Đề thi chọn học sinh giỏi TP Hải Phòng lớp 9 môn: Hoá học (bảng A) năm học 2003 - 2004

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 926Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi TP Hải Phòng lớp 9 môn: Hoá học (bảng A) năm học 2003 - 2004", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi TP Hải Phòng lớp 9 môn: Hoá học (bảng A) năm học 2003 - 2004
 Sở GD&ĐT Hải Phòng
 ---------------------
Kì thi chọn Học Sinh Giỏi lớp 9
Môn: hoá học (bảng a)
Năm học 2003 - 2004
===============
(Thời gian làm bài: 150 phút)
Bài 1:
1- Chọn cách làm đúng trong các cách sau: 
Để có dung dịch CuSO4 8% người ta làm như sau.
	A) Lấy 8 g CuSO4.5H2O hoà tan vào 92 g nước.
	B) Lấy 12,5 g CuSO4.5H2O hoà tan vào 87,5 g nước.
	C) Lấy 8 g CuSO4 hoà tan vào 100 g nước.
	D) Lấy 12,5 g CuSO4.5H2O hoà tan vào 100 ml nước.
2- Lựa chọn những thí dụ ở cột (II) cho phù hợp với các khái niệm ở cột (I)
Khái niệm (cột I)
Thí dụ (cột II)
A) Oxit
1) FeO ; O2 ; CO2 ; CO
B) Hiđroxit
2) Cu(OH)2 ; HCl ; HNO3 ; NaOH
C) Muối
3) H2SO4 ; Al(OH)3 ; KOH ; H3PO4
D) Kiềm
4) NaClO ; NaHCO3 ; CaCl2 ; AgNO3
5) Ba(OH)2 ; KOH ; NaOH 
6) SO3 ; SO2 ; NO ; H2O
3- Chọn câu trả lời đúng:
Trong thành phần khí thải của một nhà máy có các khí độc gây ô nhiễm môi trường không khí: SO2 ; Cl2 ; NO2 . Để loại các khí độc trên nhà máy đã dùng:
A) Dung dịch H2SO4 đặc.
B) Dung dịch KMnO4
C) Dung dịch Ca(OH)2
D) P2O5.
4- Chọn câu trả lời đúng:
Một trong các tác dụng của muối iốt là có tác dụng phòng bệnh bướu cổ. Thành phần muối iốt là:
A) NaCl có trộn thêm một lượng nhỏ I2
B) NaCl có trộn thêm một lượng nhỏ KI
C) NaCl có trộn thêm một lượng nhỏ HI
D) NaCl có trộn thêm một lượng nhỏ HIO3
Bài 2:
Hỗn hợp A gồm các chất: Al2O3 ; CuO ; MgO ; Fe(OH)3 ; BaCO3. Nung nóng (A) ở nhiệt độ cao rồi dẫn luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp thu được khí (B) và chất rắn (C). Cho (C) vào nước dư thu được dung dịch (D) và phần không tan (E), cho phần không tan (E) vào dung dịch HCl dư thu được khí (F) và chất rắn không tan (G) và dung dịch (H)
1-Viết các phương trình phản ứng xảy ra, cho rằng các phản ứng xảy ra đồng thời.
2- Xác định thành phần (A) ; (B) ; (C) ; (D) ; (E) ; (F) ; (G); (H)
Bài 3:
Phỏng theo tính chất của các hợp chất hữu cơ đã học, viết công thức cấu tạo (có giải thích) của các chất hữu cơ sau:
 - A phản ứng được với kim loại Na, giải phóng khí CO2 từ dung dịch Na2CO3.
 - B phản ứng được với dung dịch NaOH, không phản ứng với Na.
 - C; D ; E phản ứng với Na (tỉ lệ số mol 1;1), không phản ứng với dung dịch NaOH
 - F không phản ứng với Na, không phản ứng với dung dịch NaOH.
Biết A,B,C,D,E,F đều có phân tử khối 60 đvC ; thành phần phân tử đều có C; H; O.
