Chuyên đề Tốc độ phản ứng hóa học và cân bằng hóa học

docx 7 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1395Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Tốc độ phản ứng hóa học và cân bằng hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Tốc độ phản ứng hóa học và cân bằng hóa học
TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC
 	Lý thuyết
Tốc độ phản ứng trung bình : ῡ =± ΔCΔt
Tốc độ phản ứng tốc thời Vtt = k[A]a[B]b ( k là hằng số tốc độ chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ) 
Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào 5 yếu tố chính: nhiệt độ, nồng độ, áp suất, bề mặt tiếp xúc, chất xúc tác
Cân bằng hóa học sẽ chuyển dịch theo chiều chống lại sự thay đổi điều kiện nhiệt độ, nồng độ và áp suất
Nếu tăng 100C mà tốc độ phản ứng tăng a lần thì khi tăng nhiệt độ từ t1 đến t2 thì tốc độ phán ứng sẽ tăng a(t2-t1)/10 lần
Câu 1: cân bằng hóa học là một trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch khi:
	A. Tốc độ phản ứng thuận bằng hai lần tốc độ phản ừng nghịch
	B. Tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch
	C. Tốc độ phản ứng thuận bằng một nửa tốc độ phản ứng nghịch
	D. Tốc độ phản ứng thuận bằng n lần tốc độ phản ứng nghịch
Câu 2: Cân bằng hóa học là
	A. Một cân bằng tĩnh vì khi đó các phản ứng thuận và các phản ứng nghich đều dừng lại
	B. Một CB động vì khi hệ đạt CBHH thì các phản ứng thuận và các phản ứng nghịch vẫn tiếp tục diễn ra với tốc độ bằng nhau
	C. Một trạng thái CB động vì khi hệ đạt CBHH các phản ứng thuận nghich vẫn xảy ra với tốc độ không bằng nhau
	D. Một trạng thái cân bằng động vì khi hệ đạt CBHH thì phản ứng nghịch đã dừng lại phan ứng thuận vẫn xảy ra
Câu 3: Khi đốt cháy etilen, ngọn lửa có nhiệt cao nhất khi etilen cháy
	A. Trong không khí	B. Trong oxi nguyên chất	
	C. Trong khí nito và khí oxi	D. Trong hỗn hợp khí oxi và khí cacbonnic
Câu 4: Tại nhiệt độ không đổi, ở trạng thái cân bằng thì:
	A. Thành phần các chất trong hỗn hợp phản ứng không đổi	B. Phản ứng hóa học không xáy ra
	C. Thành phần các chất trong hỗn hợp phản ứng luôn thay đổi	D. Phản ứng hóa học xảy ra chậm
Câu 5: Sự di chuyển cân bằng hóa học là
	A. Sự di chuyển trạng thái CBHH này sang trạng thái CBHH khác không cần tác động từ các yếu tố bên ngoài tác động lên cân bằng
	B. Sự di chuyển trạng thái CBHH này sang trạng thái CBHH khác do tác động của cân bằng lên yếu tố bên ngoài
	C. Sự di chuyển trạng thái CBHH này sang trạng thái CBHH khác do tác động của yếu tố bên ngoài tác động lên cân bằng
	D. Sự di chuyển trạng thái CBHH này sang trạng thái không CBHH khác do tác động của yếu tố bên ngoài tác động lên cân bằng
Câu 6: Kết luận nao sau đây không đúng nhất về cân bằng hóa học
	A. Chỉ bị ảnh hưởng bởi nồng độ của các chất tham gia phản ứng
