Đề số 7 - Tháng 6 - Môn Hóa 12

docx 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1839Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề số 7 - Tháng 6 - Môn Hóa 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 7 - Tháng 6 - Môn Hóa 12
Đề số 7-tháng 6-2016
Câu 1: Ở trạng thái cơ bản, ion X2+ có tổng cộng 4 electron ở phân lớp d. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử X có tổng số electron ở phân lớp d là 
 A. 4.	B. 6.	C. 2.	D. 5.
Câu 2: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn hợp X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 7,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4, thu được dung dịch chứa 15,6 gam muối sunfat và 2,464 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
 A. 6,29. B. 6,48. C. 6,96. D. 5,04.
Câu 3: Cho isopren phản ứng cộng với HBr theo tỉ lệ mol 1 : 1. Số dẫn xuất monobrom tối đa thu được là:
A. 8.	B. 6.	C. 7.	D. 5.
Câu 4: 1,00 lít khí hiđro được làm giàu đơteri (2D) ở đktc nặng 0,10 gam. Cho rằng loại khí này chỉ chứa 2 đồng vị là 1H và 2D (còn đồng vị 3T không đáng kể). Phần trăm khối lượng của đồng vị 2D trong loại khí này là
A. 11,20%.	B. 12,00%.	C. 21,43%.	D. 24,00%.
Câu 5: X, Y, Z là các hợp chất vô cơ của một kim loại kiềm, khi đốt nóng ở nhiệt độ cao đều cho ngọn lửa màu vàng. Biết: 
	(1) X + Y → Z + E	(3) Y + Ca(HCO3)2 → G↓ + X + E
(2) F + Y → X	(4) F + Z + E → X 
Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Y và Z đều có thể làm mềm nước cứng tạm thời.	B. X được dùng trong công nghiệp thủy tinh.
C. Z được dùng để làm thuốc giảm đau dạ dày.	D. Y kém bền với nhiệt.
Câu 6: Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử C4H9O2N. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH thấy thoát ra khí Y nhẹ hơn không khí và làm xanh giấy quỳ tím ẩm. Số đồng phân của X thỏa mãn là
A. 2.	B. 5.	C. 4.	D. 3.
Câu 7: Cho m gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa a mol HNO3. Sau phản ứng thấy dung dịch có khối lượng không thay đổi và thu được 6,272 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và NO2.Tỷ khối của Z so với metan là 135/56 .Người ta đổ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch sau phản ứng đồng thời đun nóng nhẹ thấy lượng kết tủa biến thiên theo đồ thị hình hình vẽ bên dưới (đơn vị mol) :
 Giá trị của a gần nhất với :
 A. 1,8	 B. 1,6	 C. 1,7	 D. 2,0
Câu 8: Hỗn hợp X gồm Zn, Si, Mg có cùng số mol. Chia X thành 2 phần bằng nhau:
Phần I: cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được V1 lít khí (đktc)
Phần II: cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V2 lít khí (đktc).
Mối liên hệ giữa V1 và V2 là
A. V2 = V1.	B. V1 = 1,5V2.	C. V1 = 2V2.	D. V2 = 2V1.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng?
Nhiệt độ nóng chảy của chất béo no thường thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của chất béo không no có cùng số nguyên tử cacbon.
Axit oleic có công thức là cis–CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7-COOH.
Dầu mỡ để lâu bị ôi, do liên kết đôi C = O của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit.
Ở nhiệt độ thường triolein ở trạng thái lỏng, hiđro hóa triolein thu được tripanmitin ở trạng thái rắn.
Câu 10: Hệ cân bằng sau xảy ra trong một bình kín: CaCO3 (r) CaO (r) + CO2 (k); ∆H = 178 kJ. Trong các tác động sau, tác động nào làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận?
