Đề kiểm tra học kì II năm học 2014_2015 - Môn vật lý lớp 11( thời gian 45 phút)

docx 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 986Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II năm học 2014_2015 - Môn vật lý lớp 11( thời gian 45 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II năm học 2014_2015 - Môn vật lý lớp 11( thời gian 45 phút)
 	TRƯỜNG THCS & THPT CHI LĂNG ĐÀ LẠT
	 ĐỀ KIỂM TRA HKII NĂM HỌC 2014_2015 - MÔN VẬT LÝ LỚP 11( Thời gian 45 phút) 	ĐỀ CHÍNH THỨC
 PHẦN TỰ LUẬN ( 4 điểm) Thời gian 25 phút	
Câu 1 (1đ) : Một đoạn dây dẫn có chiều dài l= 5cm , mang dòng điện có cường độ I = 2A và chiều dòng điện từ trái sang phải , đoạn dây nằm trong một từ trường đều mà véc tơ cảm ứng từ có chiều từ dưới lên và có độ lớn B = 0,5T. Xác định lực từ tác dụng lên đoạn dây.
Câu 2 (2đ) : Một thấu kính phân kì có tiêu cự f = - 20cm . Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính, cách thấu kính 20 cm. Hãy xác định độ tụ của thấu kính,vị trí ảnh, bản chất ảnh, số phóng đại và vẽ ảnh .
Học sinh chọn một trong ba câu : câu 3A , câu 3B hoặc câu 3C 
Câu 3A (1đ) : Mắt là một hệ quang học phức tạp, tương đương với một thấu kính hội tụ gọi là thấu kính mắt.Trong hệ quang học này thì giác mạc là phần ngoài cùng. Hiện nay, ngoài việc đeo kính để khắc phục tật cận thị , trong y học đã sử dụng các phương pháp phẫu thuật giác mạc như Lasik ; Femto – Lasik;
 Relex - Smile .v.vđể chữa tật cận thị. Các phương pháp trên đều không can thiệp vào nội nhãn mà chỉ dùng các kỹ thuật khác nhau tác động lên giác mạc,làm mỏng giác mạc. Vậy khi phẫu thuật cho giác mạc, các bác sĩ nhãn khoa đã làm thay đổi đại lượng nào của thấu kính mắt ? Theo em, sau phẫu thuật, mắt có khả năng tái cận không?
Câu 3B (1đ) :
“ ..Trong những ngày nóng nực ở Bắc phi, vào buổi chiều , một khu vực nào đó bị nung đốt suốt ngày liền biến thành vùng đất ngập lụt. Tất cả những gì ở khoảng cách ba bốn cây số đều bị nước vây quanh. Những thôn xóm nom tựa như những hòn đảo giữa một cái hồ rộng. Càng lại gần làng, cái bờ của vùng nước ảo kia càng lùi ra xa và cái nhánh nước ngăn cách ta với làng dần dần trở nên hẹp lại cho đến khi biến mất hoàn toàn, còn cái hồ vẫn giữ nguyên hình dạng bắt đầu lùi xa dần và luôn luôn ở một khoảng cách không bao giờ đạt tới được.” (Theo_VnExpress- Bí mật về ảo ảnh-25/7/2005 ) 
Ảo ảnh mô tả trong đoạn trích trên là hiện tượng quang học gì trong khí quyển ? Hãy nêu các điều kiện để xảy ra hiện tượng quang học này này?
Câu 3C (1đ) : Trong giờ thực hành đo tiêu cự của thấu kính phân kì, một nhóm học sinh của một lớp 11A tiến hành thí nghiệm và ghi được bảng số liệu sau
Lần đo
d (mm)
d/ (mm)
f (mm)
∆f(mm)
1
89
39
2
90
40
3
90
40
4
89
39
5
91
41
Hãy tính giá trị trung bình của tiêu cự ( f ) và giá trị trung bình của sai số tuyệt đối (∆f ) sau đó tính sai số tương đối.
Chú ý : khi tính f , ∆f , f , ∆f theo đơn vị mm chỉ lấy một chữ số sau dấu phẩy sau khi làm tròn. Ví dụ 
f = 73,252 mm thì lấy f = 73,3 mm
 PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 15 câu - 6 điểm)_ Thời gian 20 phút 
Câu 1/ Đặc điểm nào sau đây là không đúng khi mắt quan sát vật ở điểm cực cận
A/ Tiêu cự của thấu kính mắt giảm đến giá trị nhỏ nhất.
B/ Áp lực của cơ đỡ làm thể thủy tinh phồng lên tới mức tối đa.
C/ Độ tụ thấu kính mắt tăng đến giá trị lớn nhất.
D/ Khoảng cách từ màng lưới đến thể thủy tinh giảm đến giá trị nhỏ nhất.
