Bài tập Kim loại kiềm thổ và hợp chất

docx 6 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1844Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Kim loại kiềm thổ và hợp chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập Kim loại kiềm thổ và hợp chất
Trường THPT Trần Văn Bảo KIM LOẠI KIỀM THỔVÀ HỢP CHẤT
GV Bs: Bùi Thị Hoa Mai
Củng cố lí thuyết
1: Mô tả nào dưới đây không phù hợp các nguyên tố nhóm IIA
 A. Có cùng các electron hóa trị là ns2.	 B. Có cùng mạng tinh thể lục phương.
 C. Các nguyên tố Be, Mg không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. D. Mức oxi hoá đặc trưng trong hợp chất là +2.
2: Từ Be đến Ba có kết luận nào sau sai:	
A. Bán kính nguyên tử tăng dần.	 B. Nhiệt nóng chảy tăng dần. C. Điều có 2e ở lớp ngoài cùng.	 D. Tính khử tăng dần
3.Trong những nhận định sau, nhận định nào không đúng đối với kim loại kiềm thổ?
A. bán kính nguyên tử tăng dần. 	B. tính khử tăng dần.
C. năng lượng ion hoá giảm dần. 	D. thế điện cực chuẩn E0 tăng dần.
4.Nhận định nào không đúng về cấu tạo và tính chất vật lí của các kim loại nhóm IIA?
A. khối lượng riêng tương đối nhỏ, chúng là những kim loại nhẹ hơn Al (trừ Ba). 
B. nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tương đối thấp (trừ Be)
C. độ cứng tuy có cao hơn kim loại kiềm nhưng nhìn chung chúng là những kim loại mềm hơn nhôm. 
D. mạng tinh thể của chúng đều là kiểu lập phương tâm khối.
5.Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về kim loại nhóm IIA?
A. Các kim loại nhóm IIA đều có cùng một kiểu mạng tinh thể.
B. Kim loại Ca, Sr, Ba đều tác dụng mạnh với nước ở nhiệt độ thường. 
C. Trong các hợp chất kim loại nhóm IIA thường có số oxi hoá +2.
D. Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
6.So sánh nào giữa Ca và Mg sau đây không đúng?
A. Đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
B. Đều được điều chế bằng cách điện phân muối clorua nóng chảy của chúng. 
C. Có số electron hoá trị bằng nhau.
D. Năng lượng ion hoá I2 của Mg lớn hơn của Ca.
7. Cho các kim loại: Be, Mg, Ca, Li, Na. Kim loại có kiểu mạng tinh thể lục phương là: 
A. Be, Ca	B. Be, Mg	C. Li, Na	D. Ca, Na
8: Dãy gồm các kim loại có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối là: 
A. Be, Mg, Ca. 	B. Li, Na, K. 	C. Na, K, Mg. 	D. Li, Na, Ca.
9: Dãy gồm các kim loại có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối là: 
A. Na, K, Ca. 	B. Na, K, Ba. 	C. Li, Na, Mg. 	D. Mg, Ca, Ba.
10: Dãy gồm các kim loại đều có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối là: 
A.Na, K, Ca, Ba. 	B. Na, K, Ca, Be. 	C. Li, Na, K, Mg. 	D. Li, Na, K, Rb.
11.Nhận xét nào sau đây không đúng
A. Các kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh.
B. Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Ba đến Be.