Bài 4:
	Hỗn hợp X có khối lượng 12,25 g gồm kim loại M ( hoá trị II, không đổi) và muối halogen của một kim loại kiềm . Cho X vào 200 ml dung dịch H2SO4 đặc, nóng, lấy dư. Sau khi phản ứng xảy ra thu được dung dịch B và 6,72 lit ( đktc) hỗn hợp khí C gồm 2 khí có tỷ khối so với H2 bằng 27,42. Tỷ khối giữa 2 khí là 1,7534. Cần 200 ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ 2M để phản ứng hết với các chất trong dung dịch B. Kết thúc phản ứng thu được 104,8 g kết tủa, nung kết tủa đến khối lượng không đổi được chất rắn E có khối lượng giảm a gam. Dẫn khí C qua nước, khí còn lại có thể tích 4,48 lít (đktc).
	1- Xác định nồng độ mol/lit của dung dịch H2SO4
	2- Tìm kim loại M và muối halogen của kim loại kiềm.
Bài 5:
Hỗn hợp (X) gồm 2 hiđrocacbon thể khí ở điều kiện thường có công thức tổng quát khác nhau. Hỗn hợp (Y) gồm 2 khí O2 và O3 có tỷ khối so với khí hiđro là 19,2. Để đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích (X) cần 5 thể tích (Y) cùng điều kiện, sau phản ứng thu được số mol CO2 và số mol H2O bằng nhau. Dẫn 11,2 lít (X) qua dung dịch brom dư, thể tích khí còn lại ra khỏi dung dịch là 5,6 lít ( các thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn). 
Xác định công thức phân tử hai hiđrocacbon.
 Sở GD&ĐT Hải Phòng
 ---------------------
hướng dẫn chấm đề thi Học Sinh Giỏi lớp 9
Môn: hoá học (bảng a)
Năm học 2003 - 2004
===============
Bài 1:(2,0 điểm)
1- Câu đúng: B)
2-
Cột I
Cột II
A)
6)
B)
3) và 5)
C)
4)
D)
5)
3- Câu đúng: C)
4- Câu đúng : B)
Bài 2: (4.0 điểm)
1- Các phương trình phản ứng: ( 2.25 điểm). Mỗi phương trình phản ứng cho 0,25 điểm
	BaCO3 BaO + CO2
	2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
	CO + CuO Cu + CO2
	3CO + Fe2O3 2Fe + 3CO2
Khí (B) : CO2 và CO dư; (C) gồm: BaO ; Cu ; Fe ; MgO ; Al2O3.
Khi cho vào nước dư:
	BaO + H2O Ba(OH)2
	Al2O3 + Ba(OH)2 Ba(AlO2)2 + H2O
- Dung dịch (D): Ba(AlO2)2 có thể có Ba(OH)2
- (E): Cu ; Fe ; MgO , có thể còn Al2O3.
Cho E vào dung dịch HCl dư:
	Fe + 2HCl FeCl2 + H2
MgO + 2HCl MgCl2 + H2O
có thể: Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O
Khí (F): H2 ; chất rắn (G) : Cu ; dd (H): FeCl2 ; MgCl2 ; AlCl3 
2- Xác định thành phần: (1,75 điểm). Xác định đúng mỗi thành phần cho 0,25 điểm
- Khí (B) : CO2 và CO dư; 
- (C) gồm: BaO ; Cu ; Fe ; MgO ; Al2O3.
- Dung dịch (D): Ba(AlO2)2 có thể có Ba(OH)2
	- (E): Cu ; Fe ; MgO , có thể còn Al2O3.
	- Khí (F): H2 ; 
- Chất rắn (G) : Cu ; 
- DD (H): FeCl2 ; MgCl2 ; AlCl3 .
Bài 3: (4.0điểm)
Từ phân tử khối và thành phần phân tử tìm được các chất hữu cơ có 2 công thức phân tử: C2H4O2 và C3H8O.	 ( 1,0 điểm)
- A phản ứng được với kim loại Na, giải phóng khí CO2 từ dung dịch Na2CO3: A có nhóm COOH như axit axetic:
	CTCT: 	CH3COOH	 ( 0,5 điểm)
 - B Phản ứng được với dung dịch NaOH, không phản ứng với Na: B có nhóm 
-COO- như este:
	CTCT:	HCOOCH3	 ( 0,5 điểm)
 - C; D ; E phản ứng với Na (tỉ lệ số mol 1;1), không phản ứng với dung dịch NaOH: trong phân tử có 1 nhóm -OH
Các CTCT: CH3-CH2-CH2-OH ; CH3-CH(OH)-CH3 ; O=CH-CH2-OH. ( 1,5 điểm)
 - F không phản ứng với Na, không phản ứng với dung dịch NaOH: F không có nhómOH.
