
 B. Nhôm và crom đều bền trong không khí và nước. 
 C. Nhôm và crom đều bị thụ động trong dung dịch H2SO4 đặc nguội. 
 D. Nhôm có tính khử mạnh hơn crom. 
Câu 13. Đốt 13,0 gam Zn trong bình chứa 0,15 mol khí Cl2, sau phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. Cho 
X vào dung dịch AgNO3 dư thì thu được lượng kết tủa là ? 
 A. 46,30 gam. B. 57,10. C. 53,85 gam. D. 43,05 gam. 
Câu 14. Đun 6,0 gam CH3COOH với C2H5OH dư (xúc tác H2SO4 đặc) thu được 4,4 gam CH3COOC2H5. Hiệu 
suất của phản ứng este hóa là ? 
 A. 36,67%. B. 20,75%. C. 25,00%. D. 50,00%. 
Câu 15. Ancol etylic tác dụng với CuO ở nhiệt độ thích hợp, sinh ra chất nào sau đây ? 
 A. C2H4. B. HCHO. C. CH3CHO. D. HCOOH. 
Câu 16. Dung dịch X có 0,1 mol K+; 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Na+; 0,2 mol Cl- và a mol Y-. Cô cạn dung dịch X 
thu được m gam muối khan. Ion Y- và giá trị của m là ? 
 A. OH- và 30,3. B. NO3- và 23,1. 
 C. NO3- và 42,9. D. OH- và 20,3. 
Câu 17. Cho m gam glucozo tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 86,4 gam Ag. Nếu lên men 
hoàn toàn m gam glucozo rồi cho khí CO2 thu được hấp thụ vào nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là 
? 
 A. 80 g. B. 40 g. C. 20 g. D. 60 g. 
Câu 18. Cho 200 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,4M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 1M thu 
được dung dịch chứa 10 gam muối. Khối lượng mol phân tử của X là ? 
 A. 147. B. 89. C. 103. D. 75. 
Câu 19. Số đồng phân chứa vòng bezen, có công thức phân tử C7H8O, phản ứng được với Na là? 
 A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. 
Câu 20. Cho các thí nghiệm sau : 
 (1) Đun nóng nước cứng tạm thời. 
 (2) Cho phèn chua vào dung dịch Ba(OH)2 dư. 
 (3) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3. 
 (4) Cho khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2. 
 (5) Cho khí NH3 dư vào dung dịch AlCl3. 
Số thí nghiệm thu được kết tủa là? 
 A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. 
Câu 21. Chất có thể dùng làm khô NH3 là? 
 A. H2SO4 đặc. B. P2O5. C. CaO. D. CuSO4 khan. 
Câu 22. Phát biểu nào sau đây là đúng ? 
 A. Ở nhiệt độ thường, các amino aixt đều là những chất lỏng. 
 B. Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các β – amino axit. 
 C. Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt. 
 D. Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức. 
Câu 23. Cho cấu hình electron của các hạt vi mô sau : 
 X : [Ne] 3s2 3p1 Y2+ : 1s2 2s2 2p6. Z : [Ar] 3d5 4s2 
 M2- : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 T2+ : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6. 
Trong các nguyên tố X, Y, Z, M, T những nguyên tố nào thuộc chu kì 3? 
 A. X, Y, M. B. X, Y, M, T. 
 C. X, M, T. D. X, T. 
Câu 24. Để hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Al cần dùng vừa đủ V ml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của V là ? 
 A. 200. B. 400. C. 300. D. 100. 
Câu 25. Hidrocacbon X ở thể khí trong điều kiện thường. Cho X lội từ từ qua dung dịch Br2 dư thấy khối lượng 
bình đựng dung dịch Br2 tăng 2,6 gam và có 0,15 mol Br2 phản ứng. Tên gọi của X là ? 
 A. Vinyl axetilen. B. Butilen. C. Etilen. D. Axetilen. 
Câu 26. Có bao nhiêu aminoaxit là đồng phân có cùng công thức phân tử C4H9NO2 ? 
 A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. 
Câu 27. Chất nào sau đây thuộc loại ancol bậc 1 ? 
 A. (CH3)3COH. B. CH3CH(OH)CH2CH3. 
 C. CH3CH(OH)CH3. D. CH3CH2OH. 
Câu 28. Trong công nghiệp, amoniac được điều chế từ nito và hidro bằng phương pháp tổng hợp theo phương 
trình hóa học : 
N2 (k) + 3H2 (k) 

 2NH3 (k) ∆H < 0. 