C. Tính khử của các kim loại kiềm thổ yếu hơn kim loại kiềm trong cùng chu kì.
D. Ca, Sr, Ba đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
12: Không gặp kim loại kiềm thổ trong tự nhiên ở dạng tự do vì
A. Thành phần của chúng trong thiên nhiên rất nhỏ. B. Kim loại kiềm thổ hoạt động hóa học mạnh.
C. Kim loại kiềm thổ dễ tan trong nước. D. Kim loại kiềm thổ là những kim loại điều chế bằng cách điện phân
13: Kim loại không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường:
A. Be, Sr	B. Be, Mg	C. Li, Ca	D. Cs, Sr
14: Dãy chất nào sau đây phản ứng với nước ở nhiệt độ thường:
A. Na, BaO, MgO	B. Mg, Ca, Ba	C. Na, K2O, BaO	D. Na, K2O, Al2O3 
15.Khi so sánh tính chất của Ca và Mg, phát biểu nào sau đây không đúng
A. Số electron hoá trị bằng nhau 	B. Đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường
C. Oxit đều có tính chất oxit bazơ 	D. Đều được điều chế bằng cách điện phân clorua nóng chảy
16: Điều nào sau đây không đúng với Canxi
A. Nguyên tử Ca bị oxi hoá khi Ca tác dụng với nước B. Ion Ca2+ bị khử khi điện phân CaCl2 nóng chảy
C. Ion Ca2+ không thay đổi khi Ca(OH)2 tác dụng với HCl D. Nguyên tử Ca bị khử khi Ca tác dụng với H2
17: Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có
A. kết tủa trắng sau đó tan dần. B. bọt khí và kết tủa trắng. C. bọt khí bay ra. D. kết tủa trắng xuất hiện.
18: Hiện tượng xảy ra khi thổi từ từ khí CO2 dư vào nước vôi trong:
A. Kết tủa trắng tăng dần đến cực đại và không tan.	 	
B. Kết tủa trắng tăng dần đến cực đại sau đó tan một phần, dung dịch còn lại bị vẩn đục.
C. Kết tủa trắng tăng dần sau đó tan hết, thu được dung dịch trong suốt.	 	
D. Ban đầu dung dịch trong suốt sau đó có kết tủa.
19: Một hỗn hợp rắn gồm: Canxi và Canxicacbua. Cho hỗn hợp này tác dụng vói nước dư nguời ta thu đuợc hỗn hợp khí
A. Khí H2	B. Khí C2H2 và H2	C. Khí H2 và CH2	D. Khí H2 và CH4
20: Hoà tan Ca(HCO3)2, NaHCO3 vào H2O ta được dung dịch A. Dung dịch A có giá trị pH
A. pH = 7	B. pH 7	D. pH 7
21: Trong phản ứng CO32- + H2O -> HCO3- + OH-. Vai trò của CO32- và H2O là
A. CO32- là axit và H2O là bazơ	 	B. CO32- là bazơ và H2O là axit
C. CO32- là lưỡng tính và H2O là trung tính	D. CO32- là chất oxi hoá và H2 là chất khử
22: Để sát trùng, tẩy uế xung quanh khu vực bị ô nhiễm, người ta dùng
 A. Ca(OH)2	 	B. CaO	C. CaCO3 	 	D.CaOCl2
23: Công thức của thạch cao sống là:A. CaSO4.2H2O	B. CaSO4.H2O	C. 2CaSO4.H2O	D. CaSO4
24: Đolomit là tên gọi của hỗn hợp nào sau đây?
A. CaCO3. MgCl2	B. CaCO3. MgCO3	C. MgCO3. CaCl2	D. MgCO3.Ca(HCO3)2
25: Thành phần chính của quặng photphorit làA. Ca3(PO4)2. 	B. NH4H2PO4. 	C. Ca(H2PO4)2. 	D. CaHPO4.
26: Phản ứng chứng minh nguồn gốc tạo thành thạch nhũ trong hang động.
A. Ca(OH)2 + CO2 → Ca(HCO3)2	 	B. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O
C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2	D. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3
27: Dùng phương pháp nào để điều chế kim loại nhóm IIA
A. Điện phân nóng chảy	B. Điện phân dung dịch C. Nhiệt luyện	D. Thuỷ luyện
28: Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương? 
A. Thạch cao nung (CaSO4.H2O). B. Đá vôi (CaCO3). C. Vôi sống (CaO). D. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O)
29: Cho sơ đồ: Ca(NO3)2 → X → Y → Ca. Chất X, Y lần lượt là:
A. CaCO3, Ca(OH)2 B. CaCO3, CaCl2 C. CaSO4, CaCl2 	 D. Ca(OH)2, CaCl2
30: Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau:
Xto X1 + CO2 X1 + H2O → X2 X2 + Y → X + Y1 + H2O X2 + 2Y → X + Y2 + H2O
Hai muối X và Y tương ứng là:A. BaCO3, Na2CO3	B. MgCO3, NaHCO3	C. CaCO3, NaHCO3	D. CaCO3, NaHSO4 
31: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: 
Công thức của X, Y, Z lần lượt là: 
A. HCl, HNO3, Na2CO3. 	B. Cl2, HNO3, CO2. 	C. HCl, AgNO3, (NH4)2CO3. 	D. Cl2, AgNO3, MgCO3.
32: Cho sơ đồ phản ứng: Ca + HNO3 rất loãng → Ca(NO3)2 + X + H2O X + NaOH(to) → có khí mùi khai thoát ra. 
