Đề kiểm tra lớp chất lượng cao lần 3 năm học 2015 - 2016 môn: Vật lí 11 thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1067Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra lớp chất lượng cao lần 3 năm học 2015 - 2016 môn: Vật lí 11 thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra lớp chất lượng cao lần 3 năm học 2015 - 2016 môn: Vật lí 11 thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian phát đề)
SỞ GDĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT LƯƠNG TÀI 2
ĐỀ KIỂM TRA LỚP CHẤT LƯỢNG CAO LẦN 3
 NĂM HỌC 2015-2016 
Môn: Vật lí 11
Ngày kiểm tra 13 tháng 3 năm 2016
Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Mã đề: 132
Câu 1: Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n, sao cho tia phản xạ vuông góc với tia khúc xạ. Khi đó góc tới i được tính theo công thức
A. sini = 1/n	B. tani = 1/n	C. sini = n	D. tani = n
Câu 2: Bốn vật kích thước nhỏ A,B, C, D nhiễm điện. Vật A hút vật B nhưng đẩy vật C, vật C hút vật D. Biết A nhiễm điện âm. Hỏi B, C, D nhiễm điện gì
A. B âm, C dương, D dương	B. B âm, C dương, D âm
C. B âm, C âm, D dương.	D. B dương, C âm, D dương
Câu 3: Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 (Ω) được mắc với điện trở 4,8 (Ω) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Cường độ dòng điện trong mạch là
A. I = 25 (A).	B. I = 12 (A).	C. I = 1,2 (A).	D. I = 2,5 (A).
M
N
I
Câu 4: Một dòng điện cường độ 5A chạy trong một dây dẫn thẳng dài chiều như hình vẽ. Cảm ứng từ tại hai điểm M và N quan hệ với nhau như thế nào, biết M và N đều cách dòng điện 4cm, đều nằm trên mặt phẳng hình vẽ đối xứng nhau qua dây dẫn.
A. BM = BN; hai véc tơ và song song cùng chiều
B. BM = BN; hai véc tơ và song song ngược chiều
C. BM > BN; hai véc tơ và song song cùng chiều
D. BM = BN; hai véc tơ và vuông góc với nhau
Câu 5: Một nguồn điện suất điện động E = 15V, có điện trở trong r = 0,5 được mắc nối tiếp với mạch ngòai gồm 2 điện trở R1 = 20và R2 = 30mắc song song tạo thành mạch kín. Công suất của mạch ngòai là
A. PN = 14,4 W	B. PN = 17,28 W	C. PN = 4,4 W	D. PN = 18 W
Câu 6: Một ống dây có độ tự cảm L = 0,5H. Muốn tích luỹ năng lượng từ trường 100J trong ống dây thì phải cho dòng điện có cường độ bao nhiêu đi qua ống dây đó ?
A. 2A	B. 20A	C. 1A	D. 10A
Câu 7: Trong nguồn điện lực lạ có tác dụng
A. làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực âm của nguồn điện sang cực dương của nguồn điện.
B. làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực dương của nguồn điện sang cực âm của nguồn điện.
C. làm dịch chuyển các điện tích dương theo chiều điện trường trong nguồn điện.
D. làm dịch chuyển các điện tích âm ngược chiều điện trường trong nguồn điện.
Câu 8: Bộ tụ điện trong chiếc đèn chụp ảnh có điện dung 750 μF được tích điện đến hiệu điện thế 330V. Mỗi lần đèn lóe sáng tụ điện phóng điện trong thời gian 5ms. Tính công suất phóng điện của tụ điện
A. 9,17kW	B. 8,17kW	C. 5,17kW	D. 6 ,17kW
Câu 9: Chọn câu trả lời đúng.
Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng:
A. góc khúc xạ luôn bé hơn góc tới.
B. góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới.
C. góc khúc xạ tỉ lệ thuận với góc tới.
D. khi góc tới tăng dần thì góc khúc xạ cũng tăng dần.
Câu 10: Hai bình điện phân mắc nối tiếp với nhau trong một mạch điện, bình 1 chứa dung dịch CuSO4 có các điện cực bằng đồng, bình 2 chứa dung dịch AgNO3 có các điện cực bằng bạc. Trong cùng một khoảng thời gian nếu lớp bạc bám vào catot của bình thứ 2 là m2 = 41,04g thì khối lượng đồng bám vào catot của bình thứ nhất là bao nhiêu ? Biết ACu = 64, nCu = 2, AAg = 108, nAg = 1
A. 6,08g	B. 12,16g	C. 18,24g	D. 24,32g
Câu 11: Mét dßng ®iÖn th¼ng, dµi cã cêng ®é 20 (A), c¶m øng tõ t¹i ®iÓm M c¸ch dßng ®iÖn 5 (cm) cã ®é lín lµ
A. 4.10-6 (T)	B. 4π.10-6 (T)	C. 8π.10-5 (T)	D. 8.10-5 (T)
Câu 12: Ba môi trường trong suốt (1), (2), (3) có thể đặt tiếp giáp nhau. Với cùng góc tới i = 600; nếu ánh sáng truyền từ (1) vào (2) thì góc khúc xạ là 450; nếu ánh sáng truyền từ (1) vào (3) thì góc khúc xạ là 300. Hỏi nếu ánh sáng truyền từ (2) vào (3) vẫn với góc tới i thì góc khúc xạ là bao nhiêu?
