SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT KỲ LÂM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2021-2022 Môn: Sinh học 10 Thời gian làm bài: 180 phút Câu 1: Bảng dưới đây mô tả hệ thống phân loại của 5 loài thú khác nhau ở Việt Nam: Lớp Mammalia Mammalia Mammalia Mammalia Mammalia Bộ Carnivora Carnivora Carnivora Artiodactyla Carnivora Họ Felidae Felidae Ursidae Cervidae Felidae Chi Panthera Neofelis Ursus Muntiacus Panthera Loài P. pardus (Báo hoa mai) N. nebulosa (Báo gấm) U. thibetanus (Gấu ngựa) M. vuquangensis (Mang Vũ Quang) P. tigris (Hổ) Dựa vào thông tin trong bảng, hãy sắp xếp các loài theo thứ tự quan hệ họ hàng từ gần đến xa. Giải thích tại sao lại sắp xếp như vậy? Câu 2: a. Người ta cho chuối chín vào ngăn đá tủ lạnh để nó đông cứng lại, sau đó lấy ra để tan hết đá thấy quả chuối mềm hơn rất nhiều so với lúc chưa để vào tủ lạnh. Hãy giải thích? b. Cấu tạo của photpholipit? Chức năng chính của photpholipit? Vì sao khi nấu sốt cà chua, người ta thường cho cà chua vào dầu (hoặc mỡ) trước lúc cho nước và gia vị vào? Câu 3: Cho các loại cacbohdrat sau: saccrôzơ, glucozơ, tinh bột, fructôzơ, lactôzơ, glicôgen, xenlulôzơ, mantôzơ, galactôzơ. a. Hãy sắp xếp các loại cacbohidrat trên theo cấu trúc: đường đơn, đường đôi, đường đa. Loại cacbohidrat nào có nguồn gốc ở cơ thể thực vật? Loại cacbohidrat nào có nguồn gốc ở cơ thể động vật? b. Loại cacbohidrat nào có cấu trúc bền vững cơ học nhất? Giải thích? Câu 4: Nêu các bậc cấu trúc của protein và cho biết các loại liên kết hóa học trong các bậc cấu trúc đó? Vì sao khi bảo quản trứng sống, người ta dùng phương pháp bảo quản lạnh chứ không dùng phương pháp bảo quản nóng? Câu 5: So sánh đặc điểm của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực? Vì sao tế bào bình thường ở cơ thể sinh vật nhân thực không thể gia tăng mãi về kích thước? Câu 6: So sánh đặc điểm của tế bào động vật và tế bào thực vật? Rút ra kết luận gì về những điểm giống nhau và khác nhau đó? Câu 7: Khi phân tích thành phần gen của 2 loài vi khuẩn, người ta thấy cả 2 gen đều có số liên kết hiđro bằng nhau. Ở gen của loài vi khuẩn 1 có G =10% tổng số Nuclêôtit của gen. Trên 1 mạch của gen này có A= 250, T= 350. Ở loài vi khuẩn 2 thì có hiệu số giữa nuclêôtit loại G và A là 150. (Biết rằng gen của 2 loài vi khuẩn trên gồm 2 mạch bằng nhau). Hãy xác định số lượng nuclêôtit từng loại của mỗi loài vi khuẩn trên. Loài vi khuẩn nào có thể sống trong nước nóng tốt hơn? ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC Môn: Sinh học 10 Thời gian làm bài: 180 phút Câu Nội dung Thang điểm Câu1: Bảng dưới đây mô tả hệ thống phân loại của 5 loài thú khác nhau ở Việt Nam: ... Dựa vào thông tin trong bảng, hãy sắp xếp các loài theo thứ tự quan hệ họ hàng từ gần đến xa. Giải thích tại sao lại sắp xếp như vậy? - Thứ tự: Báo hoa mai, hổ, báo gấm, gấu ngựa, mang Vũ Quang - Giải thích: + Dựa vào nguyên tắc phân