Đề kiểm tra học kỳ II khối 12NC môn Hóa Học

doc 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 949Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II khối 12NC môn Hóa Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ II khối 12NC môn Hóa Học
TRƯỜNG THPT ĐẦM DƠI
TỔ HÓA HỌC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II KHỐI 12NC
MÔN HÓA HỌC 
Thời gian làm bài: 45 phút; 
(40 câu trắc nghiệm)
Cho: Li=7, Na=23, K=39, Ca=40, Mg=24, Al=27, Fe=56, C=12, Cl=35.5 
 O=16, H=1, Ba=137, S=32, N=14, hằng số Faraday F=96 500 
Mã đề thi 357
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... 	Lớp: .............................
Chọn đáp án đúng nhất rồi tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm
Câu 1: Khử hoàn toàn một lượng Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao thu được m gam Fe và 6,72 lít CO2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 5,60.	B. 2,80.	C. 16,8.	D. 11,2.
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Al bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 3,36.	B. 2,24.	C. 6,72.	D. 4,48.
Câu 3: Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch chứa chất nào sau đây thì thu được kết tủa?
A. AlCl3.	B. HCl.	C. CuCl2.	D. NaCl.
Câu 4: Trong các hợp kim sau đây, hợp kim nào khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì sắt không bị ăn mòn điện hóa học?
A. Cu-Fe.	B. Zn-Fe.	C. Fe-C.	D. Ni-Fe.
Câu 5: Cho 15 gam hỗn hợp kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lit khí (đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là:
A. 2,0	B. 13,0	C. 2,2	D. 8,5
Câu 6: Hòa tan hết 9,6 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp vào nước thu được 3,36 lít khí (đktc). Hai kim loại kiềm đó là
A. K, Rb.	B. Na, K.	C. Rb, Cs.	 D. Li, Na.
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Al bằng dung dịch HNO3 dư, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của x là
A. 0,2.	B. 0,5.	 C. 0,6.	 D. 0,25.
Câu 8: Một mẫu nước cứng chứa các ion: Mg2+, Ca2+, Cl, SO. Chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là
A. NaHCO3.	B. H2SO4.	C. Na3PO4.	D. BaCl2.
Câu 9: Trường hợp nào dưới đây không thu được kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn?
A. Sục CO2 vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2.
B. Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.
C. Cho kim loại Cu vào lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3.
D. Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaOH.
Câu 10. Cho dung dịch chứa FeCl2, CrCl3 tác dụng với dung dịch NaOH dư, lấy kết tủa thu được nung trong không khí đến khối lượng không đổi, chất rắn thu được là
	A. FeO, Cr2O3.	B. chỉ có Fe2O3.	C. chỉ có Cr2O3.	D. Fe2O3, Cr2O3.
 Câu 11. Các kim loại Fe, Cr, Cu cùng tan trong dung dịch nào sau đây?
	A. Dung dịch HCl.	B. Dung dịch HNO3 đặc, nguội.
	C. Dung dịch HNO3 loãng.	D. Dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
Câu 12: Để khử chua cho đất người ta thường sử dụng chất nào sau đây? 
 A. Muối ăn	B. Thạch cao 	 C. Phèn chua 	 D. Vôi sống 
Câu 13: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch 
 A. HNO3. 	 B. HCl. 	 C. Na2CO3. 	 D. KNO3. 
Câu 14: Phương pháp nào sau đây thường dùng để điều chế kim loại phân nhóm chính nhóm II?
A. Điện phân nóng chảy	B. Điện phân dung dịch 	
C. Nhiệt luyện	D. Thủy luyện
Câu 15: Cho 10 gam một kim loại kiềm thổ tác dụng hết với nước thoát ra 1,6352 lít khí (đktc). Tên của KL kiềm thổ đó là
A. Ba. 	B. Mg. 	C. Ca. 	D. Sr.
Câu 16: Dẫn 15,4 gam CO2 vào 500 ml dung dịch Ca(OH)2 0,6M. Phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 20 gam.	B. 30 gam.	C. 40 gam.	D. 25 gam.
Câu 17: Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong
A. nước. 	B. rượu etylic. 	 C. dầu hỏa. 	D. phenol lỏng.
Câu 18: Một muối khi tan vào nước tạo thành dung dịch có môi trường kiềm, muối đó là
A. Na2CO3. 	B. MgCl2. 	 C. KHSO4. 	D. NaCl.
Câu 19: Cho một miếng Na vào dung dịch CuCl2 từ từ đến dư hiện tượng quan sát được
A. Có khí thoát ra	
B. Có kết tủa màu xanh
C. Có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa xanh	
D. Có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa xanh và sau đó tan ra
Câu 20: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là
A. 3. 	B. 2. 	C. 4. 	D. 1.
Câu 21: Thêm từ từ từng giọt dung dịch chứa 0,085 mol HCl vào dung dịch chứa 0,06 mol Na2CO3. Thể tích khí CO2 (đktc) thu được bằng:
A. 0,952 lít. 	B. 0,560 lít. 	C. 0,224 lít.	D. 1,344 lít.