A. 380	B. 450	C. 300	D. 600
Câu 13: Công của lực điện trường làm di chuyển một điện tích giữa hai điểm có hiệu điện thế U = 2000V là 1J. Tính độ lớn điện tích đó
A. 2mC	B. 5mC	C. 5.10-4C	D. 4.10-2C
Câu 14: Một ống dây dài 50cm tiết diện ngang là 10cm² gồm 100 vòng. Hệ số tự cảm của ống dây là
A. 25µH	B. 250µH	C. 125µH	D. 1250µH
Câu 15: Điện tích điểm q đặt tại O trong không khí, Ox là một đường sức điện. Lấy hai điểm A, B trên Ox, đặt M là trung điểm của AB. Giữa EA, EB ,EM có mối liên hệ
A. 	B. EM = (EA + EB)/2
C. 	D. 
Câu 16: Khi hai điện trở giống nhau mắc song song vào đoạn mạch có hiệu điện thế U không đổi thì công suất tiêu thụ là 40 W. Nếu hai điện trở này mắc nối tiếp vào đoạn mạch trên thì công suất tiêu thụ là
A. 10 W	B. 20 W	C. 40 W	D. 80 W
Câu 17: Ánh sáng truyền trong môi trường có chiết suất n1 với vận tốc v1, trong môi trường có chiết suất n2 với vận tốc v2. Hệ thức liên hệ giữa chiết suất và vận tốc là:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 18: Một nguồn điện có suất điện động E = 6 (V), điện trở trong r = 2 (Ω), mạch ngoài có điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là 4 (W) thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 6 (Ω).	B. R = 1 (Ω).	C. R = 2 (Ω).	D. R = 3 (Ω).
Câu 19: Hai điện tích điểm đặt trong không khí cách nhau 12cm, lực tương tác giữa chúng bằng 10N. Đặt chúng vào trong dầu cách nhau 8cm thì lực tương tác giữa chúng vẫn bằng 10N. Hằng số điện môi của dầu là
A. 1,51	B. 3,41	C. 2,25	D. 2,01
Câu 20: Tia sáng từ không khí tới gặp mặt phân cách giữa không khí và môi trường trong suốt chiết suất dưới góc tới i = 450 thì có một phần tia sáng phản xạ một phần khúc xạ. Góc tạo bởi tia phản xạ và khúc xạ là
A. 850	B. 950	C. 1150	D. 1050
Câu 21: Một hạt mang điện chuyển động trong từ trường đều, mặt phẳng quỹ đạo của hạt vuông góc với đường sức từ. Nếu hạt chuyển động với vận tốc v1 = 1,8.106m/s thì lực Lorenxơ tác dụng lên hạt là 2.10-6N. Hỏi nếu hạt chuyển động với vận tốc v2 = 4,5.107m/s thì lực Lorenxơ tác dụng lên hạt có độ lớn bằng bao nhiêu:
A. 2.10-5N	B. 4.10-5N	C. 3.10-5N	D. 5.10-5N
Câu 22: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Hạt tải điện trong kim loại là iôn dương và iôn âm.
B. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm nếu nhiệt độ trong kim loại được giữ không đổi
C. Hạt tải điện trong kim loại là electron.
D. Dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt.
Câu 23: Một hạt mang điện tích q=3,2.10-9C bay vào từ trường đều có cảm ứng từ B=0,5T, vận tốc hạt là 106m/s và có phương hợp với véc tơ cảm ứng từ 1 góc 30o. Lực Lorenxơ tác dụng lên hạt là:
A. 1,38.10-3N	B. 1,6.10-3N	C. 0,8.10-3N	D. 3,2.10-3N
Câu 24: Một quả cầu nhỏ mang điện tích q = 1nC đặt trong không khí. Cường độ điện trường tại điểm cách quả cầu 3cm là
A. 104 V/m	B. 5.103V/m	C. 105V/m	D. 3.104V/m
Câu 25: Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số ỏT = 65 (mV/K) được đặt trong không khí ở 200C, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 2320C. Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt khi đó là