	B. Chỉ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ của phản ứng
	C. Bị ảnh hưởng bởi nồng độ chất, áp xuất và nhiệt độ
	D. Bị ảnh hưởng bởi nồng độ chất tạo thành sau phản ứng
Câu 7: (ĐH) Cho phản ứng 2SO2 k + O2 k == 2SO3 k (I) ΔH <0 khi tăng nhiệt độ cân bằng phản ứng sẽ
	A. Chuyển dich từ trái sang phải	B. chuyển dịch từ phải sang trái
	C. Không chuyển dịch	D. Dừng lại
Câu 8: Khi tăng áp suất của cân bằng (I) sẽ
A. Chuyển dich từ trái sang phải	B. chuyển dịch từ phải sang trái
	C. Không chuyển dịch	D. Dừng lại
Câu 9: Xét cân bằng hóa học của những phản ứng sau
a) Fe2O3 + 3CO == 2Fe + 3CO2 ΔH<0
b) CaO + CO2 == CaCO3 ΔH<0
c) 2NO2 == N2O4 ΔH>0
d) H2 + I2 === HI ΔH<0
e) 2SO2 k + O2 k == 2SO3 k ΔH <0
Vậy khi tăng áp suất các cân bằng hóa học không dịch chuyển là
	A. a, b, c ,d, e	B. a, b, c, d 	C. a, c, d	D. a, d
Câu 10: Khi giảm nhiệt độ các phản ứng ở câu 9 có cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là
	A. a, b, d, e	B. a, b, c, d	C. a, c, d, e	D. a, b, c, d, e 
Câu 11: (ĐH) trong quá trình sản xuất axit sufuric phải thực hiện phản ứng sau 
2SO2 k + O2 k == 2SO3 k ΔH <0 để tăng hiệu xuất của quá trình phải
	A. tăng nhiệt độ của phản ứng phù hợp
	B. Giảm nhiệt độ về bình thường và dùng chất xúc tác
	C. Giữ phản ứng ở nhiệt độ thường
	D. Tăng nhiệt độ phù hợp và dùng chất xúc tác
Câu 12: (ĐH) Khi dùng một lượng dư không khí thì phản ứng ở câu 11 sẽ
	A. Làm cho hiệu xuất phản ứng tăng
B. Làm cho phản ứng dừng lại
C. Làm cho hiêu suất phản ứng giảm
D. Không làm ảnh hưởng tới hiệu suất phản ứng
Câu 13: Nối cột 1 với cột 2 sao cho phù hợp
Cột 1
Cột 2
Phản ứng 1 chiều
Là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch
Phản ứng thuận nghịch
Là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng hóa học này sang trạng thái cân bằng hóa học khác do tác động từ các yếu tố từ bên ngoài
Cân bằng hóa học
Là phản ứng trong cùng 1 điều kiện phản ứng xảy ra theo 2 chiều ngược nhau
Sự chuyển dịch cân bằng hóa học
Là phản ứng trong cùng 1 điều kiện phản ứng chỉ xảy ra theo 1 chiều nhất định
Câu 14: Phương trình nhiệt hóa học của phản ứng nung vôi là CaCO3 ↔ CO2 + CaO Δ>0 vậy để tăng hiệu suất của nung vôi ta cần
	A. Tiến hành ở nhiệt độ cao áp suất cao, đạp nhỏ đá vôi
	B. Tiến hành ở nhiệt độ cao áp suất cao và không cần đập nhỏ
	C. Tiến hành ở nhiệt độ cao và đá vôi không cần đập nhỏ
	D. Tiến hành ở nhiệt độ thấp áp suất cao
Câu 15: khi đốt quặng pirit sắt trong lò đốt để đạt hiệu suất cao ta cần
	A. Nghiền nhỏ vừa phải quặng và cho dư không khí	B. Dùng thỏi lớn quặng
	C. Dùng dưới dạng thỏi lớn là dùng thiếu không khí	D. Nghiền thành bột và dùng dư không khí
Câu 16: (ĐH) Cho cân bằng hóa học sau N2 k + 3H2 k ↔ 2NH3 k ΔH <0 phát biểu đúng là
	A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ
	B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ H2