	CTCT:	CH3-CH2 -O -CH3. ( 0,5 điểm)
Bài 4:(5.0 điểm)
1- Tính nồng độ dd H2SO4: (3,5 điểm)
	- Mỗi phương trình phản ứng viết đúng cho 0,25 điểm , ( tổng: 1,5 điểm)
	- Tính ra nồng độ axit cho 2,0 điểm, ra kết quả cuối cùng mới cho điểm, lý luận không chặt chẽ trừ điểm.
Số mol hỗn hợp khí C: ; trong đó 1 khí có số mol 
Đặt khối lượng mol 2 khí là Mx và My ( Mx > My )
Giả sử 	0,1.Mx + 0,2My = 0,3. 2. 27,42
	 Mx = 1,7534.My
Giải được: My = 43,83 ; Mx = 76,86 . Không phù hợp
Vậy: 	
Giải được Mx = 64 ; My = 36,5 => 2 khí là SO2 và HCl.
	Các phương trình phản ứng:
	RCl + H2SO4 RHSO4 + HCl	(1)
	M + 2H2SO4 MSO4 + SO2 + 2H2O 	(2)
Dung dịch B: RHSO4 ; MSO4 ; H2SO4 dư
Khi cho dd Ba(OH)2 vào có các phản ứng:
	Ba(OH)2 + RHSO4 BaSO4 + ROH + H2O 	 (3)
	Ba(OH)2 + MSO4 BaSO4 + M(OH)2 	(4)
	Ba(OH)2 + H2SO4 BaSO4 + 2H2O	(5)
	 M(OH)2 MO + H2O	(6)
Theo (1); (2) số mol H2SO4 tham gia pư: 0,4 + 0,1 = 0,5 (mol)
Theo (5) Số mol H2SO4 dư: 0,2.2 - 0,1 - 0,2 = 0,1 (mol)
Tổng số mol H2SO4 = 0,6 mol => nồng độ dd H2SO4 là = 3(M)
2- Xác định kim loại và muối: (1,5 điểm)
Theo (2) và (4) số mol M(OH)2 = 0,2 mol => 0,2(M + 34) = 104,8 - 0,4.233 =11,6
=> M = 24 vậy kim loại là Mg.
Theo đầu bài :
	0,2.24 + 0,1(R + 35,5) = 12,25
=> R = 39 vậy kim loại kiềm là K muối là KCl.
Bài 5:(5.0 điểm)
( Tính ra kết quả cuối cùng mới cho điểm, lý luận không chặt chẽ trù điểm.)
Vì (X) + (Y) nCO2 + nH2O . Mặt khác 2 hiđrocacbon trong (X) không cùng CTTQ nên 2 hiđrocacbon có công thức TQ: CnH2n+2 và CmH2m-2 .
Giả sử số mol CO2 sinh ra = số mol H2O sinh ra = 1mol, theo đầu bài có
Khối lượng (Y) = 32+16 = 48 (g) ; (X) = 12+2 = 14 (g)
Vì tỷ khối của (Y) so với H2 là 19,2 . Đặt số mol O2 và số mol O3 trong 48 g (Y) lần lượt là a và b. 
Có hệ phương trình:
 Giải được a = 0,75 ; b = 0,25 => số mol (Y) = 1,25
	 => số mol (X) = 0,25 mol. Số mol (X) dẫn qua dd Br2 : 0,5 mol, trong đó có 0,25 mol CnH2n+2 ( không pư với Br2). Trong 0,25 mol (X) có 0,125 mol CnH2n+2 và 0,25 molCmH2m-2 
 0,125( 14n+2 +14m-2) =14 => n+m = 8 ; Đ/k: n,m 4 ; m2 ( vì hiđrocacbon thể khí, 1 hiđrocacbon có liên kết kép)
m
2
3
4
n
6
5
4
Hiđrocacbon
loại
loại
C4H10 ; C4H6
Công thức phân tử 2 hiđrocacbon là C4H10 và C4H6

Tài liệu đính kèm:

  • docDe9ATPho04.doc