Đề thi chọn HSG tỉnh Vĩnh Phúc lớp 10 năm học 2011 – 2012 môn: Sinh học dành cho học sinh thpt không chuyên

doc 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1621Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn HSG tỉnh Vĩnh Phúc lớp 10 năm học 2011 – 2012 môn: Sinh học dành cho học sinh thpt không chuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn HSG tỉnh Vĩnh Phúc lớp 10 năm học 2011 – 2012 môn: Sinh học dành cho học sinh thpt không chuyên
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
———————
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 NĂM HỌC 2011 – 2012
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC
Dành cho học sinh THPT không chuyên
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề.
———————————
Câu 1.
Kể tên các ngành động vật không xương sống theo thứ tự tiến hóa từ thấp đến cao? Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa nhóm động vật không xương sống và động vật có xương sống? 
Câu 2. 
a. Tại sao axit nuclêic và prôtêin được xem là hai vật chất cơ bản không thể thiếu của mọi cơ thể sống?
b. Cho các chất: Tinh bột, xenlulôzơ, phôtpholipit và prôtêin. Chất nào trong các chất kể trên không phải là pôlime? Chất nào không tìm thấy trong lục lạp? 
Câu 3. 
Với nguyên liệu là củ hành tía hoặc lá thài lài tía. Dụng cụ và hóa chất là kính hiển vi quang học, vật kính X10, X40 và thị kính X10, X15, lưỡi dao cạo, kim mũi mác, phiến kính, lá kính, ống nhỏ giọt, nước cất, dung dịch muối ăn (8%), giấy thấm. Hãy nêu cách tiến hành và giải thích kết quả thí nghiệm co nguyên sinh? 
Câu 4.
Nêu các ứng dụng về việc sử dụng enzim ngoại bào ở vi sinh vật với đời sống con người.
Câu 5.
a. Các chất như ơstrôgen, prôtêin được vận chuyển qua màng sinh chất bằng con đường nào?
b. Các tế bào nhận biết nhau bằng các “dấu chuẩn” trên màng sinh chất. Theo em “dấu chuẩn” là hợp chất nào? Chất này được tổng hợp và vận chuyển đến màng sinh chất như thế nào?
c. Màng trong ti thể có chức năng tương đương với cấu trúc nào của lục lạp? Giải thích?
Câu 6. 
a. Giải thích tại sao tế bào cơ co liên tục thì sẽ “mỏi” và không thể tiếp tục co được nữa?
b. Tại sao khi cơ thể chúng ta hoạt động thể dục, thể thao thì các tế bào cơ lại sử dụng đường glucôzơ trong hô hấp hiếu khí mà không dùng mỡ để hô hấp nhằm tạo ra nhiều ATP hơn?
Câu 7. 
a. Tại sao các nhiễm sắc thể phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau của quá trình phân bào? Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì trước của nguyên phân thoi phân bào không được hình thành?
b. Giả sử một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 10. Xét 15 tế bào sinh tinh chín và 15 tế bào sinh trứng chín giảm phân bình thường. Xác định số loại tinh trùng và số loại trứng tối đa khác nhau về tổ hợp nhiễm sắc thể có thể được tạo ra trong trường hợp có trao đổi chéo tại một điểm ở một cặp nhiễm sắc thể tương đồng?
c. Ở vùng sinh sản của một động vật có 4 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân một số lần liên tiếp đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 1496 nhiễm sắc thể đơn. Các tế bào con sinh ra đều giảm phân tạo được 152 giao tử và môi trường phải cung cấp 1672 nhiễm sắc thể đơn. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) và giới tính của loài?
- Hết -
Họ và tên thí sinh...............................................................SBD......................................
SỞ GD VÀ ĐT VĨNH PHÚC
CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM HSG 10 THPT NĂM 2011 -2012
MÔN THI: SINH HỌC (Không chuyên)
Câu
Nội dung
Điểm
1
(1.0đ)
* Các ngành động vật không xương sống từ thấp đến cao: 
Thân lỗ, ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Chân khớp, Da gai............
* Khác nhau giữa nhóm động vật không xương sống và nhóm động vật có xương sống:
Động vật không xương sống
Động vật có xương sống
Không có bộ xương trong, bộ xương ngoài nếu có bằng kitin.......................................
Bộ xương trong bằng sụn hoặc bằng xương với dây sống hoặc cột sống làm trụ..............
Hô hấp thẩm thấu qua da hoặc bằng ống khí
Hô hấp bằng mang hoặc bằng phổi..............
Thần kinh dạng hạch hoặc chuỗi hạch ở mặt bụng...................................................
Hệ thần kinh dạng ống ở mặt lưng.
......................................................................
0,25
0,25
0,25
0,25
2
(2,0đ)
a. 
* Axit nuclêic là chất không thể thiếu vì:
 Có chức năng lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền ở các loài sinh vật..............
* Prôtêin không thể thiếu được ở mọi có thể sống vì:
- Đóng vai trò cốt lõi trong cấu trúc của nhân, của mọi bào quan, đặc biệt hệ màng sinh học có tính chọn lọc cao....................................................................................................................
- Các enzim (có bản chất là prôtêin) đóng vai trò xúc tác các phản ứng sinh học..................
- Các kháng thể có bản chất là prôtêin có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh.............................................................................................................................................
- Các hoocmôn phần lớn là prôtêin có chức năng điều hòa quá trình trao đổi chất...................
- Ngoài ra prôtêin còn tham gia chức năng vận động, dự trữ năng lượng, giá đỡ, thụ thể.........
b.