loại: Các loài gần gũi xếp vào 1chi, các chi gần gũi xếp vào một họ, các họ gần gũi xếp vào một bộ. + Các loài cùng chi có quan hệ gần gũi nhất, sau đó đến các loài cùng họ khác chi, tiếp đến là các loài cùng bộ khác họ và cuối cùng là các loài cùng lớp khác bộ. (1 điểm) (0,5 điểm) (0,5 điểm) Câu 2: a. Người ta cho chuối chín vào ngăn đá tủ lạnh để nó đông cứng lại, sau đó lấy ra để tan hết đá thấy quả chuối mềm hơn rất nhiều so với lúc chưa để vào tủ lạnh. Hãy giải thích? - Quả chuối khi chưa cho vào tủ lạnh, các tế bào chưa bị vỡ liên kết với nhau tạo độ cứng nhất định. - Khi đưa vào ngăn đá tủ lạnh, nước trong tế bào quả chuối đông thành đá -> tế bào bị vỡ -> khi đá tan tế bào đã vỡ không còn liên kết với nhau như ban đầu nữa => quả chuối sẽ mềm hơn. b. Cấu tạo của photpholipit? Chức năng chính của photpholipit? Vì sao khi nấu sốt cà chua, người ta thường cho cà chua vào dầu (hoặc mỡ) trước lúc cho nước và gia vị vào? - Cấu tạo của photpholipit: gồm 1 phân tử glixêrol và 2 phân tử axit béo. - Chức năng chính: cấu tạo nên các loại màng của tế bào. - Vì, cà chua chứa nhiều carôtenôit tan trong dầu hoặc mỡ. (0,5 điểm) (0,5 điểm) (0,5 điểm) (0,5 điểm) (0,5 điểm) Câu 3: Cho các loại cacbohidrat sau: saccrôzơ, glucozơ, tinh bột, fructôzơ, lactôzơ, glicôgen, xenlulôzơ, mantôzơ, galactôzơ. a. Hãy sắp xếp các loại cacbohidrat trên theo cấu trúc: đường đơn, đường đôi, đường đa. Loại cacbohidrat nào có nguồn gốc ở cơ thể thực vật? Loại cacbohidrat nào có ở cơ thể động vật? - Đường đơn: glucozơ, fructôzơ, galactôzơ. - Đường đôi: saccrôzơ, lactôzơ, mantôzơ. - Đường đa: tinh bột, glicôgen, xenlulôzơ. - Có nguồn gốc ở cơ thể thực vật: saccrôzơ, glucozơ, tinh bột, fructôzơ, xenlulôzơ, mantôzơ. - Có nguồn gốc ở cơ thể động vật: lactôzơ, glicôgen, gala3ctôzơ. b. Loại cacbohidrat nào có cấu trúc bền vững cơ học nhất? Giải thích? - Xenlulôzơ là loại cacbohidrat nào có cấu trúc bền vững cơ học nhất. - Xenlulozơ là hợp chất trùng hợp (pôlime) của nhiều đơn phân cùng loại là glucozơ, các đơn phân này nối với nhau bằng liên kết 1 β - 4 glucozit tạo nên sự đan xen 1 "sấp", một "ngửa" nằm như dải băng duỗi thẳng không có sự phân nhánh. Nhờ các liên kết này các liên kết hidro giữa các phân tử nằm song song song với nhau và hình thành nên bó dài dưới dạng vi sợi, các sợi này không h òa tan và sắp xếp dưới dạng các lớp xen phủ tạo nên một cấu trúc dai và chắc. (0,75 điểm) (0,75 điểm) (0,75 điểm) (0,5 điểm) (0,5 điểm) (0,5 điểm) (0,75 điểm) Câu 4: Nêu các bậc cấu trúc của protein và cho biết các loại liên kết hóa học trong các bậc cấu trúc đó? - Bậc 1: trình tự các axit amin trong chuỗi poli peptit mạch thẳng. Cấu trúc bậc 1 được giữ vững bởi các liên kết peptit, là những liên kết cộng hóa trị bền vững. Nhờ có liên kết cộng hóa trị bền vững nên trình tự các axit amin không bị thay đổi bởi các tác động của môi trường. - Bậc 2: do bậc 1 xoắn α hay gấp nếp β. - Cấu