A. Lấy bớt CaO khỏi bình phản ứng.	B. Nghiền nhỏ CaCO3 thành bột.
C. Tăng dung tích của bình phản ứng.	D. Giảm nhiệt độ của hệ.
Câu 11: Hòa tan hết 4,68 gam một kim loại trong 1 lít dung dịch HCl thu được dung dịch A và 1,344 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được 8,2 gam chất rắn khan. Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là
A. 0,04M.	B. 0,12M.	C. 0,06M.	D. 0,08M.
Câu 12: Nung m gam hỗn hợp X gồm AgNO3, Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2 trong bình kín không có không khí đến khối lượng không đổi thu được 19m/37 gam chất rắn khan và hỗn hợp khí có tỉ khối so với hiđro là 21,6. Phần trăm khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp X là
 A. 51,79%	 B. 23,49%	 C. 21,17%	 D. 34,94%
Câu 13: Hỗn hợp A gồm tripeptit Ala-Gly-X và tetrapeptit Gly-Gly-Ala-X (X là α-aminoaxit mạch hở có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH trong phân tử và không có nhóm chức nào khác). Đốt cháy hoàn toàn 0,29 mol hỗn hợp A, sau phản ứng thu được 65,632 lít khí CO2 (đktc) và 48,69 gam H2O. Mặt khác cho 1/10 lượng hỗn hợp A trên tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH thu được m gam muối khan. Tổng khối lượng muối glyxin và muối X trong m là.
 A. 13,412 gam. 	 B. 9,174 gam. 	 C. 10,632 gam. 	 D. 9,312 gam.
Câu 14: Điện phân (có màng ngăn, điện cực trơ) 2 lít dung dịch hỗn hợp gồm KCl và CuSO4 đến khi H2O bị điện phân ở cả hai điện cực thì dừng lại, tại catot thu được 0,64 gam kim loại và anot thu được 0,168 lít khí (đktc). Coi thể tích dung dịch không đổi thì pH của dung dịch thu được bằng
A. 1,7.	B. 2,6.	C. 2,3.	D. 2,0.
Câu 15: Thuốc thử để phân biệt ancol etylic nguyên chất và cồn 960 là
A. HCl.	B. NaOH.	C. Na.	D. CuSO4.
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X gồm etilen và 2 amin no mạch hở đồng đẳng kế tiếp trong oxi dư thu được 16,8 lít CO2, 2,016 lít N2 (đktc) và 16,74 gam H2O. Khối lượng của amin có khối lượng mol phân tử nhỏ là:
A. 1,35 gam.	B. 2,16 gam.	C. 1,8 gam.	D. 2,22 gam.
Câu 17: Hiđrat hoá 2,688 lít C2H2 (đktc) thu được hỗn hợp A (hiệu suất phản ứng 50%). Cho A tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư (t0), kết tủa thu được đem cho vào dung dịch HCl dư thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 12,96.	B. 30,18.	C. 27,36.	D. 17,22.
Câu 18: Cho m gam Mg tác dụng với dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và H2SO4 đun nóng, khuấy đều đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A, 0,896 lít hỗn hợp khí B (đktc, tỉ khối hơi của B so với He là 4, B gồm 2 chất khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu khi để ngoài không khí) và 1,76 gam hỗn hợp 2 kim loại không tan có cùng số mol. Giá trị của m là
A. 4,08.	B. 2,16.	C. 1,68.	D. 3,60.
Câu 19: Cho m gam hỗn hợp kim loại K và Al2O3 tan hết vào nước thu được dung dịch X và 4,48 lít khí (đktc). Cho 450 ml dung dịch HCl 1M vào X đến khi phản ứng kết thúc thu được 15,6 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 28,35.	B. 30,90.	C. 23,25.	D. 26,65.
Câu 20: Nung nóng 0,5 mol hỗn hợp X gồm H2, N2 trong bình kín có xúc tác thích hợp, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Cho 1/2 hỗn hợp Y đi qua ống đựng CuO dư nung nóng thấy khối lượng chất rắn trong ống giảm 3,2 gam. Tỉ khối hơi của hỗn hợp X so với H2 là
A. 8,8.	B. 3,6.	C. 11,4.	D. 7,2.
Câu 21: Cho chuỗi phản ứng sau:
Biết X, Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ. Dãy sắp xếp theo chiều giảm dần nhiệt độ sôi của chúng là
A. Z, Y, X, T.	B. Z, X, T, Y.	C. Y, T, X, Z.	D. Z, X, Y, T.
Câu 22: Nguyên tố X có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là np(2n+1). Trong các khẳng định sau: 
 Dung dịch NaX không phản ứng với dung dịch AgNO3
 Dung dịch NaX có pH > 7
 Đơn chất của X điều chế bằng cách điện phân nóng chảy hỗn hợp KX + 2HX 
 Đơn chất của X phản ứng với crom, silic ở nhiệt độ thường
 Đơn chất của X có thể oxi hóa được tất cả các kim loại, kể cả Au, Pt
 HX có thể điều chế được bằng phương pháp sunfat. Số khẳng định đúng là
A. 6.	B. 5.	C. 3.	D. 4.
Câu 23: Chọn khẳng định không đúng?