Để cân bằng hóa học trên chuyển dịch theo chiều thuận ta phải ? 
 A. Tăng nhiệt độ, giảm áp suất. B. Giảm nhiệt độ, giảm áp suất. 
 C. Tăng nhiệt độ, tăng áp suất. D. Giảm nhiệt độ, tăng áp suất. 
Câu 29. Dãy gồm các ion đều oxi hóa được kim loại Fe là ? 
 A. Zn2+, Cu2+, Ag+. B. Cr2+, Cu2+, Ag+. 
 C. Cr2+, Au3+, Fe3+. D. Fe3+, Cu2+, Ag+. 
Câu 30. Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Mg, Al trong công nghiệp là ? 
 A. thủy luyện. B. điện phân nóng chảy. 
 C. điện phân dung dịch. D. nhiệt luyện. 
Câu 31. Cho hỗn hợp X gồm 0,5 mol C2H5OH và 0,7 mol C3H7OH dẫn qua H2SO4 đặc nóng thu được m gam 
hỗn hợp Y gồm các ete và anken. Cho Y vào dung dịch brom dư thì thấy có 1 mol Br2 đã tham gia phản ứng. 
Giá trị của m là ? 
 A. 44,3. B. 47. C. 43,4. D. 45,2. 
Câu 32. Hòa tan hoàn toàn 4,92 gam hỗn hợp A gồm (Al, Fe) trong 390 ml dung dịch HCl 2M thu được dung 
dịch B. Thêm 800 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch B thu được kết tủa C, lọc kết tủa C, rửa sạch sấy khô 
nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 7,5 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của Al trong 
hỗn hợp A có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây ? 
 A. 65,8%. B. 85,6%. C. 16,5%. D. 20,8%. 
Câu 33. Thực hiện các phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm m gam Al và 4,56 gam Cr2O3 (trong điều kiện không 
có O2), sau khi phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào một lượng dư dung dịch HCl (loãng, 
nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,688 lít H2 (đktc). Còn nếu cho toàn bộ X vào một 
lượng dư dung dịch NaOH (đặc, nóng), sau khi phản ứng kết thúc thì số mol NaOH đã phản ứng là ? 
 A. 0,08 mol. B. 0,16 mol C. 0,10 mol. D. 0,06. 
Câu 34. Cho 7,2 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp HCl (dư) và KNO3, thu được dung dịch X chứa 
m gam muối và 2,688 lít khí Y (đktc) gồm N2 và H2 có khối lượng 0,76 gam. Giá trị của m là ? 
 A. 29,87. B. 24,03. C. 32,15. D. 34,68. 
Câu 35. Nung nóng hỗn hợp gồm 5,6 gam Fe với 4 gam bột S trong bình kín một thời gian thu được hỗn hợp X 
gồm FeS, FeS2, Fe và S dư. Cho X tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư được V lít khí (đktc). Giá trị của 
V là ? 
 A. 8,96. B. 11,65. C. 3,36. D. 11,76. 
Câu 36. Tiến hành các thí nghiệm sau : 
 (a) Cho NH4Cl tác dụng với NaOH. 
 (b) Cho NH3 tác dụng với O2 dư ở nhiệt độ cao. 
 (c) Nhiệt phân Cu(NO3)2. 
 (d) Cho HCl tác dụng với dung dịch KMnO4. 
 (e) Sục khí CO2 qua nước vôi trong dư. 
 (f) Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ. 
 (g) Dẫn khí CO dư qua bột MgO nung nóng. 
Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được đơn chất là ? 
 A. 5. B. 6. C. 4. D. 7. 
Câu 37. Cho các phát biểu sau : 
 (a) Các amin đều có khả năng nhận proton (H+) 
 (b) Tính bazo của các amin đều mạnh hơn amoniac. 
 (c) Để tách riêng hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2 thì hóa chất cần dùng là dung dịch HCl và dung dịch NaOH. 
 (d) Để làm sạch lọ đựng anilin thì rửa bằng dung dịch HCl sau đó rửa lại bằng nước. 
 (e) Anilin có tính bazo, dung dịch anilin có thể làm hồng phenolphthalein. 
 (f) Đốt cháy hoàn toàn 1 anken thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. 