Câu 2/ Tiêu điểm vật chính F của thấu kính hội tụ là một điểm mà tia sáng tới qua nó sẽ cho tia ló 
A/ qua tiêu điểm ảnh chinh.	B/ qua quang tâm O.	C/ truyền thẳng. 	D/ song song với trục chính.
Câu 3/ Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trong đó so với
A/ chính nó. 	B/ chân không.	C/ không khí.	D/ nước.
Câu 4/ Trong máy quang phổ, lăng kính thực hiện chức năng 
A/ phân tích ánh sáng từ nguồn sáng thành những thành phần đơn sắc.
B/ làm cho ánh sáng qua máy quang phổ đều bị lệch.
C/ làm cho ánh sáng qua máy quang phổ hội tụ tại một điểm.
D/ làm cho ánh sáng qua máy quang phổ được nhuộm màu.
Câu 5/ Qua thấu kính phân kì, ảnh của một vật thật không có đặc điểm nào sau đây?
A/ Nằm sau kính. 	B/ Cùng chiều vật.	C/ Nhỏ hơn vật.	D/ Ảnh ảo.
Câu 6/ Qua một thấu kính hội tụ tiêu cự 20 cm, một vật đặt trước kính 60 cm sẽ cho ảnh cách vật 
A/ 90cm	B/ 80cm	C/ 30cm	D/ 60cm
Câu 7/ Nguyên nhân nào sau đây không phải là nguyên nhân gây nên sai số ngẫu nhiên của phép đo tiêu cự của thấu kính phân kì
A/ Không xác định đúng vị trí ảnh rõ nét trên màn ảnh.
B/ Các quang trục của thấu kính phân kì và hội tụ không được chỉnh cho trùng nhau.
C/ Mản ảnh , các thấu kính bị nghiêng trong quá trình thao tác.
D/ Thước đo chiều dài lắp trên giá đỡ có độ chia không chuẩn.
Câu 8/ Một người bị cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm, còn điểm cực cận cách mắt 15cm. Để nhìn xa vô cùng mà không phải điều tiết thì người này phải đeo sát mắt một thấu kính
A/ hội tụ có tiêu cự 50 cm 	B/ phân kì có tiêu cự 50 cm
C/ hội tụ có tiêu cự 15 cm.	D/ phân kì có tiêu cự 15 cm.
Câu 9/ Từ trường đều là trường mà các đường sức từ là 
A/ các đường tròn đồng tâm. 	B/ các đường thẳng song song.
C/ các đường tròn cách đều nhau. 	D/ các đường thẳng song song và cách đều nhau.
Câu 10/ Công thức nào sau đây là công thức tính độ lớn cảm ứng từ tại tâm vòng dây tròn đường kính d có tất cả N vòng dây, cường độ dòng điện qua mỗi vòng là I ?
A/ B = 2π. 10-7IdN 	B/ B = 4π. 10-7IdN 	C/ B = 2.10-7IdN 	D/ B = 4.10-7IdN
Câu 11/ Trong một từ trường có chiều từ trong ra ngoài, một điện tích âm chuyển động theo phương ngang chiều từ trái sang phải. Nó chịu lực Lo-ren-xơ có chiều 
A/ từ dưới lên trên.	B/ từ trong ra ngoài.	C/ từ trên xuống dưới.	D/ từ trái sang phải.
Câu 12/ Đơn vị của từ thông có kí hiệu là
A/ Wb 	B/ T 	C/ N 	D/ V
Câu 13/ Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng
A/ có chiều chống lại sự biến thiên từ thông ban đầu qua mạch.	B/ chống lại từ trường ngoài.
C/ luôn cùng chiều với từ trường ngoài. 	D/ luôn ngược chiều với từ trường ngoài.
Câu 14/ Dòng điện qua một ống dây giảm đều theo thời gian từ I1 = 1,2 A đến I2 = 0,4 A trong khoảng thời gian 0,2 s. Ống dây có hệ số tự cảm L = 0,4 H. Suất điện động tự cảm của ống dây có độ lớn là
A/ 0,8 V. 	B/ 1,6 V.	C/ 2,4 V.	D/ 3,2 V.
Câu 15/ Phát biểu nào sau đây là không phù hợp với hiện tượng tự cảm .Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ 
A/ mà sự biến thiên từ thông qua mạch gây ra bởi sự biến thiên của chính cường độ dòng điện trong mạch đó.
B/ gây ra do sự biến thiên của từ thông riêng qua mạch .
C/ mà suất điện động cảm ứng của mạch tỉ lệ thuận với tốc độ biến thiên cường độ dòng điện trong mạch.
D/ mà sự biến thiên từ thông qua mạch gây ra bởi sự chuyển động của chính bản thân mạch trong từ trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_THI_HKII_LY_11CT_CHUAN.docx