- Chất không phải là đa phân (pôlime) là phốtpholipit vì nó không được cấu tạo từ các đơn phân (mônôme) ...................................................................................................................
- Chất không tìm thấy trong lục lạp là xenlulôzơ......................................................................
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3
(1,0đ)
* Cách tiến hành và giải thích kết quả thí nghiệm co nguyên sinh: 
- Lấy một vảy hành màu tía hoặc lá thài lài tía, dùng kim mũi mác tước lấy một miếng biểu bì mặt ngoài. Dùng lưỡi dao cạo cắt một miếng nhỏ ở chỗ mỏng nhất và đặt lát cắt lên phiến kính với một giọt nước cất. Đậy lá kính và đưa tiêu bản lên kính hiển vi, xem ở bội giác nhỏ sau đó chuyển sang xem ở bội giác lớn....................................................................................
- Nhỏ một giọt dung dịch muối ăn 8% ở một phía của lá kính, ở phía đối diện đặt miếng giấy thấm để rút nước dần dần...........................................................................................................
- Vài phút sau thấy khối tế bào chất dần tách khỏi thành tế bào từ các góc và sau đó ở các chỗ khác, cuối cùng làm thành hình như một cái túi. Đó là hiện tượng co nguyên sinh.....
* Giải thích: 
- Do dung dịch muối ăn 8% đậm đặc (môi trường ưu trương) hơn dịch tế bào nên nước đi ra ngoài tế bào..........................................................................................................................
0,25
0,25
0,25
0,25
4
(1,0đ)
Ứng dụng enzim ngoại bào của vi sinh vật:
- Amilaza (thủy phân tinh bột) dùng làm tương, rượu, công nghiệp sản xuất bánh kẹo, công nghiệp dệt, sản xuất xirô............................................................................................................
- Prôtêaza (thủy phân prôtêin) được dùng để làm tương, chế biến thịt, công nghiệp thuộc da, công nghiệp bột giặt..................................................................................................................
- Xenlulaza (thủy phân xenlulôzơ) dùng trong chế biến rác thải, xử lí bã thải dùng làm thức ăn trong chăn nuôi và sản xuất bột giặt..............................................................................
- Lipaza (thủy phân lipit) dùng trong công nghiệp bột giặt và chất tẩy rửa.................................
0,25
0,25
0,25
0,25
5
(2,0đ)
a. 
- Ơstrôgen là lipit nên có thể đi qua lớp kép phôtpholipit........................................................ 
- Prôtêin có kích thước quá lớn nên phải qua màng tế bào bằng cách xuất, nhập bào...............
b.
- Dấu chuẩn là glicôprôtêin......................................................................................................
- Prôtêin được tổng hợp ở các ribôxôm trên mạng lưới nội chất hạt, sau đó đưa vào trong xoang mạng lưới nội chất hạt, tạo thành túi, tiếp tục được đưa đến bộ máy gôngi, trong bộ máy gôngi, prôtêin được hoàn thiện cấu trúc, gắn thêm hợp chất saccarit thành glicôprôtêin hoàn chỉnh.
- Glicôprôtêin được đóng gói và đưa ra ngoài màng bằng phương thức xuất bào...................
c. 
- Màng trong ti thể tương đương với màng tilacôit ở lục lạp. .................................................
- Vì: Trên 2 loại màng này đều có sự phân bố chuỗi enzim vận chuyển điện tử và ATP-sintetaza. Khi có sự chênh lệch nồng độ H+ ở 2 phía của màng sẽ tổng hợp ATP....................
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
6
(1.0đ)
a. Giải thích: 
- Vì khi tế bào cơ co liên tục, tế bào sử dụng hết ôxi mà không được cung cấp kịp => tế bào bị bắt buộc chuyển sang hô hấp kị khí tạo axit lactic => gây “mỏi” cơ..................................
b. Giải thích: 
- Năng lượng giải phóng từ mỡ chủ yếu từ các axit béo. Axit béo có tỉ lệ ôxi/cacbon thấp hơn nhiều so với đường glucôzơ => khi ôxi hóa các axit béo, tế bào cơ cần tiêu tốn rất nhiều ôxi.............................................................................................................................................
- Mà khi cơ thể hoạt động mạnh lượng ôxi mang đến các tế bào cơ bị giới hạn bởi khả năng hoạt động của hệ tuần hoàn, do vậy mặc dù phân giải mỡ tạo nhiều năng lượng nhưng tế bào cơ lại không sử dụng mỡ vì ôxi không được cung cấp đầy đủ.....
0,5
0,25
0,25
7
(2.0đ)
a.
- Các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau để việc di chuyển về 2 cực tế bào được dễ dàng, không bị rối loạn do kích thước của NST.......................................................
- Nếu ở kì trước của nguyên phân thoi phân bào không được hình thành thì các NST không phân li được về 2 cực tế bào => tế bào không phân chia => tạo ra tế bào có bộ NST tăng gấp đôi(4n)........................................................................................................................................
b. 
- Số loại tinh trùng tối đa được tạo ra: 15 x 4 = 60 loại.........................................................
- Số loại trứng tối đa tạo ra: 15 x 1 = 15 loại..........................................................................
c. 
- Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài = (1672-1496)/4 = 44 NST.......................................................
- Giới tính: Số tế bào sinh giao tử = 1672/44 = 38
Số giao tử giao tử được sinh ra từ 1 tế bào sinh giao tử = 152/38 = 4 => Giới đực...................
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
-----Hết-----

Tài liệu đính kèm:

  • docHSG_THAM_KHAO.doc