 (g) Sobitol là hợp chất hữu cơ đa chức. 
 (h) Trong công nghiệp, axeton được sản xuất từ cumen. 
Số phát biểu đúng là ? 
 A. 6. B. 4. C. 7. D. 5. 
Định hướng tư duy giải 
Các phát biểu đúng là: (a), (c), (d), (f), (g), (h) → Không làm hồng phenolphtalein. 
C6H5NH2 có tính bazơ nhưng rất yếu (yếu hơn NH3) 
Câu 38. Hỗn hợp X gồm ba chất hữu cơ mạch hở, trong phân tử chỉ chứa các loại nhóm chức – OH, -CHO, - 
COOH. Chia 0,3 mol X thành ba phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một, thu được 2,24 lít CO2 (đktc). 
Phần hai tác dụng với Na dư, thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Đun nóng phần ba với lượng dư dung dịch AgNO3 
trong NH3 thu được được 21,6 gam Ag. Phần trăm số mol của chất có phân tử khối nhỏ nhất trong X là ? 
 A. 20%. B. 40,00%. C. 35,29%. D. 30%. 
Câu 39. Từ 5 kg gạo nếp (có 81% tinh bột) khi lên men sẽ thu được bao nhiêu lít cồn 920 ? Biết hiệu suất toàn 
bộ quá trình lên men đạt 80% và khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml 
 A. 2,000 lít. B. 2,500 lít. C. 2,208 lít. D. 2,116 lít. 
Câu 40. Hỗn hợp X gồm 2 andehit đơn chức A và B (MA < MB và số nguyên tử C trong B không quá 4). Cho 
13,48 gam X tác dụng hoàn toàn với AgNO3 dư trong dung dịch NH3 thì thu được 133,04 gam kết tủa. Mặt khác 
cho 13,48 gam X tác dụng hết với H2 (Ni, t0) thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với Na dư thu được 3,472 lít 
H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của A trong hỗn hợp X có thể là ? 
 A. 33,38%. B. 44,51%. C. 55,63%. D. 66,76%. 
Câu 41. Hỗn hợp Z gồm 1 ancol no mạch hở 2 chức X và 1 ancol no đơn chức mạch hở Y (các nhóm chức đều 
bậc 1) có tỉ lệ số mol nX : nY = 1 : 3. Cho m gam hỗn hợp Z tác dụng với natri dư thu được 6,72 lít H2 (đktc). 
Mặt khác cho m gam hỗn hợp Z tác dụng với CuO dư đun nóng sau khi phản ứng kết thúc thu được 38,64 gam 
hỗn hợp andehit và hơi nước. Để đốt cháy m gam hỗn hợp Z cần bao nhiêu lít O2 (đktc) ? 
 A. 43,008. B. 47,040. C. 37,632. D. 32,310. 
Câu 42. Hòa tan hết m gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, Cu(NO3)2, Fe, FeCO3 vào dung dịch chứa H2SO4 và 0,045 
mol NaNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa 62,605 gam các muối (không có ion Fe3+) và thấy thoát ra 3,808 lít 
(đktc) hỗn hợp khí T gồm N2, NO2, N2O, NO, H2, CO2 có tỉ khối so với H2 bằng 304/17 (trong T có chứa 0,02 
mol H2). Cho dung dịch NaOH 1M vào dung dịch Y đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất là 31,72 gam thì 
dùng hết 865 ml. Mặt khác, cho 94,64 gam BaCl2 vừa đủ vào Y sau đó cho tiếp AgNO3 dư vào thì thu được 
256,04 gam kết tủa. Biết các phản ứng hoàn toàn. Cho các phát biểu sau : 
 (a) Giá trị của m là 27,200 gam. 
 (b) Phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp là 20,950%. 
 (c) Thể tích khí CO2 (đktc) trong hỗn hợp khí T là 1,792 lít. 
 (d) Khối lượng Cu(NO3)2 trong m gam hỗn hợp X là 7,520 ga. 
 (e) Số mol H2SO4 tham gia phản ứng là 0,544 mol. 
 (f) Tổng khối lượng các khí (N2, NO, N2O, NO2) trong hỗn hợp T là 2,52 gam. 
Số phát biểu đúng trong các phát biểu trên là ? 
