Đề kiểm tra môn Hóa Lớp 11 - Năm học 2021-2022

docx 3 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 20/06/2022 Lượt xem 367Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Hóa Lớp 11 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra môn Hóa Lớp 11 - Năm học 2021-2022
Trường THPT Lai Vung 2	ĐỀ KIỂM TRA MÔN HÓA - LỚP 11
Họ tên: ..................................................	 Năm học: 2021 - 2022
Lớp: ............. SBD: ..............................	 Thời gian: 45 phút
Đề 1
Câu 1. Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở -80oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là
A. CH2BrCH2CH=CH2.	B. CH3CH=CHCH2Br.	
C. CH3CHBrCH=CH2.	D. CH3CH=CBrCH3.
Câu 2. Cho sơ đồ phản ứng sau: CH3-C≡CH + AgNO3/ NH3 → X + NH4NO3
X có công thức cấu tạo là?
A. CH3-C≡CAg.	B. CH3-CAg≡CAg.
C. AgCH2-C≡CAg.	D. A, B, C đều có thể đúng.
Câu 3. Cho phản ứng sau: CH3CH(CH3)CH2CH3 + Cl2 
Phản ứng trên có thể tạo thành bao nhiêu sản phẩm thế monoclo?
A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 5.
Câu 4. Cho 4 gam một ankin X có thể làm mất màu tối đa 100 ml dung dịch Br2 2M. CTPT X là
A. C3H4.	B. C5H8.	C. C4H6.	D. C2H2.
Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít (đktc) hidrocacbon X thu được 19,8g CO2. X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa. Công thức cấu tạo của X là
A. CH≡C-CH3.	B. CH≡CH.	C. CH2=CH-CH3.	D. CH2=CH-C≡CH.
Câu 6. Ankađien là hợp chất hữu cơ trong đó có chứa
A. Một liên kết đôi.	B. Hai liên kết ba.	C. Một liên kết ba.	D. Hai liên kết đôi.
Câu 7. Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 8,6 gam X tác dụng hết với dung dịch brom (dư) thì khối lượng brom phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho 13,44 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của CH4 có trong X là
A. 50%.	B. 40%.	C. 25%.	D. 20%.
Câu 8. Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. Thành phần phần % về thể tích của hai anken là:
A. 25% và 75%.	B. 40% và 60%.	
C. 35% và 65%.	D. 33,33% và 66,67%.
Câu 9. Phân biệt but-1-in và but-2-in thì dùng thuốc thử nào?
A. Dung dịch KMnO4.	B. dung dịch Brôm.
C. A, B, C đều đúng.	D. Dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 10. Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế metan bằng cách nào sau đây?
A. Nhiệt phân natri axetat với vôi tôi xút.	B. Crackinh butan.
C. Từ phản ứng của nhôm cacbua với nước. 	D. A, C đều đúng.
Câu 11. Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là
A. 18,96 gam.	B. 18,60 gam.	C. 20,40 gam.	D. 16,80 gam.
Câu 12. Cho ankan A có tên gọi: 3 – etyl – 2,4 – dimetylhexan. CTPT của A là
A. C8H18.	B. C9H20.	C. C11H24.	D. C10H22.
Câu 13. Buta–1,3–đien có công thức cấu tạo thu gọn là
A. CH2=CH–CH=CH2.	B. CH2=C(CH3)–CH=CH2.
C. CH2=CH–CH=C(CH3)2.	D. (CH3)2C=C=CH–CH3.
Câu 14. Anken C4H8 có bao nhiêu đồng phân khi tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất?
A. 1.	B. 3.	C. 2.	D. 4.
Câu 15. Dẫn 4,032 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm C2H2, C2H4, CH4 lần lượt qua bình 1 chứa dung dịc AgNO3 trong NH3 rồi qua bình 2 chứa dung dịch Br2 dư trong CCl4. Ở bình 1 có 7,2 gam kết tủa. Khối lượng bình 2 tăng thêm 1,68 gam. Thể tích (đktc) hỗn hợp A lần lượt là:
A. 0,672 lít; 1,344 lít; 2,016 lít.	B. 0,672 lít; 0,672 lít; 2,688 lít.
C. 2,016; 0,896 lít; 1,12 lít.	D. 1,344 lít; 2,016 lít; 0,672 lít.
Câu 16. Công thức cấu tạo của etilen là
A. CH3-CH3.	B. C2H4.	C. CH≡CH.	D. CH2=CH2.
Câu 17. Anken CH3-C(CH3)=CH-CH3 có tên là
A. 3-metylbut-1-en.	B. 2-metylbut-1-en.	C. 2-metylbut-2-en.	D. 2-metylbut-3-en.
Câu 18. Công thức tổng quát của dãy đồng đẳng ankan là
A. CnH2n-2 (n≥2).	B. CnH2n+2 (n≥1).	C. CnH2n (n≥2).	D. CnH2n+1 (n≥1).
Câu 19. Có bao nhiêu ankin ứng với công thức phân tử C4H6?
A. 3.	B. 2.	C. 1.	D. 4.
Câu 20. Những hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học (cis-trans)?
CH3CH=CH2 (I); CH3CH=CHCl (II); CH3CH=C(CH3)2 (III);
C2H5–C(CH3)=C(CH3)–C2H5 (IV); CH2=CHCH=CHCH2CH3 (V).
A. (III), (IV).	B. (I), (IV), (V).	C. (II), (IV), (V).	D. (II), III, (IV), (V).
Câu 21. X là hỗn hợp gồm 2 hiđrocacbon mạch hở (thuộc dãy đồng đẳng ankin, anken, ankan). Cho 0,3 mol X làm mất màu vừa đủ 0,5 mol brom. Phát biểu nào dưới đây đúng
A. X có thể gồm1 ankan và 1 anken.	B. X có thể gồm 2 ankan.
C. X có thể gồm 2 anken.	D. X có thể gồm1 anken và một ankin.
Câu 22. Để làm sạch etilen có lẫn axetilen ta cho hỗn hợp đi qua dd nào sau đây?
A. dd brom dư.	B. dd KMnO4 dư và dd AgNO3 /NH3 dư.
C. dd AgNO3 /NH3 dư.	D. dd KMnO4 dư.
Câu 23. Chất nào sau đây tham gia phản ứng trùng hợp
A. CH3CH2Cl.	B. CH3CH2OH.	C. CH2=CH-CH3.	D. CH3CH2OCH3.
Câu 24. Cho chuỗi phản ứng sau: (biết X, Y, Z đều là hợp chất hữu cơ). Chọn phát biểu đúng.
A. Trùng hợp Z thu được vinylaxetilen.
B. X, Y là các chất khí đều có thể làm mất màu nước brom.
C. Y là ancol HO–CH2–CH2–OH.
D. X, Y, Z có số nguyên tử cacbon khác nhau.
Câu 25. Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO2 (ở đktc) và 9,9 gam nước. Thể tích không khí (ở đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là
A. 56,0 lít.	B. 70,0 lít.	C. 84,0 lít.	D. 78,4 lít.
-----------------------------------Hết -----------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_hoa_lop_11_nam_hoc_2021_2022.docx