Đề thi thử kỳ thi THPT quốc gia môn: Hoá học - Mã đề thi 157

pdf 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1385Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử kỳ thi THPT quốc gia môn: Hoá học - Mã đề thi 157", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử kỳ thi THPT quốc gia môn: Hoá học - Mã đề thi 157
 Trang 1/5 - Mã đề thi 157 
CỘNG ĐỒNG HÓA HỌC VÀ ỨNG DỤNG 
 DIỄN ĐÀN BOOKGOL 
ĐỀ CHÍNH THỨC LẦN 5 
(Đề thi có 5 trang) 
ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016 
Môn: HOÁ HỌC 
Thời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian phát đề). 
Ngày thi:27/2/2016 
Biên soạn:Thầy Vũ Nguyễn 
Mã đề thi 157 
Họ và tên thí sinh:...................................................................... 
Số báo danh:............................................................................... 
Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố: 
H=1; He=4; Li=7; Be=9; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; 
Cr=52; Mn=55; Fe=56; Ni=59; Co=59; P=31 Cu=64; Zn=65; Br=80; Rb=85; Sr=88; Ag=108; Sn=119; 
Cs=133; Ba=137; Pb=207. 
ĐỀ THI GỒM 50 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50) DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH 
Câu 1: Công thức cấu tạo của ancol isoamylic là 
A. (CH3)2CHCH2CH2OH B. CH3CH(CH3)CH2OH 
C. CH3CH2CH(CH3)CH2OH D. (CH3)2CHCH2OH 
Câu 2: Cho dung dịch chứa H2NCH2COOK (3x mol); KOH (4x mol) tác dụng hết với V ml dung dịch 
HCl 2,5M (biết HCl dùng dư 20% so với lượng phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 
34,24g muối khan. Giá trị của V là 
A. 192 ml B. 160 ml C. 128 ml D. 200 ml 
Câu 3: Cho dãy các oxit: SO2, BaO, CrO3, NO2, Fe2O3, P2O5. Số oxit là oxit axit là 
A. 4 B. 2 C. 3 D. 5 
Câu 4: Dẫn toàn bộ 0,4 mol hỗn hợp khí H gồm SO2 và CO2 vào 250 ml dung dịch KOH 2M. Khi các 
phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Biết tỉ khối của H 
đối với He bằng 13. Giá trị của m là 
A. 39,0 B. 46,7 C. 47,1 D. 47,0 
Câu 5: Khí nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4? 
A. CO2 B. SO2 C. CH4 D. N2 
Câu 6: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit H mạch hở, chỉ thu được 2 mol glyxin và 1 mol alanin. Số đồng 
phân có thể có của H là 
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 
Câu 7: Hòa tan 21,1g hỗn hợp rắn gồm FeCl2 và NaF vào nước (tỉ lệ mol tương ứng 1:2) được dung dịch 
H. Cho một lượng dư dung dịch AgNO3 vào dung dịch H, khi các phản ứng kết thúc thu được m gam kết 
tủa. Giá trị của m là 
A. 54,1 B. 25,15 C. 64,9 D. 39,5 
Câu 8: Kim loại X được dùng để tráng lên bề mặt các vật bằng sắt thép, vỏ hộp đựng thực phẩm, nước 
giải khát, có tác dụng chống ăn mòn, tạo vẻ đẹp và không độc hại. Kim loại X là 
A. Zn B. Sn C. Cu D. Pb 
Câu 9: Đốt cháy hết 0,1 mol một amin no, mạch hở, phân tử chứa hai nguyên tử nitơ cần vừa đủ 1 mol 
O2. Công thức phân tử của amin là 
A. C4H12N2 B. C5H14N2 C. C3H10N2 D. C6H16N2 
Câu 10: Cho 33,6g hỗn hợp hai kim loại Fe và Cu có khối lượng bằng nhau tác dụng hết với HNO3, đặc, 
nguội. Biết NO2 là sản phẩm khử duy nhất của N
+5
. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là 
A. 85,65g B. 120,4g C. 52,64g D. 49,35g 
 Trang 2/5 - Mã đề thi 157 
Câu 11: Cho các nhận định sau: 
1) Anđehit là chất khử yếu hơn xeton. 