trúc bậc 2 được giữ nhờ liên kết peptit của cấu trúc bậc 1 và các liên kết yếu của liên kết hiđrô. Liên kết hiđrô được hình thành từ các nhóm cho H (NH+3) và các nhóm nhận H (COO-). - Bậc 3: do bậc 2 tiếp tục cuộn xoắn lại theo không gian ba chiều. Cấu trúc bậc 3 được giữ bởi liên kết peptit, liên kết hiđrô, liên kết đisunphit, lực hút Vande - van, tương tác kị nước, liên kết ion. - Bậc 4: do từ 2 hay nhiều chuỗi polipeptit cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau tạo thành. Cấu trúc bậc 4 được giữ bởi liên kết peptit, liên kết hiđrô, liên kết đisunphit, lực hút Vande - van, tương tác kị nước, liên kết ion. Vì sao khi bảo quản trứng sống, người ta dùng phương pháp bảo quản lạnh chứ không dùng phương pháp bảo quản nóng? - Trong trứng có nhiều protein, cấu trúc không gian của protein được hình thành bởi các liên kết hiđrô, không bền với nhiệt độ cao ... - Dùng phương pháp bảo quản lạnh là bảo quản trứng trong điều kiện nhiệt độ thấp (vừa phải). Trong điều kiện nhiệt độ thấp, liên kết hiđrô không bị đứt, cấu trúc không gian của protein không bị phá vỡ, nó chỉ ức chế và làm giảm hoạt tính của protein nên trứng lâu bị hỏng. - Không dùng phương pháp bảo quản nóng (bảo quản trứng trong điều kiện nhiệt độ cao) thì nhiệt độ cao làm cho liên kết hiđrô bị đứt gãy, cấu trúc không gian của protein bị phá vỡ và protein mất hoạt tính, làm cho trứng nhanh bị hỏng. (0,5 điểm) (0,5 điểm) (0,5 điểm) (0,5 điểm) (0,25 điểm) (0,5 điểm) (0,25 điểm) Câu 5: So sánh đặc điểm của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực? *Giống nhau - Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều có màng sinh chất, tế bào chất, vật chất di truyền là ADN, Riboxom cũng được cấu tạo từ rARN và prôtein . - Ty thể và lục lạp của tế bào nhân chuẩn chứa ADN và ARN giống ADN và ARN của tế bào nhân sơ. * Khác nhau Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực - Vi khuẩn, vi khuẩn lam, vi khuẩn cổ. - Kích thước bé (1 – 10 μm) - Có cấu tạo đơn giản. - Vật chất di truyền là phân tử ADN trần dạng vòng nằm phân tán trong tế bào chất. - Chưa có nhân. Chỉ có thể nhân là phần tế bào chất chứa ADN. - Tế bào chất chỉ chứa các bào quan đơn giản như ribôxôm, mezôxôm. - Có lông, roi cấu tạo đơn giản từ prôtêin, flagelin - Nguyên sinh vật, nấm, thực vật, động vật - Kích thước lớn (5 – 10 μm) - Có cấu tạo phức tạp - Vật chất di truyền là ADN + Histon tạo nên NST dạng thẳng khu trú trong nhân - Có nhân với màng nhân. Trong nhân chứa chất nhiễm sắc và hạch nhân. - Tế bào chất được phân vùng và chứa các bào quan phức tạp như lưới nội chất, ti thể, lục lạp, phức hệ Gôngi, ... - Có lông và roi cấu tạo vi ống phức tạp. Vì sao tế bào bình thường ở cơ thể sinh vật nhân thực không thể gia tăng mãi về kích thước? - Tế bào không thể gia tăng mãi về kích thước vì khi có kích thước lớn thì tỉ lệ S/V sẽ giảm làm giảm tốc độ trao đổi chất của tế bào với môi trường. - Khi tế