Silic tinh thể có màu xám, có tính bán dẫn, có ánh kim.
 Để khai thác lưu huỳnh, người ta nén nước siêu nóng (1700C) vào mỏ làm lưu huỳnh nóng chảy, đẩy lên mặt đất.
Ozon là chất khí không màu, có mùi đặc trưng, có khả năng oxi hóa bạc ở điều kiện thường.
Brom trong công nghiệp được điều chế từ nước biển, hơi brom độc, brom rơi vào da có thể gây bỏng nặng.
Câu 24: Hỗn hợp X gồm kim loại M và oxit của nó (M có hóa trị không đổi trong các hợp chất). Hòa tan 2,8 gam X bằng 90 ml dung dịch HNO3 1M đun nóng thì thấy vừa đủ, tạo thành dung dịch Y và giải phóng hỗn hợp khí NO, NO2 (có tỉ khối hơi so với H2 bằng 17). Cô cạn dung dịch Y thu được một chất muối E. Nung E đến khối lượng không đổi thu được 3 gam chất rắn F. Kim loại M là
A. Ni.	B. Mg.	C. Al.	D. Cu.
Câu 25: Cho a mol bột Mg vào dung dịch có hòa tan x mol Fe(NO3)3 và y mol Cu(NO3)2. Mối liên hệ giữa a, x và y để sau khi kết thúc phản ứng thu được hỗn hợp rắn gồm 3 kim loại
A. a ≥ x + 2y. 	B. 2x + y 3x + 2y.	D. 2a = x + 2y.
Câu 26: Đun nóng hỗn hợp T gồm 2 ancol no đơn chức X và Y, mạch hở, kế tiếp trong dãy đồng đẳng (MX > MY) với H2SO4 đặc ở 1400C thu được 4,836 gam hỗn hợp 3 ete. Hiệu suất phản ứng tạo ete của X và Y lần lượt là 25% và 30%. Lượng ancol chưa tham gia phản ứng tác dụng với natri dư thu được 0,292 gam H2. Số mol của X trong T là:
A. 0,24 mol.	B. 0,18 mol.	C. 0,12 mol.	D. 0,16 mol.
Câu 27: Hỗn hợp X gồm một anđehit, một axit cacboxylic và một este (trong đó axit và este là đồng phân của nhau, có số mol bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần 0,55 mol O2, thu được 0,475 mol CO2 và 0,475 mol nước. Nếu cũng cho 0,1 mol X nói trên đem thực hiện phản ứng tráng bạc thì khối lượng bạc thu được là
A. 16,2 gam.	B. 8,1 gam.	C. 29,7 gam.	D. 14,85 gam.
Câu 28: Dung dịch A chứa: a mol Na+, b mol , c mol Cl–, d mol . Để thu được kết tủa lớn nhất khi thêm 100 ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ xM. Giá trị của x là 
A. .	B. .	C. .	D..
Câu 29: Chọn khẳng định không đúng?
Hỗn hợp tecmit được dùng để hàn đường ray gồm bột Al trộn Cr2O3
Ngọc saphia là tinh thể Al2O3 có lẫn tạp chất TiO2 và Fe3O4
Có thể dùng bình làm bằng Al hoặc Fe để đựng HNO3 đặc
Muối kép Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O còn có tên là phèn nhôm
Câu 30: Cho sơ đồ phản ứng:	(1) X (C5H8O2) + NaOH → X1 (muối) + X2
 (2) Y (C5H8O2) + NaOH → Y1 (muối) + Y2
Biết X1 va Y1 có cùng số nguyên tử cacbon; X1 có phản ứng với nước brom, còn Y1 thì không. Tính chất hóa học nào giống nhau giữa X2 và Y2?
A. Bị khử bởi H2 (t0, Ni).	B. Tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 (t).
C. Bị oxi hóa bởi O2 (xúc tác) thành axit cacboxylic.	D. Tác dụng được với Na.
Câu 31: Hỗn hợp E gồm một axit cacboxylic no, hai chức (có phần trăm khối lượng cacbon lớn hơn 30%) và hai ancol X, Y đồng đẳng kế tiếp (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol E cần vừa đủ 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 15,4 gam CO2 và 8,1 gam H2O. Đun nóng 0,2 mol E với axit sunfuric đặc, thu được m gam các hợp chất có chức este. Biết phần trăm số mol tham gia phản ứng este hóa của X và Y tương ứng bằng 30% và 20%. Giá trị lớn nhất của m là
 A. 6,32. B. 6,18. C. 2,78. D. 4,86.
Câu 32: Nhỏ từ từ dung dịch chứa x mol H3PO4 vào 4 lít dung dịch Ca(OH)2 0,0165M, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
số mol Ca3(PO4)2
số mol H3PO4
2,25a
a
0
Giá trị của a là
A. 0,028.	B. 0,020.	C. 0,022.	D. 0,024.
Câu 34: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Để làm mềm nước cứng tạm thời có thể dùng Na2CO3 hoặc HCl hoặc đun sôi nước.
B. Nước cứng làm hao tổn chất giặt rửa tổng hợp.
C. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O) được dùng để sản xuất xi măng.
D. Nước có chứa các anion là nước cứng toàn phần.
Câu 35: Hợp chất hữu cơ X có công thức tổng quát là (C3H6O2)n. Biết a mol X phản ứng với Na dư thu được 1 mol H2. Đốt cháy hết a mol X thu được 6 mol CO2. Tên gọi của X là
A. Axit hexanoic.	B. Axit propanoic.	C. Ancol anlylic.	D. Axit ađipic.
Câu 36: Cho sơ đồ phản ứng tạo các khí như sau:
(1) KClO3 + HCl khí X	(2) NH4HCO3 + KOH khí Y
(3) F2 + H2O khí Z	(4) FeCO3 + H2SO4 đặc khí M + khí N
(5) C + CO2 khí T	(6) Cu + NaNO3 + H2SO4 loãng khí Q
Trong các khí X, Y, Z, M, N, T, Q, số khí phản ứng với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường là
A. 5.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
Câu 37: Hỗn hợp X gồm 1 số hợp chất no bền mạch hở có từ 2 nhóm chức trở lên chỉ gồm nhóm –OH và –CHO trong đó hiđro chiếm 6,25% khối lượng hỗn hợp. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong nước amoniac dư đun nhẹ thu được 32,4 gam Ag. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 1,512 lít H2 (đktc). Đốt m gam hỗn hợp X cần 6,44 lít O2 (đktc). Giá trị của m là	
 A. 10,8	 B. 10,26	 C. 8,64	D. 8,54
Câu 38: Hỗn hợp X gồm ancol etylic, anđehit axetic, anđehit oxalic trong đó cacbon chiếm 46,667% khối lượng hỗn hợp. Thêm 0,25 mol một ancol no mạch hở 2 chức Y vào 0,15 mol hỗn hợp X thu được hỗn hợp Z có phần trăm khối lượng cacbon là 51,63%. Đốt m gam Y cần 6,16 lít O2 (đktc). Giá trị của m là
 A. 6,820	 B. 5,225	 C. 4,500	 D. 4,086
Câu 39: Khi thủy phân hoàn toàn 0,2 mol peptit X mạch hở (X tạo bởi các amino axit có một nhóm amino và một nhóm cacboxylic) bằng lượng dung dịch KOH gấp đôi lượng cần phản ứng, cô cạn dung dịch thu được hỗn hơp chất rắn tăng so với khối lượng A là 108,4 gam. Số liên kết peptit trong X là
A. 4.	B. 9.	C. 10.	D. 5.
Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp H gồm 0,14 mol anđehit X và 0,22 mol hai axit Y; Z (MX<MY<MZ ; X, Z có cùng số nguyên tử cacbon và X; Y; Z đều có số C nhỏ hơn 5) thu được 18,816 lít CO2 (đktc). Khi cho hỗn hợp H qua dung dịch AgNO3/NH3 dư kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Biết số liên kết pi trong X, Y, Z bằng số nguyên tử cacbon. Giá trị của m là
	 A. 102,72 	 B. 102,6 	 C. 81,72 	 D. 83,76
Câu 41: Cho 55,86 gam hỗn hợp X gồm K2CO3, KOH, CaCO3 và Ca(OH)2 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 5,376 lít CO2 (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 33,525 gam muối kali và m gam muối canxi. Giá trị của m là
A. 33,30.	B. 36,63.	C. 35,52.	D. 38,85.
Câu 42: Trong phòng thí nghiệm có 4 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong 4 dung dịch: phenol, anilin, HNO3 đặc, H2SO4 đặc. Ban đầu chúng đều không màu, nhưng để lâu một thời gian: lọ X bị chuyển sang màu đen, lọ Y chuyển sang màu hồng, lọ Z chuyển sang màu vàng, lọ T hầu như không chuyển màu. Khẳng định đúng là
A. Z là anilin.	B. T là HNO3 đặc.	C. X là H2SO4 đặc.	D. Y là phenol.
Câu 43: Hỗn hợp X gồm 1 mol aminoaxit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 3 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 8 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Tổng giá trị (x + y) là:
A. 9,0.	B. 10,0.	C. 12,0.	D. 11,0.
Câu 44: Hấp thụ hết 13,44 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1,25M và NaOH 1,5M, sau phản ứng thu được m1 gam kết tủa và dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X vào 200 ml dung dịch KOH 1,5M và BaCl2 1,2M thu được m2 gam kết tủa. Giá trị của m2 là
A. 47,28.	B. 39,40.	C. 57,13.	D. 59,10.
Câu 45: Đốt cháy hoàn toàn x gam hỗn hợp E chứa 2 este đều đơn chức, mạch hở thu được 0,63 mol CO2. Mặt khác đun nóng x gam E với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol đồng đẳng kế tiếp và x gam hỗn hợp gồm 2 muối, trong đó có a gam muối X và b gam muối Y (MX < MY). Đun nóng F với H2SO4 đặc ở 1400C thu được 4,32 gam hỗn hợp gồm 3 ete. Biết rằng hiệu suất ete hóa của 2 ancol có khối lượng phân tử tăng dần lần lượtt là 80% và 60%. Tỉ lệ gần nhất của a : b là.
 A. 1,2 	 B. 0,9 	 C. 1,1 	 D. 0,8
Câu 46: Hỗn hợp E gồm 3 peptit mạch hở X, Y, Z ( MX < MY < MZ , nY = nZ) có tổng số liên kết peptit trong 3 phân tử là 13 trong đó số nguyên tử oxi trong phân tử mỗi peptit không nhỏ hơn 6. Để thủy phân hoàn toàn 32,13 gam hỗn hợp E cần vừa đủ 510ml dung dịch NaOH 1M thu được hỗn hợp muối của Gly và Val có tỷ lệ mol là 16 : 1. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol E cần vừa đủ 2,565 mol oxi. Phần trăm theo khối lượng của Z gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 17	 B. 12	 C. 14	 D. 15
Câu 47: Hòa tan hết hỗn hợp Al, Zn, Mg trong dung dịch HNO3 loãng vừa đủ thu được dung dịch X và không thấy khí thoát ra. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan (trong đó phần trăm khối lượng của nguyên tố O là 54%). Nung m gam muối khan nói trên tới khối lượng không đổi thu được 70,65 gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với:
A. 210.	B. 200.	C. 195.	D. 185.
Câu 48: Hòa tan m gam hỗn hợp A gồm Mg, Al, MgO và Al2O3 bằng dung dịch HCl vừa đủ thì được dung dịch chứa (m + 70,295) gam muối. Cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 13,328 lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Nếu cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 3,808 lít hỗn hợp khí NO và N2O (đktc) có tỉ khối so với hiđro là 318/17, dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 162,15 gam muối khan. Giá trị của m là
 A. 30,99. B. 40,08. C. 29,88. D. 36,18.
Câu 49: Hỗn hợp E chứa 2 peptit X, Y (MX < MY) mạch hở, có tổng số liên kết peptit là 10. Đốt cháy 0,2 mol E với lượng oxi vừa đủ, thu được N2; x mol CO2 và y mol H2O với x = y + 0,08. Mặt khác đun nóng 48,6 gam E với dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối của glyxin và valin có tổng khối lượng 83,3 gam. Phần trăm khối lượng của Y có trong hỗn hợp E là.
 A. 37,86%	B. 38,89%	 C. 35,24%	D. 33,38%
Câu 50: Hỗn hợp X gồm Zn, Al, Mg, ZnO trong đó oxi chiếm 5,494% khối lượng hỗn hợp. Cho 23,3 gam hỗn hợp X tác dụng với oxi sau 1 thời gian thu được 27,14 gam hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch hỗn hợp HCl 12% và H2SO4 9,8% vừa đủ thu được 8,512 lít H2 (đktc) và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được bao nhiêu gam muối khan?
 A. 79,62	B. 77,48	 C. 78,34	 D. 76,25

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_so_720thang_62016.docx