2) Anđehit no không tham gia phản ứng cộng. 
3) Anđehit là hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm –CH=O liên kết trực tiếp với nguyên tử C hoặc H. 
4) Công thức phân tử chung của các anđehit no là CnH2nO. 
5) Anđehit không phản ứng với nước. 
Số nhận định sai là 
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 
Câu 12: Chất có phân tử khối nhỏ hơn phân tử khối của ancol etylic và có khả năng làm mất màu nước 
brom là 
A. axit fomic B. buta-1,3-đien C. vinyl amin D. metyl fomat 
Câu 13: Tơ nào sau đây là sản phẩm của phản ứng trùng hợp? 
A. tơ lapsan B. tơ nitron C. tơ nilon-6,6 D. tơ enăng 
Câu 14: Cho hết 12,4g hỗn hợp kim loại gồm Mg và Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3, khi các phản ứng kết 
thúc chỉ thu được một dung dịch H đồng nhất. Nhỏ từ từ dung dịch HNO3 2,5M vào dung dịch H đến khi 
không còn khí thoát ra thì hết 320 ml. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. % khối lượng Mg có 
trong hỗn hợp đầu có giá trị gần nhất với 
A. 33% B. 68% C. 31% D. 65% 
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon thơm thuộc dãy đồng đẳng của benzen cần vừa đủ V1 lít 
O2, thu được V2 lít CO2. Biết 
1
2
V
1,3125
V
 và các thể tích khí đo cùng điền kiện. Công thức phân tử của 
hiđrocacbon là 
A. C9H12 B. C8H10 C. C7H8 D. C8H8 
Câu 16: X là hỗn hợp gồm oxit kim loại hóa trị II và FeO (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 1). Dẫn một luồng khí 
CO dư qua X nung nóng, sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,4 gam rắn Y. Để hòa tan hết Y cần vừa đủ 
50 ml dung dịch HCl 2M. Vậy kim loại hóa trị II đã cho là 
A. Mg B. Ca C. Zn D. Ni 
Câu 17: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về saccarozơ và fructozơ? 
A. Cả hai đều tham gia phản ứng tráng bạc. 
B. Trong dung dịch cả hai đều có tồn tại dạng mạch hở. 
C. Fructozơ làm mất màu nước brom còn saccarozơ thì không. 
D. Cả hai đều phản ứng được với (CH3CO)2O. 
Câu 18: Kim loại tác dụng với nước ở điều kiện thường là 
A. Ba B. Be C. Cu D. Fe 
Câu 19: Cho hỗn hợp gồm HCOOH, HOOC-COOH (tỉ lệ mol tương ứng 4 : 5) tác dụng hết với dung 
dịch NaOH dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng được rắn khan H. Nung H với CaO đến khi phản ứng xảy 
ra hoàn toàn thì được 0,72g một khí. Khối lượng của HOOC-COOH có trong hỗn hợp đầu là 
A. 20,25g B. 7,36g C. 18g D. 40,5g 
Câu 20: Vị trí các nguyên tố X, Y, Z, T trong bảng hệ thống tuần hoàn như hình vẽ: 
X
Y
Z
T
Biết T có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p4. Tổng số hạt proton của X, Y, T là 
A. 61 B. 54 C. 53 D. 60 
Câu 21: Một hợp chất hữu cơ đa chức H khi tham gia phản ứng tráng bạc thì nhường 4 electron. Hợp 
chất H có thể là 
A. anđehit fomic B. anđehit oxalic C. glucozơ D. đimetyl oxalat 
Câu 22: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh? 
A. amilopectin B. thủy tinh hữu cơ C. poli(vinyl clorua) D. xenlulozơ 
Câu 23: Cho các kim loại nhóm IA Li, K, Na, Cs. Kim loại có bán kính lớn nhất là 
A. Li B. Cs C. K D. Na 
 Trang 3/5 - Mã đề thi 157 
Câu 24: Có sơ đồ thí nghiệm sau: 
Để yên hai cốc sau một thời gian. Nhận định nào sau đây đúng? 
A. Ở cốc (1) nếu thay đinh sắt bằng hợp kim Fe-Cu thì Cu sẽ bị ăn mòn trước. 
B. Ở cốc (2) Zn và Fe đều không bị ăn mòn. 
C. Ở cốc (1) Fe không bị ăn mòn. 
D. Ở cốc (2) Zn bị ăn mòn trước, khi Zn bị ăn mòn hết thì Fe sẽ bị ăn mòn. 
Câu 25: Cho 13,8g một chất hữu cơ có công thức HCOOC6H4OH tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 
1,9M, cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam rắn khan. Giá trị của m là 
A. 26,72 B. 27,2 C. 22,2 D. 25,4 
Câu 26: Có 4 kim loại là: Na, Ca, Fe và Al. Bằng phương pháp hóa học hãy chọn dãy thuốc thử nào sau 
đây để phân biệt được 4 kim loại trên? 
A. dung dịch HCl, khí CO2 B. H2O, dung dịch Na2CO3 
C. dung dịch NaOH, dung dịch HCl D. dung dịch HNO3 đặc nguội, H2O 
Câu 27: Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các dung dịch NaF, KCl, K3PO4, NaBr, Na2S, Fe(NO3)2. Số 
kết tủa thu được là 
A. 6 B. 4 C. 3 D. 5 
Câu 28: Có phản ứng: NaCrO2 + Br2 + NaOHchất X + NaBr + H2O. Tổng hệ số các chất tham 
gia phản ứng là 
A. 11 B. 12 C. 13 D. 25 
Câu 29: Tổng số nguyên tử có trong phân tử lysin là 
A. 21 B. 24 C. 19 D. 18 
Câu 30: Tiến hành điện phân nóng chảy với điện cực trơ 408g Al2O3, khi bên catot thu được 175,5g kim 
loại thì bên anot thu được bao nhiêu lít khí (đktc)? 
A. 109,2 lít B. 218,4 lít C. 268,8 lít D. 162,75 lít 
Câu 31: Hòa tan hết m gam hỗn hợp kim loại gồm K, Na, Ca vào nước dư, thu được V lít khí H2 (đktc) 
và dung dịch H. Biết dung dịch H được trung hòa vừa đủ bởi 250 ml dung dịch H2SO4 1,1M. Giá trị của 
V là 
A. 3,08 B. 12,32 C. 6,16 lít D. 5,60 
Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp H gồm glucozơ, anđehit fomic, axit axetic cần vừa đủ 0,6 
mol O2. Giá trị của m là 
A. 18,0 B. 17,4 C. 27 D. 27,6 
Câu 33: Cho sơ đồ phản ứng: 2 2
0
4 2 4
H O H O
4 3 HgSO ,H SO ,t
Al C X Y Z T X
 
     . Nhận 
định nào sau đây là đúng? 
A. Trong dung dịch T là chất điện li yếu. 
B. Từ Z có thể điều chế trực tiếp được propan-1-ol. 
C. Từ Y có thể điều chế trực tiếp được vinylaxetilen. 
D. X và Z tan rất tốt trong nước. 
Câu 34: Cho 28,8g hỗn hợp H gồm Fe2O3 và Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch KHSO4, kết thúc phản 
ứng còn lại 1,92g chất rắn không tan. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị 
của m là 
A. 118,32 B. 55,68 C. 120,24 D. 85,92 
Câu 35: Cho các chất sau: KHS, Ba(HCO3)2, NH4NO3, KCl, Na2CO3, Na2HPO3. Số chất có tính lưỡng 
tính là 
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 
 Trang 4/5 - Mã đề thi 157 
Câu 36: Thực hiện các thí nghiệm sau: 
1) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch KI. 
2) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl. 
3) Cho Fe3O4 vào dung dịch HI. 
4) Cho Cu tới dư vào dung dịch FeCl3. 
5) Cho Zn tới dư vào dung dịch CrCl3 đã được axit hóa. 
6) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2. 
7) Dẫn khí NO2 vào dung dịch KOH. 
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa khử đồng thời tạo ra hai muối 
sau phản ứng (không tính muối tham gia phản ứng) là 
A. 5 B. 3 C. 4 D. 6 
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp H gồm glyxin và một este đơn chức, mạch hở (có số mol bằng 
nhau) trong oxi dư, thì thu được 43,12g CO2 và 1,568 lít N2 (đktc). Cho H tác dụng hoàn toàn với dung 
dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp muối và một xeton no. Số công thức cấu tạo thỏa mãn của este là 
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 
Câu 38: Hòa tan hỗn hợp H gồm Al và NH4Cl vào dung dịch NaOH dư, thu được 13,44 lít (đktc) hỗn 
hợp khí X. Dẫn toàn bộ X qua CuO dư, đun nóng, kết thúc phản ứng thu được 48g một chất rắn đơn chất. 
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. % số mol của Al trong hỗn hợp H là 
A. 40% B. 76,92% C. 50% D. 25,17% 
Câu 39: Cho 9g một chất hữu cơ H có công thức phân tử C2H4O2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, 
cô cạn dung dịch sau phản ứng được bao nhiêu gam muối khan? Biết H không làm đổi màu quỳ tím. 
A. 10,2g B. 12,3g C. 13,6g D. 0g 
Câu 40: Từ thời Thượng cổ con người đã biết sơ chế các hợp chất hữu cơ. Hãy cho biết cách làm nào sau 
đây thuộc vào loại phương pháp kết tinh? 
A. Giã lá chàm, cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm sợi, vải. 
B. Ngâm rượu thuốc, rượu rắn. 
C. Làm đường cát, đường phèn từ nước mía. 
D. Nấu rượu uống. 
Câu 41: Công thức phân tử của este có tên gọi etyl metacrylat là 
A. C5H8O2 B. C6H10O2 C. C6H12O2 D. C5H10O2 
Câu 42: Có hỗn hợp khí C2H4 và CH3NH2. Hãy chọn lần lượt các thuốc thử cho dưới đây để tách biệt hai 
khí trên? 
A. dung dịch HCl, dung dịch AgNO3 B. dung dịch KMnO4, dung dịch HCl 
C. dung dịch Br2, dung dịch KOH D. dung dịch HCl, dung dịch NaOH 
Câu 43: Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp H gồm 1 hiđrocacbon X và 1 anđehit Y; X, Y đều mạch hở 
và có số nguyên tử cacbon liên tiếp nhau, sản phẩm cháy thu được gồm CO2 và H2O. Nếu dẫn hết sản 
phẩm cháy qua dung dịch Ba(OH)2 dư, thì khối lượng dung dịch giảm 107,82g. Còn nếu dẫn hết sản 
phẩm cháy qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thì khối lượng dung dịch giảm 36,04g. Tính lượng kết tủa thu 
được khi cho 0,3 mol H tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3? 
A. 95,8g B. 65,56g C. 57,40g D. 93,42g 
Câu 44: Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch chứa KHCO3 0,9M và K2CO3 0,6M vào 200 ml dung dịch HCl 
1,05M, thì thu được dung dịch H. Cho dung dịch chứa 0,06 mol Ba(OH)2 vào H, cô cạn dung dịch sau 
phản ứng, sau đó nung các chất rắn khan thu được đến khối lượng không đổi thì thu được m gam rắn. Giá 
trị của m gần nhất với 
A. 39 B. 38 C. 43 D. 42 
Câu 45: Cho m gam hỗn hợp H gồm NaHCO3, Fe2O3, ZnO, MgCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch 
H2SO4 24,5%, thu được dung dịch X chứa m + 37,24 gam muối và 193,08g H2O và có khí CO2 thoát ra. 
Dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thì xuất hiện 139,8g kết tủa. Biết phân tử khối trung bình 
của H bằng 94,96. Phần trăm khối lượng Fe2O3 trong H là 
A. 26,96% B. 24,88% C. 27,58% D. 34,12% 
 Trang 5/5 - Mã đề thi 157 
Câu 46: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch H chứa 41,575g gồm các chất tan HCl, MgCl2, AlCl3. 
Tiến trình phản ứng được biểu diễn bởi đồ thị sau: 
OHn 
n
0 0,2
a
1,050,65 
Giá trị của a là 
A. 0,15 B. 0,2 C. 0,3 D. 0,35 
Câu 47: Đốt cháy hoàn toàn 30g hỗn hợp H gồm ba ancol X, Y, Z (MX < MY < MZ) cần vừa đúng 1,44 
mol O2. Nếu lấy toàn bộ lượng H trên cho tác dụng hết với Na dư thì thoát ra 9,408 lít H2 (đktc). Khi cho 
Z tác dụng hết với K dư thì lượng khí thoát ra ít hơn 7,728 lít (đktc). Biết X chứa một liên kết C=C, Y và 
Z no; cả ba ancol đều mạch hở và đều có cùng số nguyên tử cacbon. % khối lượng của Z trong H có giá 
trị là 
A. 70,53% B. 49,07% C. 42,93% D. A hoặc B 
Câu 48: Đốt cháy hết hỗn hợp H gồm hai este no, hai chức X và Y (MX < MY, X, Y mạch hở, Y có số 
nguyên tử cacbon gấp đôi X), thu được tổng số mol CO2 và H2O là 2,58 mol. Dẫn toàn bộ lượng CO2 và 
H2O vào 510 ml dung dịch Ba(OH)2 2M, thì khối lượng dung dịch giảm 34,32g. Đun nóng H với dung 
dịch NaOH, thu được hỗn hợp A chứa hai muối có số nguyên tử cacbon bằng nhau và 0,54 mol hỗn hợp 
B chứa hai ancol. % khối lượng của ancol có phân tử khối lớn hơn trong B là 
A. 19,497% B. 26,012% C. 73,481% D. 41,284% 
Câu 49: X, Y (MX < MY) là hai peptit, mạch hở được tạo bởi glyxin, alanin, valin; Z là một este no, đa 
chức, mạch hở. Đun nóng hoàn toàn hỗn hợp H gồm X, Y, Z trong 1 lít dung dịch NaOH 0,5M (vừa đủ), 
thu được 7,36g một ancol A và dung dịch B chứa 4 muối. Cô cạn dung dịch B thu được 50,14g muối 
khan. Đốt cháy hết cũng lượng H trên cần vừa đủ 1,975 mol O2. Biết trong H có N Om : m 119:304 ; X, 
Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon và X, Y có tổng số mol là 0,1 mol. % khối lượng muối có phân tử khối 
nhỏ nhất trong B là 
A. 46,43% B. 23,21% C. 39,85% D. 30,63% 
Câu 50: Cho m gam hỗn hợp H gồm Al (6x mol), Zn (7x mol), Fe3O4, Fe(NO3)2 tác dụng hết với 250g 
dung dịch H2SO4 31,36%, thu được dung dịch X chỉ chứa các muối và 0,16 mol hỗn hợp Y chứa hai khí 
NO, H2; tỉ khối của Y đối với He bằng 6,625. Cô cạn dung dịch X thu được m + 60,84 gam muối. Nếu 
nhỏ từ từ dung dịch KOH 2M vào dung dịch X đến khi không còn phản ứng nào xảy ra thì vừa hết 1 lít 
dung dịch KOH. Nồng độ % của FeSO4 có trong dung dịch X là 
A. 10,28% B. 10,43% C. 19,39% D. 18,82% 
---------- HẾT ---------- 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDe_Thi_Thu_Bookgol_Lan_4.pdf