bào có kích thước quá lớn thì sự khuếch tán của các chất tới các nơi bên trong tế bào cũng cần nhiều thời gian hơn. - Khi tế bào có kích thước lớn thì đáp ứng của tế bào với các tín hiệu từ bên ngoài cũng sẽ chậm hơn vì tế bào thu nhận và đáp ứng lại các tín hiệu từ môi trường chủ yếu dựa trên con đường truyền tin hoá học. (0,5 điểm) (1,75 điểm) (0,75 điểm) Câu 6: 1. So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật a. Giống nhau: Đều có các thành phần: - Màng sinh chất - Tế bào chất và các bào quan : ti thể, bộ máy gôngi, lưới nội chất, Ribôxôm, lizôxôm, ... - Nhân với nhân con và chất nhiễm sắc. b. Khác nhau: Tế bào thực vật Tế bào động vật - Có thành xenlulôzơ ở bên ngoài màng sinh chất, không có khung xương tế bào - Có lục lạp → Quang tự dưỡng - Chỉ ở thực vật bậc thấp mới có trung thể → Phân bào không có sao và phân chia tế bào chất bằng vách ngăn trung tâm - Có không bào trung tâm có kích thước to chứa nhiều nước, muối khoáng và các chất hữu cơ quan trọng trong đời sống thực vật - Có perôxixôm - Không có thành xenlulôzơ, có khung xương tế bào - Không có lục lạp → Hóa dị dưỡng - Có trung thể (trung tử). → Phân bào có sao và phân chia tế bào chất bằng eo thắt trung tâm - Không có không bào hoặc có không bào kích thước nhỏ không quan trọng - Có lizôxôm 2. Rút ra kết luận - Giống nhau vì tế bào là đơn vị cấu trúc, chức năng của cơ thể sống → chứng tỏ thực vật và động vật có chung nguồn gốc. - Khác nhau do hoạt động sống khác nhau → chứng tỏ giới thực vật và giới động vật là 2 hướng tiến hóa khác nhau từ một nguồn gốc chung. Một hướng tự dưỡng, cố định hình thành giới thực vật. Một hướng dị hóa, di chuyển hình thành giới động vật. (0,75 điểm) (1,25 điểm) (0,5 điểm) Câu 7: Khi phân tích thành phần gen của 2 loài vi khuẩn, người ta thấy cả 2 gen đều có số liên kết hiđro bằng nhau. Ở gen của loài vi khuẩn 1 có G =10% tổng số Nuclêôtit của gen. Trên 1 mạch của gen này có A= 250, T= 350. Ở loài vi khuẩn 2 thì có hiệu số giữa nuclêôtit loại G và A là 150. (Biết rằng gen của 2 loài vi khuẩn trên gồm 2 mạch bằng nhau). Hãy xác định số lượng nuclêôtit từng loại của mỗi loài vi khuẩn trên. Loài vi khuẩn nào có thể sống trong nước nóng tốt hơn? 1. Số nucleotit của gen ở mỗi loài vi khuẩn * Ở gen của loài vi khuẩn 1 - Xác định tỉ lệ từng loại Nu của gen: G% = X% = 10% → A% = T% = 40% A = T = 250 + 350 = 600 (Nu) → G= X= (10% : 40%).600 = 150 (Nu) Ở gen của loài vi khuẩn 2: G – A = 150 G = X = 450 2G + 2A = 1500 A = T = 300 2. Loài vi khuẩn sống trong nước nóng tốt hơn - Sô liên kết H ở gen của loài vi khuẩn 1: H = 2A + 3G = 2 x 600 + 3 x 150 = 1650 - Sô liên kết H ở gen của loài vi khuẩn 2: H = 2A + 3G = 2 x 300 + 3 x 450 = 1950 - Loài vi khuẩn 2 có thể sống được trong suối nước nóng tốt hơn vì có số cặp G = X nhiều hơn, số liên kết hidro nhiều hơn (có cùng số nu) nên gen (ADN) ít bị biến tính hơn. (1 điểm) (1 điểm) (1 điểm)
Tài liệu đính kèm: