Ôn tập kiểm tra học kì I năm học 2015 - 2016 vật lý 11

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1018Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập kiểm tra học kì I năm học 2015 - 2016 vật lý 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập kiểm tra học kì I năm học 2015 - 2016 vật lý 11
Trường THPT Trần Bình Trọng ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015-2016
Tổ Lý – KTCN VẬT LÝ 11 CB
I.TRẮC NGHIỆM
Câu 1.Trong truờng hợp nào sau đây , ta có thể coi các vật nhiễm điện là các điện tích điểm?
 A .Hai thanh nhựa đặt gần nhau. B .Một thanh nhựa và một quả cầu đặt gần nhau.
 C .Hai quả cầu nhỏ đặt xa nhau. D. Hai quả cầu lớn đặt gần nhau. 
Câu 2 . Hai điện tích điểm q1, q2 đặt trong không khí cách nhau khoảng r. Lực tương tác tĩnh điện giữa chúng là A .F = k. B . F = k. C . F = k. D . F = k. 
Câu 3.Gọi F0 là lực tương tác giữa hai điện tích điểm khi chúng cách nhau một khoảng r trong chân không.Đem đặt hai điện tích đó vào trong một chất cách điện có hằng số điện môi là = 4 thì phải tăng hay giảm r đi bao nhiêu lần để lực tác dụng giữa chúng vẫn là F0 ?
 A .Tăng 4 lần. B .Giảm 4 lần. C .Tăng 2 lần . D .Giảm 2 lần.
Câu 4. Nhận xét không đúng về điện môi là:
 A .Điện môi là môi trường cách điện. 
 B .Hằng số điện môi của chân không bằng 1.
 C .Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1.
 D .Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó nhỏ hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần.
Câu 5.Một vật tích điện dương là vật :
 A .Thừa êlectron. B .Thiếu êlectron. C .Thừa nơtrôn . D .Thiếu proton. 
Câu 6.Khi cọ xát thanh ebônic vào miếng dạ ,thanh ebônic tích điện âm vì:
 A .êlectron di chuyển từ dạ sang thanh ebônic. B .prôtôn di chuyển từ dạ sang thanh ebônic.
 C .êlectron di chuyển từ thanh ebônic sang dạ. D .prôtôn di chuyển từ thanh ebônic sang dạ.
Câu 7.Hai điện tích điểm đứng yên tương tác với nhau thông qua:
 A . trường hấp dẫn. B .từ trường . C .điện trường. D .trường trọng lực.
Câu 8.Để đặc trưng cho điện trường về phương diện tác dụng lực, người ta dùng:
 A .đường sức điện trường . B .vectơ cường độ điện trường.
 C .năng lượng điện trường. D .lực điện trường. 
Câu 9.Trong công thức (q là độ lớn của một điện tích thử dương đặt tại một điểm trong điện trường,F 
là lực điện tác dụng lên q, E là cường độ điện trường tại đó) thì
 A .E tỉ lệ thuận với F. B .E tỉ lệ nghịch với q. C .E phụ thuộc cả F lẫn q. D.E không phụ thuộc F và q.
Câu 10. Công của lực điện trong sự di chuyển điện tích từ điểm M đến N trong điện trường đều 
A .phụ thuộc vào hình dạng đường đi từ M đến N. B .không phụ thuộc vào độ lớn của điện tích di chuyển.
C .không phụ thuộc vào cường độ điện trường. D .phụ thuộc vào vị trí điểm đầu M và điểm cuối N . 
Câu 11.Một êlectron di chuyển được đoạn đường 1cm, dọc theo một đường sức điện, dưới tác dụng của lực điện trong một điện trường đều có cường độ điện trường là 1000V/m. Hỏi công của lực điện có giá trị bao nhiêu? A .+1,6.10-18 J. B . -1,6.10-18 J. C . +1,6.10-16 J. D . -1,6.10-16 J.
Câu 12.Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N trong điện trường là UMN = 100V.Công của điện trường làm dịch chuyển electron từ M đến N là: A .1,6.10-17J. B .1,6.10-19J. C .-1,6.10-17J. D .-1,6.10-19J.
Câu 13.Hiệu điện thế giữa hai điểm M,N là UMN = 50 V.Chọn câu chắc chắn đúng.
 A .Điện thế ở M là 50V . B .Điện thế ở N bằng 0. 
 C .Điện thế ở M có giá trị dương,ở N có giá trị âm. D .Điện thế ở M cao hơn điện thế ở N 50 V.
Câu 14.Chọn phát biểu đúng.
 A .Điện dung của tụ điện phụ thuộc điện tích của nó.
 B .Điện dung của tụ điện phụ thuộc hiệu điện thế giữa hai bản của nó.
 C .Điện dung của tụ điện phụ thuộc cả vào điện tích lẫn hiệu điện thế giữa hai bản của tụ.
 D .Điện dung của tụ điện không phụ thuộc điện tích và hiệu điện thế giữa hai bản của tụ.
Câu 15. Điều kiện để có dòng điện là gì?
 A .chỉ cần có hiệu điện thế . B .chỉ cần có điện tích tự do.
 C .phải có điện tích tự do đặt trong điện trường. D .phải có điện tích đặt trong điện trường.
Câu 16. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Dòng điện là dòng điện tích dịch chuyển có hướng.
B. Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện và được đo bằng điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian.
C. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều dịch chuyển của các điện tích dương.
D. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều dịch chuyển của các điện tích âm.
Câu 17. Một dòng điện không đổi, sau khoảng thời gian 2 phút có một điện lượng 24C chuyển qua một tiết diện thẳng dây dẫn. Gía trị của cường độ dòng điện là
A. 12A. 	B. A.	C. 0,2A. D. 48 A.	
Câu 18.Phát biểu nào dưới đây là không đúng?
 A .Nguồn điện có tác dụng tạo ra các điện tích mới.
 B .Nguồn điện có tác dụng làm các điện tích dương dịch chuyển ngược chiều điện trường bên trong nó.
 C .Nguồn điện có tác dụng tạo ra sự tích điện khác nhau ở hai cực của nó.
 D . Nguồn điện có tác dụng làm các điện tích âm dịch chuyển cùng chiều điện trường bên trong nó.
Câu 19. Nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua
A. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.
B. tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.
C. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.
 D. tỉ lệ nghịch với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn. 
Câu 20.Trong một mạch điện kín (đơn giản), khi tăng điện trở mạch ngoài thì cường độ dòng điện trong mạch 
 A .giảm. B .tăng. 
 C .tăng tỉ lệ thuận với điện trở mạch ngoài . D .giảm tỉ lệ nghịch với điện trở mạch ngoài . 
Câu 21.Hiệu điện thế hai đầu mạch ngoài cho bỡi biểu thức nào sau đây ?
 A . . B .. C .. D ..
Câu 22.Ghép 3 pin giống nhau nối tiếp mỗi pin có suất điện động 2 V và điện trở trong 1 .Suất điện động và điện trở trong của bộ pin là :A .2V và 3. B .6V và 3 . C .6V và . D .2V và 
Câu 23.Ghép song song 3 pin giống nhau, mỗi pin có suất điện động 2 V và điện trở trong 1 .Suất điện động và điện trở trong của bộ pin là: A .2V và 3. B .6V và 3 . C .6V và . D .2V và 
Câu 24 .Chọn câu sai ?
 A .Hạt tải điện trong kim loại là êlectron tự do .
 B .Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm nếu nhiệt độ trong kim loại được giữ không đổi .
 C .Hạt tải điện trong kim loại là ion .
 D .Dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt .
Câu 25 .Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số , được đặt trong không khí ở 200C , còn mối hàn kia được nung nóng đến 3200C .Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện này là 
 A .E = 13,60 mV . B . E = 13,64 mV . C . E = 12,60 mV . D .E = 12,64 mV .
Câu 26. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của 
 A .các chất tan trong dung dịch . B .các ion dương trong dung dịch .
 C .các ion dương và ion âm dưới tác dụng của điện trường trong dung dịch .
 D .các ion dương và ion âm theo chiều điện trường trong dung dịch .
Câu 27 .Khi điện phân dung dịch AgNO3 , để hiện tượng dương cực tan xảy ra thì anôt phải làm bằng kim loại :
 A .Fe . B . Ag . C .Cu . D .Al .
Câu 28 .Hiện tượng điện phân không ứng dụng để 
 A .đúc điện . B .sơn tĩnh điện . C .mạ điện . D .luyện nhôm .
Câu 29. Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của:
 A. Các ion dương.	B. Ion dương và ion âm. C. Ion âm.	 D. Ion dương, ion âm và electron.
Câu 30 . Phát biểu nào dưới đây là không đúng với bán dẫn?
 A .Có thể có hệ số nhiệt điện trở âm. B .Có hai loại hạt tải điện là êlectron tự do và lỗ trống .
 C .Tính chất điện nhạy cảm với tạp chất . D .Chỉ cho dòng điện chạy qua theo một chiều. 	
II.TỰ LUẬN
Câu 1: Hai quả cầu nhỏ giống nhau bằng kim loại A và B có điện tích lần lượt bằng q1 = 8.10-8C và q2 = -1,2.10-7C đặt cách nhau một khoảng 3 cm.
a .Xác định số êlectron thiếu và thừa ở mỗi quả cầu.
b. Tính lực tương tác Cu-lông giữa hai quả cầu.
c .Cho 2 quả cầu tiếp xúc với nhau rồi đặt về chỗ cũ. Xác định lực tương tác giữa hai quả cầu.
ĐS: a) nA = 5.1011, nB = 7,5.1011. b) 0,096 N. c) 0,004 N
Câu 2: Cho điện tích điểm đặt tại điểm O trong chân không.
a. Tính cường độ điện trường tại điểm M cách O 3cm? Vẽ véc tơ CĐĐT?
b. Đặt tại M một điện tích điểm q có độ lớn bao nhiêu để lực tĩnh điện tác dụng lên nó có độ lớn 0,06N?
ĐS: a) 6.107 V/m. b)1.10-9 C.
Câu 3: Đặt hai điện tích điểm q1 = 2.10-8C, q2 = -2.10-8C tại hai điểm A và B cách nhau 10cm trong chân không. 
Tính cường độ điện trường và vẽ vectơ cường độ điện trường tổng hợp tại M nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích đó và 
a .cách đều hai điện tích. b.cách q1 5 cm và cách q2 15 cm. 
ĐS: a) 144 000 V/m. b) 64 000 V/m.
Câu 4: Trên vỏ của một tụ điện có ghi 15μF – 200 V.
a. Nêu ý nghĩa của cặp số liệu ghi trên vỏ tụ điện.
b. Nối hai bản của tụ điện với một hiệu điện thế 110V. Tính điện tích của tụ điện.
c. Tính điện tích tối đa mà tụ điện có thể tích được.
ĐS: b)1,65.10-3C . c)3.10-3 C.
Câu 5:.Một tụ điện phẳng có điện dung 150 pF được tích điện dưới hiệu điện thế 20 V. Khoảng cách giữa hai bản là 0,2 mm.
a.Tính điện tích của tụ điện. b.Tính cường độ điện trường trong tụ điện .
ĐS: a)3.10-9 C. b)1.105 V/m.
Câu 6:Một bộ acquy có suất điện động là 12 V và sinh công là 300 J khi dịch chuyển điện tích bên trong và giữa hai cực của nó. Khi acquy phát điện.
a.Tính lượng điện tích đã dịch chuyển .
b.Biết thời gian lượng điện tích này dịch chuyển là 1 phút 40 giây .Tính cường độ dòng điện chạy qua acquy. ĐS: a.25C. b.0,25 A.
Câu 7:Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Bộ nguồn gồm 3 nguồn điện giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động E = 1,5 V và điện trở trong r = 0,3 . Mạch ngoài có điện trở R1 = 2; R2 = 4 ; đèn có ghi : 9V-9W.
a)Tính điện trở và cường độ dòng điện định mức của đèn.
-
+
R1
R2
Đ
b)Tính cường độ dòng điện chạy qua bộ nguồn điện và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch AB. Khi này đèn sáng thế nào?
c)Tính nhiệt lượng tỏa ra trên R1 trong 5 phút.
d)Tính công suất và hiệu suất của bộ nguồn .
ĐS:a. 9, 1A. b. 1 A, 3,6 V, đèn sáng yếu.
 c. 216 J. d. 4,5 W, 80% .
-
+
E, r
RP
R1
R2
Câu 8:Cho mạch điện như hình vẽ : E = 9V, r = 0,5; R1 = 12 ;R2 = 4 ; RP là bình điện phân dung dịch CuSO4 với các điện cực bằng đồng và có điện trở bằng1. 
a.Tính điện trở tương đương của mạch ngoài?
b.Tính cường độ dòng điện qua mạch chính?
c.Tính nhiệt lượng tỏa ra trên R1 trong 5 phút?
d.Tính khối lượng đồng bám vào catôt của bình điện phân trong 1 phút ?
ĐS : a. 4 . b. 2 A. c. Q1 = 900 J. d)39,8 mg.
Câu 9: Muốn mạ đồng một tấm sắt có diện tích tổng cộng 100 cm2, người ta dùng nó làm catôt của một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 và anốt là một thanh đồng nguyên chất rồi cho một dòng điện có cường độ I = 5A chạy qua bình trong thời gian 2 giờ 40 phút 50 giây. Tính bề dày lớp đồng bám trên mặt tấm sắt.
ĐS: 0,18 mm 
 Hết. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_HK1_vat_li_lop_11_nam_20152016.doc