Chất X là:A. NH3 	B. NO2 	C. N2 	D. NH4NO3
33: Cho các chất Ca, Ca(OH)2, CaCO3, CaO. Hãy chọn dãy nào sau đây có thể thực hiện được:
A. Ca → CaCO3 → Ca(OH)2 → CaO	B. Ca → CaO → Ca(OH)2 → CaCO3
C. CaCO3 → Ca → CaO → Ca(OH)2 	D. CaCO3 → Ca(OH)2 → CaO → Ca
34: Nước cứng là nước :
A. Chứa nhiều ion Ca2+ , Mg2+ BChứa 1 lượng cho phép Ca2+ , Mg2+ C. Không chứa Ca2+ , Mg2+ 
D. Chứa nhiều Ca2+ , Mg2+ , HCO3-
35: Sử dụng nước cứng không gây những tác hại nào sau 
A. Đóng cặn nồi hơi gây nguy hiểm	B. Tốn nhiên liệu, làm giảm hương vị thức ăn
C. Hao tổn chất giặt rửa tổng hợp	 	D. Tắc ống dẫn nước nóng trong nồi hơi
36: Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hoàn tan những chất nào sau đây 
 A. Ca(HCO3)2, MgCl 	B. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 C. Mg(HCO3)2, CaCl2	 	D. MgCl2, CaSO4
37: Câu nào sau đây về nước cứng là không đúng ? 
A. Nước cứng có chứa đồng thời anion HCO3- v à SO42- hoặc Cl- là nước cứng toàn phần 
B. Nước có chứa nhiều Ca2+ ; Mg2+ 
C. Nước không chứa hoặc chứa rất ít ion Ca2+ , Mg2+ là nước mềm 	
D. Nước cứng có chứa 1 trong 2 ion Cl- và SO42- hoặc cả 2 là nước cứng tạm thời 
38: Trong một cốc nước có chứa 0,01mol Na+, 0,02mol Ca2+, 0,01mol Mg2+, 0,05mol HCO3-, 0,02 mol Cl-, nước trong cốc là:
A. Nước mềm	B. Nước cứng tạm thời C. Nước cứng vĩnh cữu	D. Nước cứng toàn phần.
39: Một mẫu nước có chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl-. Mẫu nước trên thuộc loại:
A. Nước cứng toàn phầnB. Nước cứng vĩnh cửu C. Nước cứng tạm thời	D. Nước mềm
40: Dãy các muối gây nên tính cứng tạm thời của nước là:
A. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2.	B. CaSO4, MgCl2	C. Mg(HCO3)2, CaCl2 	D. CaCl2, Ca(HCO3)2
41: Trong sè c¸c chÊt: NaCl, Ca(OH)2, Na2CO3, HCl, chÊt cã thÓ lµm mÒm n­íc cøng t¹m thêi lµ
A. Na2CO3 vµ Ca(OH)2. 	B. NaCl vµ Na2CO3. C. Na2CO3 vµ HCl. 	D. NaCl vµ HCl.
42: Dãy gồm các chất đều có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước là: 
A. HCl, NaOH, Na2CO3. B. NaOH, Na3PO4, Na2CO3. 	C. KCl, Ca(OH)2, Na2CO3. D. HCl, Ca(OH)2, Na2CO3.
43: Có thể loại bỏ tính cứng tạm thời của nước bằng cách đun sôi vì:
A. Nước sôi ở nhiệt độ cao.B. Khi đun sôi làm tăng độ tan của các chất kết tủa.
C. Khi đun sôi các chất khí hòa tan trong nước thoát ra.
D. các muối hidrocacbonat của Mg và Ca bị phân hủy bởi nhiệt để tạo kết tủa.
44: Hai chất dùng làm mềm nước cứng vĩnh cửu là
A. NaCl và Ca(OH)2.	B. Na2CO3 và Na3PO4.C.Na2CO3 và HCl.	D. Na2CO3 và Ca(OH)2.
45: Trong dung dịch A chứa 6 loại ion: Mg2+, Ca2+, Ca2+, Na+ (0,05 mol), Cl- (0,2 mol), NO3- (0,3 mol). Thêm dần V ml dung dịch Na3PO4 1M vào dung dịch A cho đến khi lượng kết thu được lớn nhất. Giá trị của V là
A. 300 ml	B. 150 ml	C. 225 ml	D. 130 ml
46.Một cốc nước có chứa các ion: Na+ (0,02 mol), Mg2+ (0,02 mol), Ca2+ (0,04 mol), Cl- (0,02 mol), HCO3- (0,10 mol) và SO42- (0,01 mol). Đun sôi cốc nước trên cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nước còn lại trong cốc
A. là nước mềm.	B. có tính cứng vĩnh cửu.
C. có tính cứng toàn phần.	D. có tính cứng tạm thời.	
2. Phản ứng của CO2 với dd bazơ
47: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 125 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được dung dịch X. Coi thể tích dung dịch không thay đổi, nồng độ mol của chất tan trong dung dịch X là A.0,6M. 	B. 0,2M. 	C. 0,1M. 	D. 0,4M.
48: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là A.0,032. 	B. 0,048. 	C. 0,06. 	D. 0,04.
49: Sục V lít khí CO2 (đktc) vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,05M, thu được 7,5 gam kếttủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị số của V là:A. 1,68 lít B. 2,80 lít C. 2,24 lít hay 2,80 lít D. 1,68 lít hay 2,80 lít
50: Dẫn 1,568 lít hỗn hợp A (đktc) gồm hai khí H2 và CO2 qua dung dịch có hòa tan 0,03 mol Ba(OH)2, thu được 3,94 gam kết tủa. Phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A là:
A. 71,43%; 28,57% B. 42,86%; 57,14% C. (a), (b) D. 30,72%; 69,28%
51.Dẫn V lít CO2 vào bình đựng 500ml dung dịch Ca(OH)2 aM thu được 10g kết tủA. Dẫn 3V lít CO2 vào bình đựng 500ml dung dịch Ca(OH)2 aM cũng thu được 10g kết tủA. Giá trị của a là:
A. 0,4	B. 0,8	C. 0,5	D. 0,6
52.Hấp thụ V lít CO2 (đktc) hoặc 1,4V lít CO2 (đktc) vào 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,75M đều thu được cùng 1 lượng kết tủA. Giá trị của V là : 
A. 4,48 lít	B. 2,80 lít	C. 5,60 lít	D. 7,00 lít
53.Sục 4,48 lít (đktc) CO2 vào 100ml hỗn hợp dung dịch gồm KOH 1M và Ba(OH)2 0,75M. Sau khi khí bị hấp thụ hoàn toàn thấy tạo m g kết tủa. Tính mA. 23,64g B. 14,775g C. 9,85g D. 16,745g
54: Sục V lít CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch hỗn hợp Ca(OH)2 0,02M và NaOH 0,1M. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được 1,5 gam kết tủa trắng. Trị số của V là:A. 0,336 lít B. 2,800 lít C. 2,688 lít D. (a), (b)
55: Sục 9,52 lít SO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch hỗn hợp: NaOH 1M – Ba(OH)2 0,5M – KOH 0,5M. Kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Trị số của m là:A. 16,275 gam B. 21,7 gam C.54,25 gam D. 37,975 gam
56: Hòa tan mẫu hợp kim Na – Ba (tỉ lệ mol 1:1) vào nước dung dịch X và 0,672 lít khí (đktc ). Sục 1,008 lít CO2 (đktc) vào dung dịch X được m gam kết tủa. Giá trị của m làA. 3,94	B. 2,955	C. 0,985	D. 2,364.