	C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất của phản ứng
	D.Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ NH3
Câu 17: Cho phản ứng sau H2 k + I2 K ↔ 2HI k ΔH>0
Nồng độ các chất lúc cân bằng ở 4300C như sau [H2] = [I2] = 0,107M [HI]= 0,786M giá trị Kc là
	A. 53,96	B. 63,96	C. 73,96	D. kết quả khác
Câu 18: Hằng số Kc của phản ứng H2 k + Br2 k ↔ 2HBr k ở 7300C là 2,18.106. Cho 3,2 mol HBr vào trong bình phản ứng có dung tích là 12 lit, nồng độ H2 ở trạng thái lúc cân bằng là
	A. 1,83.10-4M	B. 1,38.10-3M 	C. 2,83.10-3 M	D. tất cả đều sai
Câu 19: Cho phản ứng đơn giản ở thể khí A + bB → ABb , khi tăng nồng độ A và B gấp 2 lần thì tốc độ phản ứng tăng 16 lần vậy b có giá trị
	A. 2	B.3	C.4	D.5 
Câu 20: Trong các phản ứng sau phản ứng nào có tốc độ lớn hơn ( ở cùng nhiệt độ) 
	A. Fe viên tác dụng với CuSO4 2M	B. Fe viên tác dụng với CuSO4 4M
	C. Fe bột tác dụng với CuSO4 2M	D. Fe bột tác dụng với CuSO4 4M
Câu 21: khi nhiệt độ tăng thêm 10 độ thì tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần hỏi tốc độ phản ứng sẽ tăng bao nhiêu lần nếu nhiệt độ tăng từ 25 tới 75 độ
	A. 16	B. 20	C. 28	D.32
Câu 22: Hòa tan hết mẫu Zn trong dd HCl ở 200C cần 27 phút mẫu Zn hòa tan hết trong HCl ở 400C cần 3 phút hởi hòa tan mẫu Zn ở 550C cần bao nhiêt phút
	A. 34,64	B. 36,44	C. 34,46	D. 3,464
Câu 23: Thực nghiệm cho thất tốc độ phản ứng hóa học A k +2B k → C k + D k được tính theo công thức V = [A].[B]2. K . vậy tốc độ phản ứng tăng bao nhiêu lần khi áp suất tăng 2 lần
	A. 8 lần	B 10 lần 	C. 16 lần 	D. 20 lần
Câu 24: Thực hiện phản ứng 2CO + O2 ↔ 2CO2 trong bình kín có nhiệt độ không đổi nếu áp suất của hệ tăng 3 lần thì tốc độ phản ứng sẽ như thế nào
	A. Tăng lên 9 lần	B. Tăng lên 27 lần	C. Giảm 27 làn	D. Giảm 9 lần
Câu 25: Cho phương trình N2 + O2 ↔ 2NO ΔH>0 cho biết cặp yếu tố nào sau đây ảnh hưởng tới cân bằng hóa học
	A. Nhiệt độ và nồng độ B. Nồng độ và áp suất	C. Nồng độ và xúc tác	 D. Xúc tác và nhiệt độ
Câu 26: Cho phương trình N2 k + 3H2 k ↔ 2NH3 k ΔH <0 cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận khi 	
	A. Giảm áp suất chung 	B. Giảm nồng độ chất tham gia phản ứng
	C. Tăng nhiệt độ	D. Tăng áp suất chung của hệ
Câu 27: Cho các phản ứng 
CaCO3 == CO2 + CaO (4) O2 + 2NO ↔ 2NO2 (2)
H2 k + I2 K ↔ 2HI k (1) 3Fe + 4H2O ↔ Fe3O4 + 4H2 (5)
CO + Cl2 ↔ COCl2 (3)
Các cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng áp suất là
	A. 2,3,5	B. 1,4 	C. 2, 3	D. 1,5
Câu 28: Ở một nhiệt độ nhất định có phản ứng thuận nghịch N2 k + 3H2 k ↔ 2NH3 k ΔH <0 đạt tới cân bằng khi nồng độ các chất như sau [N2] = 0,01 mol/lit, [H2] = 2mol/lit, [NH3] 0,4 mol/lit hằng số cân bằng của phản ứng trên là
	A. 2	B. 4	C. 6	D. 8
Câu 29: H2 + CO2 ↔ H2O + CO Kc = 1 nồng độ ban đầu của khí cacbonnic là 0,2 mol/lit hidro là 0,8 mol/lit tính nồng độ CO lúc trạng thái cân bằng