A. E = 13,00mV.	B. E = 13,78mV	C. E = 13,58mV.	D. E = 13,98mV.
Câu 26: Trong đèn hình của máy thu hình, các electrôn được tăng tốc bởi hiệu điện thế 25000V. Hỏi khi đập vào màn hình thì vận tốc của nó bằng bao nhiêu, bỏ qua vận tốc ban đầu của nó
A. 8,4.107m/s	B. 6,4.107m/s	C. 9,4.107m/s	D. 7,4.107m/s
Câu 27: Người ta mắc hai cực của nguồn điện với một biến trở có thể thay đổi từ 0 đến vô cực. Khi giá trị của biến trở rất lớn thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4,5 (V). Giảm giá trị của biến trở đến khi cường độ dòng điện trong mạch là 2 (A) thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4 (V). Suất điện động và điện trở trong của nguồn điện là
A. E = 4,5 (V); r = 0,25 (Ω).	B. E = 9 (Ω); r = 4,5 (Ω).
C. E = 4,5 (V); r = 4,5 (Ω).	D. E = 4,5 (V); r = 2,5 (Ω).
Câu 28: Một bình điện phân dung dịch CuSO4 có anốt làm bằng đồng, điện trở của bình điện phân R = 8 (W), được mắc vào hai cực của bộ nguồn E = 9 (V), điện trở trong r =1 (W). Khối lượng Cu bám vào catốt trong thời gian 5h có giá trị là
A. 5 (g).	B. 10,5 (g).	C. 5,97 (g).	D. 11,94 (g).
Câu 29: Biểu thức nào sau đây là không đúng?
A. 	B. E = U + Ir	C. 	D. E = U – Ir
Câu 30: Trong các quy tắc vẽ các đường sức điện sau đây, quy tắc nào là sai.
A. Các đường sức xuất phát từ các điện tích âm, tận cùng tại các điện tích dương
B. Nơi nào cường độ điện trường lớn hơn thì các đường sức được vẽ dày hơn
C. Các đường sức không cắt nhau
D. Tại một điểm bất kì trong điện trường có thể vẽ được một đường sức đi qua nó
Câu 31: Công thức nào sau đây tính cảm ứng từ tại tâm của vòng dây tròn có bán kính R mang dòng điện I
A. 	B. 	C. B = 2π.10-7I.R	D. 
Câu 32: Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở trong r = 2,5 (Ω), mạch ngoài gồm điện trở R1 = 0,5 (Ω) mắc nối tiếp với một điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 2 (Ω).	B. R = 3 (Ω).	C. R = 1 (Ω).	D. R = 4 (Ω).
Câu 33: Người ta muốn tạo ra từ trường có cảm ứng từ B = 250.10-5T bên trong một ống dây, mà dòng điện chạy trong mỗi vòng của ống dây chỉ là 2A thì số vòng quấn trên ống phải là bao nhiêu, biết ống dây dài 50cm
A. 7490 vòng	B. 4790 vòng	C. 479 vòng	D. 497 vòng
Câu 34: Một khung dây tròn gồm 24 vòng dây, mỗi vòng dây có dòng điện cường độ 0,5A chạy qua. Theo tính toán thấy cảm ứng từ ở tâm khung bằng 6,3.10-5T. Nhưng khi đo thì thấy cảm ứng từ ở tâm bằng 4,2.10-5T, kiểm tra lại thấy có một số vòng dây bị quấn nhầm chiều ngược chiều với đa số các vòng trong khung. Hỏi có bao nhiêu số vòng dây bị quấn nhầm:
A. 3	B. 2	C. 4	D. 5
Câu 35: Hai điện tích điểm q1 = +3 (µC) và q2 = -3 (µC),đặt trong dầu (ε= 2) cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là
A. lực hút với độ lớn F = 90 (N).	B. lực đẩy với độ lớn F = 45 (N).
C. lực hút với độ lớn F = 45 (N).	D. lực đẩy với độ lớn F = 90 (N).
Câu 36: Một dây thẳng chiều dài 18,84cm được bọc bằng một lớp cách điện mỏng và quấn thành một vòng dây tròn. Cho dòng điện có cường độ I = 0,4A đi qua vòng dây. Tính cảm ứng từ tại tâm vòng dây.
A. 0,74.10-5 T	B. 0,86.10-5 T	C. 0,88.10-5 T	D. 0,84.10-5 T
Câu 37: Một cuộn dây có 400 vòng điện trở 4Ω, diện tích mỗi vòng là 30cm2 đặt cố định trong từ trường đều, véc tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng tiết diện cuộn dây. Tốc độ biến thiên cảm ứng từ qua mạch là bao nhiêu để cường độ dòng điện trong mạch là 0,3A:
A. 1T/s	B. 0,5T/s	C. 2T/s	D. 4T/s
Câu 38: Một e được tăng tốc bởi hiệu điện thế 103V, rồi cho bay vào trong từ trường đều B=2T, theo phương vuông góc với các đường sức từ. Tính lực Lorenxơ, biết vận tốc của hạt trước khi tăng tốc rất nhỏ.
A. 6.10-11N	B. 6.10-12N	C. 2,3.10-12N	D. 2.10-12N
Câu 39: Một khung dây kín có điện trở R .Khi có sự biến thiên của từ thông qua khung dây ,cường độ dòng điện qua khung dây có giá trị bằng:
A. R 	B. R.	C. 	D. 
Câu 40: Đơn vị của từ thông
A. Tesla (T).	B. Ampe (A).	C. Vêbe (Wb).	D. Vôn (V).
Câu 41: Một viên bi nhỏ kim loại khối lượng 9.10-5kg thể tích 10mm3 được đặt trong dầu có khối lượng riêng 800kg/m3. Chúng đặt trong điện trường đều E = 4,1.105 V/m có hướng thẳng đứng từ trên xuống, thấy viên bi nằm lơ lửng, lấy g = 10m/s2. Điện tích của bi là
A. - 1nC	B. 2,5nC	C. - 2nC	D. 1,5nC
Câu 42: Một hình vuông cạnh 5cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10–4 T, từ thông qua hình vuông đó bằng 10–6 WB. Tính góc hợp bởi véctơ cảm ứng từ và véc tơ pháp tuyến của hình vuông đó
A. 45°	B. 30°	C. 0°	D. 60°
Câu 43: Cho dòng điện qua bình điện phân chữa dung dịch CuSO4, có anot bằng Cu. Biết đương lượng điện hóa của đồng k = 3,3.107 kg/C. Để trên catot xuất hiện 0,33 kg đồng thì điện tích qua bình điện phân phải bằng bao nhiêu?
A. 1nC.	B. 100nC	C. 0,1nC.	D. 10nC.
Câu 44: Một ống dây có độ tự cảm L=0,05 H.Cường độ dòng điện qua ống dây biến thiên theo thời gian theo biểu thức i(t) = 0,04(5-t), trong đó I tính theo đơn vị Ampe , t đo bằng (s). Suất điện động tự cảm xuất hiện trong cuộn dây có giá trị nào sau đây ?
A. 2.10-3 (V)	B. 10-2 (V)	C. 10-3 (V)	D. 2.10-2 (V)
Câu 45: Một thanh dẫn dài 25cm ,chuyển động trong từ trường đều.Cảm ứng từ B = 8.10-3T.Vectơ vận tốc vuông góc với thanh và cũng vuông góc với vectơ cảm ứng từ , cho v = 3m/s.Suất điện động cảm ứng trong thanh là :
A. 6.10-3 V	B. 3.10-3 V	C. 6.10-4 V	D. một giá trị khác
i(A)
t(s)
1
1
0
3
Câu 46: Một ống dây có dòng điện chạy qua biến đổi theo thời gian biểu diễn như đồ thị hình vẽ bên. Gọi suất điện động tự cảm trong ống dây trong khoảng thời gian từ 0 đến 1s là e1, từ 1s đến 3s là e2 thì
A. e1 = e2/2	B. e1 = 2e2	C. e1 = 3e2	D. e1 = e2
Câu 47: Một khung dây phẳng diện tích 40cm² gồm 100 vòng đặt trong từ trường đều B = 2.10–4T, véc tơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung một góc 30°. Người ta giảm đều từ trường đến không trong khoảng thời gian 0,01s. Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung trong thời gian từ trường biến đổi
A. 4.10–3 V	B. 8.10–3V	C. 2.10–3 V	D. 4.10–2 V
Câu 48: Một bộ nguồn gồm 40 pin giống nhau ghép hỗn hợp thành n hàng (dãy), mỗi hàng gồm m pin ghép nối tiếp, suất điện động mỗi pin E=6V, điện trở trong r=1W. Mạch ngoài là một điện trở có giá trị 2,5W. Để công suất trên điện trở R đạt giá trị lớn nhất thì khi đó m, n bằng
A. n = 5; m = 8	B. n = 10; m = 4	C. n = 8; m =5	D. n = 4; m = 10
Câu 49: Công của dòng điện có đơn vị là:
A. W	B. J/s	C. kWh	D. kVA
Câu 50: Chọn một đáp án sai khi nói về từ trường
A. Tại mỗi điểm trong từ trường chỉ vẽ được một và chỉ một đường cảm ứng từ đi qua
B. Các đường cảm ứng từ là những đường cong không khép kín
C. Các đường cảm ứng từ không cắt nhau
D. Tính chất cơ bản của từ trường là tác dụng lực từ lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó
-------------------------------Hết----------------------------------
(Đề có 05 trang)
Họ và tên thí sinh: .Số báo danh:..

Tài liệu đính kèm:

  • docCLC LAN 3_BAN_132.doc