57: Dẫn 1,568 lít hỗn hợp A (đktc) gồm hai khí H2 và CO2 qua dung dịch có hòa tan 0,03 mol Ba(OH)2, thu được 3,94 gam kết tủa. Phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A là:
A. 71,43%; 28,57% B. 42,86%; 57,14% C. (a), (b) D. 30,72%; 69,28%
58: Sục 2,24 lit khí CO2 (đktc) lần lượt vào 100 ml các dung dịch có cùng nồng độ 1M: NaOH (dung dịch A), KOH (dung dịch B), Ca(OH)2 (dung dịch C) . Lượng muối khan thu được ở các dung dịch lần lượt là: mA, mB, mC. So sánh sau đúng:
A. mA > mB > mC	B. mA mC D. mA < mB = mC
59.Cho m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Ba(OH)2 có cùng số mol vào nước thu được 500 ml dung dịch Y và V lít H2 (đktc). Hấp thụ 3,6V lít CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch Y thu được 37,824 gam kết tủA. Giá trị của m là :	
A. 41,49 gam	B. 36,88 gam	C. 32,27 gam	D. 46,10 gam
60.Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 20,52 gam Ba(OH)2. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủA. Giá trị của m là
A. 23,64	B. 15,76	C. 21,92	D. 39,40
61: Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch chứa hỗn hợp amol NaOH và b mol Ca(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau :
Tỉ lệ a/b là 
 A. 2/1. B. 3/2. C. 2/3. D. 3/1.
62: Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau :
 Sè mol CaCO3
0,04
0,01
Tỉ lệ a/b là 
 A 0.04 b 0,08 S ố mol CO2
A. 1/7. B. 3/6. C. 2/7. D. 3/7.
63. Sục CO2 vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm Ca(OH)2 và NaOH ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình bên (số liệu tính theo đơn vị mol). Giá trị của x là:
 A. 0,64 mol
 B. 0,58 mol
 C. 0,68 mol
 D. 0,62 mol
64: Sục CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm Ca(OH)2 và KOH ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình bên (số liệu tính theo đơn vị mol). Giá trị của x là:
A. 0,12.	B. 0,11.	C. 0,13.	D. 0,10.
65: Cho CO2 từ từ vào dung dịch hỗn hợp gồm Ca(OH)2 và KOH ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình dưới đây (số liệu tính theo đơn vị mol). Với x là số mol kết tủa được cho trong hình vẽ.
Giá trị của x là
A. 0,12.	B. 0,13.	C. 0,10.	D. 0,11.
66. X là dung dịch chứa NaOH và 0,15 mol Ba(OH)2. Sục từ từ CO2 vào X, lượng kết tủa tạo thành được mô tả trong đồ thị dưới đây:
Số mol NaOH ban đầu là
	A. 0,2	B. 0,4	C. 0,3	D. 0,15	
 3. Muối Cacbonat
68 Nung đến khối lượng không đổi 77,7g muối hiđrocacbonat của kim loại R có hoá trị II không đổi. Khí thoát ra được hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư được 60g kết tủA. R là
A. Cu.	B. Ca.	C. Mg	D. Ba
69.Nhiệt phân hoàn toàn 16,2 gam một muối hidrocacbonat của một kim loại M có hoá trị không đổi. Hỗn hợp hơi và khí thu được đem dẫn vào bình đưng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 10,6 gam và thu được 20 gam kết tủA. Công thức muối:
A. NaHCO3	B. KHCO3	C. Ca(HCO3)2	D. Ba(HCO3)2
70: Đun nóng dung dịch chứa 25,9 gam một muối của kim loại hóa trị II thấy có hơi nước và khí CO2 bay ra. Ngưng tụ hơi nước thu lấy CO2. Khí CO2 được dẫn qua than nóng đỏ thu được 5,6 gam khí (hiệu suất các quá trình đều đạt 100%). Muối của kim loại hóa trị II có công thức