	A. 0,16 mol/lit	B. 0,24 mol/lit	C. 0,32 mol/lit	D. 0,64 mol/lit
Câu 30: Dựa vào các hằng số cân bằng sau cho biết hiệu suất phương trình nào là cao nhất
	A. SO2 + NO2 ↔ SO3 + NO Kc = 102	B. H2 + F2 ↔ 2HF Kc = 1013
	C. 2H2O ↔ 2H2 + O2 Kc = 6.10-28	D. N2 k + 3H2 k ↔ 2NH3 k Kc = 3.10-1
Câu 31: (ĐH 2012) Quá trình sản xuất NH3 trong công nghiệp dự trên phản ứng N2 k + 3H2 k ↔ 2NH3 k ΔH = -92KJ nồng độ NH3 sau khi cân bằng sẽ lớn hơn khi
	A. Giảm nhiệt độ và áp suất	B. Nhiệt độ và áp suất tăng	
	C. nhiệt độ giảm áp suất tăng	D. Nhiệt độ tăng áp suất giảm
Câu 32: Hệ cân bằng sau được thực hiện trong phòng kín 2SO2 k + O2 k == 2SO3 k ΔH <0
Yếu tố nào sau đây không làm nồng độ các chất thay đổi
	A. Biến đổi nhiệt độ	B. Biến đổi áp suất	
C. Sự có mặt xúc tác	D. Biến đổi dung tích bình phản ứng
Câu 33: CH3COOH + C2H5OH ↔ CH3COOC2H5 + H2O 
Nếu ban đầu cho 1 mol axit tác dụng với 1 mol rượu thì cân bằng sẽ thu được 0,6 mol este tính Kc 
	A. 4	B. 2,5	C. 2,25	D. 2
Câu 34: yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng là
	A. Nồng độ 	B. xúc tác	C. bề mặt tiếp xúc	D. cả 3
Câu 35: Chất xúc tác có tác dụng làm
	A. Chuyển dịch cân bằng theo chiều mong muốn	B. Tăng năng lượng hoạt hóa	
	C. Tăng tốc độ phản ứng thuận và nghich	D. Phản ứng tỏa nhiệt
Câu 36: phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch
	A. tổng hợp NH3 từ H2 và N2	B. Nung vôi từ đá vôi
	C. Điều chế este từ axit và rượu	D. tất cả phản ứng trên
MỘT SỐ VÍ DỤ TRÍCH TỪ ĐỀ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG TỪ 2007 ĐẾN NAY
Câu 1: Cho chất xúc tác MnO2 vào 100ml dd H2O2 sau 60s thu được 33,6ml khí O2 ở đktc. Tốc độ phản ứng trung bình tính theo H2O2 trong 60s trên là
	A. 5.10-4(mol/lit)	B. 2,5.10-4 (mol/lit)	C. 5.10-5 (mol/lit)	D. 5.10-3 (mol/lit)
Câu 2: Cho phương trình tổng hợp NH3: N2 k + 3H2 k ↔ 2NH3 k ΔH = -92KJ khi tăng nồng độ H2 lên 2 lần thì tốc độ phản ứng thuận tăng bao nhiêu lần
	A. 2	B.4	C. 6	D. 8
Câu 3: Một bình phản ứng có dung tích không đổi chưa hỗn hợp khí nito và hidro với nồng độ là 0,3M và 0,7M. sau khi phản ứng tạo ammoniac đạt trạng thái cân bằng ở t0C, H2 chiếm 50% thể tích thu được tính hằng số cân bằng của phản ứng
	A. 3,125	B. 0,5	C. 0,609	D. 2,5
Câu 4: Hằng số cân bằng chỉ phụ thuộc vào
	A. Nhiệt độ	B. Nồng độ 	C. Áp suất	D. Xúc tác
Câu 5: 2NO2 ↔ N2O4
 ( nâu đỏ) ( Không màu)
Biết khi hạ nhiệt độ thì màu đỏ của bình nhạt dần, phản ứng thuận có 
	A. phản ứng thu nhiệt ΔH 0
	C. phản ứng thu nhiệt ΔH > 0	D. Phản ứng tỏa nhệt ΔH<0
Câu 6 Cho cân bằng H2 k + I2 K ↔ 2HI k ΔH>0 cân bằng không bị chuyển dịch khi
	A. Giảm nồng độ HI 	B. Giảm áp suất chung của hệ
	C. Tăng nhiệt độ của hệ 	D. Tăng nồng độ H2

Tài liệu đính kèm:

  • docxtoc_do_phan_ung_va_can_bang_hoa_hoc.docx