 A. 3. B. 4. C. 2 D. 5. 
Câu 43. Hỗn hợp X gồm Al, MgO, Al2O3 trong đó oxi chiếm 41,989% khối lượng hỗn hợp. Cho m gam hỗn 
hợp trên tan hết trong dung dịch chứa 1,0 mol HCl thu được dung dịch Y và a mol H2. Rót từ từ dung dịch NaOH 
vào dung dịch Y cho đến dư ta có đồ thị sau : 
Giá trị của m gần nhất với : 
 A. 15,0. B. 14,0. C. 15,5. D. 14,5. 
Câu 44. Điện phân dung dịch chứa 0,15 mol Fe(NO3)3; 0,25 mol Cu(NO3)2 với điện cực trơ cường độ dòng điện 
2,68A trong 8 giờ thu được dung dịch X. Lấy dung dịch X ra khỏi bình điện phân và để yên cho đến khi phản 
ứng kết thúc thu được dung dịch Y và có khí NO thoát ra. Dung dịch Y có thể hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu 
? (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của các phản ứng trên). 
 A. 15,60. B. 16,40. C. 17,20. D. 17,60. 
Câu 45. Rót từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch hỗn hợp chứa a mol NaHCO3 và b mol Na2CO3 thu 
được (a + b)/7 mol khí CO2 và dung dịch X. Hấp thụ a mol CO2 vào dung dịch hỗn hợp chứa a mol Na2CO3 và 
b mol NaOH thu được dung dịch Y. Tổng khối lượng chất tan trong 2 dung dịch X và Y là 59,04 gam. Cho dung 
dịch BaCl2 dư vào dung dịch Y thu được m1 gam kết tủa. Giá trị của m1 là ? 
 A. 19,70. B. 29,55. C. 23,64. D. 15,76. 
Câu 46. Nhiệt phân hoàn toàn m gam KClO3 với xúc tác MnO2, lượng khí thoát ra oxi hóa 1,26m gam hỗn hợp 
Fe và Cu thu được hỗn hợp X gồm các oxit. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được dung 
dịch Y và 0,896 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch Y thu được 175,76 gam muối khan. 
Giá trị của m là ? 
 A. 40,18. B. 38,24. C. 39,17. D. 37,64. 
Câu 47. X, Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ sinh ra từ các phản ứng : 
0
0
t
2 2
t
3
men
2 5 2
2 2 4 2
CH CH CH OH CuO X ....
CH OH CuO Y ....
C H OH O Z ....
CH CH KMnO H O T ....
= − + → +
+ → +
+ → +
= + + → +
Hỗn hợp R gồm X, Y, Z, T trong đó T chiếm 19,62% khối lượng hỗn hợp R. Đốt cháy 9,34 gam hỗn hợp R cần 
V lít O2 (đktc) thu được hỗn hợp CO2 và H2O trong đó khối lượng CO2 nhiều hơn khối lượng H2O là 11,3 gam. 
Giá trị của V là ? 
 A. 9,744. B. 9,968. C. 10,192. D. 10,416. 
Câu 48. X là đipeptit Val – Ala, Y là tripeptit Gly – Ala – Glu. Đun nóng m gam hỗn hợp X và Y có tỉ lệ số mol 
nX : nY = 3 : 2 với dung dịch KOH vừa đủ, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z 
thu được 17,72 gam muối. Giá trị của m gần nhất với ? 
 A. 12,0 gam. B. 11,1 gam. C. 11,6 gam. D. 11,8 gam. 
Câu 49. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm propandial, axetandehit, etandial và andehit acrylic cần 
0,975 mol O2 và thu được 0,9 mol CO2 và 0,65 mol H2O. Nếu cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với lượng dư 
dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được tối đa bao nhiêu gam Ag ? 
 A. 54,0 gam. B. 108,0 gam. C. 216,0 gam. D. 97,2 gam. 
Câu 50. X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ), T là este tạo bởi X, Y, Z 
với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T (trong đó Y và 
Z có cùng số mol) bằng lượng vừa đủ khí O2 thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 
26,6 gam M với lượng dư dung dịch AgNO3/NO3 sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 21,6 gam Ag. 
Mặt khác, cho 13,3 gam m phản ứng hết với 300 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dung dịch 
N. Cô cạn dung dịch N thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với ? 
 A. 22,74. B. 24,74. C. 18,74. D. 20,74. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfHoa_Chuyen_Ben_Tre_2016_lan_1.pdf