A. Ba(HCO3)2	 B. NaHCO3	C. Ca(HCO3)2	D. Mg(HCO3)2 
71: Cho 24,8 gam hỗn hợp gồm 1 kim loại kiềm thổ và oxit của nó tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 55,5g muối khan. Kim loại M:
A. Ca  	B. Sr  	C. Ba  	D. Mg
72: Nhiệt phân hoàn toàn 12,95 gam một muối hiđrocacbonat của kim loại M có hóa trị không đổi được chất rắn X và hỗn hợp khí và hơi Y. Dẫn từ từ Y qua dung dịch có chứa 0,07 mol Ca(OH)2 thì thu được 4 gam kết tủa. Kim loại M là:
A. K	B. Na	C. Mg	D. Ba
73: Nung nóng 16,2 gam muối của của một kim loại hóa trị II tới khối lượng không đổi thu được hỗn hợp X gồm hơi nước và khí CO2. Dẫn toàn bộ X qua nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Công thức của muối đem nung là:
A. Ba(HCO3)2	B. NaHCO3	C. Ca(HCO3)2	D. Mg(HCO3)2 
74: Khi nung một lượng hidrocacbonat của kim loại hóa trị 2 và để nguội, thu được 17,92 lít khí (đktc) và 80g bã rắn. Muối hidrocacbonat là
A. Ca(HCO3)2	B. NaHCO3	C. Cu(HCO3)2	D. Mg(HCO3)2
75.Cho 7 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của kim loại hóa trị (II) tác dụng với dung dịch HCl thấy thóat ra V lit khí (đktc). Cô cạn dung dịch thu được 9,2g muối khan. Giá trị của V là:
A. 4,48 lit 	B. 3,48 lit 	C. 4,84 lit 	D. 3,84 lit
76: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CaCO3 và Na2CO3 thu được 11,6 gam chất rắn và 2,24 lít khí (đktc). Hàm lượng % CaCO3 trong X là
A. 6,25 %	B. 8,62%	C. 50,2 %	D. 62,5%
77.Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp MgCO3 và BaCO3 có a% MgCO3 (theo khối lượng) bằng dung dịch HCl (dư) thu được khí A. Hấp thụ hết khí A vào 1 lit dung dịch Ca(OH)2 0,02M thu được kết tủa B. Để lượng kết tủa B là nhỏ nhất thì a có giá trị:A. 100%	B. 50%	C. 30%	D. 60%
78. cho 20,7 gam hỗn hợp CaCO3 và K2CO3 phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được khí Y. Sục toàn bộ khí Y từ từ vào dung dịch chỉ chứa 0,18mol Ba(OH)2, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m trong khoảng 
A. 35,46 ³ m ³ 29,55	B. 30,14 ³ m ³ 29,55	C. 35,46 ³ m ³ 30,14	D. 40,78 ³ m > 30,14
79: Hòa tan 15,3 gam BaO vào nước được dd X. Cho 12,3 gam hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 hòa tan hết trong dd HCl (dư) thu được khí Y. Hấp thụ hết khí Y trong dd X, sau phản ứng thu m gam kết tủa. 
A. m = 0	B.m = 12,5095	C. 9,85 < m < 15,169	D. 4,85 < m < 10,79	
80: Khi nung 30g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 thì khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng chỉ bằng một nửa khối lượng ban đầu. Thành phần % theo khối lượng các chất ban đầu
A. 28,41% và 71,59%	B. 40% và 60%	C. 13% và 87%	D. 50,87% và 49,13%
81: Nhiệt phân hoàn toàn 40 gam một loại quặng đôlômit có lẫn tạp chất trơ sinh ra 8,96 lít khí CO2 (ở đktc). Phần trăm về khối lượng của CaCO3.MgCO3 trong loại quặng nêu trên là
A. 40%. 	B. 50%. 	C. 84%. 	D. 92%.
82. Cho 115,0 gam hçn hîp gåm ACO3, B2CO3, R2CO3 ( A, B, R lµ nh÷ng kim lo¹i ) t¸c dông hÕt víi dung dÞch HCl thu 22,4 lÝt CO2 ( ®ktc ). Khèi l­îng muèi clorua t¹o thµnh trong dung dÞch lµ
A. 144 gam B. 124 gam C. 94,5 gam D. 126 gam

Tài liệu đính kèm:

  • docxKim_loai_Kiem_tho_va_hop_chat.docx