Câu 22: Cho hỗn hợp các kim loại K và Al vào nước, thu được dung dịch, 8,96 lít khí (đktc) và 2,7 gam chất rắn, khối lượng của K và Al tương ứng là
A. 3,9 gam và 2,7 gam	B. 3,9 gam và 8,1 gam 
C. 7,8 gam và 2,7 gam 	D. 7,8 gam và 8,1 gam
Câu 23: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch: 
A. Na2SO4, KOH. 	B. NaOH, HCl. 	C. KCl, NaNO3. 	D. NaCl, H2SO4. 
Câu 24: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A. quặng pirit. 	B. quặng boxit. 	 C. quặng manhetit. 	D. quặng đôlômit.
Câu 25: Chất không có tính chất lưỡng tính là 
A. NaHCO3. 	B. AlCl3. 	C. Al(OH)3. 	D. Al2O3.
Câu 26: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,625M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là: 
A. 1,2. 	B. 1,6. 	C. 2,4. 	D. 2.
Câu 27: Cho 5,4 gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H2 (ở đktc) thoát ra là:
A. 3,36 lít. 	B. 2,24 lít. 	C. 4,48 lít. 	D. 6,72 lít.
Câu 28: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là:
 	A. +2; +4, +6.	B. +2, +3, +6.	C. +1, +2, +4, +6.	D. +3, +4, +6.
Câu 29: Trộn đều hỗn hợp gồm bột Al và bột Fe2O3, sau đó tiến hành nung (không có không khí)để phản ứng nhiệt nhôm xẩy ra hoàn toàn thì thu được chất rắn X . Hoà tan X vào dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y, chất rắn Z và khí T . Vậy trong X gồm những chất gì? 
 A. Al2O3, Fe B. Al2O3, Fe, Al C. Al2O3, Fe, Fe2O3 D. Al2O3, Fe, Fe2O3, Al
Câu 30: Ngâm một đinh sắt nặng 4 gam trong dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô, cân nặng 4,2857gam. Khối lượng Cu tạo ra trong phản ứng là
 	A. 1,9990 gam.	 B. 1,9999 gam.	C. 2,2856 gam.	D. 2,1000 gam
Câu 31: Hoà tan m gam Fe trong dd HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là:
A. 2,8. 	B. 8,4. 	C. 5,6. 	D. 11,2.
Câu 32. Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp 2 muối CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ, có màng ngăn đến khi nước bị điện phân ở cả 2 điện cực thì ngừng điện phân. Dung dịch sau điện phân hoà tan vừa đủ 1,16 gam Fe3O4 và ở anot của bình điện phân có 448ml khí bay ra (đktc). Khối lượng dung dịch giảm sau khi điện phân là
A. 7,10.                	B. 1,03.                  	C. 8,60.                 	D. 2,95.
Câu 33: Hấp thụ hết 4,48 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3 thu được 200 ml dung dịch X. Lấy 100 ml dung dịch X cho từ từ vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 2,688 lít khí (đktc). Mặt khác, 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 39,4 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 0,15.	B. 0,2.	C. 0,1.	D. 0,06.
Câu 34: Hỗn hợp kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch:
A. Na và Fe	B. Mg và Zn	C. Cu và Ag	D. Al và Mg
Câu 35: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.	
(2) Sục khí Cl2 vào dung dịch H2S.
(3) Sục hỗn hợp khí thu được khi nhiệt phân Cu(NO3)2 vào nước.
(4) Cho Na2CO3 vào dung dịch AlCl3.
(5) Cho HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
(6) Cho Fe2O3 vào dung dịch HI.
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa khử xảy ra là
A. 5.	B. 6.	C. 3.	D. 4.
Câu 36: Cấu hình nào sau đây của ion Fe2+?
	A. [Ar]3d6	B. [Ar]3d5	C. [Ar]3d64s2	D. [Ar]3d4
Câu 37: Cho cân bằng sau: Cr2O72- + H2O 2CrO42- + 2H+
	 Màu da cam Màu vàng
	Khi thêm dung dịch H+ vào muối crom mát. Màu dung dịch thay đỏi thế nào?
	A. Không thay đổi	B. Màu vàng chuyển thành màu da cam.
	C. Màu da cam chuyển thành màu vàng.	D. Màu vàng chuyển thành đỏ gạch.
Câu 38: Ấm đun nước lâu ngày thường có một lớp cặn vôi dưới đáy. Để khử cặn, ta có thể dùng hóa chất nào sau đây ?
A. Nước vôi trong	B. Giấm	C. Rượu etylic	D. Nước Javen .
Câu 39: Lấy 7,8 gam kali tác dụng hoàn toàn với nước thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24 lít	B. 1,12 lít	C. 0,56 lít	D. 4,48 lít
Câu 40: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và oxit Fe thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y, phần không tan Z và 0,672 (l) khí (đktc). Cho dung dịch HCl vào dung dịch Y đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất, lọc lấy kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 5,1 gam chất rắn. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, sau phản ứng thu được dung dịch E chỉ chứa 1 loại muối sắt sulfat và 2,688 (l) SO2 (đktc). Các pứ xảy ra hoàn toàn. Công thức của oxit Fe là:
A. FeO hay Fe3O4	B. Fe2O3	C. FeO	D. FeO hay Fe2O3
HẾT 

Tài liệu đính kèm:

  • docTHI_HOC_KI_II.doc